1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn

170 847 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 894,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI HÀ PHƯƠNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI HÙNG TRONG SÁNG TÁC CỦA VĂN TRƯƠNG LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Vinh - 2011 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 1 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 25 5 Phương pháp nghiên cứu 25 6 Cấu trúc luận văn 25 Chương 1 Sự nghiệp văn học và vấn đề người hùng trong sáng tác của Văn Trương 26 1.1 Vài nét về tiểu sử Văn Trương 26 1.2 Sự nghiệp văn học của Văn Trương 30 1.3 Vấn đề người hùng trong sáng tác của Văn Trương 33 1.3.1 Người hùng đối tượng thẩm mĩ nổi bật trong sáng tác của Văn Trương 33 1.3.2 Cơ sở của sự xuất hiện hình tượng người hùng trong sáng tác của Văn Trương 43 1.3.3 Vấn đề quan hệ giữa hình tượng người hùng trong sáng tác của Văn Trương và triết học của Nietzsche 55 Tiểu kết 71 Chương 2 Hình tượng người hùng qua cái nhìn nghệ thuật của Văn Trương 72 2.1 Người hùng - nơi thể hiện triết lí sức mạnh 72 2 2.2 Người hùng – kiểu người ưa phiêu lưu mạo hiểm 90 2.3 Người hùng – kiểu người trọng nghĩa khí 101 2.4 Người hùng – kiểu người luôn nhận phần khó khăn về mình, ra tay cứu nạn trừ nguy giúp người 118 Tiểu kết 131 Chương 3 Nghệ thuật thể hiện hình tượng người hùng trong sáng tác của Văn Trương 132 3.1 Đặt nhân vật vào hoàn cảnh cam go, thử thách 132 3.2 Tô đậm tính cách nhân vật 141 3.3 Lựa chọn giọng điệu phù hợp, tương ứng 157 3.3.1 Giọng điệu ngợi ca 157 3.3.2 Giọng điệu triết lý - trữ tình 161 Tiểu kết 167 Kết luận 168 Tài liệu tham khảo 158 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Văn Trương là một trong những hiện tượng đặc biệt của nền văn học hiện đại Việt Nam. Sinh ra ở miền đất Hà thành hào hoa nhưng cuộc đời riêng của Văn Trương phải lang bạt kì hồ và ẩn chứa nhiều nét li kì của một tính cách rắn rỏi vốn mang nhiều thị phi. Văn Trương đã đi xa gần trọn thế kỉ nhưng văn nghiệp ông để lại khiến người ta không khỏi sửng sốt đến khâm phục về khả năng và hiệu quả công việc. Tuy vậy, vị thế của nhà văn Văn Trương trên văn đàn chưa có một đánh giá thích đáng. 1.2 Một trong những hình tượng nổi bật trong sáng tác của nhà vănhình tượng người hùng, những nhân vật, nam cũng như nữ, phải có một thân thể khỏe khoắn chứa đựng một tinh thần mạnh mẽ, không cúi đầu trước cường quyền, đồng tiền, đề cao lòng tự trọng của con người, nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống từ nội lực bản thân. Như vậy, có thể nói rằng, quan niệm về người hùng (home fort), triết lí sức mạnh là một nội dung quan trọng, xuyên suốt trong quan niệm nghệ thuật của tác giả. Nghiên cứu hình tượng nghệ thuật về người hùng để thấy phong cách nghệ thuật trong tiểu thuyết của Văn Trương. 1.3 Hiện nay, sau những thăng trầm của thời gian, cùng với nhà văn Vũ Bằng, Văn Trương không còn xa lạ với độc giả. Tuy vậy, có nhiều vấn đề không dễ để cắt nghĩa rõ ràng và có hệ thống trong sáng tác của Văn Trương. Vì những lí do trên, chúng tôi tìm hiểu đề tài: Hình tượng người hùng trong sáng tác của Văn Trương. 2. Lịch sử vấn đề Với tư cách là một nhà văn nổi tiếng trong năm mươi năm đầu thế kỉ XX, các công trình nghiên cứu về văn nghiệp của Văn Trương đã xuất hiện dường như đồng thời cùng với những sáng tác của ông. Trong khoảng thời gian ấy và cho đến hiện nay những thông tin, những công trình của các nhà 4 nghiên cứu phê bình trong và ngoài nước vẫn dành một chỗ đứng ưu ái cho ông. Đáng kể nhất là công trình Văn Trương có phải người hùng? do Hoài Việt biên soạn, Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1992, tập hợp 17 bài viết của nhiều tác giả và thống kê một số tác phẩm của Văn Trương. Có thể điểm qua những bài viết của các tác giả sau: Nguyễn Huy Tưởng (1942), “Nhật ký ngày 4 – 5”, in lại trong Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, tập 1, Nxb Thanh niên, 2006. Nguyễn Ngu Í (1965), Sống và viết với…Nxb Bách khoa, Sài Gòn. Phạm Thế Ngũ (1968), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Nxb Quốc học tùng thư, Sài Gòn. Phan Lạc Phúc và Nguyễn Đình Toàn (1970), “Tưởng niệm nhà văn Văn Trương”, Văn học nghệ thuật, số 42. “Lê Văn Trương qua lời giới thiệu của Vi Huyền Đắc” (1970), Tuần báo Văn học nghệ thuật, số 42. Nguyễn Vỹ (1970), Văn thi sĩ tiền chiến, Nxb Khai trí, Sài Gòn. Vũ Đức Phúc (1971), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại(1930 – 1954), Nxb Khoa học Xã hội. Trần Tuấn Kiệt (1973), “Ngày cuối cùng” trích Nhà văntác phẩm, Sài Gòn. Viên Linh (1975), “Hoài niệm Văn Trương”, Trích Hồi kí văn học Thi Ngọc (1988), “Một ít kỉ niệm”, in trong tập Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Thanh Châu (1989), “Ngược dòng tháng 8”, Báo Văn nghệ, số 42 – 43 Hoàng Như Mai (1991), “Để khỏi quên một con người”, in trong tập Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Thanh Châu (1991), “Lê Văn Trương có phải người hùng”, in trong tập Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Lan Khai, “ Văn Trương” trong tác phẩm Chân dung và tác phẩm 12 nhà văn đương đại. Vũ Tam Giang, “Một người mù rên rỉ đòi ánh sáng hay là Văn Trương trong sự cảm nhận của các nhà văn đương thời”, in trong tập Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. 5 Hoài Việt, “Về triết lí người hùng, triết lí sức mạnh của Văn Trương”, in trong tập Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Nguyễn Văn Trung, “Đôi nét về Văn Trương”, in trong tập Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Vương Trí Nhàn (1991), “Những tiền đề để nghĩ lại”, in trong tập Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Bầu (1991), “Ấn tượng”, in trong tập Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Ngô Linh Ngọc (1991), “Báo Việt Nam hồn một “chớp mắt lịch sử” của Văn Trương”, in trong tập Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Yên Thao, “Một đoạn hồi ức”, in trong tập Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Nguyễn Ngu Í, “Lê Văn Trương viết tiểu thuyết”, in trong tập Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Nguyễn Mạnh Trinh, “Lê Văn Trương – Tiểu thuyết của người hùng”, in trong tập Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn, 1992. Phương An (1996), “Lê Văn Trương – Nhà tiểu thuyết có “sách best saler” nhất thế kỉ”, Báo Lao động, (Xuân 1996) . Hoài Anh (2001), “Lê Văn Trương với sự thăng trầm của triết lí sức mạnh”, Chân dung văn học, Nxb Hội Nhà văn. Nguyễn Huệ Chi (2004), “Lê Văn Trương”, in trong Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới. Phạm Thị Thu Hương (2004), “Trường đời”, in trong Từ điển văn học(bộ mới), Nxb Thế giới. Phạm Thị Thu Hương (2004), “Người anh cả”, in trong Từ điển văn học(bộ mới), Nxb Thế giới. Triệu Xuân (2006), “Nhà văn Văn Trương – 59 năm sống và viết”, in trong Văn Trương tác phẩm chọn lọc, tập 1, Nxb Văn học. Thị Ngân (2008), “Lê Văn Trương – cuộc đời và trang sách”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3. Vũ Ngọc Phan (2008), “ Văn Trương”, in trong Vũ Ngọc Phan, Tuyển tập, tập 2, Nxb Văn học. 6 Ngọc Giao(2010), “Hồi ức về Văn Trương”, in trong cuốn Hà Nội cũ nằm đây, Nxb Phụ nữ. Các bài viết trên đều cố gắng làm sáng tỏ tầm vóc và sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Văn Trương, một nhà văn viết nhiều, viết khỏe, viết nhanh nhưng phải chịu nhiều hệ lụy của cuộc đời, chết cô đơn, không danh vọng và tiền tài. Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng khai thác dòng tiểu thuyết người hùng của ông trên khía cạnh triết lí sức mạnh và quan niệm về người hùng Trong những công trình nghiên cứu của mình, các nhà khoa học luôn nhìn nhận “hiện tượng” Văn Trương với hai mặt khen và chê. Song, có lẽ phê phán gay gắt, khắt khe và bắt bẻ nhất phải kể đến công trình của Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại. Trong công trình này, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan dành tới 45 trang in cho nhà văn họ Lê, phần lớn trong đó là những lời phê bình gay gắt. Nhà phê bình đã tỏ ra không công bằng trong đánh giá về Văn Trương. Bất chấp những thiện tình mà độc giả đang dành cho tiểu thuyết gia “người hùng”, Vũ Ngọc Phan tỏ ra thiếu thiện cảm với cây bút này. Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan xếp tiểu thuyết của Văn Trương vào loại tiểu thuyết luân lí, minh họa cho đạo đức. Ông không nhìn nhận tác động của tiểu thuyết người hùng đến độc giả ở khía cạnh tích cực. Có thể nói đó là cái nhìn “bới lông tìm vết”. Nói như Nguyễn Ngu Í: Tác giả của Nhà văn hiện đại đã nâng quá đáng một số nhà văn và hạ thấp không ít người. Không được cảm tình nên địa vị của Văn Trương không được nhìn nhận thích đáng. Về “quan niệm người hùng” và “triết lí sức mạnh”, Vũ Ngọc Phan bày tỏ thái độ: “Lê Văn Trương dựa vào một thuyết rất hẹp. Cái thuyết sức mạnh của ông là thứ lí thuyết nông nổi, không có gì vững vàng, không thể so sánh mảy may với cái lí thuyết về sức mạnh về người siêu nhân của Nietzsche” [29, 893]. Trong bài viết, Vũ Ngọc Phan ít kiến giải mà chủ yếu đưa ra nhiều nhận định. Nhấn mạnh sự giống nhau trong hình mẫu các nhân 7 vật trong tiểu thuyết của nhà văn Văn Trương, Vũ Ngọc Phan khẳng định hầu hết tư tưởng của Văn Trương không có cơ sở khoa học, lí thuyết mà chỉ dựa vào trí tưởng tượng. Do vậy, tiểu thuyết của ông chỉ có sức mạnh của sự tin tưởng bồng bột còn những cái thật “nhân loại” thì thật hiếm. Bàn về hình tượng người hùng trong tác phẩm của Văn Trương, Vũ Ngọc Phan đánh giá: “Người thì người hùng mà cử chỉ và ngôn ngữ con nít”[29, 862]. Nhà nghiên cứu dẫn ra một số dẫn chứng để lí giải cho ý kiến của mình: “Nhân vật Linh trong Một người có những cử chỉ như “nũng nịu”, “mở hòm lấy cái ống ra, bỏ hai hào vào”[29, 862]. Đó là những hành động và tính tình rất trẻ con của một nhân vật vốn được nhà văn xưng tụng là người hùng. Về ngôn ngữ con nít, nhà nghiên cứu chỉ ra danh xưng của nhân vật người hùng là “em”, ngọt ngào và nhẹ nhàng thái quá khiến ông tưởng tượng đó là “những chàng lực lượng có đồng cô”. Vũ Ngọc Phan còn vạch ra cái vô lí trong lí thuyết của người hùng: “Ta không thể yêu đàn bà. Ta chỉ có thể yêu nghệ thuật và Tổ quốc”, thể hiện sự mâu thuẫn trong lí tưởng. Bởi vì, đàn bà không hề đối nghịch với nghệ thuật mà ngược lại còn là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca từ cổ chí kim, mặt khác, “tôn thờ Tổ quốc” và “hi sinh cho Nghệ thuật” là hai việc không đi với nhau. Tác giả còn cố làm cho “cái lí thuyết người hùng phải đổ nhào” trong những luận điểm “xét kĩ”[29, 864]. Nếu Văn Trương chú trọng xây dựng người hùng ở sức mạnh vô địch khuất phục kẻ khác thì Vũ Ngọc Phan lại thấy đó là sự tàn nhẫn đến vô lí của nhân vật. “Sự đánh đập tàn nhẫn những kẻ làm công, Văn Trương còn tả ở mấy trang sau và cố biện luận để bênh vực sự tàn nhẫn ấy. Kể ra muốn được “hùng” như thế cũng không đến nỗi khó khăn như tác giả đã tưởng, vì ông chủ là kẻ có đủ khí giới, còn người bị đánh chỉ là tôi tớ và không có một thứ gì để hộ thân”[29, 866]. Nếu nhìn ở một góc độ khác, độc giả có thể nhận thấy tính cách hào hiệp, trượng nghĩa, hi sinh cho người khác ở người hùng thì tác giả Nhà văn hiện đại lại đánh giá nhân vật ở một góc độ khác, góc độ 8 luân lí, đạo đức của nhân vật. Ông khảo sát lời lẽ nhân vật rất kĩ để tìm ra cái trái đạo lí trongtưởng nhân vật. Trong tác phẩm Tôi là mẹ, Văn Trương tả rất kĩ nghề buôn lậu và lời nói của nhân vật Vĩnh: “Của là của giời. Ai có gan người ấy được. Cái luật giời là phải chiến mà thắng, phải cướp mà lấy”[45, 111]. Tác giả kết luận: “Như vậy, chẳng rõ nghề buôn lậu tác giả Tôi là mẹ có cho là một nghề lương thiện và chính đáng không? Thiết tưởng cái luân lí “liều mạng xông ra giành giật cho con” không phải là thứ luân lí cao thượng cho lắm”[29, 867].Vũ Ngọc Phan chê tiểu thuyết người hùng hết lời nhưng ông không thể không thừa nhận thành công của Văn Trương. “Ngòi bút của Văn Trương về tả chân là một ngòi bút cũng khá sắc sảo”[29, 874]. Ông ghi nhận nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm Một người, Những kẻ có lòng…là sắc sảo và tinh tế. Cùng tư tưởng phê phán Văn Trương, Nguyễn Huy Tưởng, trong Nhật ký ngày 4 – 5/12/1942 cho rằng: “Phải trừ diệt tất cả cái gì là sáo, là phóng đại, là kêu gào, là hùng theo lối Văn Trương”[33, 583]. Vũ Đức Phúc, trong cuốn Nhìn lại những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiên đại (1930 - 1954) đánh giá: “Triết lý “người hùng” của Văn Trương tất nhiên giống nhân sinh quan bọn Tờ - rốt – kít”[31, 117] Một nhà nghiên cứu, một đồng nghiệp có khá nhiều kỷ niệm với Văn Trương là nhà văn Nguyễn Ngu Í. Từ rất sớm, trong tác phẩm Sống và viết với…, Nguyễn Ngu Í đã nhắc đến Văn Trương với cái nhìn cảm phục, đồng điệu. Sự trải lòng của một con người cùng thời rất chân thật cho ta thấy sự ảnh hưởng của hình tượng người hùng đến một lớp độc giả lúc bấy giờ. “Người hùng của anh đến thật hợp cảnh, hợp thời. Trách sao chúng tôi không say sưa, không vồ vập và cố noi gương. Anh đã dạy chúng tôi biết bất bình, không an phận, khinh phú quý giàu sang tội lỗi, trọng gian nguy nghèo khổ, thanh cao và nhất là không chấp nhận cái hèn, cái hèn hạ thấp con người, cái 9 hèn làm nhục dân tộc”[14,183 ]. Nhà văn đánh giá cao những tác phẩm viết về thiếu nhi trong tập truyện ngắn đầu tay Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích như truyện Anh em thằng Việt, Cánh tay đứa trẻ, Hai hào…Ông nhận thấy nhân vật ở trong những tác phẩm này mang hình bóng người hùng tí hon. “Tôi thích những nhân vật của tuổi thơ mà đầy chất anh hùng hi sinh thà chịu thiệt thòi nhưng không làm những điều mà mình thấy không đúng”[14, 185]. Cũng như phần đông các nhà nghiên cứu khác, Nguyễn Ngu Í nhận thấy những tì vết trong nghệ thuật xây dựng người hùng của Văn Trương, tuy vậy, nhà văn thừa nhận mình không để ý nhiều vì ít nhiều ông đã tìm thấy trong đó sức hấp dẫn của một dòng văn học. Trong bài phỏng vấn về Văn Trương, ông cho rằng hình tượng người hùng chính là con người đời thường vẫn hay gặp trong đời. Triết lý người hùng có khi cải lương nhưng chính nó là bảo bối cho nhà văn đối mặt với cuộc đời. Trong bài viết của mình, Nguyễn Ngu Í đứng trên góc độ một độc giả thừa nhận những ảnh hưởng của triết lí người hùng đến thế hệ thanh niên thời đó. Nhà văn không ngần ngại bày tỏ niềm kính phục và trân trọng những sáng tạo nghệ thuật của đồng nghiệp. Phạm Thế Ngũ, trong tác phẩm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên quan tâm đến kiểu nhân vật người hùng của Văn Trương ở góc độ một nhà văn học sử. Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Ông là nhà tiểu thuyết của giới giang hồ. Rất nhiều truyện của ông là truyện viết về trai tứ chiếng, gái giang hồ, mô tả cuộc đời, kiến văn cùng tâm lý của hạng người này. Nhưng không phải ông miêu tả những cái kém cỏi, đồi bại và sa đọa của họ như nhiều nhà văn xã hội tả chân vẫn làm mà ông có xu hướng nâng cao họ lên thành những anh hùng về thủ đoạn hay tâm hồn có thể làm ta kính phục”[26, 534]. Phạm Thế Ngũ nhận thấy: sự trải nghiệm của chính nhà văn là một phần của người hùng trong văn chương. Đó chính là sự hiểu biết mà độc giả có thể tìm thấy ở các tác phẩm của Văn Trương. “Bạn muốn biết Sài Gòn những năm 1930 ăn chơi như thế nào, bạn muốn biết người ta hút cocaine như thế nào trong một 10 . tác của Lê Văn Trương 33 1.3.1 Người hùng đối tượng thẩm mĩ nổi bật trong sáng tác của Lê Văn Trương 33 1.3.2 Cơ sở của sự xuất hiện hình tượng người hùng. hùng trong sáng tác của Lê Văn Trương 26 1.1 Vài nét về tiểu sử Lê Văn Trương 26 1.2 Sự nghiệp văn học của Lê Văn Trương 30 1.3 Vấn đề người hùng trong sáng

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phương An (1996), “Lê Văn Trương – Nhà tiểu thuyết có “sách best saler” nhất thế kỉ”, Báo Lao động, ( Xuân, 1996) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Trương – Nhà tiểu thuyết có “sách best saler” nhấtthế kỉ”
Tác giả: Phương An
Năm: 1996
2. Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sỹ Hiệp (1988), Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỉ XX, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nam Bộ từ đầu đếngiữa thế kỉ XX
Tác giả: Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sỹ Hiệp
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1988
3. Hoài Anh (2001), “Lê Văn Trương với sự thăng trầm của triết lí sức mạnh”, Chân dung văn học, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Trương với sự thăng trầm của triết lí sức mạnh”,"Chân dung văn học
Tác giả: Hoài Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2001
4. Bakhtin.M (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường Viết văn Nguyễn Du, Nxb Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin.M
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 1992
5. Lê Bầu (1991), “Ấn tượng”, Lê Văn Trương có phải người hùng ?, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ấn tượng”," Lê Văn Trương có phải người hùng
Tác giả: Lê Bầu
Nhà XB: Nxb HộiNhà văn
Năm: 1991
6. Thanh Châu (1989), “Ngược dòng tháng 8”, Văn nghệ, (42 – 43) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngược dòng tháng 8”
Tác giả: Thanh Châu
Năm: 1989
7. Thanh Châu (1991), “Lê Văn Trương có phải người hùng?”, Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Trương có phải người hùng?”, "LêVăn Trương có phải người hùng
Tác giả: Thanh Châu
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1991
8. Nguyễn Huệ Chi (2004), “ Lê Văn Trương”, Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Trương”, "Từ điển văn học (Bộ mới)
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Nhà XB: NxbThế giới
Năm: 2004
9. Vũ Tam Giang (1991), “Một người mù rên rỉ đòi ánh sáng hay là Lê Văn Trương trong sự cảm nhận của các nhà văn đương thời”, Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một người mù rên rỉ đòi ánh sáng hay là Lê VănTrương trong sự cảm nhận của các nhà văn đương thời”, "Lê Văn Trươngcó phải người hùng
Tác giả: Vũ Tam Giang
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1991
10. Ngọc Giao (2010), “Hồi ức về Lê Văn Trương”, Hà Nội cũ nằm đây, Nxb Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồi ức về Lê Văn Trương”, "Hà Nội cũ nằm đây
Tác giả: Ngọc Giao
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2010
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từđiển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
12. Phạm Thị Thu Hương (2004), “Người anh cả”, Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người anh cả”," Từ điển văn học (Bộmới)
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
13. Phạm Thị Thu Hương (2004), “Trường đời”, Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường đời”," Từ điển văn học (Bộ mới)
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
14. Nguyễn Ngu Í (1965), Sống và viết với…,Nxb Bách khoa, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống và viết với…
Tác giả: Nguyễn Ngu Í
Nhà XB: Nxb Bách khoa
Năm: 1965
15. Nguyễn Ngu Í (1991), “Lê Văn Trương viết tiểu thuyết”, Lê Văn Trương có phải người hùng?, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Trương viết tiểu thuyết”, "Lê Văn Trươngcó phải người hùng
Tác giả: Nguyễn Ngu Í
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1991
16. Lan Khai (2001), “Lê Văn Trương” , Chân dung và tác phẩm 12 nhà văn đương đại, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Trương” , "Chân dung và tác phẩm 12 nhà vănđương đại
Tác giả: Lan Khai
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
17. Khrapchenco.M (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triểnvăn học
Tác giả: Khrapchenco.M
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1978
18. Trần Tuấn Kiệt (1973), “Ngày cuối cùng”, Nhà văn và tác phẩm, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngày cuối cùng”, "Nhà văn và tác phẩm
Tác giả: Trần Tuấn Kiệt
Năm: 1973
19. Viên Linh (1991), “Hoài niệm Lê Văn Trương”, Lê Văn Trương có phải người hùng, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoài niệm Lê Văn Trương”, "Lê Văn Trương có phảingười hùng
Tác giả: Viên Linh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1991
20. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lí luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu lí luận văn học phương Tây hiện đại
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: NxbVăn học
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w