Đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 63 - 67)

I. Ý nghĩa và sự cần thiết của bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc gia và quốc tế.

1. Đối với doanh nghiệp.

1.1. Bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm bảo vệ uy tín sản phẩm, chốnglại các hành vi giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh. lại các hành vi giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh.

Bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm là việc pháp luật, bằng biện pháp cưỡng chế của mình, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trước hành vi vi phạm quyền nhãn hiệu của một người thứ ba. Mức độ nổi tiếng của một nhãn hiệu tỷ lệ thuận với những rủi ro mà doanh nghiệp ấy có thể gặp phải. Hiển nhiên là không ai lại muốn sản phẩm của mình bị nhầm tưởng là một hàng hoá kém chất lượng không ai biết đến. Hàng giả, hàng nhái hay hàng có những yếu tố nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhãn hiệu của người khác đều nhằm chung một mục đích tạo sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Do đó, từ nhãn hiệu tạo nên những nhầm tưởng về nội dung. Người tiêu dùng bỏ tiền mua lợi ích của mặt hàng. Hàng giả sẽ không thể đáp ứng được mong muốn chính đáng của khách hàng. Lòng tin của khách hàng đối với hàng hoá đó sẽ bị suy giảm. Thậm chí họ sẽ quay lưng lại với nhà sản xuất. Như vậy, bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm chống lại những hành vi giả mạo này, tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng là một vấn đề cấp thiết. Một khi việc bảo hộ bản quyền nhãn hiệu được thực hiện một cách hiệu quả, doanh nghiệp sẽ yên tâm đầu tư phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp sẽ không bị mất đi khoản lợi chính đáng mà nó đáng được hưởng do khách hàng mua nhầm hàng giả và do khách hàng đánh giá sai chất lượng hàng thật nên không mua mặt hàng đó nữa. Lợi nhuận thu được sẽ nhiều hơn cả trong trước mắt lẫn lâu dài. Như vậy, việc bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho doanh nghiệp.

1.2. Bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm tạo cơ sở cho doanh nghiệp ápdụng các hình thức kinh doanh mới. dụng các hình thức kinh doanh mới.

Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh hiệu quả mà doanh nghiệp Việt Nam nên học tập và áp dụng. Một trong những hình thức này là chuyển nhượng thương hiệu sản phẩm (franchise).

Franchise là hình thức kinh doanh theo đó một bên cho bên kia sử dụng thương hiệu của mình với một hay nhiều hàng hoá, dịch vụ kèm theo việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật kỹ năng điều hành, bí quyết kinh doanh và thu lại một khoản phí. Như vậy, Franchise không chỉ đơn thuần là việc chuyển giao một thương hiệu như các hợp đồng licence. Nó là một sự chuyển giao cả một hệ thống bao gồm từ thương hiệu cho đến các vấn đề kỹ thuật và quản lý. Hình thức kinh doanh này mang lại nhiều thuận lợi cho cả hai bên. Đối với người chuyển nhượng, đó là thuận lợi về việc khuyếch trương sản phẩm, mở rộng kinh doanh, nâng cao thị phần nhanh chóng mà không cần phải bỏ nhiều vốn. Và vì không bỏ nhiều vốn nên rủi ro gặp phải cũng ít. Nếu việc kinh doanh thua lỗ thì bên bị chuyển nhượng chịu chứ không phải là người chuyển nhượng. Đối với người được chuyển nhượng cũng có rất nhiều thuận lợi. Các công ty mới bắt đầu khởi nghiệp phải bỏ một lượng vốn rất lớn cho việc nghiên cứu và tung ra thị trường sản phẩm phù hợp nhu cầu người tiêu dùng và phương pháp kinh doanh, quản lý hiệu quả… mà rủi ro cũng rất cao, hoặc nếu giả dụ có thành công thì doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian sau để hoàn lại vốn nghiên cứu cơ bản và nếu thất bại thì xoá sổ cùng với nợ nần. Khi nhận chuyển nhượng thương hiệu từ một doanh nghiệp khác, doanh nghiệp này đã có ngay được sản phẩm, phương pháp tiến hành kinh doanh và sự quảng cáo của người chuyển nhượng. Thành công nhiều hay ít phụ thuộc vào việc doanh nghiệp ứng dụng khéo léo thế nào các công thức đã được cho trước. Bên cạnh đó, cũng có một số bất lợi cho cả hai bên. Nếu như người

chuyển nhượng được an toàn hơn trong kinh doanh thì việc họ quản lý và tìm đối tác làm ăn sẽ rất khó. Bởi vì trên thực tế, có trường hợp chính đối tác lại có tư tưởng trở thành đối thủ cạnh trạnh của người chuyển nhượng. Họ chỉ chăm chăm ăn cắp bí mật kinh doanh thương hiệu chứ không có ý định hợp tác làm ăn. Đối với công ty được chuyển nhượng thương hiệu thì bên cạnh những thuận lợi bước đầu trong kinh doanh, công ty cũng phải chịu sự quản lý chặt chẽ của người chuyển nhượng, những điều kiện ràng buộc quyền của người nhận chuyển nhượng làm cho việc phát triển kinh doanh rất khó khăn.

Khi thực hiện một Franchise các chủ doanh nghiệp phải tính đến các điều kiện sau: Thứ nhất, điều kiện chuyển nhượng có ràng buộc không. Nếu việc kiểm tra, tổ chức phân phối mà không đạt yêu cầu thì điều đó sẽ dẫn tới việc phá huỷ doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp đã có đủ điều kiện sức mạnh để thuyết phục khách hàng chưa. Thứ ba, doanh nghiệp đã phát triển hệ thống nhân lực đủ lớn để thực thi điều kiện mô thức của doanh nghiệp chưa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được nhượng quyền chuyển nhượng phải chú ý tới các điều kiện sau trước khi quyết định ký hợp đồng: chất lượng sản phẩm, đối tượng mua như thế nào, điều kiện mua sản phẩm (giá và đào tạo nhân viên), thời gian hiệu lực của hợp đồng thương hiệu, khả năng thực sự của doanh nghiệp mình cũng như doanh nghiệp chuyển nhượng thương hiệu.

Tuy nhiên, mặc cho sự tồn tại một số bất lợi nêu trên, franchise đang là xu hướng của toàn cầu. Nhìn rộng ra thế giới, franchise đã phát triển vào diện rộng và thành công trên khắp thế giới. Tốc độ nhượng quyền thương hiệu tăng gấp 10 lần so với sự phát triển thương mại thế giới. Kinh doanh qua nhượng mua thương hiệu đạt hơn 200 tỷ USD/năm trên thế giới.

Ở Việt nam, việc chuyển nhượng thương hiệu còn là một hình thức kinh doanh mới, nhưng cũng có những doanh nghiệp rất thành công khi kinh doanh theo hình thức này. Hiện tượng cà fê Trung Nguyên là một điển hình. Trung Nguyên xuất hiện trên thị trường năm 1996… nhưng đến nay đã có trên 400 cửa hàng đươc chuyển nhượng thương hiệu Trung Nguyên giải đều

trên khắp 63 tỉnh thành và có mặt trên thị trường Nhật Bản và Trung Quốc, Singapo. Hiện nay, giá chuyển nhượng của thương hiệu Trung Nguyên ra nước ngoài từ 50000 đến 100000USD/ lần.

Việc thực hiện kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sẽ không thể xảy ra ở những nước có hệ thống pháp luật không chặt chẽ. Do vậy, bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm là tiêu chí quyết định sự phát triển của franchise, mở ra cho doanh nghiệp những phương thức làm ăn mới hiệu quả hơn.

1.3. Bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm giúp doanh nghiệp dễ dàng hộinhập kinh tế quốc tế. nhập kinh tế quốc tế.

Bảo hộ bản quyền nhãn hiệu thu hút đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh trong nước và quốc tế. Các hãng, công ty nước ngoài có ý đồ làm ăn nghiêm túc, lâu dài với Việt Nam đều tìm cách đăng ký nhãn hiệu hàng hoá để đảm bảo rằng sản phẩm xuất khẩu hoặc cộng tác liên doanh với ta khi xuất hiện trên thị trường sẽ không ai bắt chước nhãn hiệu của họ. Chính vì vậy, với các công ty nước ngoài đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư thì việc đầu tiên là tìm hiểu hệ thống pháp luật và tình hình bảo hộ sở hữu nhãn hiệu của ta. Họ coi việc bảo hộ này là một đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả. Số liệu thống kê về kết quả bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm ở Việt Nam cho thấy số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của người nước ngoài nộp trực tiếp vào cục sở hữu công nghiệp hoặc gián tiếp qua Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã và đang ngày một tăng lên. Xu hướng phát triển này sẽ tiếp tục trong những năm tới, điều này phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và việc mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Cùng với việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên, quá trình chuyển giao công nghệ xảy ra nhanh hơn, nhiều hơn. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm quản lý, tác phong công nghiệp của nước ngoài. Đồng thời để tồn tại được và hoà nhập được với

quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam phải tự đổi mới mình nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân.

Bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm cũng là một trong những yêu cầu để Việt Nam ra nhập WTO và thực hiện AFTA. Khi ấy doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường nước ngoài.

Như vậy, Bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm góp phần tạo cho doanh nghiệp từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 63 - 67)