Doanh nghiệp dành chi phí đào tạo nhân sự có chuyên môn phụ trách về mảng nhãn hiệu hàng hoá của công ty.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 81 - 84)

II. Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.

2. Biện pháp vi mô phát triển bảo hộ bản quyền nhãn hiệu.

2.5. Doanh nghiệp dành chi phí đào tạo nhân sự có chuyên môn phụ trách về mảng nhãn hiệu hàng hoá của công ty.

về mảng nhãn hiệu hàng hoá của công ty.

Vấn đề tạo dựng, duy trì hình ảnh doanh nghiệp là nhiệm vụ của phòng Marketing. Nhưng thực tế các cán bộ kinh doanh Marketing trong các công ty Việt Nam đều là những người không hiểu biết nhiều về những quy định pháp lý liên quan tới bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu lớn khác, nên không biết cách hoạch định chiến lược cụ thể về nhãn hiệu hàng hoá đối với công ty. Chính con người là nhân tố quan trọng nhất làm nên những điều tưởng chừng như không thể. Doanh nghiệp làm ăn lâu dài nên chú trọng đến vấn đề đầu tư cho nhân viên của mình những hiểu biết sâu sắc về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm .

Kết luận chương .

Trong chương này, chúng ta đã nêu rõ được tầm quan trọng của việc bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm đối với doanh nghiệp cũng như đối với xã hội. Trước thực trạng nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam đang bị xâm phạm nặng nề như hiện nay thì việc bảo hộ bản quyền nhãn hiệu hàng hoá đã là một đòi hỏi mang tính thiết, không thể trì hoãn được nữa. Trách nhiệm này không chỉ phụ thuộc vào sự cố gắng tự bảo vệ mình của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc một phần lớn vào vai trò của nhà nước, người nắm giữ quyền hành và sứ mệnh quan trọng nhất. Khoá luận đã nêu lên một số biện pháp vi mô và vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả của bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong Marketing Quốc tế.

LỜI KẾT

Nhãn hiệu sản phẩm không chỉ đơn thuần là dấu hiệu phân biệt người sản xuất, quan trọng hơn nó là một tài sản của doanh nghiệp. Nhãn hiệu đóng vai trò quyết định trong việc xúc tiến bán hàng. Để xây dựng và khuyếch trương thành công một nhãn hiệu đòi hỏi doanh nghiệp phải hết sức cố gắng đầu tư tiền của, chất xám và tâm huyết. Nhưng xây dựng được nhãn hiệu đã khó, bảo vệ nó lại càng khó hơn. Một nhãn hiệu càng nổi tiếng càng dễ bị xâm phạm quyền nhãn hiệu. Nạn làm hàng giả, cố tình sử dụng những thủ đoạn tinh vi tạo khả năng nhầm lẫn cho người tiêu dùng…đang xảy ra tràn lan. Vì vậy rất cần thiết phải bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm một cách chặt chẽ và hiệu quả.

Trên thế giới, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề bảo hộ bản quyền nhãn hiệu đã được thiết lập khá hoàn thiện và có hệ thống. Các nước trong tổ chức thương mại thế giới (WTO) đều phải tuân theo các quy định của TRIPS, gần đây nhất là Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá đã ra đời quy định các thủ tục tối đa làm đơn giản hoá thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Bài khoá luận trình bày khá chi tiết các quy định pháp lý về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm của thế giới, của ba trung tâm kinh tế lớn Mỹ, EU và Nhật Bản. Pháp luật về vấn đề này rất đáng quan tâm vì nó là cơ sở để các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp và biết cách tự bảo vệ quyền lợi của mình. Bản quyền nhãn hiệu sản phẩm ở Việt Nam đang là một vấn đề mới mẻ. Hệ thống văn bản pháp quy về bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm của Việt Nam còn tồn tại những điểm chưa phù hợp với thế giới. Do đó, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp với những đòi hỏi của WTO và đòi hỏi mang tính tất yếu của sự pháp triển kinh tế đất nước. Việt Nam mới bắt đầu tham gia vào thương mại quốc tế, các doanh nghiệp còn rất bở ngỡ với việc phải bảo vệ thương hiệu của mình, do đó xảy ra tình trạng nhãn hiệu hàng hoá bị ăn cắp, một số mặt hàng không có chỗ đứng trên thương trường vì không xây dựng được một nhãn hiệu cho mình. Cuộc chiến

cá catfish với Mỹ là sự xung đột thương mại giữa hai nước Việt Nam và Mỹ. Đây là vấn đề thời sự thương mại không chỉ làm đau đầu các doanh nghiệp mà còn là vấn đề cần quan tâm của các bộ nghành, của chính phủ. Đứng trước thực trạng này, việc bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bài khoá luận đã nêu lên một số giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trong Marketing Quốc tế.

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn phải giải quyết, nhưng nếu doanh nghiệp Việt Nam đi đúng hướng và có được sự quan tâm, hỗ trợ của chính phủ thì vấn đề sẽ được giải quyết tốt đẹp. Chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM TRONG MARKETING QUỐC TẾ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w