Xung đột nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 56 - 59)

II. Thực trạng hoạt động bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trên các khu vực thị

2. Thực trạng hoạt động bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm của Việt Nam trên các khu vực thị trường quốc tế.

2.1. Xung đột nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Bản quyền nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường Mỹ đang là vấn đề thời sự nóng hổi. Có quá nhiều hiện tượng xung đột nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường này. Doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự bị thức tỉnh trước tình trạng nhãn hiệu hàng hoá của mình đã bị đăng ký tại Mỹ dẫn đến tình trạng mất thương hiệu và không thể thâm nhập vào thị trường béo bở này. Chúng ta có thể đưa ra hàng loạt các ví dụ về tình trạng này. Đó là tình trạng nhãn hiệu PETRO Việt Nam bị một công ty có tên Nguyên Lai, địa chỉ

11015 PACIFIC HWYSWLAKEWOOD, WA98499(Mỹ) đăng ký tại Mỹ. Hay nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc, một loại nước mắm có tiếng của Việt Nam, bị công ty KIM SENG tại CALIFORNIA đăng ký nhãn hiệu từ tháng 2/1998. Công ty RICE FIELD CORP đã đăng ký nhãn hiệu: “TRUNG NGUYÊN, Cà fê hàng đầu Buôn Mê Thuột” bằng tiếng việt vào tháng 11/ 2001. Sự việc này đã làm cho cà fê Trung Nguyên không thể vào thị trường Mỹ mặc dù hợp đồng đã được thương thảo. Đến tháng 8/2001, hãng cà fê TRUNG NGUYÊN mới nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ với nhãn hiệu: “TRUNG NGUYÊN- Nguồn cảm hứng sáng tạo mới”. Hay trường hợp của công ty VIFON bị một công ty Mỹ nộp đơn xin đăng ký bản quyền nhãn hiệu VIFON trước thời điểm công ty nộp đơn cho phía Mỹ. Rất may, do đấu tranh rất tích cực bằng cách đưa ra các bằng chứng thuyết phục, công ty đã đòi lại được quyền sở hữu chính đáng của mình. Xảy ra tình trạng này là do nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế về tầm quan trọng của nhãn hiệu dẫn đến chậm trễ trong việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trên các thị trường nước ngoài. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam bị chính đối tác của mình đăng ký nhãn hiệu, và sau đó muốn thương thảo để nhượng lại nhãn hiệu này với một giá tương đối cao. Thông thường việc đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường Mỹ chỉ mất 1.200-1.500$ nhưng việc mua lại nó thì phải với giá từ 10.000 đến 100.000$.

Cuộc chiến thương mại đầu tiên giữa hai nước Việt - Mỹ là cuộc chiến về cá basa, cá tra đã và đang là vấn đề làm chính phủ của cả hai nước phải quan tâm. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá basa và cá tra sang Mỹ từ năm 1996. Đến năm 1998, lượng cá catfish không xương đông lạnh của Việt Nam xuất sang đây mới là 260 tấn. Nhưng đến cuối năm 2001 lượng xuất khẩu đã tăng vọt lên 7.746 tấn. Trước sự xuất hiện cạnh tranh của cá tra, cá basa Việt Nam, tháng 12/2001 Quốc hội Mỹ đã đưa ra lệnh cấm tạm thời, theo đó chỉ có cá catfish của Mỹ mới được gọi là catfish, còn cá của Việt Nam phải gọi là basa hay tra, bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam. Lệnh cấm được đưa

vào điều khoản bổ sung của luật phân bổ ngân sách nông nghiệp Mỹ. Lệnh này có hiệu lực đến tháng 9 năm 2002. Các nhà vận động hậu trường cho ngư dân Mỹ lập luận rằng, cá Việt Nam không hẳn là catfish. Một nhà ngư học của đại học Kanas cho rằng: “Lập luận ấy không chính xác. Sẽ thật là vô lý nếu không gọi nó là catfish. Đó không phải là catfish Bắc Mỹ nhưng đó là catfish châu Á”. Tuy nhiên bất chấp sự bảo hộ vô lý này của chính phủ Mỹ giành cho nghành thuỷ sản trong nước, lượng cá xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng lên đáng kể. Đặc biệt là vào 3 tháng đầu năm 2002, Việt Nam đã đạt được 30 triệu USD, và cá basa, tra Việt Nam đã chiếm được cảm tình của người dân Mỹ. Họ vẫn tiếp tục thích ăn loại cá ngon và giá rẻ này của Việt Nam. Trong khi đó tổng giá trị catfish mỹ giảm mạnh từ 446 triệu USD năm 2001 xuống còn 385 triệu USD năm 2002. Có lẽ điều luật SA 2000 của Mỹ tỏ ra không hiệu quả lắm nên các nhà sản xuất cá da trơn Mỹ tiếp tục vận động để quốc hội Mỹ đưa ra biện pháp mạnh hơn nhằm ngăn cản cá tra, cá basa Việt Nam mang nhãn hiệu catfish. Ngày 13/5/2002 Tổng thống Mỹ G.Bush đã phê chuẩn đạo luật an ninh trang trại và đầu tư nông thôn HR. 2646, trong đó có điều khoản 10806 quy định chỉ cho phép đặt tên, dán nhãn mác hoặc quảng cáo tên “catfish” cho loại cá da trơn họ Iclridae của Mỹ. Đạo luật này có hiệu lực trong 5 năm, từ năm 2002 đến 2005 và có thể káo dài. Đạo luật này tuy không trực tiếp cấm nhập cá basa, cá tra của Việt Nam nhưng các loại cá này sẽ không được nhập khẩu vào Mỹ nếu mang nhãn hiệu catfish. Nhận được tin này, Bộ trưởng thương mại Vũ Khoan đã gửi thư khẩn cho Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ D.Evans và đại diện thưong mại Hoa Kỳ R.Zoellick coi đó là sự vi phạm nghiêm trọng tinh thần Hiệp Định Thương mại Việt Nam–Hoa Kỳ, gây thiệt hại cho người nuôi trồng và các doanh nghiệp Việt Nam, tạo rào cản trong trao đổi thương mại và đề nghị huỷ bỏ đạo luật vô lý này. Và Việt Nam lại phải bước vào một cuộc chiến mới. Ngày 26/6/2002, cuộc chiến catfish chuyển sang giai đoạn quyết định, CFA chính thức khởi kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa vào thị

trường Mỹ. Tháng 10 năm 2002 ITA của Mỹ đã kết luận: “Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường”. Theo luật Mỹ, các quyết định của ITA về tình trạng của các nước không có nền kinh tế thị trường không bị kháng cáo. Như vậy, Việt Nam sẽ không được xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ với giá bán như giá của món hàng này mà phải bán với mức giá nào đó. Giá này là giá thành hay chi phí sản xuất được rút ra từ một nền kinh tế thị trường hay từ những nước mà ITA thấy thích hợp. Nếu những thông tin này chưa đủ, họ sẽ dựa trên cơ sở là giá cả của một sản phẩm tương đồng bán tại một nước có nền kinh tế thị trường, từ đó tính ra giá tối thiểu của mặt hàng được bán vào thị trường này. Nếu giá bán vào Mỹ thấp hơn giá này thì hàng sẽ bị phụ thu chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 56 - 59)