KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng trồng đậu tương tại xã hưng xá, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 48)

b. Kết quả điều tra về mức bón phân bón thúc cho đậu tương

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Về tỉ lệ nảy mầm: Tỉ lệ nảy mầm của 3 giống đậu tương DT96, DT84, Địa phương Nghệ An là tương đối cao. Giống đậu tương địa phương Nghệ An có tỉ lệ nảy mầm cao nhất (94,6%) sau đó đến giống DT84 (90,6%), giống DT96 có tỉ lệ nảy mầm thấp nhất (88,0%).

- Về cường độ hô hấp ở giai đoạn nảy mầm: Giống DT96 có cường độ hô hấp cao nhất sau đó đến giống DT84 và cuối cùng là giống địa phương Nghệ An.

- Hàm lượng dầu của 3 giống đậu tương: Hàm lượng dầu của giống DT84 (20,1%) cao hơn so với đậu tương địa phương Nghệ An (19,21%) và giống DT96 có hàm lượng dầu thấp nhất (18,4%).

- Các yếu tố liên quan đến năng suất: Giống DT96 có trọng lượng 100 quả (71,42 g), trọng lượng 100 hạt (18,24 g), số quả chắc/cây (21,32) nên năng suất cao hơn hẳn so với giống DT84 và địa phương Nghệ An.

- Về giống: Vụ đông xuân 2010-2011, xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên các hộ nông dân chủ yếu sử dụng giống địa phương Nghệ An (70,8%) sau đó đến giống DT84 (20,5%), và thấp nhất là giống DT96 (8,7%). Hiện nay có nhiều giống mới năng suất cao như DT96, DT84…. Nhưng chưa được người dân sử dụng rộng rãi có thể do thói quen sử dụng giống, giá thành giống mới quá cao. Do việc sử dụng giống có năng suất thấp làm giảm năng suất và sản lượng.

- Về sâu bệnh: Nhìn chung sâu bệnh xuất hiện nhiều loại trên diện tích đậu tương ở xã Hưng Xá từ khi gieo đến khi thu hoạch đã làm giảm đáng kể năng suất đậu tương của bà con nông dân.

- Phòng trừ sâu bệnh chưa kịp thời cũng làm giảm năng suất đậu tương. - Về phân bón: Nhìn chung lượng phân bón được bón cho đậu tương còn thấp, chưa đạt so với hướng dẫn của trung tâm khuyến nông do đó ảnh hưởng làm giảm năng suất.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Phần lớn các hộ trồng đậu tương chưa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như tưới nước, phủ nilon, kỹ thuật

2. Kiến nghị

- Do quá trình nghiên cứu thời gian không nhiều nên chúng tôi chỉ chọn một số chỉ tiêu cơ bản để nghiên cứu, do đó cần phải nghiên cứu thêm các chỉ tiêu khác và với các giống khác nhau.

- Cần đẩy mạnh công tác nhân giống, phổ biến các giống đậu tương mới có năng suất cao đến người dân với giá thành hợp lý.

- Cần bón phân cân đối hợp lý, kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh một cách triệt để trên diện tích trồng đậu tương.

- Mở các lớp tập huấn về từng xã, phổ biến hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật thâm canh cây đậu tương.

Một phần của tài liệu Thực trạng trồng đậu tương tại xã hưng xá, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w