3. Các quy định về bản quyền nhãn hiệu hàng hoá trên các khu vực thị trường.
3.2. Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá của Liên minh châu Âu.
Việc bảo vệ nhãn mác thương mại toàn châu Âu có thể đạt được thông qua thoả thuận về Luật nhãn mác thương mại châu Âu vào năm 1993 (nhưng luật này trên thực tế chưa có hiệu lực cho đến tận năm 1996-1997). Luật này không can thiệp tới nhãn mác đã được đăng ký tại từng quốc gia ở châu Âu, nhưng nó đặt ra thủ tục cho phép các quốc gia của EU (và những thành viên khác) có giấy chứng nhận nhãn mác thương mại EU do trung tâm của Văn phòng của nhãn mác thương mại EU-EUTMO (EU Trade Mark Office) cấp. Giấy này xác định phạm vi bảo hộ nhãn mác hàng hoá tại tất cả các quốc gia của EU. Việc đăng ký được một nhãn mác EU có thể thay thế cho việc đăng ký tại một nước thành viên nào, nhãn mác thương mại quốc gia vẫn tiếp tục có hiệu lực tồn tại cùng nhãn mác EU (EUTM- EU trade marks).
Các nhóm sản phẩm đã sử dụng chung nhãn mác EU: Bột giặt, Bóng đèn, Máy giặt, Giấy phô to, Tủ lạnh, Giấy vệ sinh, Máy rửa chén, Chất làm tăng độ màu mỡ của đất, Chiếu trải giường, Sơn nội thất, Giầy dép, Sản phẩm dệt, Máy tính cá nhân…
Đăng ký EUTM.
Việc đăng ký EUTM có thể được làm thông qua văn phòng đại diện của nó ở các quốc gia hay trực tiếp tại Alicante, Tây Ban Nha. Hiển nhiên, nhãn hiệu này phải chưa được sử dụng ở các nước EU. Một nhãn hiệu hàng hoá sẽ bị từ chối nếu nó giống hệt với nhãn hiệu hàng hoá và hàng hoá hoặc dịch vụ đã được bảo hộ. Điều đó có thể tạo nên khả năng xảy ra nhầm lẫn,
xung đột trên một phần của công chúng. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khiếu kiện lên EUTMO khi nhãn hiệu hàng hoá của họ bị lạm dụng bởi các hãng khác. Những yêu cầu về việc chống lại quyết định của EUTMO được trình bày đầu tiên ở Hội đồng khiếu nại và sau đó là Tòa án châu Âu. Các hành động dân sự đối với những thiệt hại từ việc vi phạm bản quyền đăng ký của EUTM diễn ra tại các Tòa án quốc gia nơi xảy ra hành vi phạm pháp.
Chủ sở hữu phải sử dụng thực sự trong kinh doanh trên cộng đồng nhãn hiệu đã đăng ký trong thời gian 5 năm sau khi đăng ký, nếu không nhãn hiệu thương mại EU sẽ không có hiệu lực. Một bên thứ ba có thể đăng ký với EUTMO để có được một nhãn hiệu thương mại EU đã bị huỷ bỏ.
Luật nhãn mác thương mại châu Âu đã được cải tiến vào năm 1998 nhằm làm hài hoà Luật nhãn mác thương mại với các điều luật có liên quan đến quyền về đăng ký bản quyền về nhãn mác thương mại. Tất nhiên vẫn có nhiều hãng vẫn tiếp tục đăng ký ở cấp quốc gia hơn là đăng ký nhãn mác thương mại EUTM. Lý do cho vấn đề này là việc đăng ký quốc gia có thể rẻ hơn là đăng ký EUTM, đặc biệt nếu như hãng hoạt động mạnh chỉ trong một hai quốc gia châu Âu.
Phạm vi và thời hạn bảo hộ.
EUTM có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày đăng ký và có thể được đăng ký lại.
Chủ sở hữu EUTM được quyền chống lại tất cả những cá nhân tổ chức, không có sự đồng ý của mình, sử dụng giống nhãn hiệu thương mại cho hàng hoá hay dịch vụ tương tự hoặc việc làm giả nhãn hiệu thương mại, ví dụ như thay đổi vài chữ ở tên nhãn hiệu trong khi vẫn giữ nguyên những đặc tính nổi bật khác. Các hãng khác không được phép khai thác giá trị thương mại của nhãn mác thương mại, ví dụ như nhắc đến, đề cập đến nó trong những quảng cáo của hãng khác.
Thương hiệu cộng đồng có thể được chuyển nhượng một cách riêng rẽ từ bất kỳ một sự chuyển nhượng nào của công việc kinh doanh đối với một số
hoặc tất cả hàng hoá hoặc dịch vụ được đăng ký nhãn hiệu. Việc chuyển nhượng hết thảy công việc kinh doanh sẽ kèm theo việc chuyển nhượng thương hiệu hàng hóa trừ nơi mà luật điều chỉnh việc chuyển nhượng có sự thoả thuận điều ngược lại. Điều khoản này sẽ áp dụng bắt buộc cho thoả thuận
để chuyển n2 92929292929292929292929292929292929292929292929292929292929292 92929292929292929292929292929292929292929292929292929292929292 92929292929292929292929292929292929292929292929292929292929292 92929292929292929292929292929292929292929292929292929292929292 92929292929292929292929292929292929292929292929292929292929292 92929292929292929292929292929292929292929292929292929292929292 92929292929292929292929292929292929292929292929292929292929292 92929292929292929292929292929292929292929292929292929292929292 929292929292929y định trong : “luật về nhãn mác sản phẩm” tháng 6 năm 1996. Theo luật này, nhãn hiệu được hiểu là những hình dáng dấu hiệu, bất cứ sự kết hợp nào của các yếu tố đó hoặc bất cứ sự kết hợp nào của các yếu tố đó với màu sắc.
Đăng ký nhãn hiệu.
Những người muốn đăng ký nhãn hiệu sẽ đệ trình yêu cầu lên Tổng giám đốc văn phòng Patent những giấy tờ bao gồm: bản sao nhãn hiệu, bản sao nhãn hiệu mới thay thế những nhãn hiệu cũ và những giải thích cần thiết, những yêu cầu sẽ chỉ ra đây: (1) Tên hoặc nơi cư trú, nơi ở của người xin đăng ký nhãn hiệu, nếu là pháp nhân thì kèm theo tên của văn phòng đại diện; (2) Ngày nộp đơn: (3) Những hàng hoá và dịch vụ chỉ định.
Đơn đăng ký sẽ được xét duyệt theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Trong vòng 2 tháng kể từ khi xuất bản đơn đăng ký nhãn hiệu, bất kỳ ai cũng có thể nộp đơn phản đối sự cho phép đăng ký nhãn hiệu với Tổng giám đốc Văn phòng sáng chế. Người phản đối sẽ nộp bản viết phản đối chỉ ra lý do
cùng với những dấu hiệu xác nhận chứng cứ. Khi bản phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu được nộp thì người kiểm tra sẽ chuyển một bản phô tô cho người làm đơn đăng ký nhãn hiệu. Nếu trong thời hạn nói trên không có bản phản đối nào đối với việc cấp đăng ký nhãn hiệu được nộp, người kiểm tra sẽ đưa quyết định việc đăng ký nhãn hiệu được cấp trên đơn xin đăng ký nhãn hiệu trừ phi có quyết định bác bỏ.
Những nhãn hiệu sau đây sẽ không được bảo hộ:
Nhãn hiệu gợi ý theo cách thông thường chân dung của người, tên, bút danh nổi tiếng, tên nghề nghiệp, tên bút danh hoặc chữ viết tắt nổi tiếng.
Nhãn hiệu chỉ theo cách thông thường tên chung, nguồn gốc, nơi bán, chất lượng, hiệu quả sử dụng, số lượng, hình dáng hoặc giá cả, phương pháp thời gian chế tạo hoặc sử dụng những hàng hoá hoặc dịch vụ đã chỉ định.
Nhãn hiệu gợi ý theo cách thông thường tên chung của những hàng hoá hoặc dịch vụ chỉ định tương tự nơi cung cấp dịch vụ, chất lượng vật phẩm cung cấp cho việc sử dụng dịch vụ, tính hiệu quả sử dụng, số lượng, mốt, giá hoặc phương pháp, thời gian chế tạo chất lượng sử dụng những hàng hoá tương tự hàng hoá đã chỉ định.
Những nhãn hiệu thường được sử dụng trên những hàng hoá hoặc dịch vụ chỉ định, những hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự.
Phạm vi và giới hạn của bảo hộ:
Giới hạn của quyền nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày đăng ký quyền đó. Giới hạn của quyền nhãn hiệu có thể thay đổi bởi đơn đăng ký thay đổi, với điều kiện nhãn hiệu đã đăng ký không là: (1) Nhãn hiệu giống nhãn hiệu của người khác; (2) Nhãn hiệu có thể gây nhầm lẫn về chất lượng của hàng hoá cho người tiêu dùng.
Nếu muốn đăng ký sửa lại thời hạn nhãn hiệu sẽ trình yêu cầu lên Văn phòng Patăng những điều sau: tên và nơi cư trú của người làm đơn trong trường hợp là pháp nhân thì tên của người đại diện nó, và số hiệu đăng ký của nhãn hiệu. Đồng thời người nộp đơn nộp phí quy định. Đơn đăng ký làm lại
thời gian sẽ làm trong vòng 6 tháng sau ngày hết hạn của hiệu lực. Nhưng nếu vì lý do bất khả kháng người đó không thể hoàn thành đơn trong thời hạn trên thì có thể làm đơn này trong vòng 14 ngày kể từ ngày các lý do hết hạn để có thể nộp đơn nhưng không quá 2 tháng sau của thời gian gia hạn của thời hạn đó. Thời hạn gia tăng sau khi đơn đăng ký làm lại được chấp nhận tính từ ngày hết hạn của thời hạn hiệu lực trước.
Chuyển giao quyền nhãn hiệu:
Khi có 2 hay nhiều mẫu hàng hoá hoặc dịch vụ đã chỉ định, quyền nhãn hiệu có thể được chuyển giao độc lập từng mẫu. Tuy nhiên, điều khoản này sẽ không áp dụng nếu mẫu bị tách biệt lại tương tự như bất kỳ mẫu nào khác của hàng hoá và dịch vụ chỉ định.
Quyền nhãn hiệu trong nhãn hiệu tập thể không thể được chuyển giao một cách độc lập.
Thông báo chung về việc chuyển giao quyền nhãn hiệu sẽ được đưa trên báo hàng ngày như quy định bởi lệnh của Bộ thương mại và công nghiệp (MITI). Sự chuyển giao quyền nhãn hiệu trừ sự thừa kế hay kế tục chung sẽ không được đăng ký cho đến khi 30 ngày trôi qua kể từ khi thông báo chung như trên.
Quyền nhãn hiệu mà đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp bởi Nhà nước hoặc một tổ chức địa phương công cộng hoặc một cục nào đó hoặc một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì mục đích xã hội sẽ không được chuyển giao.
Sự vi phạm quyền nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng độc quyền: gồm những hành động sau:
Việc sử dụng nhãn hiệu tương tự như nhãn hiệu đã đăng ký đối với hàng hoá hoặc dịch vụ đã được chỉ định hoặc việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký hoặc những nhãn hiệu tương tự như vậy đối với những hàng hoá tương tự với những hàng hoá được chỉ định.
Nắm giữ (vì mục đích chuyển nhượng hoặc phân phối) những hàng hoá hoặc dịch vụ đã chỉ định hoặc những hàng hoá tương tự như hàng hoá đã chỉ định và đối với những cái đó hoặc trên bao bì của nó nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nhãn hiệu tương tự nó đã được dán lên.
Nắm giữ hoặc nhập khẩu những vật phẩm (được sử dụng bởi những người mà dịch vụ cung cấp tới và đối với hàng hoá dịch vụ mà nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nhãn hiệu tương tự được dán lên) trong việc cung cấp những hàng hoá dịch vụ chỉ định hoặc hàng hoá dịch vụ tương tự hàng hoá dịch vụ chỉ định vì mục đích sử dụng những vật phẩm này trong việc cung cấp những hàng hoá dịch vụ trên.
Chuyển giao hoặc phân phối những vật phẩm (những thứ dùng để sử dụng bởi người mà những hàng hoá hoặc dịch vụ cung cấp tới và thứ mà những nhãn hiệu đã đăng ký hoặc những nhãn hiệu tương tự nó được dán lên đó) trong việc cung cấp các hàng hoá dịch vụ chỉ định vì mục đích làm cho những vật phẩm đó được sử dụng trong việc cung cấp các dịch vụ trên hoặc các hành động nắm giữ, nhập khẩu những vật phẩm đó vì mục đích chuyển nhượng, phân phối.
Nắm giữ những vật phẩm có sự làm lại nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nhãn hiệu tương tự vì mục đích sử dụng những nhãn hiệu đó đối với những hàng hoá hoặc dịch vụ được chỉ định hoặc đối với những hàng hoá dịch vụ tương tự.
Chuyển nhượng, phân phối hoặc nắm giữ (vì mục đích chuyển nhượng, phân phối) những vật phẩm có sự làm lại nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nhãn hiệu tương tự vì mục đích làm cho những nhãn hiệu đó được sử dụng đối với những hàng hoá hoặc dịch vụ dự tính hoặc hàng hoá dịch vụ tương tự.
Sản xuất hoặc nhập khẩu những vật phẩm có sự làm lại nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nhãn hiệu tương tự vì mục đích sử dụng những nhãn hiệu trên hoặc làm cho nó được sử dụng đối với những hàng hoá chỉ định hoặc tương tự.
Sản xuất, chuyển nhượng, phân phối hoặc nhập khẩu (trong thời gian hoạt động thương mại) những vật phẩm được sử dụng độc quyền để chế tạo những hàng hoá có sự làm lại nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nhãn hiệu tương tự.
Khi một người sở hữu quyền nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng khiếu nại người cố tình hay vô ý vi phạm quyền nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng độc quyền, đòi bồi thường cho thiệt hại gây ra cho anh ta do sự vi phạm, những khoản lợi thu được trong suốt quá trình vi phạm sẽ được dự tính số thiệt hại phải chịu.
Người sở hữu quyền nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng đặc biệt có thể yêu cầu người vi phạm (cố tình hay vô ý) một khoản tiền mà anh ta thường được phép nhận cho việc sử dụng nhãn hiệu đăng ký như là khoản thiệt hại mà anh ta phải chịu.
Kết luận chương:
Như vậy trong toàn bộ chương một, chúng ta đã thấy rõ được vai trò của nhãn hiệu hàng hoá đối với doanh nghiệp. Để xây dựng thành công cho mình một nhãn hiệu hàng hoá, doanh nghiệp phải nắm được các yêu cầu của nhãn hiệu hàng hoá và kết hợp với chiến lược sản xuất kinh doanh để lựa chọn cho mình chiến lược nhãn hiệu phù hợp. Phần hai của chương đề cập tới những quy định pháp lý về nhãn hiệu hàng hoá của quốc tế và các khu vực thị trường. Các doanh nghiệp muốn xâm nhập vào các thị trường trọng điểm cần nắm rõ những quy định này. Đây cũng là cơ sở để chúng ta tiếp tục nghiên cứu ở chương hai, so sánh rút ra những điểm phù hợp và bất đồng giữa luật Việt Nam và luật quốc tế.
CHƯƠNG 2