1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng trồng đậu tương tại xã hưng xá, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

55 620 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Khả năng đặc biệt của cây đậu tương là có khả năng cố định đạm khí trời để sử dụng, làm giàu đạm trong đất nhờ vi khuẩn nốt sần Rhizobium cộng sinh... Lương thực một vấn đề cơ bảncủa ngư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

THỰC TRẠNG TRỒNG ĐẬU TƯƠNG TẠI

XÃ HƯNG XÃ, HUYỆN HƯNG NGUYÊN,

TỈNH NGHỆ AN

Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Đình Châu Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Giáng

VINH – 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, cán bộ Sở NN & PTNT, nhân dân và bạn bè.

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sĩ: Nguyễn Đình Châu, người thầy kính mến luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ từ những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của tôi.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, trong khoa Sinh học, phòng thí nghiệm Di truyền-Vi sinh, phòng thí nghiệm Hóa sinh, Trường Đại học Vinh cùng tất cả bạn bè và người thân luôn giúp đỡ động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ Sở Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, Phòng Nông nghiệp huyện Hưng Nguyên, nhân dân xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã tận tình giúp đỡ tôi để đề tài này được hoàn thành

Tuy đã có nhiều cố gắng, song bản thân đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ CÂY ĐẬU TƯƠNG 3

1.1.Nguồn gốc cây đậu tương 3

1.2 Giá trị của cây đậu tương 4

1.2.1 Giá trị về mặt thực phẩm 4

1.2.2 Giá trị về mặt công nghiệp 6

1.2.3 Giá trị về mặt nông nghiệp 6

1.3 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới, trong nước và tỉnh Nghệ An 6

1.3.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 6

1.3.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở trong nước 7

1.3.3 Tình hình sản xuất đậu tương ở Nghệ An 9

1.4 Sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương 10

1.4.1 Giai đoạn nảy mầm-cây con 10

1.4.2 Giai đoạn sinh trưởng thân, lá 11

1.4.3 Giai đoạn ra hoa 12

1.4.4 Giai đoạn hình thành quả và hạt 12

1.5 Kỹ thuật trồng cây đậu tương 12

1.5.1 Giống đậu tương 12

1.5.2 Chọn đất và kỹ thuật làm đất 13

1.5.3 Chuẩn bị hạt giống 14

1.5.4 Thời vụ gieo hạt 15

1.5.5 Mật độ gieo trồng 16

1.6 Dinh dưỡng cây đậu tương 17

1.6.1 Phân đạm 18

1.6.2 Phân lân và vôi 18

1.6.3 Phân kali 18

Trang 4

1.6.4 Phân vi lượng 18

1.6.5 Qui trình bón phân 18

1.7 Phòng trừ sâu bệnh hại đậu tương 19

1.7.1 Sâu hại 20

1.7.2 Bệnh hại 21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU25 2.1 Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined. 2.1.1.Giống đậu tương địa phương Nghệ An 25

2.1.2 Giống đậu tương DT84 26

2.1.3 Giống đậu tương DT96 26

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 27

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 27

2.3 Nội dung nghiên cứu của đề tài 27

2.4 Phương pháp nghiên cứu 27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

3.1 Tỷ lệ nảy mầm của ba giống đậu tương 31

3.2 Cường độ hô hấp của ba giống đậu tương ở giai đoạn nảy mầm 32

3.3 Kết quả định lượng hàm lượng dầu của ba giống đậu tương 33

3.4 Kết quả xác định các yếu tố liên quan đến năng suất của 3 giống đậu tương 35

3.5 Kết quả điều tra về sử dụng các giống đậu tương, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật 36

3.5.1 Kết quả điều tra về sử dụng các giống đậu tương, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, ứng dụng KHKT theo chỉ đạo của huyện 36

3.5.2 Kết quả điều tra về sử dụng các giống đậu tương, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, ứng dụng KHKT của xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 388

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 433

TÀI LIỆU THAM KHẢO 455

Trang 5

có từ lâu đời, được xem là loại “cây kì lạ”, “vàng mọc từ đất”, “cây thần diệu”,

“cây đỗ thần”, “cây thay thịt” v.v Sở dĩ đậu tương được người ta đánh giá caonhư vậy chủ yếu là do giá trị kinh tế của nó Vì vậy trong chiến lược phát triểnkinh tế nông nghiệp và nông thôn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn xem cây đậu tương là cây kinh tế trọng điểm của nước ta

Trong những năm gần đây cây đậu tương đang được quan tâm ở nước tabởi những giá trị kinh tế và dinh dưỡng của nó Tiềm năng của cây đậu tươngcòn rất lớn do vậy có thể tăng diện tích trồng cây đậu tương và tiến hành ápdụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất có thể nâng cao năng xuất

Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trungbình khoảng 38-40%, lipit từ 18-20%, giàu nguồn sinh tố và muối khoáng Hạtđậu tương là loại thực phẩm duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời

cả protit và lipit Protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong số cácprotein có nguồn gốc thực vật Hàm lượng protein trong hạt đậu tương cao hơn

cả hàm lượng protein trong cá, thịt và cao gấp hai lần các loại đậu đỗ khác

Trong công nghiệp người ta sử dụng đậu tương vào việc chế biến cao sunhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt lỏng bôi trơntrong ngành hàng không

Cây đậu tương còn được đánh giá rất cao trong công nghiệp thức ăn giasúc, chiếm 60% giá trị toàn bộ thức ăn có đạm Đồng thời thân và lá cây đậutương còn được sử dụng làm phân xanh rất tốt

Khả năng đặc biệt của cây đậu tương là có khả năng cố định đạm khí trời

để sử dụng, làm giàu đạm trong đất nhờ vi khuẩn nốt sần Rhizobium cộng sinh

Trang 6

Đặc biệt những năm gần đây với việc chuyển đổi cơ chế quản lí sản xuấtnông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Lương thực một vấn đề cơ bảncủa người dân Việt Nam đã được giải quyết, từ đó người nông dân có nhiều điềukiện sản xuất những ngành, những cây có giá trị kinh tế cao, mà trong đó câyđậu tương là một trong những mũi nhọn chiến lược kinh tế trong việc bố trí sảnxuất và khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới.

Tuy nhiên, muốn trồng và sản xuất đậu tương có hiệu quả kinh tế caochúng ta cần nắm được những đặc trưng nông học, sinh lí, sinh thái… của câyđậu tương để làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng các biện pháp kĩ thuậtgieo trồng, chăm sóc thích hợp Xuất phát từ lí do trên tôi đã tham gia nghiêncứu đề tài: “Thực trạng trồng đậu tương tại xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên,tỉnh Nghệ An”

2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

* Mục đích: Nhằm điều tra tình hình trồng đậu tương tại xã Hưng Xá, huyệnHưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

* Yêu cầu:

- Xác định chỉ tiêu sinh hóa: Hàm lượng dầu ở đậu tương

- Xác định chỉ tiêu sinh lí: Cường độ hô hấp ở đậu tương

- Điều tra về giống đậu tương, kỹ thuật gieo trồng, mức phân bón, sâu bệnh hại

và cách phòng trừ ở xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ CÂY ĐẬU TƯƠNG

1.1.Nguồn gốc cây đậu tương

Cây đậu tương là một loại cây trồng cổ của nhân loại, nguồn gốc cụ thểcủa nó vẫn chưa được làm rõ [3][4][13]

Căn cứ vào “Thần nông bảo kinh” và một số di tích trên đá, mai rùa,xương súc vật…thì cây đậu tương có nguồn gốc ở phương Đông (Đông Á) đượccon người biết đến cách đây khoảng 5000 năm và được trồng vào thế kỉ XI trướccông nguyên [13]

Một số nhà khoa học cho rằng, cây đậu tương xuất hiện đầu tiên ở lưu vựcsông Trường Giang (Trung Quốc) Tôn Tĩnh Đông và Hymowitz (1970) phântích cổ ngữ và cho rằng: chữ “Soi-a” của nhiều nước trên thế giới (Nga, Anh,Pháp…) là xuất phát từ chữ “Shu” của Trung Quốc Theo Morre (1950) viết ghichú đầu tiên về loại cây trồng này nằm trong cuốn “Bản thảo cương mục”, cuốnsách này mô tả những cây trồng ở Trung Quốc do vua Thần Nông viết năm 2838trước công nguyên Cây đậu tương được xem là cây quan trọng được xếp vàocây lấy hạt quan trọng là: lúa nước, đậu tương, lúa mì, đại mạch, cao lương (kê),quyết định sự tồn tại của nền văn minh Trung Quốc [3][13]

Theo Nogata, cây đậu tương được du nhập vào Triều Tiên và Nhật Bảnkhoảng 200 năm trước công nguyên

Năm 1765, Samuel Bowen đưa đậu tương từ Trung Quốc sang HoaKỳ[16]

Ở Châu Mĩ cây đậu tương được nói đến từ năm 1804, nhưng mãi đến năm

1924 mới được trồng [13]

Từ năm 1790 cây đậu tương đã được các nhà truyền giáo mang từ TrungQuốc về trồng ở vườn thực vật ở Pari và Hoàng Gia Anh [3][4]

Trang 8

Đậu tương là một loại cây trồng cổ xưa nhất, nhưng đậu tương mới đượcđưa vào gieo trồng Vì trên thực tế đến cuối thế kỉ XIX đậu tương mới chỉ đượctrồng ở Trung Quốc và 30 năm đầu của thế kỉ XX sản xuất đậu tương chỉ tậptrung ở Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên [13][17].

Hiện nay người ta đã tiến hành lai tạo để từ giống đậu tương hoang dại trởthành nhiều giống đậu tương mới có năng suất và chất lượng cao

1.2 Giá trị của cây đậu tương [6]

Đậu tương là cây trồng cạn, ngắn ngày có giá trị kinh tế cao Khó có thểtìm thấy cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương Sản phẩm của

nó làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho côngnghiệp, hàng xuất khẩu và là cây cải tạo đất tốt Vì thế cây đậu tương được gọi

là “Ông Hoàng trong các loại cây họ đậu” Sở dĩ cây đậu tương được đánh giánhư vậy bởi lẽ cây đậu tương có giá trị rất toàn diện [6]

1.2.1 Giá trị về mặt thực phẩm

Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng proten trungbình khoảng từ 35.5-40% Trong khi đó hàm lượng protein trong gạo chỉ 6.2-12%; trong ngô khoảng 9.8-13.2%; thịt bò 21%; trong cá từ 17-20%; trong trứng

Trang 9

Vì thế mà khi nói về giá trị của protein trong hạt đậu tương là nói đến hàmlượng protein cao và sự cân đối của các axitamin cần thiết Protein của đậutương dễ tiêu hóa hơn thịt và không có các thành phần tạo colesteron Ngày nayngười ta mới biết thêm hạt đậu tương có chứa lexithin, có tác dụng làm cho cơthể trẻ lâu, tăng thêm trí nhớ, tái tạo các mô, làm cứng xương và tăng cường sức

đề kháng của cơ thể [6]

Hạt đậu tương có chứa hàm lượng dầu béo cao hơn các loại đậu đỗ khácnên được coi là cây cung cấp dầu thực vật quan trọng Lipit của đậu tương chứamột tỉ lệ cao các axit béo không no (khoảng 60-70%) có hệ số đồng hóa cao,mùi vị thơm như axit linoleic chiếm 52-65%, oleic từ 25-36%, linolenolickhoảng 2-3% Dùng dầu đậu tương thay thế mỡ động vật có thể tránh xơ mỡđộng mạch [3]

Trong hạt đậu tương có khá nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượngvitamin B1 và B2, ngoài ra còn có các loại vitamin PP, A, E, K, D, C, v.v…Mộtđiều đáng chú ý là trong hạt đậu tương đang nảy mầm có hàm lượng vitamintăng lên nhiều, đặc biệt là vitamin C Phân tích thành phần sinh hóa cho thấytrong hạt đậu tương đang nảy mầm, ngoài hàm lượng vitamin C cao, còn có cácthành phần khác như: vitamin PP và nhiều chất khoáng khác như Ca, P, Fe vv.Chính vì thành phần dinh dưỡng cao như vậy nên đậu tương có khả năng cungcấp năng lượng khá cao khoảng 4700cal/kg Hiện nay, từ hạt đậu tương người ta

đã chế biến ra được trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại làmthực phẩm được chế biến bằng phương pháp cổ truyền, thủ công và hiện đạidưới dạng tươi, khô và lên men vv…Như làm giá, đậu phụ, tương, xì dầu vv đến các sản phẩm cao cấp khác như cà phê đậu tương hạt đen, có tác dụng tốt

Trang 10

cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột Đậu tương là những thức ăn tốt cho nhữngngười bị bệnh đái đường, thấp khớp, thần kinh suy nhược và suy dinh dưỡng[17]

1.2.2 Giá trị về mặt công nghiệp

Đậu tương là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như:chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốtlỏng, dầu bôi trơn trong ngành hàng không, nhưng chủ yếu đậu tương dùng để

ép dầu Hiện nay trên thế giới cây đậu tương là cây đứng đầu về cung cấpnguyên liệu cho ép dầu, dầu đậu tương chiếm 50% tổng lượng dầu thực vật Đặcđiểm của dầu đậu tương là khô chậm, chỉ số iốt cao: 120-127; ngưng tụ nhiệt độ:-150 C đến -180C Từ dầu này người ta chế biến hàng trăm sản phẩm công nghiệpkhác như: làm nến, xà phòng, nilon…[3][6]

1.2.3 Giá trị về mặt nông nghiệp

Làm thức ăn cho gia súc: Đậu tương là nguồn thức ăn tốt cho gia súc, 1kgđậu tương tương đương với 1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi Toàn cây đậu tương(thân, lá ,quả, hạt) có hàm lượng đạm khá cao cho nên các sản phẩm phụ nhưthân, lá tươi có thể làm thức ăn cho gia súc rất tốt, hoặc nghiền khô làm thức ăntổng hợp của gia súc Sản phẩm phụ công nghiệp như khô dầu có thành phầndinh dưỡng khá cao: Nitơ 6,2%; P2O5 0,7%; K2O 2,4%, vì thế làm thức ăn chogia súc rất tốt [ 3]

Cải tạo đất: Đậu tương là cây luân canh cải tạo đất tốt 1ha trồng đậutương nếu sinh trưởng phát triển tốt để lại trong đất từ 30 – 60kg N [17]

Trong hệ thống luân canh, nếu bố trí cây đậu tương vào cơ cấu cây trồnghợp lí sẽ có tác dụng tốt với cây trồng sau, góp phần tăng năng suất cả hệ thốngcây trồng và giảm chi phí cho việc bón Nitơ Thân, lá đậu tương dùng bón thayphân hữu cơ rất tốt bởi vì có chứa hàm lượng Nitơ cao

1.3 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới, trong nước và ở Nghệ An

1.3.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới

Trang 11

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đâyđược thể hiện trong bảng sau

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới từ năm 2001 – 2005

Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (Tạ/ha)

Sản lượng (Triệu tấn)

(Nguồn FAOSTAT Database, 2006)

Số liệu bảng 1.1 cho thấy diện tích gieo trồng và sản lượng đậu tương trênthế giới tăng nhanh trong vòng 5 năm qua Hàng năm trên thế giới trồng khoảnghơn 91 triệu ha với năng suất bình quân khá cao 22-23 tạ/ha, đã tạo được mộtsản lượng đậu tương gấp 2 lần so với 20 năm trước [6]

Các nước trồng đậu tương đứng hàng đầu trên thế giới về diện tích gieotrồng và sản lượng là Mỹ, Braxin, Achentina, Trung Quốc [6]

1.3.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở trong nước

Ở Việt Nam, cây đậu tương đã được phát triển rất sớm ngay từ khi nóđang còn là cây hoang dại, sau đó được thuần hóa và trồng như một cây thựcphẩm có giá trị dinh dưỡng cao [6][17]

Vai trò của đậu tương ở nước ta hiện nay cũng như những năm tới chủ yếu

là nhằm giải quyết vấn đề đạm cho người và gia súc, thay thế một phần bột cá vàthỏa mãn một phần nhu cầu dầu thực vật rồi sau đó mới nói đến xuất khẩu [17]

Trang 12

Trong những năm gần đây, cây đậu tương đã phát triển khá nhanh cả vềdiện tích và năng suất góp phần tạo ra mặt hàng tiêu dùng nội địa quan trọng.Tình hình sản xuất đậu tương trong nước mấy năm gần đây được trình bày trongbảng 1.3 [6]

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong những năm

gần đây (2001-2005)

Chỉ tiêu

Năm

Diện tích(nghìn ha)

Năng suất(tạ/ha)

Sản lượng(nghìn tấn)

(Nguồn FAOSTAT Database, 2006)

Về mặt diện tích: Diện tích gieo trồng đậu tương của nước ta mới chiếm tỉ

lệ nhỏ trong tổng diện tích gieo trồng (khoảng 1,5-1,6%) Xét về tốc độ thì tăngrất nhanh nếu lấy năm 1980 làm mốc thì đến năm 2004 diện tích đã tăng lên 3,6lần [6]

Về năng suất: Năng suất đậu tương bình quân của nước ta rất thấp, chỉ ởmức 9,5-11 tạ/ha Nếu lấy năng suất của năm 1992 ra để so sánh thì năng suấtđậu tương của nước ta chỉ mới đạt 39,27% năng suất bình quân của thế giới.Nếu so với nước có năng suất cao nhất của thế giới thì năng suất của nước ta chỉmới bằng 22,87% Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực rất lớn của các nhà khoa họctrong công tác nghiên cứu chọn giống và các biện pháp canh tác, năng suất đậutương trong 5 năm gần đây đã có một bước nhảy vọt quan trọng, năng suất tăng1,8 lần so với năm 1980 [6][17]

Về mặt sản lượng: Vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và đồngbằng sông Cửu Long chiếm 60% sản lượng đậu tương cả nước Đặc biệt vùngđồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 12% diện tích nhưng năng suất bình quâncao nhất cả nước đạt trên 20 tạ/ha [17]

Trang 13

Hiện nay cùng với nhịp độ tăng dân số và việc thay đổi tập quán tiêu dùngdầu thực vật hay mỡ động vật, thì nhu cầu dầu thực vật các loại, đặc biệt là dầuđậu tương sẽ tăng lên, như vậy sẽ tạo ra một cơ hội rất lớn cho việc phát triểnsản xuất đậu tương trong nước [17]

1.3.3 Tình hình sản xuất đậu tương ở Nghệ An

Nghệ An là một trong những địa phương có diện tích gieo trồng đậutương lớn so với trung bình của cả nước

Tình hình sản xuất đậu tương ở Nghệ An trong những năm gần đây đượcthể hiện trong bảng sau

Bảng 1.3: Tình hình sản xuất đậu tương ở Nghệ An trong sáu năm

2004-2009 [19]

Năm Diện tích

(ha)

Năng suất ( tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Bảng 1.5: Tình hình sản xuất đậu tương ở xã Hưng Xá, huyện Hưng

Nguyên trong 4 năm (2004-2007) [18]

Năm Diện tích (ha) Năng suất(tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Trang 14

1.4 Sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương

Chu kì sống của cây đậu tương chia ra làm 4 giai đoạn hoặc thời kì khácnhau :

1.4.1 Giai đoạn nảy mầm-cây con

Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt giống xuống đất, hạt hút ẩmtrương lên, rễ mọc ra, thân vươn lên đội hai lá mầm lên khỏi mặt đất, lá mầmxòe ra, thân mầm tiếp tục phát triển lên thành thân chính Giai đoạn này cây consống chủ yếu dựa vào nguồn chất dinh dưỡng dự trữ ở trong hai lá mầm, đến khihết chất dinh dưỡng các lá mầm này chuyển dần sang màu vàng rồi rụng vàđồng thời cũng là lúc mà bộ rễ đã phát triển đủ khả năng hút nước và chất dinhdưỡng từ trong đất để nuôi cây [3] [4]

Nảy mầm là giai đoạn đầu tiên trong quá trình sinh trưởng và phát triểncủa cây đậu tương yêu cầu giai đoạn này phải đủ nước, nhiệt độ và oxy

+ Nước: Hạt đậu tương hút nhiều nước hơn so với cây trồng khác Hạt

phải hút một lượng nước trên 50% trọng lượng hạt thì hạt mới nảy mầm, trongkhi đó các cây trồng như lúa chỉ hút 26%, ngô 44% v.v…[6]

+ Nhiệt độ: Quá trình nảy mầm rất mẫn cảm với nhiệt độ Nhiệt độ từ

15-300C là thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm của hạt đậu tương Trongkhoảng nhiệt độ này, chỉ sau gieo 3-7 ngày là hạt nảy mầm Nếu nhiệt độ nhỏhơn 100C thì sau gieo phải từ 12-15 ngày mới mọc Nếu cao hơn 300C hạt nảymầm nhanh nhưng mầm yếu [6]

+ Hàm lượng oxy: Có liên quan tới độ ẩm đất, nếu độ ẩm đất trên 90%

thì không đủ oxy để hạt nảy mầm Khi có đủ nước, oxy và nhiệt độ thì hạt sẽ hútnước trương lên, các men proteaza, amyloaza…chứa trong hạt bắt đầu hoạt độngchuyển các chất dự trữ ở dạng phức tạp sang đơn giản để nuôi phôi hình thành

bộ phận mới [6]

Trang 15

Giai đoạn này ngắn hay dài tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh Nếu gieovào vụ hè thì giai đoạn này ngắn hơn vụ đông Thông thường thời gian nàykhoảng 15-20 ngày sau khi gieo Thời kì này chính là thời kì quyết định mật độcây con cũng như sức sinh trưởng của cây đậu tương sau này [14][17]

1.4.2 Giai đoạn sinh trưởng thân, lá

Giai đoạn này được tính từ khi cây con ra được 1-2 lá kép và căn bản kếtthúc khi bắt đầu nở hoa Tốc độ sinh trưởng thân, lá trong thời gian đầu của thời

kì này tương đối chậm chỉ tới khi bắt đầu xuất hiện lớp rễ thứ hai và sắp ra nụhoa mới bắt đầu tăng nhanh Đây là thời kì mầm hoa bắt đầu phân hóa Thời kìnày rất quan trọng, chỉ trên cơ sở thân lá sinh trưởng tốt, cành phát triển nhiều,sinh trưởng nhanh thì mầm hoa mới phân hóa được nhiều Nhưng nếu thân lásinh trưởng quá mạnh lại ức chế mầm hoa phân hóa chậm lại Thời kì này nốt

sần bắt đầu hình thành Sau mọc được khoảng 15 ngày cây có lá kép đầu tiên thì

nốt sần được hình thành và khả năng cố định nitơ dần dần được tăng lên [6][17]

Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho thời kì này là nhiệt độ từ 22-25 0C,

độ ẩm đất từ 70-80% và yêu cầu ánh sáng đầy đủ để cây sinh trưởng và pháttriển khỏe Có thể nói đây là thời kì mấu chốt để cây đậu tương thân to, đốtngắn, rễ ăn sâu và mầm hoa nhiều [6] [17]

Trong kỹ thuật cần chú ý những vấn đề sau:

+ Phải bón lót đủ phân và vun xới sớm để bộ rễ phát triển thuận lợi Đểtạo điều kiện cho nốt sần phát triển tốt nên bón đủ lân, kali và một số loại phân

vi sinh như Mo, Bo, Mg vv…[6]

+ Nếu mật độ cây dày quá phải tỉa sớm và làm cỏ kịp thời để các lá phíadưới có đủ ánh sáng Cần phải điều tiết sự sinh trưởng của cây không cho sinhtrưởng sinh dưỡng quá mạnh, nhưng cây cũng phải tích lũy được nhiều chất hữu

cơ để hình thành các cơ quan sinh sản về sau [6]

1.4.3 Giai đoạn ra hoa

Trang 16

Giai đoạn này được bắt đầu kể từ khi hoa đầu tiên ra cho tới khi ra hoacuối cùng Khác với một số cây khác là cây đậu tương khi đã ra hoa thì các bộphận khác như rễ, thân, lá vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển [6] [12][17]

Giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc tính của giống là chín sớmhay chín muộn Thời kì này cây đậu tương rất mẫn cảm với điều kiện khí hậuthời tiết bất thuận như mưa to, gió lớn, khô, nóng v.v…lúc đó mặc dù số hoa củamỗi cây rất nhiều nhưng kết quả cuối cùng là số hoa được thụ phấn và kết quảcũng sẽ rất ít, vì thông thường 75% số hoa thường bị hỏng và rụng [6] [17]

Thời gian ra hoa kéo dài 30-40 ngày tùy vào giống và điều kiện sinhtrưởng, có những giống thời gian ra hoa chỉ kéo dài 10-15 ngày [12]

1.4.4 Giai đoạn hình thành quả và hạt

Thời kì có quả non được bắt đầu từ giai đoạn ra hoa Quả đầu tiên đượchình thành trong vòng 7-8 ngày kể từ lúc hoa nở

Trong điều kiện bình thường sau khoảng 3 tuần lễ là quả đã phát triểnđầy đủ Lúc các chùm quả non đã xuất hiện thì các chất dinh dưỡng trong thân,

lá được vận chuyển về nuôi hạt làm cho hạt lớn dần Các yếu tố nhiệt độ, độẩm…trong giai đoạn này sẽ tác động rất lớn đến tốc độ phát triển của quả vàhạt [17]

1.5 Kỹ thuật trồng cây đậu tương

1.5.1 Giống đậu tương

Hiện nay trong sản xuất giống đậu tương cũng tương đối phong phú Trong

những năm qua, giống mới đã góp phần quan trọng đẩy mạnh nâng cao năngsuất đậu tương Để tạo được giống có khả năng thích ứng rộng, các nhà chọngiống luôn chú ý đến các đặc tính như khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ,chống tách hạt và đạt năng suất cao Một xu hướng nữa là chọn được giống thíchnghi với điều kiện nhất định nào đó như chọn giống chịu lạnh cho vụ đông vàđông xuân ở miền bắc và các vùng trồng đậu tương ở miền nam [6]

Trang 17

Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương chủ yếu do đặc tích ditruyền quyết định Tuy nhiên thời gian sinh trưởng của đậu tương cũng bị ảnhhưởng bởi thời gian chiếu sáng và nhiệt độ [6][17]

Nhóm chín sớm thường bao gồm những giống có thời gian sinh trưởngkhoảng dưới 80 ngày Ưu điểm của nhóm là chín sớm nhưng nhược điểm là yếucây, hạt bé năng suất thấp Gần đây qua công tác nhập nội, chọn lọc, lai tạo vv…các cơ quan khoa học cũng đã đưa ra sản xuất một số giống mới có năng xuấtcao và thời gian sinh trưởng ngắn [3]

Nhóm chín trung bình thông thường bao gồm các giống có thời gian sinhtrưởng là 90-110 ngày Nhóm này thì cho năng suất cao hơn những giống cóthời gian sinh trưởng ngắn [3]

1.5.2 Chọn đất và kỹ thuật làm đất

Mục đích của việc làm đất là làm sao tạo điều kiện cho hạt dễ nảy mầm,

bộ rễ phát triển tốt giúp cho quá trình sinh trưởng của cây được thuận lợi chonên yêu cầu đất phải tơi xốp, giữ được độ ẩm, sạch cỏ dại [17]

Năng suất cây trồng là kết quả của việc tác động lên các biện pháp kỹthuật một cách đầy đủ đúng lúc và đúng cách Tùy từng loại đất thời vụ gieotrồng cũng như yêu cầu kỹ thuật cụ thể mà có biện pháp làm đất khác nhau [6][17]

Chọn đất nên chọn những đất có thành phần cát pha thịt nhẹ, ruộng có hệthống thoát nước tốt

Đậu tương là cây hai lá mầm nên mọc khỏi đất khó khăn hơn cây một lámầm Đất tơi xốp thì nốt sần ở cây đậu tương hình thành tốt, hoạt động cố địnhcủa vi khuẩn nốt sần tiến hành tạo điều kiện cho cây sinh trưởng mạnh [6]

Một số địa phương thì có thói quen không làm đất, nếu hệ thống khônglàm đất, hạt được gieo trồng trên nền đất không bừa, mọi tàn dư của cây trồngvẫn còn ở trên mặt đất Hệ thống làm đất tối thiểu thì mặt đất được xáo trộn sơ

bộ nhưng tàn dư của cây trồng vẫn ở trên mặt đất Ở các hệ thống canh tác khácnhau, năng suất đậu tương khác nhau Nhìn chung trên nền đất dễ bị khô, hệ

Trang 18

thống làm đất bảo dưỡng cho năng suất cao hơn do độ ẩm của đất được bảo vệtốt hơn Tuy nhiên trên nền đất khó thoát nước, làm đất bảo dưỡng cho năng suấtkém hơn vì đất nhiều khi quá ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Qua cáckết quả nghiên cứu cho thấy, biện pháp làm đất hợp lí tùy thuộc vào từng vùng,từng loại đất và ngay trên cùng một cánh đồng, biện pháp làm đất có thể thayđổi qua các năm [6]

- Giống chín sớm: 50 - 60 kg/ha

- Giống chín trung bình: 40- 50 kg/ha

- Giống chín muộn: 30-35 kg/ha

* Xử lý hạt giống

Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý như sau:

- Phơi một vài nắng nhẹ trước khi gieo trồng (tránh không nên phơitrên nền xi măng)

- Xử lý thuốc diệt mầm bệnh: Ví dụ như Faliran 0,15% trộn đều vớihạt ủ khô trong vòng 24 đến 28 ngày nhằm tiêu diệt mầm mống bệnh

- Xử lý phân vi lượng: Người ta thường dùng Molipdatamon 1-2 kg/ha

xử lý khô nhằm tăng thành phần của Mo

- Tiến hành nhiễm khuẩn Rhizobium cho hạt trước khi gieo trồngnhằm tăng khả năng hình thành nốt sần để tăng khả năng cố định đạm khí trờicủa cây

1.5.4 Thời vụ gieo hạt [6]

Trang 19

Cây đậu tương mẫn cảm với điều kiện thời tiết Thời vụ không những ảnhhưởng tới sinh trưởng phát triển của cây, tới năng suất, phẩm chất của hạt màcòn ảnh hưởng cả tới những cây trồng tiếp sau trong hệ thống luân canh

Ở nước ta có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng xác định được thời vụchính trong từng vùng là điều cần thiết trong sản xuất

* Cơ sở xác định thời vụ

- Đất đai: Tùy thuộc vào chân ruộng thấp hay cao, thoát nước hay không

mà phải gieo trồng đúng thời vụ, tránh lúc ra hoa và làm quả gặp mưa bị úng,rụng hoa, rụng quả nhiều

- Căn cứ vào chế độ canh tác: Tùy theo chế độ canh tác của từng nơi, luâncanh hoặc trồng xen gối mà bố trí thời vụ gieo trồng đảm bảo năng suất câytrồng trước và cây trồng sau

- Căn cứ vào giống: Tùy theo giống chín sớm, trung bình hay chín muộn,

để bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp nhất Ví dụ nếu trồng giống chín muộnkhông được gieo muộn quá làm rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất giảm

- Căn cứ vào điều kiện khí hậu: Đây là yếu tố chủ yếu nhất để bố trí thời

vụ, hay phải căn cứ vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng để gieo trồngđúng thời vụ, tạo điều kiện cho đậu tương sinh trưởng thuận lợi nhất, biểu hiệnkhi gieo trồng gặp hạn không bị rét khi ra hoa và chín có ẩm độ và nhiệt độ thíchhợp khi thu hoạch, ẩm độ phải khô

Ở nước ta có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, nhưng ở miền Bắc cómột số vụ chính sau:

+Vụ xuân

Đặc điểm của vụ xuân là đất gieo trồng khá nhiều Ở miền núi gieo trênđất chiêm xuân bỏ hóa, ở đồng bằng gieo trên đất ruộng mạ chiêm xuân và đấtbãi ven sông Vụ này nếu gieo sớm hay gặp nhiệt độ thấp và khô hạn nếu gieomuộn thì nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nhưng ảnh hưởng đến vụ lúa mùa (miềnnúi: thu hoạch trước 31 tháng 5, đồng bằng trước 10 tháng 6) Từ Nghệ Tĩnh đổ

Trang 20

+Vụ hè

Hầu hết các giống có thể trồng được trong vụ hè, do điều kiện thuận lợi

có thể gieo khắp nơi, nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi, ở các chânruộng đồi bãi, phù xa Thời vụ gieo trồng các giống như sau:

Ở miền Nam, điều kiện khí hậu ấm áp, đậu tương gieo từ 20/12 đến tháng 1

1.5.5 Mật độ gieo trồng [6]

* Cơ sở để xác định mật độ:

- Căn cứ vào đặc tính của giống: Giống chín sớm, thấp cây, phân cành ítthì nên trồng dày còn đối với những giống chín muộn cây cao phân cành nhiềuthì ta phải trồng thưa

- Căn cứ vào thời vụ: Vụ xuân và vụ đông trong điều kiện nhiệt độ thấphay bị khô hạn cây sinh trưởng kém thì ta trồng dày hơn so với vụ hè và vụ thunóng ẩm

Trang 21

- Giống chín muộn: 15-20 cây/m2, khoảng cách cụ thể là hàng cách hàng40-45cm, cây cách cây 12-15 cm, hoặc khóm cách khóm 25cm/2 cây

1.6 Dinh dưỡng cây đậu tương

Đậu tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng,phát triển bình thường Nếu thiếu hoàn toàn hoặc thiếu bất cứ một yếu tố nàođều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Để phát huy đầy đủ tácdụng của các loại phân bón cho đậu tương, cần phải hiểu rõ đặc tính lý hóa vàthành phần dinh dưỡng của đất, đặc điểm tính chất của loại phân bón, đặc điểmdinh dưỡng của cây đậu tương Đậu tương cảm ứng với muối khoáng hơn cácloại cây trồng khác Do đó với đất nghèo dinh dưỡng hoặc lượng phân ít buộcphải bón tập trung thì nên bón phân cách hàng 8-13cm, lấp sâu 8-10 cm Khôngnên rắc phân ngay dưới hàng hạt, rễ sẽ ăn sâu thẳng xuống mà không phát triển

bề rộng Không nên bón phân tập trung gần hạt, làm rễ mầm bị cháy, không đảmbảo mật độ cây [3][6]

1.6.1 Phân đạm:

Đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ khí trời để cung cấpcho cây, do vậy người ta thường bón ít phân N cho đậu tương Khả năng cố định

Trang 22

N của vi khuẩn nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu tố Harper (1974) thấy rằngviệc cố định và sử dụng nitrat (NO3) có tầm quan trọng để thu năng suất tối đa.Tuy nhiên, nếu nitrat dư thừa có hại tới năng suất vì lúc đó sự cố định nitơ bị cốđịnh hoàn toàn Khi bón đạm không hợp lí, bón quá nhiều N, hoặc bón khôngđúng thời kì sẽ ức chế sự hình thành và phát triển hoạt động của vi khuẩn nốtsần [6]

1.6.2 Phân lân và vôi

Bón phân lân cho cây giảm tỉ lệ rụng hoa, tăng tỉ lệ hạt chắc và tăng năngsuất rõ rệt Lân làm tăng hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần Lượngphân lân thường được bón từ 30-100 kg P2O5/1ha, bón lót cùng với phân hữu cơ

Bón vôi cho đất chua đạt pH khoảng 6-6,5 là yếu tố quan trọng để sảnxuất đậu tương có hiệu quả Đất có độ kiềm cao, pH>7,5 ảnh hưởng không tốttới sản xuất đậu tương [17]

1.6.3 Phân kali

Nhu cầu về kali của cây đậu tương còn lớn hơn đạm và lân Nhu cầu nàytăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây và đỉnh cao là giai đoạn trước khicây ra hoa, nhưng giảm dần khi hình thành hạt và ngừng ở thời kì khoảng 21ngày trước khi chín [6]

1.6.4 Phân vi lượng

Molipđen(Mo) là yếu tố quan trọng cho quá trình trao đổi nitơ, làm tăng khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần Lượng Mo dùng để xử lý hạt cần 17g/ha, trong khi đó nếu bón vào đất cần 800g/ha Bón vôi để giữ pH đất 6,2 có thể có tác dụng phòng chống hiện tượng thiếu Mo [6]

1.6.5 Qui trình bón phân [6]

Trang 23

Để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón đầy đủphân hữu cơ và các loại phân khoáng khác, qui trình bón phân cho cây đậutương như sau:

- Liều lượng: Liều lượng phân bón cho 1 ha

+ Phân chuồng: 6-10 tấn.

+ Phân đạm: 20-40 kg đạm urê

+ Phân lân: 150-300 kg supe lân

+ Kali: 80-150 kg kali sunphat

+ Vôi: 300-500 kg vôi bột

Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại đất và mùa vụ khác nhau mà tỉ lệ bóncác loại phân là khác nhau

- Cách bón:

+ Bón toàn bộ vôi trước khi cày bừa lần cuối cùng

+ Bón lót vào rãnh hoặc hốc toàn bộ phân chuồng cùng toàn bộ lân và mộtnửa số đạm và phân kali Sau khi bón lót phân chuồng và phân vô cơ cần dùngđất nhỏ lấp kín toàn bộ phân dày 2-3cm, tránh để phân tiếp xúc với hạt làm giảm

tỉ lệ nảy mầm Khi đất quá quá ướt (độ ẩm đất > 90%) hoặc quá khô thì khôngnên bón lót phân đạm và kali mà lại tập trung bón thúc sớm cho cây khi cây có3-5 lá kép, để phân không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm

+ Bón thúc: Bón 1/2 lượng phân đạm và kali còn lại vào lúc cây có 3-5 lákép Bón cách gốc 3-5 cm sau đó xới vun lấp toàn bộ phân

1.7 Phòng trừ sâu bệnh hại đậu tương

Đậu tương là cây trồng dễ bị nhiều sâu bệnh phá hại Tại Việt Nam, qua điềutra cho thấy có tới hơn 70 loại sâu hại, thuộc 34 họ, 8 bộ và có tới 17 loại bệnh,trong đó có tới 12-13 loại sâu và 4-5 loại bệnh hại phổ biến ở nhiều vùng [4]

Trang 24

1.7.1 Sâu hại:

Sâu hại trực tiếp ăn hại các bộ phận của cây như thân, lá, quả chúng gâyhại bằng cách làm rụng lá, cắn gẫy thân và ăn hại quả hoặc một số loại chích hútnhựa cây làm cây yếu dần

*Sâu xanh (Plathypena scabra F): Khi trưởng thành sâu non dài 2-3 cm

màu xanh với sọc trắng nhạt ở hai bên cạnh Sau khi giai đoạn sâu non kết thúc,giai đoạn nhộng xảy ra trên hoặc ngay dưới mặt đất hoặc dưới tàn dư cây Sâunày ăn hại các bộ phận của cây như lá, thân, quả

*Sâu cuốn lá đậu tương (Lamprosema indicata): Sâu cuốn lá đậu tương

rất phổ biến Sâu phá hại là bánh tẻ từ giai đoạn cây non cho đến khi có quả non.Sâu non lúc nhỏ gặm ở mặt dưới của lá

*Sâu xám (Agrotis ypsilon): Sâu xám gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây

non, vụ xuân thường gây hại nặng hơn vụ đông Sâu thường cắn ngang thân làmcho cây gãy và chết

Biện pháp phòng trừ:

+ Làm đất kỹ để diệt nhộng và sâu non, chúng thường ẩn nấp ở độ sâucách mặt đất 4-6cm

+ Mật độ thấp thì bắt thủ công vào sáng sớm hoặc chiều mát

+ Mật độ cao phòng trừ bằng các loại thuốc như: Sugadan 30G, Vifuran3G…

*Ruồi đục thân (Malanagromyza sojae zahmer): Sâu non phá hại nặng

nhất vào tháng 3, 4 và tháng 10, 11 (vụ đông) Ruồi đục thân gây hại nặng nhấtcho đậu tương đông và đậu tương vụ thu đông (giai đoạn cây non) Khi trưởngthành là một loài ruồi nhỏ, sâu non phá hoại các bộ phận của cây như: trên thân,lá

- Biện pháp phòng trừ:

+ Luân canh với các cây trồng khác như cây lúa nước, không nên trồngliên tiếp các loại cây ký chủ của ruồi như cây đậu xanh, đậu đen, đậu cô ve… + Xử lý đất trước khi gieo bằng các loại thuốc Basudin

Trang 25

+ Các loại thuốc có hiệu lực cao để phòng trừ ruồi như: Angun 5ME,Golnitor 50WDG, Soka 25EC,…

* Sâu đục quả (Etiella zinckenella trein): Sâu hại nặng ở giai đoạn quả

non, sâu non đục khoét quả vào trong và ăn hạt, hạt đậu có thể bị ngậm khuyết

hoặc rỗng hạt Sâu non đục quả đậu tương còn có khả năng đục quả, phá thân

cây đậu tương làm cho cây sinh trưởng hoặc chết khô

- Biện pháp phòng trừ:

+ Bố trí thời vụ hợp lý

+ Làm đất kỹ, có thời gian cho ngâm nước 2-3 ngày

+ Trước khi có quả non cần tiến hành phun bằng các loại thuốc nhưAmmate 150SC, Silau 3.6 SC, Kuraba 3.6 EC,…

1.7.2 Bệnh hại

*Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhzi Sydow):

- Triệu chứng: Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá Bào tử nấm

phát triển trong vết bệnh, làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá bị vàng,mất khả năng quang hợp, rụng sớm làm giảm số lượng và trọng lượng hạt Bệnhnặng làm giảm năng suất từ 20-50%, có ruộng mất trắng không cho thu hoạch

- Tác nhân gây bệnh: Bệnh gỉ sắt ở đậu tương do nấm Uromycesappendiculatus gây ra

- Biện pháp phòng trừ

+ Thuốc hóa học: Zineb, hỗn hợp Boocdo cũng có lợi cho việc phòng trừ

+ Chọn giống chống chịu: Chọn những giống kháng hoặc nhiễm nhẹbệnh gỉ sắt

+ Biện pháp canh tác: Luân canh với các cây trồng không thuộc họ đậu,

tốt nhất là luân canh với cây lúa nước Làm đất kỹ, thu dọn tàn dư cây vụ trước,nhất là cây bị bệnh

*Bệnh đốm nâu (Septoria glycine Hemm):

- Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên là những đốm nâu, không hình dạng xuấthiện trên lá mầm Tiếp theo là những đốm nâu đỏ có góc cạnh, với đường kính

Trang 26

1-5mm, xuất hiện trên hai lá đơn Những lá này nhanh chóng chuyển sang màuvàng và rụng Bệnh ở những lá tầng dưới phát triển lên tầng trên Các vết tổnthương do bệnh hòa lẫn với nhau nên khó có thể phân biệt được từng vết bệnh

- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Septoria glycine Hemmi lần đầu tiênđược phát hiện ở Nhật Bản năm 1915 Bào tử nấm sống qua đông trên thân và

lá Nấm xâm nhập vào lá qua lỗ khí khổng và sinh trưởng ở giữa các tế bào.Nấm cũng truyền qua hạt Nó xâm nhập vào hạt qua khí khổng hoặc qua mô lánoãn hoặc vào cuống noãn

- Phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, dọn cây bị bệnh

+ Dùng hạt giống sạch bệnh, xử lý hạt với thuốc trừ nấm

+ Luân canh cây trồng, ít nhất một năm đối với cây không nhiễm bệnhđốm nâu

+ Phun thuốc trừ nấm trong giai đoạn từ ra hoa đến đậu quả

*Bệnh sương mai (Peronosporqa manshurica):

-Triệu chứng: Trên bề mặt lá có những vết màu xanh vàng nhạt Nhữngvết này về sau có màu nâu xám hoặc nâu đậm, khi các mô bị hoại tử và xungquanh vết bệnh thường có viền màu xanh vàng Nếu không có đường viền đó thìmép ngoài vết bệnh sẫm hơn phần giữa Những ngày có độ ẩm cao và sáng sớm

ở mặt dưới lá, nơi vết bệnh có phủ một lớp phấn màu xám hoặc phớt tím Bệnhnặng thì lá bị khô, mép ngoài cong và rụng sớm, làm hạt lép giảm năng suất tới8%

- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Peronosporqa manshurica lần đầu tiênphát hiện ở Mỹ năm 1923 Điều kiện thích hợp do nấm phát triển là độ ẩm cao

và nhiệt độ cao khoảng 20-220c

- Phòng trừ:

+ Dùng thuốc chống bệnh

+ Luân canh đậu tương với lúa hoặc cây trồng khác không phải cây họđậu

Trang 27

+Xử lý hạt bằng thuốc trừ nấm, phun thuốc Benlate, Anvil, Benzimidazode

*Bệnh thối rễ:

Bệnh này được xuất hiện nhiều trên đất thịt nặng, kém thoát nước Nhiệt

độ đất 10-150c rất thuận lợi cho bệnh phát sinh Bệnh phát triển nhanh ở nhiệt độkhông khí 250c Bệnh gây thối rễ là chủ yếu, song có thể gây thối thân hoặc lá.Cây con dễ bị bệnh và dễ bị chết

-Triệu chứng: Dấu hiệu đầu tiên của bệnh lá vàng và héo Những rễ phụ bịchết hoàn toàn và rễ chính có màu nâu xẫm, màu nâu có thể tiến dần lên thân và

có khi tới đốt thứ 2 hoặc thứ 3 Nhiều giống không chết ngay, cây có lá màuvàng sinh trưởng kém

-Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trưởng là 25-280c Nó có thểtồn tại trong đất một thời gian dài mà không cần cây đậu tương

- Phòng trừ: Kết hợp các biện pháp canh tác, phun thuốc và dùng thuốcchống bệnh Làm đất kỹ, thoát nước có tác dụng hạn chế bệnh rất nhiều

*Bệnh ung thư thân (Diaporthe phaseolirum):

- Triệu chứng: Cây chết với những lá khô là dấu hiệu của bệnh ung thưthân Tuy nhiên dấu hiệu ban đầu của bệnh là những vết nhỏ màu nâu nhỏ ởcuống lá hoặc cành tại một trong tám đốt đầu tiên của thân Sau khi cuống lá bịrụng, vết nâu đỏ xuất hiện ở vết sẹo và sau đó lan rộng ra bao quanh thân làmcây bị chết Thân cây bị bệnh rất giòn, dễ gẫy ở chỗ bị chấn thương

-Tác nhân gây bệnh: Nấm gây bệnh là Diaporthe phaseolorum Nấm bệnhtồn tại trên thân và hạt bị bệnh

- Phòng trừ: Sử dụng các hạt giống sạch bệnh, cày bừa kỹ đất trồng lá và

luân canh với cây trồng khác trừ cây bông

* Bệnh lở cổ rễ và thối thân ( Rhizoctonia solani) Bệnh lở cổ rễ ngày

càng trở nên nghiêm trọng đối với các vùng sản xuất đậu tương Độc canh vàdùng thuốc trừ cỏ là hai nguyên nhân dẫn đến bệnh phát triển mạnh

- Triệu chứng: Vết bệnh có màu nâu đỏ xuất hiện ở vùng vỏ cây sát mặtđất Vết đỏ phát triển rộng, bao quanh thân làm cho cây bị chết Ở những vùng

Ngày đăng: 15/12/2015, 08:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Nguyễn Minh Công, Đặng Hữu Lanh, Lê Đình Trung, (1994), Thực hành di truyền học và cơ sở chọn giống, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thựchành di truyền học và cơ sở chọn giống
Tác giả: Nguyễn Minh Công, Đặng Hữu Lanh, Lê Đình Trung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
2. Nguyễn Hữu Danh, (1984), Kinh nghiệm trồng đậu tương ở Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm trồng đậu tương ở ThanhHóa
Tác giả: Nguyễn Hữu Danh
Nhà XB: Nxb Thanh Hóa
Năm: 1984
3. Ngô Thế Dân và cộng sự, (1991), Cây đậu tương, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây đậu tương
Tác giả: Ngô Thế Dân và cộng sự
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1991
4. Nguyễn Danh Đông, (1982), Cây đậu tương trên đất Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây đậu tương trên đất Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Danh Đông
Nhà XB: NxbThanh Hóa
Năm: 1982
5. Trương Đích, (1998), 265 giống cây trồng mới, Nxb Nông nghiệp HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: 265 giống cây trồng mới
Tác giả: Trương Đích
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp HN
Năm: 1998
6.Trần Văn Điền, (2007), Giáo trình cây đậu tương, Nxb Nông nghiệp HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây đậu tương
Tác giả: Trần Văn Điền
Nhà XB: Nxb Nông nghiệpHN
Năm: 2007
7. Grodrinxki A.M. Grodzin D.M, (1981), Sách tra cứu tóm tắt về sinh lý thực vật, Nxb Matxcơva và KHKT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách tra cứu tóm tắt về sinh lýthực vật
Tác giả: Grodrinxki A.M. Grodzin D.M
Nhà XB: Nxb Matxcơva và KHKT Hà Nội
Năm: 1981
8. Trần Ích, (1983), Thực hành sinh lý hóa sinh, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành sinh lý hóa sinh
Tác giả: Trần Ích
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1983
9. Trần Đăng Kế, (2000), Thực hành sinh lý thực vật, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành sinh lý thực vật
Tác giả: Trần Đăng Kế
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
10. Trần Văn Lài và cộng sự, (1983), Kỹ thuật gieo trồng lạc, đậu, vừng, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật gieo trồng lạc, đậu, vừng
Tác giả: Trần Văn Lài và cộng sự
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1983
11. N.A.Mac- Xi- Mop, (1958), Giáo trình ngắn về sinh lý học thực vật, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngắn về sinh lý học thực vật
Tác giả: N.A.Mac- Xi- Mop
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1958
12. Nguyễn Tiến Mạnh, (1995), Kinh tế cây có dầu, Nxb Nông nghiệp HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế cây có dầu
Tác giả: Nguyễn Tiến Mạnh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệpHN
Năm: 1995
13. Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự, (1996), Giáo trình cây công nghiệp, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây côngnghiệp
Tác giả: Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
14. Nguyễn Đình San, (2002), Thực hành sinh lý học thực vật, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành sinh lý học thực vật
Tác giả: Nguyễn Đình San
Năm: 2002
15. Nguyễn Thị Song, (2005), Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt nghiệp đại học
Tác giả: Nguyễn Thị Song
Năm: 2005
16. Nguyễn Công Thuật, (1996), Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng, nghiên cứu và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại câytrồng, nghiên cứu và ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Công Thuật
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
17. Phạm Văn Thiều, (2002), Cây đậu tương, kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, Nxb Nông nghiệp HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây đậu tương, kỹ thuật trồng và chế biếnsản phẩm
Tác giả: Phạm Văn Thiều
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp HN
Năm: 2002
18. Báo cáo khoa học của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hưng Nguyên, (2010) Khác
19. Báo cáo khoa học của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An, (2010) Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w