SỰ NGHIỆP VĂN HỌC VÀ VẤN ĐỀ NGƯỜI HÙNG TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ VĂN TRƯƠNG

Một phần của tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 27 - 31)

6. Cấu trúc luận văn

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC VÀ VẤN ĐỀ NGƯỜI HÙNG TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ VĂN TRƯƠNG

tác của Lê Văn Trương.

4.3 Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng người hùng trong sáng táccủa Lê Văn Trương. của Lê Văn Trương.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp khảo sát, thống kê. Phương pháp so sánh.

Phương pháp phân tích, tổng hợp.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai qua 3 chương:

Chương 1. Sự nghiệp văn học và vấn đề người hùng trong sáng tác của Lê Văn Trương

Chương 2. Hình tượng ngườihùng qua cái nhìn nghệ thuật của Lê Văn Trương

Chương 3. Nghệ thuật thể hiện hình tượng ngườihùng trong sáng tác của Lê Văn Trương

Chương 1

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC VÀ VẤN ĐỀ NGƯỜI HÙNG TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ VĂN TRƯƠNG SÁNG TÁC CỦA LÊ VĂN TRƯƠNG

1.1 Vài nét về tiểu sử Lê Văn Trương

Lê Văn Trương (1906 – 1964 ), sinh tại làng Đồng Nhân nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cha ông là Lê Văn Kỳ, gốc người Hà Đông cũ, lên lập nghiệp ở Bắc Giang. Mẹ là bà Nguyễn Thị Sâm, con gái một gia đình có truyền thống hiếu học. Sinh ra trong một gia đình Nho học, có nòi khoa cử, Lê Văn Trương thừa hưởng ở cha nét tính cách phóng túng, tự do. Sự giáo dục theo lễ nghi truyền thống của người mẹ như một lẽ tự nhiên ít nhiều cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến cách hành xử của ông. Lê Văn Trương thuở nhỏ đã

nổi tiếng thông minh, tuấn tú hơn người. Ông học Tiểu học ở Bắc Giang. Năm 1921, ông thi đậu vào Trường Bưởi, một ngôi trường có tiếng lúc bấy giờ. Tưởng rằng hành trình sự nghiệp của ông suôn sẻ nhưng một sự kiện khiến ông chấp nhận rời bỏ con đường học hành đang rộng mở. Năm 1923, khi đang học năm thứ hai, chứng kiến cảnh viên hiệu trưởng người Pháp mắng một đồng môn: Sale anamitte (đồ An Nam bẩn thỉu) không kìm nén được sự giận dữ, lòng tự tôn dân tộc khiến ông cùng bạn bè tổ chức bãi khóa để phản đối. Sau sự kiện đó, ông bị đuổi học.

Năm 1926, Lê Văn Trương thi đậu vào ngành Bưu điện nhưng bị biệt phái sang Campuchia. Tại đây, vì “vết đen” trong lí lịch, ông bị chính quyền thực dân biệt phái lên Mongkolboray (Campuchia) làm trưởng bưu cục xứ hoang vu, hẻo lánh. Năm 1927, ông lập gia đình với bà Ngô Thị Hương, một tiểu thư khuê các, con nhà giàu có.

Ba năm sau khi cưới vợ, Lê Văn Trương dẫn vợ con về Lovea thuộc tỉnh Battamtang (Campuchia) lập nghiệp ở đó, bỏ hẳn nghề bưu điện, làm đủ thứ nghề: khai hoang làm đồn điền, đi buôn, cai thầu xây dựng…

Cơn bão khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 lan nhanh đến châu Á khiến công việc làm ăn của Lê Văn Trương thất bại, ông cùng vợ con hồi hương. Giai đoạn này, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời ông: Lê Văn Trương bắt tay vào công việc viết báo, viết văn. Ông cộng tác với nhật báo

TrungBắctânvăn của Nguyễn Văn Vĩnh với bút danh Cô Lý ( Lý lẽ của một người) gây tiếng vang trong làng báo.

Những năm 1935 – 1942 là thời kì hoàng kim của tiểu thuyết gia Lê Văn Trương cả về số lượng và chất lượng tác phẩm. Cuộc đời nhiều thăng trầm, sóng gió mang lại cho nhà văn Lê Văn Trương một nguồn tư liệu khổng lồ, thai nghén cho hàng loạt tác phẩm. Sáng tác của ông như một luồng gió mới thổi vào làng văn, làng báo để rồi người ta đổ xô săn tác phẩm của ông, nhà xuất bản chèo kéo, xưng tụng ông. Lê Văn Trương trở thành cây bút hàng đầu của Nhà xuất bản Tân Dân. Trên các cơ quan ngôn luận của nhà xuất bản

này, cái tên Lê Văn Trương xuất hiện liên tục, hết tác phẩm này đến tác phẩm khác. Bạn đọc chờ đợi từng số báo có in tác phẩm của ông, đặc biệt, chú ý đến dòng tiểu thuyết về Người hùng. Trên lãnh địa báo chí, Lê Văn Trương được bạn bè giúp đỡ, khuyến khích rất nhiều. Năm 1936, ông ra tờ báo Ích hữu với sự cộng tác với nhiều cây bút danh tiếng lúc bấy giờ như Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa, Lê Tràng Kiều, Phạm Ngọc Khuê, Nguyễn Đình Lạp… Tờ báo có nhiều đổi mới tiến bộ nhưng rất tiếc nó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi và thực sự không gây được danh tiếng đáng kể.

Thành công trong sự nghiệp, Lê Văn Trương sống vương giả trong hai dinh cơ rộng lớn. Dinh cơ thứ nhất cho các con và vợ cả. Dinh cơ thứ hai, ông sống cùng người vợ hai. Nhà của nhà văn lúc nào cũng tấp nập những bạn văn mà ông mở rộng lòng thù tiếp. Mỗi khi, nhà văn lĩnh nhuận bút, ông lại rủ rê bạn văn đi hát tom chát, tổ tôm, hút hít cho đến nhẵn túi. Quãng đời này có thể nói tột cùng vinh quang và giàu sang của nhà văn. Không chỉ phóng khoáng mà ông còn rất nghĩa hiệp trong việc dìu dắt, cưu mang nhiều nhà văn mới vào nghề. Những kí ức tốt đẹp, lòng bao dung và cả ảnh hưởng bởi tư tưởng của ông đối với đồng nghiệp được các nhà văn kể lại rất nhiều trong những dòng hồi kí của họ sau này.

Từ năm 1943, Lê Văn Trương viết ít và đa phần thời gian dành cho hoạt động báo chí. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hưởng ứng lời kêu gọi của mặt trận Việt Minh, ông cùng bạn bè đồng nghiệp khoác ba lô theo kháng chiến. Được sự hướng dẫn của Bộ trưởng Tuyên truyền Trần Huy Liệu, Lê Văn Trương từng bước trưởng thành về lập trường chính trị. Ông cùng Tân Hiến, Ngô Linh Ngọc cho ra đời tờ báo Việt Nam hồn. Vẫn giữ lối làm việc say sưa và tận tâm, ông làm việc không biết mệt mỏi, chăm chút kĩ càng cho từng bài viết, từng số báo. “Tờ báo Việt Nam hồn với những bài nghị luận chân thành và công tâm ủng hộ cách mạng, kịch liệt phê phán những tội ác và

âm mưu đen tối của đế quốc và bọn tay sai của chúng, được đồng bào mọi giới hoan nghênh nhiệt liệt” [21, 91]. Được sự khích lệ của độc giả, Lê Văn Trương lao vào viết phóng sự. Những bài viết về “Tuần lễ vàng” và cuộc “Tổng tuyển cử” tràn đầy niềm tin yêu và khí thế hào hùng của dân tộc ta lúc bấy giờ. Tính đả phá của tờ báo Việt Nam hồn ngày càng sâu sắc và mạnh mẽ khiến bọn phản động ghen tức. Uy tín của tờ báo nâng cao. Theo tư liệu của Ngô Linh Ngọc, thời gian này, Lê Văn Trương còn đi lại bí mật với các lãnh tụ cách mạng Trần Huy Liệu, Trần Văn Giàu…bàn một số công việc cách mạng ngoài báo chí như cùng với Lê Văn Vỹ mua súng cho bộ đội ta, đề xuất phương án đãi vàng ở Cầu Rậm…Gần cuối năm 1946, Lê Văn Trương chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo, phải vào điều trị tại nhà thương Phủ Doãn. Ngô Linh Ngọc cũng bị thương hàn. Bạn bè của ông không kham nổi công việc khổng lồ cho một tờ báo. Tờ báo dần dần đi xuống và bị đình bản. Đúng như Lê Văn Trương từng phát biểu Việt Nam hồn là “một chớp mắt lịch sử”. Tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng với những tiến bộ của nó, tờ báo Việt Nam Hồn thực sự mang lại cho chủ nhân của nó những giây phút huy hoàng, sôi nổi của một chiến sĩ cách mạng trong trường văn, trận bút.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Lê Văn Trương đi theo kháng chiến. Lên chiến khu, được sự tín nhiệm của Chính phủ, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban đãi vàng Bắc Kì, cơ quan đặt tại chợ Bến Hòa Bình. Ông cùng đồng đội hăng hái tìm vàng làm kinh tài mua vũ khí, thuốc men cho chính phủ kháng chiến. Năm 1946, gia nhập bộ đội cách mạng trong tiểu ban Văn nghệ Quân đội cùng Yên Thao, Quang Dũng, Lê Đại Thanh. Cuối năm 1952, Lê Văn Trương giải ngũ, về sống với gia đình ở Đầm Đa. Năm 1953, vì lâm trọng bệnh, ông trở về Hà Nội, tiếp tục cộng tác với Báo mới của Phạm Văn Tươi ở Sài Gòn.

Tháng 6 – 1954, Lê Văn Trương di cư vào Sài Gòn, viết văn, làm báo. Thời gian này, sức sáng tạo của nhà văn chững lại. Ông chủ yếu cho tái bản một số tác phẩm trước kia. Khi Nam – Bắc chia cắt, bà Đào, người vợ thứ hai, theo chồng vào Nam sinh sống. Họ sống ở một căn hộ nhỏ đường Cống Quỳnh. Từ năm 1956, ông và bà về sống ở căn nhà nhỏ ở khu phố Trần Hưng Đạo. Với những quẩn bách về cuộc sống, Lê Văn Trương làm việc cho Nha Chiến tranh tâm lí của chính quyền ngụy. Năm 1959, ông vào làm việc cho Đài Phát thanh Sài Gòn. Không được bao lâu, chính quyền Sài Gòn nghi ông dính líu đến vụ đả kích cố vấn của Ngô Đình Nhu (bà Trần Lệ Xuân), ông bị gọi vào dinh Tổng Thống làm việc. Sự việc được làm rõ, Lê Văn Trương vô tội nhưng bà Trần Lệ Xuân dửng dưng không đính chính. Ông bị sa thải. Sau khi nghỉ việc ở Đài Phát thanh Sài Gòn, Lê Văn Trương ốm nặng. Bệnh tật, nghèo túng nhanh chóng bòn rút hết sức lực của ông. Thời gian này, ông hầu như không xuất bản được tác phẩm nào. Lê bước chân đi bán bản thảo nhưng không ai hưởng ứng. Bà Đào phải chạy chợ cùng chồng sống đắp đổi qua ngày. Ngày 25 – 2 – 1964, Lê Văn Trương trút hơi thở cuối cùng tại căn nhà nhỏ trong hẻm Bùi Viện, Sài Gòn, hưởng thọ 59 tuổi.

Một phần của tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 27 - 31)