Vấn đề quan hệ giữa hình tượng người hùng trong sáng tác của Lê Văn Trương và triết học của Nietzche

Một phần của tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 55 - 72)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Vấn đề quan hệ giữa hình tượng người hùng trong sáng tác của Lê Văn Trương và triết học của Nietzche

Lê Văn Trương và triết học của Nietzche

Xung quanh Lê Văn Trương và dòng tiểu thuyết về người hùng của ông vốn đang tồn tại nhiều vấn đề chưa thể ngã ngũ. “Hiện tượng Lê Văn Trương mang trong mình tính phức tạp của một nền văn học thuộc địa”[27, 64]. Sự nổi tiếng của cây bút Lê Văn Trương gây nên nhiều hệ lụy trong văn chương cho đến ngày nay. Vấn đề mối quan hệ giữa hình tượng người hùng trong sáng tác của Lê Văn Trương và triết học của Nietzsche cũng gây nhiều tranh cãi. Có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này nhưng sự khảo cứu công phu trong một công trình có tầm vóc để thấy có hay không mối liên hệ giữa hình tượng người hùng trong sáng tác của Lê Văn Trương và triết học Nietzsche vẫn chưa xuất hiện. Đa số chỉ dừng lại trong một số ý kiến nhỏ lẻ ở các bài

viết của một số nhà nghiên cứu. Ý kiến công phu nhất là lời bạt của Hoài Anh gồm 10 trang: LêVănTrươngvớisựthăngtrầm củatriếtlísứcmạnh.

Trong Hồi ức về Lê Văn Trương, nhà văn Ngọc Giao viết: “Thời kì ấy, trí thức một số đông hâm mộ hai nhà văn chủ trương con người phải mạnh. Đó là Nietzsche và Kant chủ trương con người phải mạnh. Lê Văn Trương tán thành ảnh hưởng chủ thuyết này. Lê Văn Trương luôn nghĩ con người phải nuôi dưỡng tinh thần mạnh, ý chí nam nhi. Ông thường nhắc nhủ “Soyons hom mes!” (Hãy là người). Và với luận điểm ấy, ông bám chặt vào con người hùng trong tất cả sáng tác của ông”[10, 2]. Hoài Việt cụ thể hơn khi chỉ ra rằng Lê Văn Trương có ảnh hưởng của triết học Nietzsche và tác phẩm Mein Kampt của Hitle nhưng lại thể hiện sự vận dụng ở một khía cạnh khác của học thuyết đó: “Nhân vật của Lê Văn Trương vẫn sống theo đạo lí làm người, mang nhiều chất anh hùng mã thượng chớ không nhỏ nhen ích kỉ, không vì lợi mình mà hại người”[47, 50]. Ngô Linh Ngọc nhìn thấy sự khác biệt giữa con người hùng của Lê Văn Trương với “người siêu nhân” của Nietzsche: “Theo ý tôi, nhà triết học người Đức Nietzsche phủ nhận sự tiến bộ của lịch sử, tán dương sự đàn áp, bóc lột người nghèo. “Siêu nhân” của ông ta chỉ là “siêu nhân kẻ cướp”. Còn “người hùng” của Lê Văn Trương hoàn toàn không phải là “siêu nhân”. Con người của anh mơ ước chỉ là một người bình thường, nhưng là một con người “mạnh”, không được phép thoái lui trước thiên chức của mình”[24, 91]. Hoài Anh, trong bài viết của mình, ngay dòng đầu tiên đã khẳng định: “Nhiều người cho rằng “triết lí sức mạnh” và kiểu “người hùng” của Lê Văn Trương là chịu ảnh hưởng của Nietzsche. Theo tôi, hai cái đó khác nhau về bản chất”[44, 855]. Những ý kiến trên, cho thấy mối liên hệ giữa hình tượng người hùng trong sáng tác của Lê Văn Trương và triết học của Nietzsche là vấn đề khá phức tạp. Tuy nhiên, trên cơ sở “triết lí sức mạnh” và “hình tượng người hùng” mà nhà văn Lê Văn Trương thể hiện trong sáng tác văn học, có thể lí giải trên cái nhìn so sánh.

Trước hết, về cơ bản tư tưởng triết học của nhà triết học người Đức Friendrich Wilhelm Nietzsche (1844 - 1900) thể hiện trên những khía cạnh như sau: Năm 1865, Nietzsche có dịp làm quen với các tác phẩm của Athur Schopenhauer và ông đọc cuốn Geschichte des Materialimus (Lịch sử chủ nghĩa duy vật) của Friedrich Albert lange vào năm 1866. Sự tiếp xúc đó phần nào ghi dấu ấn trong triết học của Nietzsche. Ông chịu ảnh hưởng của Schopenhauer trong bản thể luận và tư tưởng về con người. Nietzsche cũng phân thế giới thành hai là thế giới của hiện tượng và thế giới thực sự. Sự đối lập giữa hai thế giới ấy có nguồn gốc luân lý để rồi xuất hiện con người “siêu nhân”. Tác phẩm Thế giới coi như là ý dục và biểu tượng của Schopenhauer dẫn dụ về thế giới kể như ý dục, từ ý dục có ra đấu tranh, từ đấu tranh có ra đau khổ. Schopenhauer gọi con người là con vật siêu hình. Nhấn mạnh vai trò của ý chí. Schopenhauer và Nietzsche đều xem ý chí là yếu tố duy nhất trường tồn bất biến trong tâm thức, chính ý chí qua sự liên tục của mục đích đã đem lại nhất tính cho ý thức và liên kết ý nghĩ và tư tưởng của ý thức đi theo chúng như một sự hòa điệu liên tục. Ý chí lãnh đạo tư tưởng của con người. Cá tính nằm trong ý chí chứ không phải thuộc về trí năng. Cá tính cũng là sự liên tục của mục đích và thái độ. Tuy vậy, ngay từ lúc đầu Nietzsche đã có sự phân biệt với chủ nghĩa bi quan của Schopenhauer. Schopenhauer nhìn thế giới ở sự đau khổ. Với nhà triết học này, chủ nghĩa bi quan định mệnh là tư tưởng cơ bản, trong đó, ông chán bỏ thế giới hiện tượng và xem con người là hiện thân của sự khổ đau, chấp nhận nguy nan và bị hủy diệt. Nietzsche không sa vào chủ nghĩa bi quan như Schopenhauer mà tìm sự thống nhất hiện thực của bản thể và hiện tượng. Hơn nữa, ông đã gạt bỏ thành phần bi quan chủ nghĩa phủ định và tiêu diệt ý chí sinh mệnh của Schopenhauer để thể hiện tinh thần khẳng định ý chí sinh mệnh sáng tạo, phấn đấu, đấu tranh và yêu đời, tuy vẫn thừa nhận tính bi kịch cố hữu của xã hội nhưng ở một khía cạnh tích cực là tinh thần phấn đấu sáng tạo ra ý nghĩa

mới cho cuộc đời mới. Đặc biệt, năm 1878, Nietzsche xuất bản tác phẩm Con người, tất cả quá con người, một cuốn sách với tính cách ngôn trên các chủ đề từ siêu hình học đến đạo đức và từ thế giới đến giới tính thì sự xa rời của Nietzsche với tư tưởng của Schopenhauer càng rõ rệt.

Về sau ý chí sinh mệnh tích cực trong tư tưởng triết học của Nietzsche phát triển lên một bước hình thành bản thể luận “ý chí sức mạnh”. Theo Nietzsche, bản chất của thế giới không phải nằm ở sự tồn tại biệt lập với loài người cho nên bản chất ý chí sinh mệnh cũng thích dụng với con người cho nên ông cực lực phản đối sự hủy diệt của bản thể sinh mệnh trong khổ đau. Sự khổ đau là điều không thể tránh khỏi, ý chí sinh mệnh phải khẳng định, thúc đẩy sự hình thành một ý chí sinh mệnh mới. Như vậy, trong sự hủy diệt đã bao hàm sự sinh sôi không ngừng, vĩnh viễn vận hành của sinh mệnh trong vũ trụ. Triết học về sức mạnh và ý chí quyền lực của Nietzsche không thể tách rời khỏi sự phê phán. Lý thuyết về các kiểu sức mạnh không chỉ xác định các chất của sức mạnh bao gồm hoạt năng và phản ứng mà còn xác định cả các phương thức quan hệ giữa các kiểu sức mạnh. Dựa vào đó Nietzsche cũng nhắc đến con người thượng đẳng và hạ đẳng như sự phân chia hai mức độ trong nhận thức về cá thể sinh mệnh trong thế giới. Con người chối bỏ thực tại để mơ mộng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn là cái thế giới sai lầm mà anh ta đang tồn tại. Chính cái ước muốn đó khiến đời sống hiện tại của anh ta chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn tạm thời để dẫn tới một thế giới mới mà anh ta thực sự mong muốn. Nietzsche cũng chống lại quan điểm thần học và tôn giáo cho rằng cái chân, cái thiện, cái thần thánh là các giá trị cao hơn cuộc sống. Đối với ông, đời sống chính là nơi tập trung các giá trị tối cao. Con người có thể tìm thấy niềm vui, sự sáng tạo ngay chính trong đời sống. Ông nhận thấy cần phải thay thế lý tưởng khổ hạnh bằng lý tưởng về sự thật. Đã có nhiều kiến giải của các nhà nghiên cứu khi đúc kết tinh thần của triết học của Nietzsche về “siêu nhân”. Trong đó đa số nhìn thấy ở con người

siêu nhân trong triết học của ông là một kẻ mạnh, dẫm đạp lên kẻ khác, thống trị những ai yếu hơn mình. Nguyễn Thị Từ Huy cho rằng đó là cách hiểu sai lầm. Trong một tác phẩm triết học của Nietzsche, thông qua sự phát ngôn của Deleuze, ông cho rằng kết quả của sự phê phán là siêu nhân. Siêu nhân vừa là sản phẩm của phê phán vừa là kẻ tiến hành phê phán. Con người cần phải đạt tới siêu nhân, theo ông đó là điều tốt đẹp nhất. Nơi trú ngụ của siêu nhân chính là trong kẻ làm việc và phát minh, những kẻ muốn sự suy tàn của chính mình, những kẻ tự hủy diệt chính mình để vươn tới bản thân mình. Bất kì ai có khả năng tự hủy diệt mình đều có thể trở thành siêu nhân. Deleuze cho rằng: siêu nhân trong tư tưởng của Nietzsche không phải dẫm đạp lên kẻ khác để thể hiện sức mạnh mà trái lại siêu nhân mạnh là vì biết vượt qua chính mình và biết để cho người khác vượt qua mình, biết rằng mình chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, chỉ là một “sự suy tàn”, biết chấp nhận hủy diệt, tiêu vong. Siêu nhân còn là sự chiến thắng nỗi sợ hãi mà mỗi cá nhân cất giấu trong bản thân mình. Lý thuyết về siêu nhân của Nietzsche chính là lý thuyết về sự chiến thắng nỗi sợ hãi đó. Như vậy, con người siêu nhân của Nietzsche thực ra không tàn nhẫn đến mức dẫm đạp lên kẻ khác để đạt tới mục tiêu của mình mà thể hiện thái độ cao thượng hơn: sẵn sàng cho người khác vượt lên. Theo logic, siêu nhân là kẻ dám đi tới tận cùng những sự thật khó chịu, dám làm tổn thương chính mình và đạt đến độ tự gây hấn, hủy diệt chính mình để đạt tới ý chí sinh mệnh mới.

Triết lí sức mạnh và quan niệm về người hùng của Lê Văn Trương không được thể hiện thành hệ thống đồ sộ và khoa học như triết học của Nietzsche mà thể hiện qua nhiều bài phiếm luận, diễn thuyết nhỏ lẻ và cụ thể hóa thành hình tượng người hùng trong sáng tác văn học của ông. Trong đó, Lê Văn Trương đề cao hình mẫu người hùng có sức mạnh. Sức mạnh ấy thể hiện cả về vật chất và tinh thần. Ông đề cao sự rèn luyện của con người cá nhân trong thái độ xông pha, mạo hiểm để vươn tới sự khỏe mạnh về cơ bắp và một tinh

thần lành mạnh. Trong cuộc diễn thuyết năm 1938, tại Hội Trí tri, Lê Văn Trương trình bày bài viết Một phương châm xử thế hay triết lý sức mạnh với các luận điểm: Triết lí sức mạnh, quan niệm về người hùng, triết lí sức mạnh đem ứng dụng cho cá nhân, triết lí sức mạnh đem ứng dụng cho quốc gia và những ảnh hưởng, lợi ích của triết lý sức mạnh trong thực tế. Không ít người xem triết lí sức mạnh của Lê Văn Trương là hình bóng học thuyết của Nietzsche. Trả lời quan điểm này, Lê Văn Trương khẳng định quyết liệt sự độc lập của cá nhân: “Tôi không học cái triết lý ấy ở các sách, mà chính tôi đã thâu nhập được nó trên đường đời cạnh tranh, trong bao nhiêu năm luân lạc, trong bao nhiêu năm phấn đấu, trong bao nhiêu năm đau khổ”[43, 16]. Cuộc đời với ông là một cuộc tranh đấu không ngừng và trong sự tranh đấu đó, sức mạnh đột khởi mạnh mẽ. Đối với ông, giống khỏe có thể chiến thắng trong mọi hoàn cảnh, tình huống và bất kì sự hèn yếu nào cũng chuốc lấy sự thất bại. Tuy vậy, ông không cho sự hèn kém là bản tính của giống yếu mà ông muốn nhìn thấy ở con người tinh thần rèn luyện sức khỏe để dấn thân vào cuộc tranh đấu của loài người. Khả dĩ, nhà văn không hề phân biệt ra hai loại người: giống khỏe, giống yếu mà với ông ranh giới giữa hai mức độ đó chính là nỗ lực rèn luyện và phấn đấu của cá nhân: “Luật tranh đấu làm cho giống người ngày một tinh xảo, trái đất ngày một đẹp đẽ, sự sống ngày càng nhiều sinh thú và ý nghĩa”[43, 17]. Đối với quốc gia, sức mạnh nòi giống và ý chí tranh đấu tạo thành tinh thần đoàn kết để dân tộc chiến thắng các thế lực ngoại bang. Về cơ bản, triết lí sức mạnh của ông thể hiện chỉ là một phương châm xử thế, một cách hành xử mà ông xem hữu ích với quốc gia dân tộc trong bối cảnh xã hội bấy giờ.

Tư tưởng của Lê Văn Trương gặp gỡ với triết học của Nietzsche ở quan điểm đề cao sức mạnh ý chí của con người: Sống có nghĩa là dũng cảm đón lấy, chiến thắng gian khổ và chấp nhận hi sinh chính bản thân mình kể cả bị hủy diệt. Nhưng với Lê Văn Trương, thái độ của người hùng còn thể hiện ở

sự mạo hiểm giành giật bằng bất cứ giá nào để đạt đến mục đích. Người hùng, trong một số tình huống, cũng chấp nhận sự hi sinh nhưng không thỏa hiệp dễ dàng mà luôn cố gắng, mạo hiểm đấu tranh đến cùng. Trọng Khang, trong tác phẩm Trường đời, rơi vào tay bọn cướp, ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh như sợi chỉ nhưng không hề mất bình tĩnh, trái lại, cố gắng bảo vệ và tìm kế thu phục tướng giặc. Sự thiếu thốn trong hang lạnh làm nảy sinh ở Trọng Khang những sáng tạo để cải thiện cuộc sống, anh ta muốn vươn tới một cái chết cao đẹp hơn chứ không phải chết vì hoàn cảnh khắc nghiệt. Tinh thần ấy của Trọng Khang đã gây nên mối đồng cảm với tên chủ tướng. Trong bất cứ hành động nào, nhân vật cũng có sự chất vấn của lương tâm, sự cân nhắc linh hoạt của khối óc nhưng cuối cùng chiến thắng cũng đạt được bằng ý chí. Có khi, nhân vật người hùng hành động bồng bột nhưng trong hành động ấy ẩn chứa tấm lòng cao thượng. Người hùng có thể làm tất cả, kể cả đi buôn thuốc phiện, buôn lậu hay thậm chí bày mưu tính kế để đạt tới mục đích rất thâm nho. Vĩnh, vì gặp phải khủng hoảng kinh tế, công việc làm ăn có nguy cơ đổ bể, lâm vào bước đường cùng. Người hùng nói những lời sau đây: “Thiếu gì cách. Buôn thuốc phiện sang Xiêm rồi bán mua hàng hóa ở Xiêm về… Có ai ngồi nhà mà tiền đến đâu. Của là của trời. Ai có gan là người ấy được. Cái luật trời là phải chiến mà thắng, phải cướp mà lấy. Thì vua chúa đời xưa chẳng qua cũng chỉ là người liều mạng mà thôi”[45, 111]. Vũ Ngọc Phan đã phê phán tư tưởng này trên góc độ luân lý: “Lê Văn Trương thật đã có một ý kiến kì dị về sự tranh đấu. Tranh đấu, theo ý ông, chỉ là một sự ăn cướp vì là của giời. Cái ý kiến kể cũng giản dị thật. Nhưng các nhà hiền triết Đông Tây lại không cho là của giời và theo ý kiến của các ông, của phải do ở việc làm, làm việc một cách chính đáng thì cái được hưởng mới chính đáng. Như vậy chẳng rõ nghề buôn lậu tác giả Tôi mẹ có cho là một nghề lương thiện và chính đáng không? Thiết tưởng cái luân lí “liều mạng xông ra giành giật cho con” không phải là thứ luân lí cao thượng cho lắm”[29, 867]. Về tư tưởng

này, Lê Văn Trương mượn lời một nhân vật trong di cảo Người anh hùng chín núi bày tỏ quan điểm: “Vì sẵn trong lòng có những ý chí bất khuất, cho nên dù bỏ công sở về làm vườn hay đi buôn, chúng tôi đều có thái độ khác thường, một lối xử thế đặc biệt. Chúng tôi có mưu lợi nhưng không màng tới những thứ bất nhân bất nghĩa, hoặc hèn mạt bẩn thỉu để có thể làm hại tới danh dự con người và thanh thế nòi giống…Vì cố tránh cuộc giao thiệp với bọn thực dân cùng sự dòm ngó của bọn Việt gian bán nước, chúng hay kiếm chuyện lập công, tôi sang Cam pốt, tôi làm ruộng, tôi đi buôn, buôn công khai và buôn bí mật. Lúc đó tôi đang trong cái tuổi 26, 27 đầy niềm tin về tài lực mình. Và tôi có một kiêu hãnh rất lớn về sự sống khác đời lạ kiểu của tôi. Tôi

Một phần của tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 55 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w