Định hướng doanh nghiệp bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trên các khu vực thị trường trọng tâm.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 77 - 79)

II. Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.

2. Biện pháp vi mô phát triển bảo hộ bản quyền nhãn hiệu.

2.2. Định hướng doanh nghiệp bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trên các khu vực thị trường trọng tâm.

trên các khu vực thị trường trọng tâm.

Sau hàng loạt các sự kiện hàng Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trước nhãn hiệu, doanh nghiệp Việt Nam đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trên các thị trường trọng điểm. Một trong những nguyên nhân của việc lơ là đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trên các khu vực thị trường lớn là việc doanh nghiệp Việt Nam không xác định cho mình một chiến lược kinh doanh lâu dài. Khi một nhãn hiệu hàng hoá đã bị người khác đăng ký tại thị trường đó thì hàng hoá đó không thể nhập khẩu vào thị trường này nếu không thay đổi nhãn hiệu. Do đó doanh nghiệp nên xác định cho mình chiến lược kinh doanh lâu dài. Mặc dù việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trên các thị trường này cũng khá tốn kém so với năng lực tài chính hiện có của các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng một khi đã xác định hội nhập kinh tế quốc tế thì doanh nghiệp nên đăng ký trên thị trường mà mình có ý định xuất khẩu nhãn hiệu hàng hoá của mình. Các thị trường mà doanh nghiệp cần quan tâm lúc này là: Mỹ, Nhật Bản, EU và ASEAN.

Để đăng ký vào thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký qua mạng. Người yêu cầu đệ trình đơn đăng ký thông qua hệ thống yêu cầu thương hiệu hàng hoá điện tử (TEAS) ở địa chỉ: http://www.uspto.gov. Doanh nghiệp cũng nên vào trang chủ này đề biết nhãn hiệu hàng hoá của mình đã bị

đăng ký chưa. Thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và quy trình xét nghiệm.

Cơ sở xét nghiệm đơn nhãn hiệu hàng hoá: (1) Nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ,

(2) Nhãn hiệu có dự định sử dụng tại Mỹ,

(3) Nhãn hiệu đã nộp đơn tại một nước khác (là thành viên công ước Paris hoặc của thoả ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận),

(4) Nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên công ước Paris hoặc của Thoả ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).

Quy trình xét nghiệm: Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá sẽ được xét nghiệm trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ xung hay phản đối nào của xét nghiệm viên đưa ra trong thời hạn xét nghiệm, đơn sẽ được chuyển sang công bố trên công báo sở hữu công nghiệp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Nếu không có đơn phản đối, nhãn hiệu nộp đơn trên cơ sở sử dụng (1), hoặc trên cơ sở đã đăng ký tại nước khác(4) sẽ được cấp giấy chứng nhận. Những đơn nộp trên cơ sở đã nộp tại một nước khác (3) sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ khi đơn đó dược cấp chứng nhận tại nước nộp đơn cơ sở. Nếu đơn nộp trên cơ sở dự định sử dụng tại Mỹ, cơ quan đăng ký Mỹ sẽ ra thông báo về việc chấp nhận đơn. Ngày nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là 3 năm để nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu được nộp và được cơ quan đăng ký chấp nhận trong thời hạn nộp đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp bằng.

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ là 350 USD, cộng thêm lệ phí 100 USD tiền cấp giấy chứng nhận. Lệ phí nộp đơn khiếu nại nhãn hiệu bị chiếm đoạt là 300 USD. Gia hạn nhãn hiệu phải nộp tiền 400 USD mỗi lần.

Đối với thị trường EU và Nhật ta có thể nộp đơn thông qua thoả ước Madrid sẽ rất nhanh chóng. Doanh nghiệp nộp đơn thông qua thoả ước này sẽ được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên mà đơn yêu cầu với một lần lệ phí

trọn gói. Người đăng ký nộp lệ phí cơ bản là 653 franc Thụy sỹ cho văn phòng quốc tế. Nếu hàng hoá, dịch vụ lớn hơn 3 nhóm, theo phân loại quốc tế, thì người đăng ký phải trả một khoản lệ phí bổ sung cho mỗi nhóm:

Phí chỉ định: 73 fr Thụy Sỹ và Nước là thành viên của thoả ước Madrid: chỉ trả trọn gói 73 franc Thụy Sỹ.

ơ

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w