Các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 34 - 38)

I. Thực trạng hệ thống pháp quy liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của nhãn hiệu hàng hoá Việt nam.

1.Các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.

nhãn hiệu hàng hoá của nhãn hiệu hàng hoá Việt nam.

1. Các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hànghoá. hoá.

1.1. Các văn bản pháp luật:

1.1.1. Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội thông qua ngày 20/10/1995.

Các nội dung chính được quy định trong bộ luật dân sự liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá gồm:

Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá. Chủ thể quyền nhãn hiệu hàng hoá.

Căn cứ phát sinh quyền nhãn hiệu hàng hoá. Quyền của chủ nhãn hiệu hàng hoá.

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

Chuyển giao, chuyển nhượng quyền nhãn hiệu hàng hoá.

1.1.2. Bộ luật hình sự năm 2000.

Bộ luật quy định hai điều luật nhằm định tội danh và quy định hình phạt cho hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: “Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”(Điều 171) và “Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp”(Điều 170).

1.2 Các văn bản hướng dẫn giải thích luật.

1.2.1. Nghị định 63/CP (24.10.1996) được sửa đổi bổ sung theo NĐ 6/2001/ NĐ-CP (01.01.2001) quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

Những nội dung liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá được làm rõ trong nghị định như sau:

Đối tượng bảo hộ nhãn 353 53535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353 53535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353 53535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353 53535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353 53535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353 53535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353 53535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353 53535353535353535353535353535353535353535353535353535353535353 5353535353535Phạm vi và thời hạn bảo hộ.

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ. Cụ thể quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá.

1.2.2. Nghị định số 12/1999/NĐ-CP (6.3.1999) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Nghị định nêu rõ hành vi vi phạm, hình phạt và mức phạt (xem phụ lục 2).

1.3. Các thông tư hướng dẫn thi hành nghị định.

1.3.1. Thông tư số 3055/TT sở hữu công nghiệp của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và các thủ tục khác trong Nghị định 63/CP ngày 24.10.1996 của Chính phủ quy định chi tiết sở hữu công nghiệp.

Hiện nay Nghị định 63/CP đã được sửa đổi bổ sung bằng NĐ 6/2001/NĐ-CP ( 01.02.2001) với nội dung đã được đề cập phía trên. Thông tư thay thế thông tư này đang trong phần dự luật.

1.3.2. Thông tư hướng dẫn thu, nộp và sử dụng phí và lệ phí sở hữu công nghiệp. Số: 23 TC/TCT ngày 9/5/1997.

Nội dung của Thông tư được nêu trong phần phụ lục 3

1.4. Các công ước quốc tế liên quan tới nhãn hiệu hàng hoá mà Việt Namtham gia. tham gia.

Theo quy định trong bộ luật dân sự năm 1995, các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên sẽ được ưu tiên trong trường hợp các quy định của điều ước mâu thuẫn với các quy định trong luật của Việt Nam.

Cho đến nay Việt Nam đã tham gia công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp vào ngày 8 tháng 3 năm 1949, tham gia thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ngày 8 tháng 3 năm 1949.

1.5 Các Hiệp định song phương mà Việt Nam ký kết với các khu vực thịtrường. trường.

1.5.1. Hiệp định giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.

Về vấn đề đối xử quốc gia: Mỗi bên giành cho công dân của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên đó dành cho công dân của mình trong việc xác lập, bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được tử các quyền đó (Điều 3 chương II).

Hiệp định quy định mỗi bên phải thực hiện các quy định có nội dung kinh tế của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, năm 1967 (Điều 3B chương II). Việt Nam và Mỹ đều đã tham gia Công ước này. Điều 6bis

Công ước Paris được áp dụng với sửa đổi về dịch vụ. Để xác định một nhãn hiệu hàng hoá có phải nổi tiếng hay không phải xem xét đến sự hiểu biết về nhãn hiệu hàng hoá trong bộ phận công chúng có liên quan, gồm cả sự hiểu biết đạt được trong lãnh thổ của bên liên quan do kết quả của hoạt động khuyếch trương nhãn hiệu hàng hoá này. Không bên nào được yêu cầu rằng sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá vượt ra ngoài bộ phận công chúng thường tiếp xúc với hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan hoặc yêu cầu rằng nhãn hiệu hàng hoá đó phải được đăng ký (Điều 6 khoản 6 chương II).

Hiệp định nêu khái niệm nhãn hiệu hàng hoá bao gồm cả nhãn hiệu dich vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Mỗi bên quy định về một

hệ thống đăng ký nhãn hiệu và việc đăng ký không phụ thuộc vào tính chất của nhãn hiệu hàng hoá (Điều 6 chương II).

Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu (khoản 2 Điều 6 chươngII) : có quyền ngăn cản tất cả những người không được phép của chủ sở hữu khỏi việc sử dụng trong kinh doanh các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho các hàng hoá và dịch vụ trùng với những hàng hoá và dịch vụ đã được đăng ký của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn. Trường hợp sử dụng một dấu hiệu trùng với các hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký thì bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn. Các quyền kể trên không ảnh hưởng tới bất kỳ quyền nào tồn tại trước và không ảnh hưởng tới khả năng quy định rằng các quyền có thể đạt được trên cơ sở sử dụng.

Đăng ký ban đầu của một nhãn hiệu hàng hoá có giá trị hiệu lực trong vòng 10 năm và được gia hạn không hạn chế số lần, mỗi lần gia hạn có thời hạn 10 năm, khi các điều kiện gia hạn được đáp ứng (Khoản 8 Điều 6).

Mỗi bên yêu cầu việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá là điều kiện để duy trì hiệu lực của bên đăng ký. Việc đăng ký có thể bị đình chỉ hiệu lực do không sử dụng chỉ sau thời gian ít nhất là ba năm liên tục không sử dụng, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được rằng việc không sử dụng đó có lý do chính đáng vì có những cản trở đối với việc sử dụng đó. Pháp luật phải công nhận những điều kiện phát sinh ngoài ý muốn của chủ nhãn hiệu hàng hoá gây cản trở cho việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, chẳng hạn như việc chính phủ hạn chế nhập khẩu hoặc quy định các yêu cầu khác đối với các hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hoá là lý do chính đáng của việc không sử dụng (Khoản 9 Điều 6 chương II).

Một bên có thể quy định các điều kiện cấp li-xăng và chuyển nhượng quyền sở hữu một nhãn hiệu hàng hoá, nhưng không được phép cho phép li- xăng không tự nguyện đối với hàng hoá. Chủ nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký quyền chuyển nhượng hàng hoá của mình cùng với hoặc không cùng với việc chuyển nhượng doanh nghiệp có hàng hoá đó. Tuy nhiên, một bên có

thể yêu cầu việc chuyển nhượng hợp pháp một nhãn hiệu hàng hoá bao gồm việc chuyển giao uy tín của nhãn hiệu hàng hoá đó (Khoản 12 Điều 6).

Một bên có thể từ chối đăng ký nhãn hiệu hàng hoá gồm hoặc chứa các dấu hiệu trái đạo đức, mang tính lừa dối hoặc gây tai tiếng, hoặc dấu hiệu có thể bêu xấu hoặc hiểu sai về một người đang sống hay đã chết, tổ chức, tín ngưỡng hoặc biểu tượng quốc gia của một bên hoặc làm cho đối tượng đó bị khinh thị hoặc mất uy tín. Mỗi bên đều cấm đăng ký như là nhãn hiệu của hàng hoá các từ ngữ chỉ dẫn chung về hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó (Khoản 12 Điều 6 chương II).

1.5.2. Hiệp định khung được ký kết giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Liên minh châu Âu năm 1995.

1.5.3. Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ được ký kết giữa Việt Nam và các nước ASEAN tháng 12/1995.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 34 - 38)