Xung đột nhãn hiệu sản phẩm trên các thị trường khác.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 59 - 62)

II. Thực trạng hoạt động bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trên các khu vực thị

2. Thực trạng hoạt động bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm của Việt Nam trên các khu vực thị trường quốc tế.

2.2. Xung đột nhãn hiệu sản phẩm trên các thị trường khác.

Tại thị trường EU: Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU rất nhiều. Tuy nhiên, hình ảnh nhãn hiệu hàng hoá của hàng Việt Nam trên thị trường này chưa thực sự được khắc hoạ rõ nét lắm. Do đó, hàng nông sản Việt Nam chiếm tỷ trọng ¼ tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này, nhưng cho đến nay, giá trị xuất khẩu vẫn thấp. Theo nhận xét của ngài Felipe Placios Sureda, Bí thư thứ 2 của phái đoàn châu Âu tại Việt Nam nói: “Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu thông qua nước thứ 3, nên hàng hoá bị mang nhãn hiệu của doanh nghiệp thuộc nước thứ ba đó, và như vậy, tiếng tăm uy tín của hàng nông sản Việt Nam nói riêng đã không được thế giới biết đến”. Giá cà fê Việt Nam liên tục bị giảm trong những năm gần đây, thấp hơn giá cà fê của Mêhicô mặc dù chất lượng cà fê của Việt Nam không thua kém gì. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự dư thừa nhu cầu trên thị trường thế giới mà chủ yếu là do cà fê Việt Nam còn thiếu thương hiệu. Như vậy, trên thị trường EU Việt Nam cần phải khắc hoạ hình ảnh nhãn hiệu hàng hoá của mình bằmg cách xây dựng và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

Trên thị trường Nhật: Trung Nguyên đã ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cho một công ty duy nhất, công ty Daitsu Corporation. Theo hợp đồng, Trung Nguyên không khống chế số lượng bán cũng như địa bàn kinh doanh của đối tác. Vì vậy, phía đối tác của hãng đang nổ lực mở rộng mạng lưới trong thời gian hợp đồng còn cho phép. Tổng công ty Daitsu Corporation đã liên kết với công ty du lịch thường tổ chức các tour cho khách Nhật đến Việt Nam, nhờ họ giới thiệu cà fê Trung Nguyên với khách. Daitsu đang muốn mở rộng một địa điểm tại thành phố Hồ Chí Minh dành riêng cho khách Nhật đến thưởng thức tách cà fê mới say của Việt Nam và được nghe giới thiệu về các vùng sản xuất cà fê Việt Nam. Giá chuyển nhượng cho đối tác Nhật khoảng 50000USD.

Ngoài ra, Trung nguyên con chuyển nhượng quyền thương hiệu cho công ty của Singapore với giá 30000USD.

Thị trường khác: Hiện tượng các công ty nước ngoài mượn tạm danh tiếng đặc sản của Việt Nam, hay của một địa phương cụ thể của Việt Nam không còn là một chuyện lạ. Gạo “Nàng Hương”, nước mắn “Phú Quốc”, nhãn “Hưng Yên”…được bày bán công khai trên các siêu thị, cửa hàng nước ngoài với nhãn hiệu “made in Thái Lan”, “made in Hong kong”, “Made in Taiwan”. Thái Lan đang ráo riết chứng minh cho nước ngoài rằng xoài Hoà Lộc là một đặc sản của Thái. Đài Loan cũng làm tương tự với Thanh Long, Trung Quốc thì mua trái cây Việt Nam để dán mác “made in China” xuất sang nước thứ ba. Thái Lan không chỉ “mượn tạm” thương hiệu của người khác mà còn bảo vệ thương hiệu của họ một cách chặt chẽ. Chẳng hạn, thương hiệu xe tuk-tuk vừa có nguy cơ bị mấp cắp, họ lập tức bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách đăng ký ngay tên thương mại, tên kinh doanh, bằng sáng chế. Hiện tượng một số công ty hạt điều của Việt Nam đã ký hợp đồng nhận làm gia công xuất khẩu cho công ty của công ty OLAM (100% vốn của Ấn Độ). Khi sản phẩm hoàn thành, công ty này sẽ xuất khẩu hạt điều mang thương hiệu của OLAM sang nước thứ ba. Điều này thật đáng lo ngại bởi vì Việt Nam

đang tự đánh mất thương hiệu và chỗ đứng của mình trên thị trường xuất khẩu hạt điều.

Tóm lại, bản quyền nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam đang thực sự là một vấn đề đáng lo ngại. Chúng ta không thể khẳng định được vị trí của mình trên thương trường quốc tế nếu cứ để tình trạng nhãn hiệu hàng hoá không có chỗ đứng trong tâm trí của khách hàng như hiện nay.

Kết luận chương:

Việt Nam đang tích cực trên con đường hội nhập kinh tế với thế giới. Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là rất có triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên, để trở thành một nước có nền kinh tế thị trường hấp dẫn đầu tư nước ngoài, Việt Nam còn nhiều vướng mắc cần khắc phục. Một trong những vấn đề cấp thiết là việc tạo môi trường pháp lý lành mạnh. Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam còn tồn tại nhiều bất đồng so với pháp luật quốc tế, đặc biệt là những nội dung quy định về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm.

Trong bối cảnh đó, tình hình nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế đang diễn ra rất phức tạp. Doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự xây dựng được cho mình một chiến lược nhãn hiệu mang tính cạnh tranh, để mất nhiều cơ hội kinh doanh.

Hơn lúc nào hết chúng ta cần thay đổi thực trạng này, không chỉ doanh nghiệp cần có những cố gắng tự bảo vệ chính mình, mà còn có trách nhiệm của nhà nước.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 59 - 62)