1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của chu lai sau 1980 luận văn tốt nghiệp đại học

86 910 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 449,5 KB

Nội dung

Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn ******************** HìNH TƯợng ngời lính trong tiểu thuyết của chu lai sau 1980 KhóA LUậN TốT NGHIệP đại học Chuyên ngành: văn học việt nam Giáo viên hớng dẫn : ThS. Ngô Thái Lễ Sinh viên thực hiện : Lê Thị Linh Lớp : 48A - Ngữ Văn Vinh, 2011 1 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Lịch sử nghiên cứu 3 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu . 6 3.1. Đối tượng 6 3.2. Nhiệm vụ 6 4. Phương pháp nghiên cứu . 6 4.1. Phương pháp phân tích . 6 4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu . 6 4.3. Phương pháp tổng hợp 6 5. Cấu trúc của khóa luận 7 Chương 1: VĂN HỌC VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VIẾT VỀ NGƯỜI LÍNH 1.1 Hình tượng người lính cách mạng trong văn học từ 1945 – 1975 8 2 1.2. Hình tượng người lính cách mạng trong văn học sau 1975 11 1.3. Vị trí văn học sử của nhà văn Chu Lai . 15 1.4. Tiểu thuyết của Chu Lai viết về người lính 17 Chương 2: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI SÁNG TÁC SAU 1980 XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Cảm hứng chủ đạo trong việc thể hiện hình tượng người línhtiểu thuyết của Chu Lai sau 1980 20 2.2. Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của Chu Lai sau 1980 . 28 2.2.1. Người lính với những giá trị truyền thống… .… . 28 2.2.2. Người lính cô đơn, lạc lõng giữa cuộc sống đời thường …… . 36 2.2.3. Người lính tha hóa, biến chất trong cuộc sống mới……………… . 40 2.2.4. Những số phận không gặp may mắn trong cuộc sống mới…… . 46 2.2.5. Những số phận thành công trong cuộc sống mới……………… 57 Chương 3: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI SAU 1980 XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 3.1. Kết cấu tiểu thuyết……………………………………………………… 62 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật…………………… .… . 65 3 3.3. Nghệ thuật trần thuật…………… .…………… . 75 KẾT LUẬN………………………………………… . 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 Lời cảm ơn Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Ngô Thái Lễ - cán bộ giảng dạy trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình làm khóa luận thầy đã luôn góp ý, định hướng, sửa chữa để giúp em không bị lạc lối trong biển kiến thức mênh mông. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn đã có những đóng góp bổ sung cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Thông qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận một cách hiệu quả. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những góp ý chân thành từ phía các thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lê Thị Linh 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta luôn phải đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Cũng từ đây, chúng ta thấy được sức mạnh của một dân tộc nhỏ bé với những con người kiên cường anh dũng, đã dám đứng dậy chống lại những kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất để giữ vững nền độc lập cho dân tộc. Ở đây người lính luôn là hình tượng trung tâm xuyên suốt, là biểu tượng cao nhất về vẻ đẹp người anh hùng thời hiện đại. Họ vượt lên tất cả để quyết một lòng phụng sự dân tộc bảo vệ đất nước không chỉ trong thời chiến mà ngay cả khi hòa bình đã lập lại. Cuộc sống thời hậu chiến với bao điều phức tạp xô bồ, một lần nữa người lính lại là đề tài được các văn nghệ sỹ đặc biệt quan tâm phản ánh. Những người lính, họ trở về, có người lành lặn, có người để lại một phần tâm hồn và máu thịt trong những dải rừng xanh ngút ngàn, có những người một đi không bao giờ trở lại. Những người ra đi vĩnh viễn cho sự nghiệp của Tổ quốc mãi mãi được tôn vinh, những người trở về họ lại tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu mới. Liệu phẩm chất người lính Cụ Hồ có còn giữ mãi được trong họ khi bước vào cuộc sống mới với bao cạm bẫy đang chờ đón. Đây là một câu hỏi lớn chưa thể có lời đáp rõ ràng. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu vào một số khía cạnh để làm rõ vấn đề này. 1.2. Chiến tranh kết thúc đất nước ta bước vào một vận hội mới. Trước những chuyển biến của đất nước, văn học Việt Nam được đặt vào một tình thế mới đầy thử thách. Điểm mấu chốt là hiện thực hôm nay mới mẻ hơn, nhiều chiều hơn so với hiện thực ba mươi năm qua mà nhà văn quen phản ánh. Tuy nhiên, lịch sử mới cũng tạo điều kiện cho nhà văn thể hiện khả năng của mình một cách mạnh mẽ nhất. Lúc này, các nhà văn có điều kiện khai thác, khám phá đến tận vĩ tầng sâu nhất của đời sống hiện thực mà không bị hạn chế bởi bất kỳ một quy định nào. Tuy hiên bên cạnh việc nhà văn vừa có cơ hội thể hiện mình thì họ cũng chịu thử thách lớn của nghệ thuật đặt ra. Nhà văn phải tìm tòi, đổi 6 mới cảm hứng sáng tác của mình. Có người chững lại, không hoà nhập được xu thế, có người tự tìm cho mình những nguồn mạch mới, phản ánh những vấn đề tưởng quá đỗi bình thường nhưng lại tạo một hiệu quả cao trong một cái nhìn mới mẻ, đầy tính thuyết phục đã có những tác phẩm khẳng định được chỗ đứng của mình trong lòng độc giả như: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thời xa vắng (Lê Lựu), Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai…Trong đó, Chu Lai không phải là người mở đầu nhưng ông là một trong số ít người viết tập trung và đạt được nhiều thành công trong đề tài này. Chu Lai là một tác giả đứng ở địa vị từng là một người lính, ông có một bề dày thực tế phong phú và sự chiêm nghiệm sâu sắc từ hiện thực chiến tranh, ông không bằng lòng với những gì đã có. Với ông, chiến tranh không chỉ là chuyện sống chết mà cao hơn là giá trị nhân văn, giá trị hiện thực. Chu Lai, bằng sự nhạy cảm của một tài năng văn học, bằng sự trải nghiệm của người lính trở về sau chiến tranh hoà chung vào tinh thần đổi mới văn học, ông đã phát hiện ra vấn đề. Ông đã tự làm mới mình và tạo nên một phong cách riêng độc đáo khi viết về hình tượng người lính trở về sau chiến tranh. 1.3. Trong cuộc sống hôm nay, do sự tác động nhiều mặt của đời sống, nhiều thế hệ trẻ chưa hiểu hết được ý nghĩa cuộc chiến vĩ đại của dân tộc và chưa biết trân trọng biết ơn những gì mình được thừa hưởng tù những con người đã hy sinh vì màu cờ của Tổ quốc chịu mất mát một phần máu thịt cho họ có cuộc sống như ngày hôm nay. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn mới về hình tượng người lính trong thời bình trong tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai. Qua đó đem lại những giá trị tinh thần to lớn để cuộc sống hôm nay ngày càng tốt đẹp hơn. Đó là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài: Hình tượng người lính trong tiểu thuyế củat Chu Lai sau 1980. 7 2. Lịch sử nghiên cứu Trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học, đã có nhiều bài viết và một số công trình trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến hình ảnh người lính ở hai phương diện: người anh hùng trận mạc và người lính trong cuộc sống đời thường. Nhà văn Chu Lai sau chiến tranh được xem là một cây bút có đóng góp nổi bật ở lĩnh vực tiểu thuyết viết về chiến tranh và người lính cách mạng, ông tạo được sự thu hút tranh luận trong giới nghiên cứu nói riêng và bạn đọc nói chung. Viết về Chu Lai và tác phẩm của ông có những ý kiến bàn luận trong các bài viết sau: 1. Hồng Diệu (1991), “Vấn đề của tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc ”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 05. 2. Hồng Diệu (1994), “Chiến tranh và người lính qua một số truyện ngắn”, Tạp chí tác phẩm mới số 16. 3. Phan Cự Đệ, “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 03. 4. Trần Quốc Huấn (2005), “Người chiến sĩ viết văn hôm nay, đội ngũ kế tục những nhà văn chiến sỹ”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 12. 5. Chu Lai (1992) “Trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng”, báo Văn nghệ số 29. 6. Bùi Việt Thắng, “Những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau 1975, năm mươi năm Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám”, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 1996. 7. Lý Hoài Thu (2001), “Tiểu thuyết tầm vóc hiện thực và con người”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 02. 8. Xuân Thiều (1994) “Điểm qua các tác phẩm được giải thưởng văn học về đề tài chiến tranh và lực lượng vũ trang của Hội nhà văn”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 5. 8 9. Nguyễn Thanh Tú (2002), “Cuộc đời dài lắm - một tiểu thuyết có sức hấp dẫn”, Văn nghệ Quân đội tháng 01. Nhìn chung, trong các bài viết trên, các ý kiến đi theo hai hướng nội dung và nghệ thuật. Về nội dung: Tiêu biểu như tác giả: Nguyễn Thanh Tú nhấn mạnh: “Nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai là kiểu nhân vật vừa có chiều sâu lại vừa có cá tính và dường như thân phận của các nhân vật đó ngoài đời vốn cũng đã đầy những bi kịch” [31, 6] Ý kiến của Hồng Diệu: “Tiểu thuyết Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề nhưng bao trùm lên tất cả là những người lính sau chiến tranh, rồi chiến trường trở về, người thì tha hoá, người thì bước vào cuộc chiến đấu mới. Cuộc chiến đấu của những người lương thiện chống kẻ bất lương, mà thật trớ trêu thay: Có những người trước kia là đồng đội của nhau giờ đứng trên hai mặt trận đối lập nhau” [5, 9] Nguyễn Hương Giang nhận xét: “Phố của Chu Lai là cuốn tiểu thuyết trong tiểu thuyết: Một cuốn về gia đình Thảo – Nam với sự phá vỡ và làm tan nát những giá trị truyền thống, một cuốn khác về cuộc đời Lãm, một người lính từ hai bàn tay trắng đi lên, bảo vệ và tha thiết giữ gìn những giá trị ấy. Cái chết thương tâm của Thảo , Lãm ở cuối tác phẩm đẩy suy nghĩ của người đọc về hai hướng khác nhau nhưng đều thấm đượm nỗi buồn cao cả”. [9, 10 ] Lý Hoài Thu cũng nhận định: “Dù trực tiếp viết về dĩ vãng mịt mù bom đạn hay chuyển dịch sang tiếp nhận những “kênh” thông tin mới xô bồ của cuộc sống hiện đại, bao giờ Chu Lai cũng nghiền ngẫm suy tư về hiện thực với nhiẹt tâm và lòng trung thực của người lính” trong tập truyện ngắn Phố nhà binh Lý Hoài Thu viết: “Nếu như trước kia, nhân vật được anh mô tả chủ yếu trong cốt cách anh hùng trận mạc thì hiện nay… Chu Lai tập trung khai thác quãng đời thứ hai: quãng đời phía sau chiến trận của người lính” [31, 15] Về phương diện nghệ thuật: Có ý kiến của Phan Cự Đệ: “Tiểu thuyết Chu Lai không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà có trong các 9 biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm “dòng ý thức”, nghệ thuật đồng hiện và có những thành công nhất định” [8, 18]. Hay đánh giá của Hồng Diệu: “Ông đánh giá cao nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách tạo tình huống, những xung đột đặc biệt là cái nhìn khá mạnh dạn của Chu Lai. Ông nói rằng: “Vòng tròn bội bạc của Chu Lai có những trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải đuổi theo câu chuyện đến cùng” [5, 9] Bích Thu trong bài viết Những nỗ lực sáng tạo của tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới cũng khẳng định: “Với Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai muốn gửi đến bạn đọc thông điệp đừng lãng quên quá khứ. Nhân vật Hai Hùng với tư cách người kể chuyện xưng tôi trong tác phẩm để từ một sự việc cụ thể của hiện tại gợi lại trong ký ức của anh những kỷ niệm đã qua. Nhân vật chìm trong hồi tưởng. Trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng bất chợt như những dòng chảy, thay thế nhau, đan xen nhau một cách lạ lùng, phi lôgic. Đó là dòng chảy tự nhiên của ý thức con người, trong dòng chảy đó bộc lộ những bí mật của nội tâm nhân vật” [23, 590- 591]. Ở một chỗ khác, Bích Thu lại đề cập đến một khía cạnh của thi pháp tiểu thuyết sau 1975 và trong tiểu thuyết Chu Lai: “Nhiều tiểu thuyết sau những năm đổi mới đeén nay đã sử dụng mô típ giấc mơ, giấc mơ chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giả mã thể giới vô thức của con người. Thủ pháp này thể hiện rõ trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai ” [23, 590] Những công trình ý kiến bàn luận về nhà văn Chu Lai và những sáng tác của ông cho ta một cái nhìn khá đầy đủ về hình tượng người lính trong sáng tác của Chu Lai và nghệ thuật thể hiện trong đó. Tuy nhiên, có thể nói nghiên cứu về hình tượng người lính trong tiểu thuyết Chu Lai sau 1980 còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ. Ý kiến của những người đi trước là những gợi ý, những tư liệu quý giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề người lính trong tiểu thuyết Chu Lai sau 1980 trong một cái nhìn tập trung và hệ thống nhất. 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w