Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hiện tượng bảo hộ đối với nhãn hiệu sản phẩm.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 69 - 70)

II. Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.

1. Các giải pháp vĩ mô.

1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hiện tượng bảo hộ đối với nhãn hiệu sản phẩm.

quản lý được dễ dàng hơn nhiều khi hàng đó được đưa vào thị trường.

3.3. Bảo hộ bản quyền nhãn hiệu giúp tăng ngân sách.

Đây là hệ quả tât yếu của việc thực hiện tốt công cuộc bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm. Thực vậy, nó làm tăng doanh số, lợi nhuận của các doanh nghiệp nên nguồn thu từ thuế được nhiều hơn. Hơn nữa, nó giúp thực thi quản lý thị trường tốt nên giảm hiện tượng hàng giả, và việc thực thi tốt của các cơ quan hải quan ngăn chặn kịp thời manh nha hàng lậu, hàng xâm phạm bản quyền giảm được những thất thu ngân sách do việc buôn bán trái gây ra.

II. Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đăng ký và bảo hộnhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam. nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.

1. Các giải pháp vĩ mô.

1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hiện tượng bảo hộ đối với nhãnhiệu sản phẩm. hiệu sản phẩm.

Nhằm khắc phục các vấn đề chưa tương hợp nêu ở phần I chương 2, Cục sở hữu công nghiệp đang phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành các văn bản sau:

Thông tư thay thế Thông tư 3055/TT-BKHCNMT ngày 31/12/1996 của Bộ KHCN và MT hướng dẫn thi hành Nghị định 63/CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ. Thông tư thay thế Thông tư số 23/TC-TCT ngày 09/05/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Thông tư liên tịch giữa Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ khoa học, công nghệ và môi trường. Những Thông tư này

nhằm đưa ra các quy định chi tiết để hướng dẫn xét xử liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.

Thông tư liên tịch giữa Tổng cục Hải quan và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Thông tư này quy định các biện pháp kiểm soát biên giới và thủ tục xử lý các vi phạm về sở hữu công nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, các thông tư này còn trong phần dự luật quá lâu, cần sớm ban hành hơn nữa.

Cần sớm nghiên cứu và ban hành Luật bảo hộ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá quy định đầy đủ các đối tượng cần bảo hộ, cơ chế bảo hộ, cơ chế thực thi, các chế tài hành chính, dân sự, hình sự,…đảm bảo cho việc bảo hộ, thực thi có hiệu quả. Cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, chi tiết hoá, cụ thể hoá các quy định của pháp luật, bảo đảm việc áp dụng thống nhất trong cả nước.

Hoàn thiện pháp luật tố tụng. Khẩn trương soạn thảo trình Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng dân sự. Cần chú ý quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng để bảo đảm được việc bồi thường nhanh chóng và có khả năng ngăn ngừa được các vi phạm tiếp theo; tạo ra hàng rào bảo vệ hoạt động thương mại hợp pháp và bảo đảm chống lại sự lạm dụng các thủ tục đó cản trở việc thực hiện quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w