Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 73 - 74)

II. Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.

1. Các giải pháp vĩ mô.

1.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp.

Nâng cao hiểu biết xã hội đối với việc bảo hộ sở hữu công nghiệp là một việc làm cấp bách và cũng là biện pháp hiệu quả lâu dài nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu công nghiệp được thực thi nghiêm chỉnh. Nội dung của công tác này không phải chỉ là đơn thuần là tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá mà phải bao gồm nhiều nội dung khác như quảng bá nhãn hiệu đã được bảo hộ cũng như giá trị của nó, các đặc điểm của hàng hoá mang các dấu hiệu vi phạm cũng như đảm bảo cho xã hội các nguồn thông tin kịp thời, chính xác về tình trạng bảo hộ sở hữu công nghiệp dưới nhiều dạng khác nhau. Cần đặc biệt lưu ý các đối tượng sau để có các nội dung thích hợp: các Cơ quan thực thi, quản lý chuyên ngành, các tổ chức xã hội, đặc biệt lưu ý đến các tổ chức đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như các Hiệp hội ngành nghề, các phương tiện truyền thông đại chúng, các trường học, cơ quan nghiên cứu.

Xây dựng uy tín thương hiệu cho hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu Việt Nam (Vietnam Value Inside) là chương trình dự thảo của Cục xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam xây dựng nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường quốc tế. (Mục lục 4)

Trong bối cảnh thương hiệu Việt Nam chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới thì việc hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm xây dựng một hình ảnh chung cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam và quảng bá hình ảnh chung đó một cách mạnh mẽ trên thị trường quốc tế là cách làm có thể tiết kiệm thời gian và chi phí, đem lại hiệu quả cao hơn so với việc xây dựng chỗ đứng trên thị trường cho từng thương hiệu nhỏ lẻ.

Trên thực tế nhiều nước đã áp dụng thành công mô hình này, điểm hình là Australia, New Zealand và Thái Lan. Mô hình quảng bá này được áp dụng thông qua việc dán một biểu trưng chung cho các loại hàng hoá có xuất xứ từ một nước. Biểu trưng này đại diện cho nền sản xuất trong nước và là hình ảnh đặc trưng của nước đó trên thị trường thế giới, góp phần tăng thêm trị giá gia tăng cho sản phẩm.

Biểu trưng này sẽ được quảng bá rộng rãi tại nước nhập khẩu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, ấn phẩm, báo chí…Đây là thời điểm thích hợp vì Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu được một số hàng hoá có chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh nhất định. Việc dán biểu trưng trên cũng giúp cho các mặt hàng mới của ta thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, để đảm bảo chương trình thành công, cần phải xây dựng Vietnam Value Inside thành một chương trình quốc gia, với sự tham gia của các Bộ/Ngành liên quan với sự chỉ đạo của Chính phủ.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w