Những vấn đồng nhất về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm giữa luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 38 - 43)

I. Thực trạng hệ thống pháp quy liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của nhãn hiệu hàng hoá Việt nam.

2. Những vấn đồng nhất về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm giữa luật Việt Nam và quốc tế.

2.1. Những vấn đồng nhất về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm giữa luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS.

Việt Nam và Hiệp định TRIPS.

Về nhãn hiệu hàng hoá, Việt Nam có những quy định phù hợp với các quy định của hiệp định TRIPS ( phần II, mục 2,điều 15-21) như sau:

Về chế độ đối xử quốc gia. Việt Nam là thành viên Công ước Paris. Theo Công ước, mỗi thành viên chấp nhận nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và nguyên tắc đối xử quốc gia cho mọi nước thành viên khác.

Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá. Việt Nam đã có các quy định về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tập thể, nhãn hiệu hàng hoá liên kết và nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng.

Các đối tượng có thể thuộc hoặc không thuộc phạm vi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Nghị định 63/CP (24.10.1996) được sửa đổi bổ sung theo NĐ 6/2001/ NĐ-CP (01.01.2001) quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, quy định rằng:

 Các dấu hiệu để nhãn hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá được công nhận là có khả năng phân biệt (Điều 6 khoản 1):

Được tạo thành từ một số yếu tố độc đáo dễ nhận biết hoặc từ những yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết và không phải là dấu hiệu quy định không có khả năng phân biệt được nêu ở sau đây:

Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệu đang được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà việt nam tham gia).

Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nêu trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn (kể cả các đơn về nhãn hiệu hàng hoá nộp theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia).

Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của ngưới khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp nhãn hiệu bị đình chỉ hiệu lực do không sử dụng.

Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người bán được coi là nổi tiếng theo Công ước Paris hoặc với nhãn hiệu hàng hoá của người bán đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi.

Nghiêm cấm việc sử dụng trái phép những dấu hiệu tương tự với chỉ dẫn địa lý.

Không trùng với một hình tượng, nhân vật đã thuộc quyền tác giả của người khác trừ trường hợp được người đó cho phép.

 Các dấu hiệu sau đây không được nhà nước bảo hộ với danh nghĩa hàng hoá (Điều 6 khoản 2):

Dấu hiệu không có khả năng phân biệt, như các hình và các hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ

ngữ, chữ nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận một cách rộng rãi.

Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên nhiều người biết đến.

Dấu hiệu chỉ thời gian địa điểm, phương thức sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất thành phần công dụng, giá trị mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ và xuất xứ của dịch vụ hàng hoá.

Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng vể xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ.

Dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra, dấu bảo hành…của Việt Nam, nước ngoài cũng như của các tổ chức quốc tế.

Dấu hiệu tên gọi bao gồm cả ảnh, tên gọi, bút danh, biệt hiệu, hình vẽ biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài, nếu không được các cơ quan, người có thẩm quyền cho phép.

Xác lập quyền nhãn hiệu hàng hoá và thời hạn bảo hộ tối thiểu. Luật Việt Nam quy định: Quyền nhãn hiệu hàng hoá được phát sinh trên cơ sở Văn bằng bảo hộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của luật pháp (kể cả trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo thoả ước Madrid) (Điều 8 khoản 2 NĐ 63/CP). Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có thời hạn 10 năm và được phép ra hạn nhiều lần (Điều 9 khoản 2d NĐ 63/CP)

Tình huống dẫn đến việc huỷ bỏ, đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Hiệu lực văn bằng bảo hộ (Điều 28 khoản 1 NĐ 63/CP) sẽ bị đình chỉ khi :

(1) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ các quyền được hưởng theo văn bằng bảo hộ tương ứng.

(3) Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá không còn tồn tại hoặc không hoạt động mà không có người thừa kế hợp pháp thì việc đình chỉ giấy chứng nhận tính từ khi chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt sự tồn tại của chủ giấy chứng nhận.

Hiệu lực của Văn bằng bảo hộ bị huỷ bỏ khi có chứng cứ khẳng định rằng người được cấp văn bằng bảo hộ không có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ và cũng không được người có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ chuyển nhượng quyền đó (Điều 29 NĐ 63/CP)

Nội dung những quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá. Luật Việt Nam quy định: chủ sở hữu nhãn hiệu có các quyền sau:

(1) Quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá (Điều 34 khoản 3 NĐ 6/CP) : - Gắn nhãn hiệu hàng hoá trong dịch vụ kinh doanh.

- Lưu thông chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá.

- Nhập khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá.

(2) Quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, quyền này chỉ được thực hiện thông qua hợp đồng li-xăng (hợp đồng li-xăng chỉ có giá trị pháp lý khi đã được đăng ký tại Cục sở hữu công nghiệp) (Điều 35 NĐ 63)

(3) Quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án xử lý hoặc khởi kiện tại toà án đối với người thứ ba xâm phạm quyền nhãn hiệu hàng hoá (Điều 36 NĐ 63).

(4) Quyền chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, để thừa kế, từ bỏ quyền nhãn hiệu hàng hoá (Điều 37 NĐ 63).

Vấn đề thực thi (Phần III, Mục 1, Điều 41), các thủ tục và chế tài trong tố tụng dân sự và hành chính (Phần III, Mục 3, Điều 42-49), vấn đề biện pháp khẩn cấp tạm thời (Phần III, Mục 3. Điều 50) và vấn đề chế tài hình sự (Phần III, Mục 5. Điều 61)

 Các vấn đề được quy định tại các điều khoản nói trên được quy định trong TRIPS như sau :

Mỗi nước thành viên phải quy định trong luật quốc gia của mình những thủ tục cho phép hành động một cách hiệu quả chống lại các hành vi xâm phạm quyền, nghĩa là phải kịp thời để ngăn chặn và đủ mạnh để ngăn ngừa xâm phạm.

Các thủ tục đúng đắn và công bằng, không quá phức tạp và tốn kém, không bị hạn chế một cách bất hợp lý.

Các thủ tục phải rõ ràng nhất quán.

Các quyết định giải quyết vụ việc phải bằng văn bản, có căn cứ xác đáng, phải dành cơ hội cho các bên liên quan đề nghị xem xét lại quyết định.

Phải dành cơ hội cho các liên quan được sử dụng đại diện và có quyền ngang nhau về việc chứng minh và cung cấp chứng cứ.

Trong các quyết định xử lý xâm phạm, các yêu cầu về việc buộc phải chấm dứt xâm phạm, đặc biệt các yêu cầu về việc chứng minh và cung cấp chứng cứ.

Phải bảo vệ thông tin bị coi là mật.

Trong các quyết định xử lý xâm phạm phải xem xét các yêu cầu của bên có quyền bị xâm phạm, đặc biệt các yêu cầu về việc buộc phải chấm dứt xâm phạm, bồi thường thoả đáng thiệt hại, chi trả chi phí cho vụ kiện kể cả chi phí luật sư đại diện, trong trường hợp hai bên tranh chấp (kiện cáo) không thống nhất mức thiệt hại thì cơ quan tư pháp có quyền ấn định mức bồi thường.

Trong trường hợp việc áp dụng các biện pháp chế tài theo yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bên bị xử lý thì phải có quy định để bên đã yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bên xử lý…

 Theo tinh thần của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995). Nghị định 12/1999/NĐ-CP cũng như theo bộ luật tố tụng hình sự đa số các yêu cầu trên đều được đáp ứng, cụ thể là:

Đã có quy định vể các biện pháp chế tài hành chính và hình sự nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, các

mức phạt khác nhau đã được ấn hành một cách nghiêm khắc bao gồm cả hình phạt tiền, phạt tước quyền kinh doanh, thậm chí phạt từ người có hành vi xâm phạm quyền.

Đã có quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền.

Các thủ tục và các chế tài nói chung được ấn định theo nguyên tắc công bằng không hạn chế.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w