Người hùng – kiểu người luôn nhận phần khó khăn về mình, ra tay cứu nạn trừ nguy giúp ngườ

Một phần của tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 116 - 130)

6. Cấu trúc luận văn

2.4 Người hùng – kiểu người luôn nhận phần khó khăn về mình, ra tay cứu nạn trừ nguy giúp ngườ

ra tay cứu nạn trừ nguy giúp người

Người hùng có những phẩm chất ưu tú khiến người khác ngưỡng mộ. Người hùng trong tác phẩm của Lê Văn Trương là hình mẫu gần gũi với đời sống. Họ là anh hùng đời thường song cũng có một khoảng cách đủ để người ta cảm phục. Khoảng cách ấy thể hiện ở vẻ đẹp toàn diện về nhân cách. Người hùng không chỉ thực hiện các chiến công phi thường mà còn thể hiện ở thái độ, trách nhiệm với mọi người, với thời đại. Người hùng của Lê Văn Trương là những cá nhân chấp nhận mạo hiểm xông pha trong cuộc mưu sinh, trong trường đời. Do vậy ngoài sức mạnh, người hùng mang trong mình các tố chất

ưu tú của con người theo chuẩn mực thời đại. Có sức mạnh, ưa phiêu lưu mạo hiểm, trọng nghĩa khí, nhận về mình tất cả mọi khó khăn, ra tay cứu nạn trừ nguy giúp người là những vẻ đẹp nổi bật của hình tượng người hùng trong sáng tác văn học của Lê Văn Trương.

Người hùng từ cổ chí kim luôn thể hiện mình là một cá nhân ưu việt, gánh vác trách nhiệm với người khác, với Tổ quốc, non sông mà không né tránh hiểm nguy. Họ là người có suy nghĩ và hành động tiến bộ thậm chí đi trước thời đại. Thời đại sử thi, xuất hiện mẫu anh hùng cộng đồng, là những người con xuất sắc mang trong mình sức mạnh của giống nòi, đứng đầu lãnh đạo bộ tộc nên về trách nhiệm, thể hiện là người đứng mũi chịu sào. Họ có thể hi sinh để chiến đấu chống lại các thế lực đe dọa sự tồn vong của cộng đồng. Trong mọi tình huống, người hùng nhận về mình tất cả sự khó khăn, gánh trên vai trách nhiệm giúp đời. Đặc biệt, khi một chế độ chính trị xã hội nào đó bước vào thời kì suy thoái, không thể cứu vãn thì vai trò của cá nhân càng được thể hiện nổi bật như Minh Trị trong cuộc cải cách ở Nhật Bản. Xa xưa hơn, hình tượng trái tim Đankô tỏa sáng vĩnh cửu trên ngọn đồi soi đường cho cả cộng đồng là một trong những huyền thoại hào hùng của nhân loại. Đề cao triết lí sức mạnh, người hùng của Lê Văn Trương mang trong mình sức mạnh thể chất và tâm hồn nên trong bất kì tình huống nào họ cũng thể hiện là người độ lượng, có trách nhiệm. Thái độ ấy không phải hành động đao to búa lớn mà bằng những cử chỉ hào hiệp, một cái nhìn cảm thông, một hành động bình thường mà bất kì người nào cũng có thể làm được. Hành động người hùng trong sáng tác của Lê Văn Trương mang tính cá nhân rõ rệt với ý thức cao cả về bổn phận của mình.

Trong xã hội phong kiến, chí nam nhi được đề cao. Người hùng của Lê Văn Trương là một kiểu mẫu người hùng khác với người hùng phong kiến. Không quá coi trọng tài năng phải thể hiện ở công danh với trời đất, người hùng của ông nghiêng về phẩm chất làm người xuất phát từ quan niệm đạo

đức truyền thống mà không quá đề cao danh phận. Có lẽ vì thế, Vũ Ngọc Phan cho rằng tiểu thuyết của ông là tiểu thuyết luân lí trong đó đạo đức được đề cao gắn với vị thế nhân tâm trong cuộc đời. Người hùng của ông là hình tượng con người mới mà nhà văn với mĩ cảm và sự nhạy cảm chính trị đã hình dung. Con người mới trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, thật khó có thể nói đến hai chữ công danh bởi vì, Nho học đã thất thế, xã hội phong kiến là bù nhìn, Tây học là tay sai, nếu con người lập thân bằng con đường khoa cử thì không còn hợp thời. Nhân vật nhà văn xây dựng ở đây không phải là những tấm gương đỗ đạt mà ông muốn hướng tới xây dựng hình tượng con người mạnh mẽ về tinh thần, tỉnh táo về trí tuệ để nhận chân thực tại. Con người mà ông ca ngợi là những anh hùng có ý thức về giống nòi như anh Tống Ngọc, như Nguyễn Thái Học…do thế, trong tác phẩm của ông, người hùng luôn thể hiện vai trò của mình với thời đại. Tất nhiên, hình tượng văn học nào cũng mang sự hư cấu của nhà văn. Với hình tượng người hùng, Lê Văn Trương có sự tưởng tượng song, mục đích của nhà văn thể hiện người hùng nhằm cổ vũ cho một tầng lớp xã hội đang u mê, lầm lạc nên tác giả có cường điệu tính cách người hùng cũng không có gì đáng trách. Tác phẩm của ông cho ta cảm giác người hùng là một vĩ nhân hi sinh vì dân tộc, một chiến sĩ sẵn sàng đương đầu với nguy nan, một anh hùng kiểu mẫu hành hiệp giúp đời. Hình tượng người hùng một phần mang bóng dáng của cuộc đời nhà văn, như đã nhắc ở trên, ông là một con người phóng khoáng, là một mạnh thường quân trong làng văn, làng báo. Sứ mệnh của nhà văn có nét gì đó rất gần gũi với phẩm chất của người hùng. Có lẽ, vì thế, trách nhiệm của người hùng trong chiến công luôn thể hiện tính nhân văn thực sự.

Nếu như trên, qua cái nhìn của Lê Văn Trương, người hùng thể hiện nghĩa khí trên nhiều góc độ thì với phẩm chất nhận về mình mọi khó khăn, ra tay cứu nạn trừ nguy giúp đời cũng là một biểu hiện của quan niệm về người hùng. Vĩnh, trong tác phẩm Tôi là mẹ, làm ăn thất bại, cứu vớt sự nghiệp bằng

cách đi buôn lậu. Chàng suy tính và chấp nhận chung vốn bỏ công sức mua bán và áp tải hàng hóa trong các chuyến buôn lậu xuyên quốc gia. Trong lí tưởng của Vĩnh, chàng xem đó là cuộc thử thách với trách nhiệm cao cả là cứu mọi người thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Việc làm của anh phi pháp nhưng về trách nhiệm, Vĩnh tỏ ra là một người có ý thức về sứ mệnh, cứu mình cũng như cứu người. Vĩnh không để cho bạn làm ăn phải xông pha vào chốn hiểm nguy không phải vì sợ hơn thua về lợi nhuận mà cao cả hơn chàng thể hiện trách nhiệm của một người cầm đầu. “Từ cái làng nhỏ Chiêng Ca Soli là chỗ bắt đầu khỏi rừng vào địa hạt Xiêm tôi đã hẹn những người tay chân đợi ở đấy. Họ sẽ đưa tôi và hàng đến Phachim. Con đường này ít cướp nhưng lại sợ nhà đoan Xiêm hơn. Tôi cam đoan là đi lọt. Đến Phachim thì bạn hàng sẽ đợi chúng ta ở đấy. Bán được tiền bao nhiêu tôi sẽ đi Băng Cốc, đến nhà Đông Pháp ngân hàng mua ngân phiếu lấy tên một nhà buôn bán to ở đấy gửi về cho ông Phóc Tai. Ông Phóc tai chỉ việc chờ ở Nam Vang hễ có giấy gọi thì ra nhà băng lĩnh”[45, 114]. Nhân vật Chí, trong Trận đời là chiến sĩ tiên phong đi khai hoang lập đồn điền. Trước đồng lúa xanh mướt mắt ở xứ Cao Miên, ta hình dung những gì mà Chí đã trải qua rất phi thường. Những buổi làm đồng vất vả, đối mặt với thiên tai, dịch bệnh đặc biệt ánh mắt kì thị và sự coi thường của người khác. Nếu không xác định cho mình một bản lĩnh đương đầu với khó khăn thì Chí đã bỏ cuộc. Khát vọng của Chí về tương lai, dựng lên một xã hội thu nhỏ của dân mình trên đất khách quê người, thật cao cả. “Nhìn cảnh đồng tranh bát ngát, chàng sực nhớ tới cảnh đồng ruộng ít ỏi của quê hương, sự làm ăn vất vả của dân quê xứ sở, chàng nảy ra ý định phải khẩn điền. Tưởng tượng đưa đi trước mắt chàng, những cây tranh màu lam vụt biến ra những bông lúa vàng ánh chạy thẳng tít đến chân trời. Rồi thì ở đấy, những đình chùa, làng mạc mọc lên như nấm, rồi chàng sung sướng nhận thấy những người nông phu chàng mộ từ Bắc vào đã được sống một cuộc đời dư dật hơn là ở quê hương”[44, 197]. Anh từ bỏ công việc làm ăn đang lúc thịnh đạt

bằng cái chương trình táo bạo. “Cái tinh thần cốt yếu của cái chương trình ấy là làm giàu cho mình bằng cách đem lại sự sung sướng, dư dật cho những người khác”[44, 197]. Trước sự cám dỗ của ái tình, từ một người con gái đẹp, giàu có, Chí bày tỏ chí hướng lớn lao của đời mình: “Trong khi tôi khởi thế công để chiến thắng cánh đồng tranh này, hòng đem lại một chút sung túc cho những người nghèo hơn mình, thì tôi phải khởi thế công trước tiên với cái mầm nhân dục thấp hèn ở trong tim gan tôi nếu tôi nghĩ đến tư lợi và sự khoái lạc của riêng mình trước...Tôi làm giàu, tôi cố hết sức làm giàu, nhưng tôi làm giàu để tìm thấy cái sung túc của tôi trong cái sung túc của mọi người”[44, 369]. Chí là hình tượng người hùng có thể gánh vác trách nhiệm: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”. Với những người phu trong đồn điền của Chí, anh bao giờ cũng là người bạn chân tình, vì họ, anh cố công truyền sự hứng khởi,lạc quan, dạy họ làm ruộng, làm thủy lợi, làm nhà…Anh cứu họ ra khỏi những bế tắc của cuộc sống áo cơm. Đến với Chí, người dân không chỉ có cuộc sống no ấm, khang trang hơn mà họ còn được hưởng thụ các thú vui tinh thần truyền thống của dân tộc. Ở đồn điền của Chí có những buổi sinh hoạt cộng đồng, có hội hát mang màu sắc làng quê Bắc bộ. Đỉnh điểm của khó khăn mà người hùng như Chí phải đối mặt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ập đến khi anh đang tràn ngập niềm tin vào một tương lai tươi sáng. Những người làm nông như Chí trông cậy tất cả vào giá lúa. Khủng hoảng kinh tế khiến giá lúa trồi trụt, đến mức thua lỗ. Anh lo lắng ngã bệnh thập tử nhất sinh. Tỉnh dậy, điều mà Chí quan tâm không phải lo cho sự nghiệp của mình mất trắng mà Chí lo cho hạnh phúc của người dân đã theo chàng. Tình huống ấy, nếu là người ích kỉ, Chí hoàn toàn có thể tìm lối thoát để bảo vệ tài sản của riêng mình nhưng khi đã nhận trọng trách của một người cao thượng, Chí xử sự như một anh hùng thực sự. “Bây giờ anh chỉ còn tính cách thanh toán công việc, để sao cho có lợi cho hàng mấy nghìn con người theo anh. Cái công trình mà họ đã đổ mồ hôi để công anh khuếch trương ngày

nay anh không được hưởng thì họ phải được hưởng chứ không thể để lọt vào tay người khác”[44, 419] . Trách nhiệm của Chí đẩy lùi khó khăn để giúp người, giúp đời. Tâm tư tình cảm và khối óc của chàng dồn tất cả vào công cuộc làm ăn mà trọng tâm của công việc ấy không gì khác ngoài lợi ích của những người làm công. Chí là điển hình của hình tượng người hùng xả thân vì hạnh phúc của người khác mà không đòi hỏi được đền đáp. Tính cách ấy của anh gây mối xúc động sâu sắc và sự biết ơn của hàng ngàn con người theo anh lập nghiệp. Với làng Thăng Long, nơi đất Cao Miên, Chí thực sự là vị thành hoàng sống bảo vệ cho sự an nguy của mọi người. Sự kiên định và khảng khái của anh truyền cho những con người nơi đây niềm tin về một cuộc sống tươi đẹp, chan hòa tình nhân ái. Tình yêu của Kim dành cho anh là phần thưởng cao quý, tri ân một tấm lòng thiện nghĩa. Đôi cánh tình yêu chắp cánh cho Chí đến những chiến công khác trong trận đời.

Khó khăn đến với nhân vật có khi do hoàn cảnh nhưng phần nhiều là những thử thách được tạo ra trong cuộc phiêu lưu, mạo hiểm của nhân vật. Trong hành trình đến chiến thắng, người hùng thể hiện thái độ dũng cảm đón nhận những va đập của cuộc đời. Tư thế của người hùng trong các cuộc đương đầu với các thế lực rình rập sự an nguy của tính mạng con người là tư thế của một người chinh phục. Dù đối mặt với cảnh huống nào, có khi phải đánh đổi cả mạng sống, họ chưa bao giờ dao động hay thỏa hiệp với hoàn cảnh. Trọng Khang, trong tác phẩm Trường đời, là hình tượng người hùng tiêu biểu cho bản năng chinh phục khó khăn của con người. Anh là một người đàn ông sống tình cảm, chẳng may gặp phải thiên tai, bị thua lỗ chấp nhận dấn thân vào cuộc phiêu lưu mới trong chuyến làm ăn của ông Nam Long sang đất Xạ Phang. Hiểm nguy không làm nản lòng chàng trai trẻ, Anh canh cánh nỗi lo trách nhiệm với cô em gái ở quê nhà. Vì em, Trọng Khang có thể làm tất cả, xin đi làm công, chiến đấu với những hiểm nguy mà chàng biết chắc không thể tránh khỏi. Tuy trẻ tuổi nhưng Trọng Khang thể hiện là một người

có sự am hiểu sâu sắc, dũng cảm, bình tĩnh và sáng suốt hơn các bạn đồng hành. Chàng luôn xăng xái dẫn đầu đoàn quân, sẵn sàng xông pha chiến đấu với những nguy hiểm rợn người. Những cảnh rùng rợn của thiên nhiên: thác nước gầm réo, chỉ chực hút người ta xuống vực, những con dốc nếu sơ sểnh có thể đứt hơi mà chết…là những thử thách làm người ta phải kinh sợ. Cái chết dường như cứ chực vồ lấy và nuốt chửng con người song với Trọng Khang, ta chưa bao giờ thấy chàng chùn bước, dừng mình. Anh như một người hướng đạo tin cậy nhận về mình tất cả khó khăn. Không những thế, Trọng Khang còn tạo ra sự thoái mái cho mọi người bằng những câu chuyện đưa đẩy trên con đường xê dịch. Anh kể chuyện tình sôi nổi, lãng mạn như đang đi du lịch. Anh nhường ngựa cho Khánh Ngọc. Trọng Khang bố trí cho ông Nam Long và Giáp đi trước để tránh bão tố, lốc xoáy. Anh tình nguyện ở lại tìm xác phu thồ và khai thông đường sá. Trong con người hoạt động sôi nổi ấy, khí thế và nhiệt huyết tuổi trẻ đã tiếp thêm sinh lực cho anh vượt qua hiểm nguy. Có gì đáng khâm phục hơn, sau những phút giây cận kề cái chết, người hùng vẫn không chịu nghỉ ngơi, gánh trách nhiệm lo miếng ăn, giấc ngủ cho mọi người với thái độ vô tư nhất. Nhiều khi, lòng tốt khiến anh day dứt khi nghĩ đến tâm sự của những người mới quen. Anh xót xa cho kĩ sư Giáp, thương cảm cho nỗi niềm của Khánh Ngọc, tội nghiệp cho ông Phó. Người hùng đã sống tận đáy sâu nhất của lòng trắc ẩn. Vì thế, anh luôn tự rèn luyện bản lĩnh cho mình, lảng tránh tình yêu của Khánh Ngọc, không bao giờ thiếu sự quan tâm và lo lắng cho kĩ sư Giáp. Anh luôn suy nghĩ để tạo nên sự thoái mái tốt nhất cho sự nghỉ ngơi của mọi người. Bị giam trong hang lạnh, anh biến nơi đó làm sàn nhảy, hội thơ, tổ ấm với những thú vui và vật dụng tự tạo. Người bạn đồng hành bị ốm, Trọng Khang mất ngủ, lo lắng động viên người bệnh. Trong hang lạnh, bên cạnh người đẹp đang say mê mình và một người đang ốm yếu, Trọng Khang chưa bao giờ nhen nhóm ý nghĩ xấu xa, lợi dụng để đục nước béo cò. Trọng Khang thể hiện tấm lòng nghĩa hiệp của một

trang anh hùng đốn ngộ hành đạo cứu đời. Với anh, sự thẳng thắn là sức mạnh, sự hi sinh lợi ích của mình vì người khác mới là lẽ sống tốt đẹp nhất của con người. Với những con người có bằng cấp, địa vị xã hội như Giáp, Khánh Ngọc, cuộc đời của Trọng Khang thức tỉnh trong họ nhiều nhận thức về ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Thông qua cái nhìn của mọi người xung quanh, hình tượng người hùng càng ngày càng lớn dần lên với nhiều vẻ đẹp sáng ngời về nhân cách. Cái khác của con người với các sinh vật khác chính là khả năng cải tạo hoàn cảnh. Người hùng với tư cách là một cá nhân kiệt xuất, hoàn cảnh không thể đánh gục được bản năng xây dựng, bản năng cải tạo hoàn cảnh. Có chăng hoàn cảnh càng khó khăn, họ càng thể hiện được năng lực của mình. Người hùng trong tác phẩm của Lê Văn Trương là một

Một phần của tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 116 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w