MỤC LỤC
(3) Điều 6ter quy định các nước thành viên Liên hợp thoả thuận từ chối hoặc huỷ bỏ việc đăng ký, ngăn cấm bằng biện pháp thích hợp việc sử dụng làm nhãn hiệu hoặc thành phần nhãn hiệu mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền các quốc huy, quốc kỳ hoặc các biểu tượng quốc gia khác của các nước thành viên liên hiệp, các dấu hiệu kiểm tra, xác nhận hoặc bảo đảm chính thức được các nước đó chấp nhận và bất cứ sự bắt chước nào mang đặc điểm huy hiệu. Ngoài ra, Hiệp ước loại bỏ một số yêu cầu được coi là ghánh nặng, ví dụ như hợp pháp hoá chữ ký (điều 8(4)), và cuối cùng Hiệp ước đề ra một số điểm thuận lợi cho việc tiến hành một các thủ tục, ví dụ như các nước thành viên phải chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ cho nhiều nhóm hàng hoá (điều 3(5)), bằng cách cho phép tách đơn hoặc đăng ký (Điều 7), và bằng cách quy định ra một số mẫu tờ khai quốc tế mà cơ quan nhãn hiệu hàng hoá của tất cả các nước thành viên phải tuân theo.
Nắm giữ hoặc nhập khẩu những vật phẩm (được sử dụng bởi những người mà dịch vụ cung cấp tới và đối với hàng hoá dịch vụ mà nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nhãn hiệu tương tự được dán lên) trong việc cung cấp những hàng hoá dịch vụ chỉ định hoặc hàng hoá dịch vụ tương tự hàng hoá dịch vụ chỉ định vì mục đích sử dụng những vật phẩm này trong việc cung cấp những hàng hoá dịch vụ trên. Chuyển giao hoặc phân phối những vật phẩm (những thứ dùng để sử dụng bởi người mà những hàng hoá hoặc dịch vụ cung cấp tới và thứ mà những nhãn hiệu đã đăng ký hoặc những nhãn hiệu tương tự nó được dán lên đó) trong việc cung cấp các hàng hoá dịch vụ chỉ định vì mục đích làm cho những vật phẩm đó được sử dụng trong việc cung cấp các dịch vụ trên hoặc các hành động nắm giữ, nhập khẩu những vật phẩm đó vì mục đích chuyển nhượng, phân phối.
Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu (khoản 2 Điều 6 chươngII) : có quyền ngăn cản tất cả những người không được phép của chủ sở hữu khỏi việc sử dụng trong kinh doanh các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho các hàng hoá và dịch vụ trùng với những hàng hoá và dịch vụ đã được đăng ký của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn. Pháp luật phải công nhận những điều kiện phát sinh ngoài ý muốn của chủ nhãn hiệu hàng hoá gây cản trở cho việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, chẳng hạn như việc chính phủ hạn chế nhập khẩu hoặc quy định các yêu cầu khác đối với các hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hoá là lý do chính đáng của việc không sử dụng (Khoản 9 Điều 6 chương II). Một bên có thể từ chối đăng ký nhãn hiệu hàng hoá gồm hoặc chứa các dấu hiệu trái đạo đức, mang tính lừa dối hoặc gây tai tiếng, hoặc dấu hiệu có thể bêu xấu hoặc hiểu sai về một người đang sống hay đã chết, tổ chức, tín ngưỡng hoặc biểu tượng quốc gia của một bên hoặc làm cho đối tượng đó bị khinh thị hoặc mất uy tín.
Trong các quyết định xử lý xâm phạm phải xem xét các yêu cầu của bên có quyền bị xâm phạm, đặc biệt các yêu cầu về việc buộc phải chấm dứt xâm phạm, bồi thường thoả đáng thiệt hại, chi trả chi phí cho vụ kiện kể cả chi phí luật sư đại diện, trong trường hợp hai bên tranh chấp (kiện cáo) không thống nhất mức thiệt hại thì cơ quan tư pháp có quyền ấn định mức bồi thường.
Đánh giá về thực trạng bản quyền nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá trên thị trường Việt Nam, một doanh nhân, nhà nghiên cứu kinh tế học người Mỹ đã nói rằng: “Trên thị trường Việt Nam, việc vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu sản phẩm xảy ra tràn lan và còn thiếu các biện pháp cưỡng chế thi hành.” Đây có lẽ là lời nhận xét tổng quát nhất về tình hình thị trường Việt Nam. Hành vi vô tình là hiện tượng nhà sản xuất không biết nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký độc quyền sử dụng, nên đã vô tình sử dụng yếu tố mang tính đặc trưng hay yếu tố có thể gây nhầm lẫn giữa nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ và nhãn hiệu của mình và không biết đấy là hiện tượng vi phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Nhưng sự việc được tranh cãi khá quyết liệt khi Cục sở hữu công nghiệp đưa ra công văn 550/CN kết luận rằng: “Việc sản xuất lưu hành sản phẩm nhãn hiệu như khiếu nại (theo khiếu nại của ICI) là có thật và việc sử dụng nhãn hiệu đó không được sự đồng ý của công ty Imperical Chemical Industries PLC thì đó là hành vi xâm phạm bản quyền sở hữu của chủ nhãn hiệu được quy định tại Điều 805 Luật Doanh nghiệp”.
Theo nhận xét của ngài Felipe Placios Sureda, Bí thư thứ 2 của phái đoàn châu Âu tại Việt Nam nói: “Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu thông qua nước thứ 3, nên hàng hoá bị mang nhãn hiệu của doanh nghiệp thuộc nước thứ ba đó, và như vậy, tiếng tăm uy tín của hàng nông sản Việt Nam nói riêng đã không được thế giới biết đến”.
Các công ty mới bắt đầu khởi nghiệp phải bỏ một lượng vốn rất lớn cho việc nghiên cứu và tung ra thị trường sản phẩm phù hợp nhu cầu người tiêu dùng và phương pháp kinh doanh, quản lý hiệu quả… mà rủi ro cũng rất cao, hoặc nếu giả dụ có thành công thì doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian sau để hoàn lại vốn nghiên cứu cơ bản và nếu thất bại thì xoá sổ cùng với nợ nần. Đối với công ty được chuyển nhượng thương hiệu thì bên cạnh những thuận lợi bước đầu trong kinh doanh, công ty cũng phải chịu sự quản lý chặt chẽ của người chuyển nhượng, những điều kiện ràng buộc quyền của người nhận chuyển nhượng làm cho việc phát triển kinh doanh rất khó khăn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được nhượng quyền chuyển nhượng phải chú ý tới các điều kiện sau trước khi quyết định ký hợp đồng: chất lượng sản phẩm, đối tượng mua như thế nào, điều kiện mua sản phẩm (giá và đào tạo nhân viên), thời gian hiệu lực của hợp đồng thương hiệu, khả năng thực sự của doanh nghiệp mình cũng như doanh nghiệp chuyển nhượng thương hiệu.
Số liệu thống kê về kết quả bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm ở Việt Nam cho thấy số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của người nước ngoài nộp trực tiếp vào cục sở hữu công nghiệp hoặc gián tiếp qua Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã và đang ngày một tăng lên.
Cần chú ý quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng để bảo đảm được việc bồi thường nhanh chóng và có khả năng ngăn ngừa được các vi phạm tiếp theo; tạo ra hàng rào bảo vệ hoạt động thương mại hợp pháp và bảo đảm chống lại sự lạm dụng các thủ tục đó cản trở việc thực hiện quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá. Nội dung của công tác này không phải chỉ là đơn thuần là tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá mà phải bao gồm nhiều nội dung khác như quảng bá nhãn hiệu đã được bảo hộ cũng như giá trị của nó, các đặc điểm của hàng hoá mang các dấu hiệu vi phạm cũng như đảm bảo cho xã hội các nguồn thông tin kịp thời, chính xác về tình trạng bảo hộ sở hữu công nghiệp dưới nhiều dạng khác nhau. Trong bối cảnh thương hiệu Việt Nam chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới thì việc hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm xây dựng một hình ảnh chung cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam và quảng bá hình ảnh chung đó một cách mạnh mẽ trên thị trường quốc tế là cách làm có thể tiết kiệm thời gian và chi phí, đem lại hiệu quả cao hơn so với việc xây dựng chỗ đứng trên thị trường cho từng thương hiệu nhỏ lẻ.
Nhưng thực tế các cán bộ kinh doanh Marketing trong các công ty Việt Nam đều là những người không hiểu biết nhiều về những quy định pháp lý liên quan tới bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu lớn khác, nên không biết cách hoạch định chiến lược cụ thể về nhãn hiệu hàng hoá đối với công ty.