Giống đậu tương DT

Một phần của tài liệu Thực trạng trồng đậu tương tại xã hưng xá, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 28)

* Nguồn gốc: Giống đậu tương DT84 do Tiến sĩ Mai Quang Vinh, Viện Di truyền Nông nghiệp tạo ra. Giống đậu tương DT84 được tạo ra bằng xử lý đột biến trên dòng 8-33 giữa DT80 và DT76 bằng tia gama Co60 [18 Kr và M9] thu được dòng 84-9 ổn định và được công nhận là giống quốc gia năm 1995.

* Đặc điểm:

- Là giống ngắn ngày, sinh trưởng tốt, thân mập, dễ thâm canh để đạt năng suất cao, cao trung bình 50-60 cm.

- Hạt to, tròn, màu vàng sánh đẹp mã, rốn sâu và nhỏ. - Năng suất đạt 2,8- 3 tấn/ha.

- Giống được trồng 3 vụ trong 1 năm

+ Vụ xuân : 15/2 -10/3 + Vụ đông: 5/9-25/9 + Vụ thu : 15/6-5/7 - Mật độ: + Hàng cách hàng: 28-30cm + Cây cách cây: 7-10cm

- Tính chống chịu khá, sạch sâu bệnh, thích hợp nhiều loại đất.

2.1.3. Giống đậu tương DT96

* Nguồn gốc: Giống đậu tương DT96 được nhóm tác giả Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) lai tạo từ hai giống đậu tương DT90 (chịu nóng) và DT84 (chịu lạnh).

*Đặc điểm:

- Hoa tím, lá hình quả tim nhọn, màu xanh sáng, lông nâu, cây cao 45-

58cm, thân có 12-15 đốt, phân cành vừa phải, cây gọn, hình dáng đẹp, quả chín màu vàng

- Thời gian sinh trưởng trung bình 90-100 ngày.

- Năng suất: 3,5 - 4 tấn/ha.

- Mật độ

+ Vụ xuân 40 x 45 cm + Vụ thu 40 x (20x25) cm + Vụ đông 35 x 10 cm

- Giống này có khả năng chống đổ khá, chống được các loại bệnh gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ.

Một phần của tài liệu Thực trạng trồng đậu tương tại xã hưng xá, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 28)