1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ

85 416 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 750,5 KB

Nội dung

Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam CHƯƠNG 1 .3 TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU VÀ BẢN QUYỀN NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ 3 Kết luận chương: 33 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, sở hữu trí tuệ đã trở thành vấn đề mà toàn cầu quan tâm. Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) được ký vào cuối năm 1994 như là một phần của Hiệp định Thương mại Đa phương của Vòng đàm phán Uruguay là một minh chứng cho tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ. Bản quyền nhãn hiệu sản phẩm là một đối tượng của sở hữu trí tuệ. Nó giữ vai trò chủ yếu trong thành công của doanh nghiệp và thúc đẩy thương mại phát triển. Đây là một vấn đề mang tính thời sự thương mại, một vấn đề đang được giới doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm. Hơn lúc nào hết, những hiểu biết sâu sắc về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm lại là cấp thiết như lúc này. Chính vì lý do này, em đã chọn đề tài: “Bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong Marketing Quốc tế và thực tế tại Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm nổi bật tầm quan trọng của bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong Marketing Quốc tế, những quy định pháp lý của quốc tế và các khu vực thị trường lớn, cảnh tỉnh về thực trạng tình hình pháp lý liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm của Việt Nam so với thế giới và những xung đột nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Để đạt được mục đích nêu trên, người viết đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh. Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 1 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là những công ước quốc tế, luật nhãn hiệu của các thị trường lớn (Mỹ, EU và Nhật Bản), thực trạng bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về nhãn hiệu và bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong Marketing Quốc tế. Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trong Marketing Quốc tế. Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trong Marketing Quốc tế. Đây là một đề tài mới, bởi vậy mặc dù đã cố gắng hết sức mình, bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình quan tâm, giúp đỡ của thạc sỹ Nguyễn Thanh Bình đã hướng dẫn em viết bài khoá luận này. Đồng thời, cháu cũng gửi lời cảm ơn tới các cô, chú ở Trung tâm thông tin thương mại Châu Âu (EBIC), Cục Xúc tiến thương mại, Cục sở hữu công nghiệp, Công ty tư vấn luật gia Phạm đã giúp đỡ cháu hoàn thành bài viết của mình. Hà nội, ngày 30 tháng 12 năm 2002. Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng. Lớp: F2-K37D Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 2 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU VÀ BẢN QUYỀN NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ. I. Nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế: 1. Khái niệm nhãn hiệu. Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa: Nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay sự kết hợp của các yếu tố đó nhằm xác nhận hàng hoá hay dịch vụ của một người hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với hàng hoá hay dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu (trade mark) hay còn gọi là nhãn hiệu thương mại là nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền tại cơ quan có thẩm quyền để được bảo vệ về mặt pháp lý, lúc này công ty sẽ in thêm vào tên hay biểu tượng nhãn hiệu một số ký hiệu như  (Registered - đã đăng ký) hay  (copyright - giữ bản quyền ). Xét về mặt kỹ thuật thiết kế thì nhãn hiệu và thương hiệu không có sự khác biệt lớn (thương hiệu có thể là toàn bộ hay là một yếu tố độc đáo của nhãn hiệu). Nhưng xét về mặt pháp lý thì chủ sở hữu thương hiệu độc quyền sử dụng dưới sự bảo hộ của pháp luật. Nhãn hiệu về cơ bản là sự hứa hẹn của người bán đảm bảo cung cấp cho người mua một tập hợp nhất định những tính chất, ích lợi. Một nhãn hiệu có thể mang tới sáu cấp độ ý nghĩa sau: Thuộc tính : Một nhãn hiệu gợi lên các thuộc tính về hàng hoá. Chẳng hạn nhãn hiệu Sony gợi lên thuộc tính về độ bền của hàng hoá. Ích lợi : Khách hàng cần tới ích lợi của sản phẩm chứ không phải thuộc tính của sản phẩm. Ví dụ thuộc tính bền có thể chuyển thành ích lợi thực dụng là người sử dụng không phải mua nhiều sản phẩm, hay sản phẩm không bị hư hỏng thường xuyên…. Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 3 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam Giá trị : Nhãn hiệu cũng nói lên một điều gì đó về người sản xuất. Ví dụ Panasonic thể hiện uy tín, hoàn hảo chất lượng… Văn hoá: Nhãn hiệu cũng phải thể hiện nền văn hoá nào đó. Ví dụ Mercedes thể hiện nền văn hoá Đức. Nhân cách: Nhãn hiệu cần thể hiện một nhân cách nhất định. Ví như một quý cô sử dụng nước hoa Chanel của Pháp ắt phải là một quý cô sang trọng. Người sử dụng: Nhãn hiệu thể hiện đặc tính của người sử dụng. Người sử dụng xe Mercedes là ông chủ sang trọng, ăn nên làm ra… Có thể thấy rằng trong sáu cấp độ ý nghĩa nêu trên thì giá trị, văn hoá và nhân cách mang ý nghĩa lâu bền nhất của nhãn hiệu. Chúng nêu lên được bản chất của nhãn hiệu. 2. Cấu tạo và yêu cầu của nhãn hiệu. 2.1. Cấu tạo của nhãn hiệu. Nhãn hiệu sản phẩm được cấu tạo bởi các yếu tố sau: Tên gọi của nhãn hiệu (Brand name): là phần đọc được của nhãn hiệu. Ví dụ : Biti’s, Viso-bột giặt, Omo…. Biểu tượng của nhãn hiệu (Symbol, logo): là bộ phận không đọc được như tên gọi của nhãn hiệu mà là biểu tượng, mẫu vẽ hoặc một kiểu chữ, mầu sắc riêng biệt. Đó chính là tín hiệu mang tính điển hình hoá cao. Ví dụ: chữ BP màu vàng trên nền xanh lá cây của British petrolium. Khẩu hiệu (slogan): được sử dụng trong một số trường hợp để làm mạnh thêm nhãn hiệu . Ví dụ: Cà fê Trung Nguyên- nguồn cảm hứng sáng tạo mới. 2.2. Yêu cầu của nhãn hiệu. Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 4 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam Một nhãn hiệu sản phẩm không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm của người này với người khác mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khắc họa ấn tượng sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Do đó nó cần thoả mãn các yêu cầu sau: Thứ nhất, nhãn hiệu phải nói lên được điều gì đó về lợi ích và chất lượng của sản phẩm. Đây là yếu tố then chốt, cái mà người tiêu dùng cần khi họ phải trả tiền để mua sản phẩm. Nhãn hiệu gợi lên cho người tiêu dùng về uy tín của doanh nghiệp, sự đảm bảo của nhà cung cấp về chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn nhãn hiệu Sony của Nhật nói lên tính bền, đẹp của sản phẩm. Thứ hai, nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ. Yêu cầu này giúp việc khuyếch trương nhãn hiệu được dễ dàng và một thực tế là nhãn hiệu càng đơn giản thì càng khó bắt chước. Việc bắt chước nhãn hiệu Nice là hình dấu phẩy khó hơn nhiều việc bắt chước nhãn hiệu National. Thứ ba, nhãn hiệu phải mang tính độc đáo. Đây chính là điểm nhấn của nhãn hiệu, nó là một tiêu chí để tạo nét khác biệt giữa nhãn hiệu này với nhãn hiệu khác, là một trong những yêu cầu để nhãn hiệu được bảo hộ ở bất kỳ thị trường nào. Thứ tư, nhãn hiệu có thể dịch ra tiếng nước ngoài dễ dàng và có nghĩa. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà nó còn là nét văn hoá của từng dân tộc, do đó dịch một nhãn hiệu ra tiếng nước ngoài rất khó giữ được sự tinh tế trong ý nghĩa của tên nhãn hiệu. Cuối cùng, nhãn hiệu phải có thể đăng ký và được bảo hộ bởi pháp luật. Điều này đòi hỏi nhãn hiệu phải thoả mãn những yêu cầu về luật nhãn hiệu của quốc gia đăng ký. Hầu hết tất cả các quốc gia đều có luật nhãn hiệu hàng hoá, quy định về bản quyền nhãn hiệu, do đó để nhập khẩu hàng hoá vào thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cần phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 5 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam 3. Chiến lược nhãn hiệu sản phẩm. 3.1. Chiến lược nhãn mở rộng (Brand extention). Đó là việc công ty sử dụng một nhãn hiệu thành công để đặt tên cho các sản phẩm của mình. Chiến lược này cho phép sản phẩm mới dễ dàng thâm nhập thị trường hơn nhờ vào danh tiếng của sản phẩm quen thuộc. Điều này giúp công ty giảm được chi phí đáng kể đầu tư vào lĩnh vực quảng cáo. Nhưng nếu chiến lược này thất bại sẽ ảnh hưởng tới lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm khác có cùng tên nhãn của công ty. Đôi khi tên nhãn hiệu không phù hợp với sản phẩm mới, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc định vị sản phẩm. Tên nhãn hiệu có thể làm mất vị trí đặc biệt trong tâm trí người tiêu dùng do mở rộng quá mức, lúc này người tiêu dùng không còn khả năng liên tưởng nhãn hiệu với một sản phẩm nữa. 3.2. Chiến lược đa nhãn hiệu. Công ty sử dụng nhãn hiệu riêng cho mỗi sản phẩm của mình. Chiến lược này tạo tính độc lập về danh tiếng của từng nhãn hiệu này với nhãn hiệu khác. Do đó nếu có một sản phẩm nào đó không thành công thì điều này không làm giảm danh tiếng những sản phẩm khác. Tuy nhiên, chiến lược này có yếu điểm là doanh nghiệp sẽ phải chi nhiều chi phí cho việc quảng cáo, giới thiệu hình ảnh sản phẩm, do đó giá thành sản phẩm sẽ tăng. 3.3. Chiến lược nhãn hiệu theo nhóm sản phẩm. Công ty xây dựng một nhãn hiệu cho từng nhóm sản phẩm. Ví dụ Tậpđoàn Unilever sử dụng nhãn hiệu “Dove” cho dầu gội đầu, sữa tắm. Chiến lược này giúp công ty giảm chi phí quảng cáo, khuyếch trương giới thiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng gây được thiện Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 6 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam cảm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm trong nhóm khi một sản phẩm đã có uy tín. Nhưng nếu một trong các sản phẩm không tốt thì danh tiếng chung cho nhãn hiệu của nhóm sẽ bị ảnh hưởng. Khách hàng không tin vào chất lượng những sản phẩm còn lại. 3.4. Chiến lược gắn nhãn hiệu liền với tên doanh nghiệp. Công ty gắn tên sản phẩm với tên của doanh nghiệp. Chiến lược giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh doanh nghiệp rõ nét trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ Coca cola đã rất thành công với nước giải khát Coca cola. Tuy nhiên, nếu công ty sản xuất nhiều loại hàng khác nhau thì áp dụng chiến lược này sẽ không thật sự hiệu quả. Bởi vì khi nhắc đến nhãn hiệu người tiêu dùng sẽ không thể hình dung ra một nhãn hiệu nào rõ ràng. 3.5. Chiến lược nhãn toàn cầu. Công ty sử dụng một nhãn hiệu giống nhau cho tất cả thị trường; hoặc là việc công ty sử dụng một nhãn hiệu cho cùng một thị trường. Đây là chiến lược đang ngày càng được các công ty quan tâm. Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, ranh giới giữa thị trường quốc gia và thị trường quốc tế đang dần dần bị xóa đi. Trên thị trường chung châu Âu, các doanh nghiệp đang hăng hái tung ra nhãn hiệu mới, nhãn hiệu thương mại châu Âu. Chiến lược này có rất nhiều lợi thế. Thứ nhất, tiết kiệm do mở rộng chuẩn bao bì chuẩn nhãn hiệu, khuyến mãi và quảng cáo. Thứ hai, mức tiêu thụ có thể tăng lên do nhãn hiệu được quảng cáo trên các thị trường khác nhau. Thứ ba, các kênh thương mại sẽ sẵn sàng hơn trong việc chấp nhận một nhãn hiệu toàn cầu đã được quảng cáo trên thị trường của mình. Cuối cùng, Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 7 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam một tên nhãn được cả thế giới tín nhiệm thừa nhận sẽ tạo nên uy tín cho nước xuất xứ. Tuy nhiên, nhãn hiệu toàn cầu cũng có thể có những rủi ro nhất định. Nếu công ty thay thế một cái tên địa phương đã có tiếng tăm bằng một tên toàn cầu thì cái giá phải trả cho việc thay thế này sẽ rất lớn. Công ty phải thông báo cho hàng triệu người biết sản phẩm của mình vẫn tồn tại dưới một tên gọi mới. Việc tiêu chuẩn hóa toàn cầu đã bỏ qua những điểm khác biệt không chỉ giữa các nước mà ngay cả giữa các khu vực trong cùng một nước. Hơn nữa, việc tiêu chuẩn hoá nhãn hiệu toàn cầu cũng khó có thể tiêu chuẩn hóa những liên tưởng về nhãn hiệu của mình ở tất cả các nước. 4. Ý nghĩa của việc thiết kế và xây dựng nhãn hiệu. Nhãn hiệu hàng hoá không chỉ là dấu hiệu phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất với nhau mà nó thực sự là tài sản có giá trị lớn trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Do đó việc thiết kế và xây dựng thành công nhãn hiệu hàng hoá là vấn đề hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Xây dựng thành công nhãn hiệu, nghĩa là tạo được uy tín của doanh nghiệp đối vói lòng tin của khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có được một số lượng khách hàng chung thuỷ. Lượng khách hàng này sẽ luôn trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp. Nói cách khác, nhãn hiệu giúp công ty chiếm lĩnh thị trường ngày càng tốt hơn. Mặt khác, nhãn hiệu, khi đã được đăng ký bảo hộ tại thị trường tiêu thụ, sẽ giúp doanh nghiệp được bảo vệ các quyền lợi chính đáng: độc quyền khai thác nhãn hiệu sản phẩm và chống lại các hành vi xâm phạm bản quyền nhãn hiệu. Dưới đây là danh sách 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất thế giới do Interbrand bình chọn trong năm 2002. Bảng 1: Danh sách 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất thế giới năm 2002 Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 8 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam STT Tên nhãn Giá trị nhãn hiệu năm 2002 (Triệu USD) Giá trị nhãn hiệu năm 2001 (Triệu USD) Thay đổi giá trị nhãn hiệu (%) Tên công ty 1 COCA-COLA 69,637 68,945 1 Coca-Cola Company 2 MICROSOFT 64,091 65,068 -2 Microsoft Corp 3 IBM 51,188 52,752 -3 International Business Machines Corp 4 GE 41,311 42,396 -3 Genegal Electric Company 5 INTEL 30,861 34,665 -11 Intel Corp 6 NOKIA 29,970 35,035 -14 Nokia Corp 7 DISNEY 29,256 32,591 -10 Walt Disney Company 8 MODANALD’S 26,375 25,289 4 Modanald’s Corp 9 MARLBORO 24,151 22,053 10 Philip Morris Companies Inc 10 MERCEDES 21,010 21,728 -3 DaimlerChrysler AG Nguồn: Interbrand, Special report: the 100 best Brands. Như vậy, việc thiết kế và xây dựng nhãn hiệu là một việc làm mà tất cả các doanh nghiệp cần quan tâm và đầu tư thoả đáng. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường. II. Bản quyền nhãn hiệu sản phẩm. 1. Khái niệm bản quyền nhãn hiệu. Bản quyền nhãn hiệu sản phẩm có thể hiểu là khái niệm chỉ quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu sản phẩm của mình. Bản chất của quyền này là chủ sở hữu được độc quyền khai thác sử dụng nhãn hiệu và được pháp luật bảo vệ chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba trên thị trường nơi nhãn hiệu đã được đăng ký. Nội dung chủ yếu của bảo hộ Bản quyền nhãn hiệu sản phẩm là sự đảm bảo của nhà nước, thông qua hệ thống pháp luật, đối với quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trong một thời hạn xác định. Để đổi lại chủ sở hữu phải nộp phí (lệ phí nộp đơn, lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ) cho Nhà nước. Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 9 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam Sự hình thành và phát triển của hệ thống bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Ngay từ thời cổ đại nhiều vùng đã có tục lệ dùng dấu hiệu riêng gắn lên sản phẩm để đánh dấu người sản xuất hoặc người chủ sở hữu sản phẩm đó. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, nhất là khi nền sản xuất cơ khí ra đời, nhiều nhà sản xuất khác nhau đưa ra thị trường cùng một loại hàng hoá thì các dấu hiệu nói trên bắt đầu có chức năng phân biệt sản phẩm của người này với sản phẩm của người khác. Trong quá trình cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hiện tượng bắt chước nhãn hiệu của người khác ngày càng trở nên phổ biến, các vụ tranh chấp kiện cáo về nhãn hiệu sản phẩm tại toà án ngày càng nhiều. Vấn đề mà toà án thời đó phải giải quyết là việc xác định xem nhãn hiệu hàng hoá thuộc về ai? Trong các trường hợp này nguyên tắc thường được áp dụng là: quyền thuộc về người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó. Để xác định xem ai là người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó, Toà án cho lập sổ ghi nhãn hiệu hàng hoá. Lúc đầu chỉ ghi những nhãn hiệu hàng hoá đang tranh chấp, sau đó là ghi nhãn hiệu hàng hoá hiện có để đề phòng tranh chấp và cuối cùng là ghi nhãn hiệu hàng hoá mà chủ nhân có ý định sử dụng trong tương lai. Sổ theo dõi nhãn hiệu hàng hoá dần dần trở thành sổ Danh bạ nhãn hàng, từ đó hình thành phương thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Toà án. Tuy nhiên việc đăng ký như vậy chỉ được hình thành theo thông lệ chứ không theo quy định của một văn bản pháp luật nào. Luật nhãn hiệu hàng hoá đầu tiên được ban hành tại Pháp năm 1857. Theo luật này, quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá thuộc về người thực hiện sớm nhất một trong hai việc: sử dụng nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu theo quy định của luật. Nếu một người đăng ký nhãn hiệu nhưng thời điểm sử dụng nhãn hiệu của người đó lại sau người đăng ký thứ 2 thì quyền đối với nhãn hiệu thuộc về người thứ 2. Tiếp theo Pháp là các nước Ý (1868), Bỉ (1879), Mỹ (1881), Anh (1883), Đức (1894), Nga (1896)…đã lần lượt ban hành Bộ luật nhãn hiệu hàng hoá của mình. Đến nay, hầu hết các nước đã có luật về nhãn hiệu hàng Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 10 [...]... HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 33 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam I Thực trạng hệ thống pháp quy liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của nhãn hiệu hàng hoá Việt nam 1 Các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá 1.1 Các văn bản pháp luật: 1.1.1 Bộ luật... sự làm lại nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nhãn hiệu tương tự vì mục đích sử dụng những nhãn hiệu trên hoặc làm cho nó được sử dụng đối với những hàng hoá chỉ định hoặc tương tự Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 32 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam Sản xuất, chuyển nhượng, phân phối hoặc nhập khẩu (trong thời gian hoạt động thương mại) những vật phẩm được... giao đó có hiệu lực trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, văn phòng quốc tế sẽ yêu cầu sự đồng ý của nước của chủ mới và công bố, nếu có thể, ngày và số nhãn hiệu tại nước của người chủ mới (Điều 9bis khoản 1) Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 19 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam Việc chuyển giao nhãn hiệu được đăng ký quốc tế vì lợi... họ có thể, trong vòng 18 tháng (thay vì 1 năm) và thậm chí lâu hơn trong trường hợp có phản đối, tuyên bố không thể bảo hộ nhãn hiệu trong lãnh thổ của họ Văn phòng của mỗi nước tham gia Hiệp định Madrid có thể nhận được phí cao hơn Thoả ước Madrid Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 20 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam Việc đăng ký quốc tế bị huỷ bỏ... luật nhãn hiệu hàng hoá (1994) (Do WIPO quản lý thực hiện) Các thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá khác nhau theo mỗi nước được quy định trong các Công ước quốc tế Nhưng các thủ tục này đôi khi đòi hỏi các thể thức rất khác nhau gây khó khăn cho người nộp đơn và chủ sở hữu Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 21 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam nhãn hiệu. .. ký hoặc những nhãn hiệu tương tự nó được dán lên đó) trong việc cung cấp các hàng hoá dịch vụ chỉ định vì mục đích làm cho những vật phẩm đó được sử dụng trong việc cung cấp các dịch vụ trên hoặc các hành động nắm giữ, nhập khẩu những vật phẩm đó vì mục đích chuyển nhượng, phân phối Nắm giữ những vật phẩm có sự làm lại nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nhãn hiệu tương tự vì mục đích sử dụng những nhãn hiệu đó... có thể so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam Để đảm bảo tính phân biệt, nhãn hiệu hàng hoá phải có những dấu hiệu làm nó biệt lập với nhãn hiệu của người khác Tên gọi loại hàng, mô tả hàng, các tên đơn thuần phục vụ những chức năng như tên gọi của dòng họ, địa danh; những nhãn hiệu trái đạo đức xã hội; những nhãn hiệu có nguy cơ gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký (likehood... định trong : “luật về nhãn mác sản phẩm tháng 6 năm 1996 Theo luật này, nhãn hiệu được hiểunhững hình dáng dấu hiệu, bất cứ sự kết hợp nào của các yếu tố đó hoặc bất cứ sự kết hợp nào của các yếu tố đó với màu sắc Đăng ký nhãn hiệu Những người muốn đăng ký nhãn hiệu sẽ đệ trình yêu cầu lên Tổng giám đốc văn phòng Patent những giấy tờ bao gồm: bản sao nhãn hiệu, bản sao nhãn hiệu mới thay thế những. .. ký nhãn hiệu với Tổng giám đốc Văn phòng sáng chế Người phản đối sẽ nộp bản viết phản đối chỉ ra lý do Nguyễn Thị Hằng lớp Pháp 2 - K 37 D 29 Vấn đề bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam cùng với những dấu hiệu xác nhận chứng cứ Khi bản phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu được nộp thì người kiểm tra sẽ chuyển một bản phô tô cho người làm đơn đăng ký nhãn hiệu Nếu trong. .. bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế và thực tế tại Việt Nam Nắm giữ (vì mục đích chuyển nhượng hoặc phân phối) những hàng hoá hoặc dịch vụ đã chỉ định hoặc những hàng hoá tương tự như hàng hoá đã chỉ định và đối với những cái đó hoặc trên bao bì của nó nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nhãn hiệu tương tự nó đã được dán lên Nắm giữ hoặc nhập khẩu những vật phẩm (được sử dụng bởi những người . NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ. I. Nhãn hiệu sản phẩm trong marketing quốc tế: 1. Khái niệm nhãn hiệu. Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa: Nhãn hiệu. về nhãn hiệu và bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong Marketing Quốc tế. Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trong Marketing Quốc tế.

Ngày đăng: 19/12/2013, 10:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
30. Website http://www.amail-research.netWebsite http://www.vnexpress.com Link
1. Các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp, NXB chính trị quốc gia, HN-2001 Khác
2. Intellectual proprety law, T. Hart, L.Fazzani – London Macmillan Pres Ltd. C 1997 – XXII Khác
3. Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Bộ Ngoại Giao, Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, NXB Chính trị Quốc gia, 8/2000 Khác
5. Công báo số 7 (1595) ngày 22.2.2002, số 8 (1596) ngày 28.2.2002, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
6. Thiết kế nhãn hiệu hàng hoá bằng mẫu tự Alphabet, Thiên Kim, NXB Mỹ thuật, 2001 Khác
7. Thiết kế logo bảng hiệu, Nhãn hiệu theo, bảng hiệu theo tập quán Việt Nam & phương đông, người dịch Nguyên Tố, NXB Mỹ thuật, 1998 Khác
8. Thương hiệu hợp pháp Doanh nghiệp Việt Nam, NXB Lao Động – Xã hội, 2000 Khác
9. Hội thảo thực thi quyền sở hữu công nghiệp, Sầm Sơn, 5/2001, Cục sở hữu công nghiệp Khác
10. Cục sở hữu công nghiệp 20 năm xây dựng và phát triển 1982 – 2002 11.Tập huấn nghiệp vụ quản lý sở hữu công nghiệp, Sầm Sơn 5/2001, Cụcsở hữu công nghiệp Khác
12.Hợp tác ASEAN của VIPO về bảo hộ quốc tế nhãn hiệu hàng hoá 23/10/2001, Cục sở hữu công nghiệp Khác
13.Nghiên cứu Châu Âu ( Các số năm 2001, 2002) 14.Châu Mỹ ngày nay (Các số quý 2 năm 2002) Khác
25.Thế giới thương mại (Các số năm 2001, 2002) Khác
26.Quan hệ Việt Nam – Liên minh Châu Âu, PTS. Trần Thị Kim Dung, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001 Khác
27.Marketing căn bản, Philip Kotler - Northostern University, NXB Thống kê. Người dịch: PTS. Phan Thăng, PTS. Vũ thị Phượng, Giang Văn Chiến Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Tổng số đơn nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục sở hữu công nghiệp 1982 – 2001. - NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ
Bảng 2 Tổng số đơn nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục sở hữu công nghiệp 1982 – 2001 (Trang 47)
Bảng 3: Tổng số nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký trực tiếp cho Cục sở hữu công nghiệp 1982-2001. - NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ
Bảng 3 Tổng số nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký trực tiếp cho Cục sở hữu công nghiệp 1982-2001 (Trang 47)
Bảng 2: Tổng số đơn nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục sở hữu công nghiệp 1982 – 2001. - NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ
Bảng 2 Tổng số đơn nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục sở hữu công nghiệp 1982 – 2001 (Trang 47)
Bảng 5: Đơn nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục sở hữu công nghiệp theo nhóm sản phẩm, từ 1995 đến 2001. - NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ
Bảng 5 Đơn nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục sở hữu công nghiệp theo nhóm sản phẩm, từ 1995 đến 2001 (Trang 50)
Bảng 5: Đơn nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục sở hữu công nghiệp theo nhóm sản phẩm, từ 1995 đến 2001. - NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ
Bảng 5 Đơn nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục sở hữu công nghiệp theo nhóm sản phẩm, từ 1995 đến 2001 (Trang 50)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w