Những bất đồng về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm giữa luật Việt Nam và quốc tế.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 44 - 46)

I. Thực trạng hệ thống pháp quy liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của nhãn hiệu hàng hoá Việt nam.

3. Những bất đồng về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm giữa luật Việt Nam và quốc tế.

Nam và quốc tế.

3.1. Những bất đồng về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm giữa luật Việt Namvà Hiệp định TRIPS. và Hiệp định TRIPS.

Về phí và lệ phí.

Hiện nay, theo Thông tư số 23/TC-TCT nêu trên thì mức thu với đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài cao hơn mức thu đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam. Trong khi đó Điều 3 Hiệp định TRIPS quy định rằng mỗi thành viên phải dành cho công dân của nước Thành viên khác chế độ đối xử không kém thuận lợi hơn chế độ đối xử dành cho công dân của nước mình.

Vấn đề bảo hộ tại biên giới (Phần III, Mục 4, Điều 51-60)

Cho tới nay, mặc dù Hải quan được Chính phủ giao cho nhiệm vụ xử lý các vi phạm, xâm phạm về sở hữu công nghiệp tại cửa khẩu (theo Nghị định 12/1999/NĐ-CP) nhưng chưa có các quy định cụ thể về các thủ tục tương ứng. Hầu như quy định tại mục này chưa được đáp ứng.

Vấn đề bảo hộ tại biên giới (Phần III, Mục 4, Điều 51-60)

Mặc dù một số nguyên tắc về thủ tục, trình tự xử lý, kể cả tố tụng, liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được quy định như phân tích trên đây, nhưng vẫn còn thiếu một số quy định riêng cho các trường hợp về sở hữu công nghiệp, cụ thể là:

Chưa có quy định cụ thể thẩm quyền của cấp Toà nào giải quyết các vụ kiện về sở hữu công nghiệp (theo Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp năm 1989 và theo Thông tư của Toà án tối cao hướng dẫn thủ tục giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp theo Pháp lệnh đó, chỉ Toà án tỉnh, thành phố

mới có thẩm quyền xử lý, nay Pháp lệnh đó đã chấm dứt hiệu lực nhưng chưa có văn bản hướng dẫn của Toà án theo Bộ luật Dân sự 1995.

Chưa có quy định về khả năng cơ quan có thẩm quyền xử lý tự quyết định bồi thường thiệt hại theo mức ấn định trước nếu các bên tranh chấp không thống nhất được mức này.

Thủ tục xử lý xâm phạm nói chung quá phức tạp, khó vận dụng (quá nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt khiến cho để có thể yêu cầu can thiệp, nguyên đơn phải nộp đơn, gặp gỡ với quá nhiều người…); từ đó làm mất thời gian và giảm hiệu quả của các biện pháp chế tài.

3.2. Những bất đồng về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm giữa luật Việt Namvà Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. và Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.

Phí và lệ phí.

Hiện nay, theo Thông tư số 23/TC-TCT nêu trên thì mức thu với đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài cao hơn mức thu đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam. Trong khi đó Điều 3 Công ước Paris quy định rằng mỗi thành viên phải dành cho công dân của nước Thành viên khác chế độ đối xử không kém thuận lợi hơn chế độ đối xử dành cho công dân của nước mình.

3.3. Những bất đồng về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm giữa luật Việt Namvà Thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. và Thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

Việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại nhiều nước thành viên của Thoả ước Madrid sẽ được thực hiện bởi việc nộp một đơn duy nhất qua Văn phòng quốc tế WIPO và đơn đó cũng trở thành văn bằng bảo hộ trong trường hợp nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ tại các nước nói trên. Như vậy, nếu nhãn hiệu đăng ký theo ước Madrid được bảo hộ tại Việt Nam thì văn bằng bảo hộ sẽ là đăng ký quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá như đối với các nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại Cục sở hữu công nghiệp.

Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, theo Thoả ước Madrid phải dựa trên cơ sở đã được đăng ký tại nước xuất xứ.

Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ của hàng hoá trong nước là 10 năm và có thể được gia hạn thêm, con thời hạn hiệu đăng ký quốc tế về nhãn hiệu là 20 năm và có thể được gia hạn thêm.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 44 - 46)