TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ VĂN TRƯƠNG 3.1 Đặt nhân vật vào hoàn cảnh cam go, thử thách

Một phần của tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 130 - 139)

6. Cấu trúc luận văn

TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ VĂN TRƯƠNG 3.1 Đặt nhân vật vào hoàn cảnh cam go, thử thách

3.1 Đặt nhân vật vào hoàn cảnh cam go, thử thách

Tiểu thuyết người hùng của Lê Văn Trương được xây dựng bằng sự trải nghiệm cuộc sống, quan niệm nghệ thuật độc đáo và lối tư duy mới. Chính vốn sống và hiểu biết hiện thực xã hội sâu sắc là nguồn tư liệu khổng lồ để nhà văn khắc họa hình tượng nhân vật. Ngoài các yếu tố cốt truyện, đề tài, chủ đề, Lê Văn Trương đặc biệt chủ trọng đến nghệ thuật xây dựng nhân vật. Trong nghệ thuật xây dựng hình tượng người hùng, vai trò tác động hoàn cảnh đối với nhân vật được nhà văn đề cao. Hoàn cảnh ở đây được hiểu theo nghĩa rộng của nó. Tức là nó bao gồm cả lịch sử và khoảng đời sống gắn liền với nó, quan niệm thẩm mĩ thời đại và tư tưởng của tác giả thể hiện trong đó. Người hùng trong góc nhìn nghệ thuật của Lê Văn Trương là những con người ưu tú của thời đại, mang trong mình nhiều tố chất như ưa phiêu lưu mạo hiểm, dũng cảm, nhận về mình tất cả khó khăn ra tay cứu nạn trừ nguy giúp người. Tính cách ấy không phải tồn tại bản năng trong hình tượng các người hùng mà nhân vật của nhà văn phải trải qua một quá trình rèn luyện trong cuộc sống. Hình mẫu nhân vật người hùng trong tác phẩm của nhà văn Lê Văn Trương là con người bình thường có các dục vọng bản năng rất người. Họ cũng ưa hưởng thụ, tôn thờ địa vị, tiền tài, thờ ơ với nhiều số phận bất hạnh xung quanh nhưng có một bước ngoặt nào đó xảy đến làm thay đổi hẳn lối sống và suy nghĩ của họ. Cuộc đời các nhân vật này bước sang một cuộc sống hoạt động sôi nổi, chiến đấu và hi sinh vì lí tưởng. Sự thay đổi đó có một phần xuất phát từ hoàn cảnh tác động đến nhân vật. Trong đó bao gồm cả hoàn cảnh mà nhân vật tự giác ngộ ra, vỡ lẽ ra sau những tăm tối, u mê, lầm lạc. Hoàn cảnh có vai trò rất lớn đối với sự hình thành tính cách con người. Tính cách một phần được nảy sinh và tôi rèn bởi môi trường mà con

người tồn tại đồng thời hoàn cảnh cũng làm bộc lộ nhiều nét tính cách của con người. Hầu hết nhân vật văn học của nhà văn Lê Văn Trương xuất hiện và thể hiện mình trong những hoàn cảnh có tính chất thử thách. Hoàn cảnh ấy luôn đặt nhân vật vào nhiều loại ranh giới. Ranh giới giữa con người có lương tâm và con người là sinh vật, ranh giới giữa khát vọng cá nhân và trách nhiệm với người xung quanh, thậm chí là ranh giới giữa sự sống và cái chết. Trong những tình huống như vậy, nhân vật người hùng thể hiện bản lĩnh chinh phục và đạt chiến thắng vang dội. Sinh thời nhà văn phát biểu: “Triết lí sức mạnh bắt nguồn ngay ở sự sống. Nó đột khởi lên một cách rõ rệt ở những cuộc tranh đấu”[30, 19]. Hình tượng người hùng chính là sự hóa thân của quan niệm ấy. Càng dấn thân vào nguy hiểm, gian nan thì người hùng càng thể hiện những tố chất phi thường.

Luôn đặt nhân vật vào những tình huống cam go, thử thách, Lê Văn Trương xây dựng nhân vật có dư vị lạ của những chiến công nơi xứ lạ, đường xa gây nên những tò mò thú vị. Môi trường ấy có tính thử thách làm cho tính cách nhân vật bộc lộ chân thực và sống động. Trong đó con người tự thể hiện chính mình chứ không phải để người ta khoác cho, gán cho nhiều danh hiệu không có. Là nhân vật ưa phiêu lưu, mạo hiểm nên người hùng của Lê Văn Trương luôn xuất hiện cùng với hoàn cảnh nguy hiểm, gian khổ. Trọng Khang là kiểu nhân vật phiêu lưu dũng cảm. Chiến công của chàng gắn liền với những khó khăn ở nơi đất khách quê người, cận kề với cái chết, đầu óc lúc nào cũng căng lên vì những sự biến trên đường đi. Trong hoàn cảnh ấy, tính cách của chàng được bộc lộ. Khó khăn đầu tiên xảy ra với nhân vật người hùng, trong tác phẩm Trường đời chính là họa thiên tai, làm trôi bè gỗ. Nếu như một người yếu đuối, ích kỉ chàng dễ dàng đưa tay nhận sự giúp đỡ từ người em gái và bà cô già nhưng chàng khí khái từ chối, dấn thân vào công cuộc khôi phục cơ đồ đầy bất trắc. Tình huống đó đã làm bộc lộ phẩm chất của một con người có trách nhiệm, dũng cảm đối mặt với thực tế. Tình huống

thứ hai làm bộc lộ vẻ đẹp của con người Trọng Khang chính là việc chàng nhận lời làm thuê cho ông Nam Long. Chàng đứng đầu đoàn quân trong cuộc hành trình sang Cao Miên làm thầu khoán. Những biến cố trên đường đi, thử thách con người và sẵn sàng đẩy họ đến bờ vực của thất vọng, cái chết. Trong những phân cảnh ấy, con người dần dần bộc lộ những ưu điểm cũng như nhược điểm mà ngày thường cuộc sống bằng lặng dễ che khuất. Cảnh rùng rợn ở Sủi Ỏn lừng, ở dốc Khẩu Chấn…thể hiện Trọng Khang là con người dũng cảm, mưu trí, có tài tổ chức thì lại làm bộc lộ sự nhu nhược, hèn yếu ở Giáp. Nhà văn tạo ra những tình huống cam go như một phép thử với nhân vật. Nhân vật không có lúc nào ngủ quên trên chiến thắng, khó khăn này chưa qua đi thì thử thách khác lại tới khiến nhân vật luôn luôn phải sẵn sàng hành động. Các biến cố liên tiếp xảy ra, không đơn giản là đối mặt với thiên nhiên mà với giặc cướp. Bọn chúng là những con người liều lĩnh, tàn bạo. Nếu sử dụng sức mạnh cơ bắp thì không thể tránh hi sinh vô nghĩa, người hùng có dịp thử thách sự hiểu biết và bản lĩnh tinh thần. Trọng Khang sa vào tay giặc mà không hề nao núng, vẫn hiên ngang đọ trí cùng kẻ thù. Chàng thể hiện vẻ đẹp của kiểu người hùng không chịu khuất phục, ngang tàng, thông minh và bao dung với mọi người. Tài năng của nhà văn là ở chỗ đã đẩy cao xung đột đến đỉnh điểm, bắt hoàn cảnh làm bộc lộ phẩm chất của nhân vật. Người đọc hồi hộp chờ đợi, lo lắng cho sự an nguy của người hùng. Độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ ngạc nhiên đến khâm phục, ngưỡng mộ và khát khao hành động. Với kiểu nhân vật người hùng phiêu lưu, tác giả đã thành công trong việc dựng nên những tình huống xung đột gay gắt, có tính hấp dẫn khiến cho tính cách người hùng rất sinh động. Trong nhiều hoàn cảnh cam go, tác giả cố tình tạo nên những cặp đối lập ở cảnh và người: cảnh dữ dội với con người nhỏ bé, người hùng với đối thủ nhỏ yếu…làm nổi bật sức mạnh phi thường của người hùng. Những tình huống trong tác phẩm của Lê Văn Trương mang tính chân thực, gần gũi với đời sống khiến nhân vật của ông

không xa lạ và có khoảng cách như nhân vật anh hùng sử thi. Lê Văn Trương có ý thức kéo nhân vật lại gần cuộc sống. Người hùng dù có thực hiện chiến công vĩ đại bao nhiêu đi chăng nữa thì họ hoàn toàn vẫn là con người đời thường, gần gũi với bất cứ ai. Người hùng đã làm dấy lên trong những con người nhỏ bé lòng ngưỡng mộ, khát khao hành động để chinh phục và đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

Đặt nhân vật vào những ranh giới chông chênh, có tính khắc nghiệt, thử thách của hoàn cảnh, nhân vật thể hiện khuynh hướng hành động bảo vệ danh dự, bằng sức mạnh của kẻ ý thức chiến thắng chính bản thân mình. Môi trường hoạt động của các nhân vật trong nhiều tác phẩm của ông rất đa dạng. Người ta nói sức hấp dẫn của tiểu thuyết Lê Văn Trương chính là cảnh xứ lạ, đường xa, những vùng đất ngoài biên cương Tổ quốc mà ít người có dịp đặt chân đến. Quả vậy, bối cảnh xảy ra cốt truyện phần nhiều theo bước chân xê dịch của tác giả sang đất Miên, Thái, Trung Hoa…Nhiều khi câu chuyện nảy sinh và phát triển gắn liền với những xung đột tâm lí của nhân vật ngay ở môi trường cũ. Môi trường ấy trước đây nhân vật đã ngầm thỏa hiệp và sống an nhàn. Nhưng khi có một biến cố nào đó xảy ra với nhân vật, họ nhận thức được thực tại và đấu tranh với nó. Linh, trong tác phẩm Một người tiêu biểu cho thủ pháp xây dựng nhân vật theo hướng xung đột tâm lí. Lê Văn Trương hướng ngòi bút của mình vào một địa hạt khác để khai thác sức mạnh tinh thần của người hùng. Tình huống thử thách đầu tiên với Linh chính là cuộc đấu tranh để bảo toàn danh dự. Nếu chấp nhận nhục nhã, chàng có vinh hoa phú quý, có công việc nhiều người mong ước ngược lại, Linh mất tất cả. Ý thức danh dự sâu sắc, Linh xin từ chức. Đó là bước ngoặt thể hiện sự biến đổi trong nội tâm của Linh. Nhân vật liên tiếp bị đẩy vào các xung đột. Linh bị gia đình người yêu khinh bỉ, rồi cha mẹ ruột tuyên bố trừ mặt, bạn bè cũ xa lánh. Linh hoàn toàn có thể dựa vào các mối quen biết của cha mẹ để trở lại làm một ông Tham. Chàng khảng khái từ bỏ tất cả, chấp nhận làm con người

cô độc nhưng có danh dự. Nhà văn xây dựng hoàn cảnh ở tiểu thuyết này có ý nghĩa đánh thức tình trạng ngủ mê của con người. Trước kia, Linh là công tử chải chuốt có tâm hồn hoàn toàn tăm tối nay, chàng thức tỉnh với sức trỗi dậy mãnh liệt. Thử thách tiếp theo với người hùng danh dự chính là sự thiếu thốn, thiếu tiền, thiếu ăn, thiếu mặc. Linh phải vò đầu bứt tai tính toán cho đời sống. Chàng hoàn toàn có thể ngửa tay xin sự tài trợ của người mẹ, lợi dụng lòng tốt của nhiều người xung quanh. Phẩm chất người hùng bộc lộ ở đây chính là sự khảng khái bảo toàn danh dự bản thân, vượt qua khó khăn bằng sức mạnh của chính mình. Linh khốn khổ nhưng không thấp hèn, thà chịu đói chứ không từ bỏ lí tưởng. Anh bán dần những đồ đạc của một thời sung túc, ăn uống đạm bạc để theo đuổi lí tưởng. Sống một cuộc đời tự do tự tại, Linh khát khao mang lại hạnh phúc cho con người. Quá trình thay đổi ở nhân vật Linh, một phần do hòa mình vào đời sống mặt khác, xuất phát từ nhận thức hiện thực nhơ nhuốc của xã hội. Cũng như kiểu nhân vật phiêu lưu, du hiệp trong nhiều tác phẩm khác của mình, Lê Văn Trương liên tiếp tạo nên môi trường cho nhân vật hành động. Sáu tháng khổ luyện, Linh trưởng thành hơn về nhận thức và cả về trình độ nghệ thuật. Tình huống bất ngờ lại xảy ra, sự nghiệp chàng ấp ủ thất bại, người bạn tri kỉ chết bệnh. Bản lĩnh mà Linh thể hiện trong hoàn cảnh ấy là ý chí vượt lên đau thương, kiên trì con đường đã chọn. Thất bại của nhân vật chỉ là chốn dừng chân tạm thời trên con đường chinh phục mục đích cuối cùng. Với nhà văn Lê Văn Trương, cuộc đời của người hùng không bao giờ là sự tĩnh lặng mà ẩn chứa trong đó là giông bão, đòi hỏi nhân vật phải hành động. Giá trị của các tình huống mà tác giả xây dựng trong tác phẩm chính là cuộc thử nghiệm phẩm chất của người hùng. Tức là, tình huống thử thách mà không thách đố nhằm làm bộc lộ những phẩm chất ưu tú của con người. Sự đa dạng của hoàn cảnh làm cho tính cách của người hùng chân thực hơn. Tính cách của người hùng có thể linh động thích ứng với nhiều hoàn cảnh.

Tình huống mà tác giả xây dựng trong tác phẩm vừa có cái hiện thực khắc nghiệt của đời sống vừa có cái lãng mạn, thơ mộng của cảnh vật và con người. Hoàn cảnh ấy làm nền cho hành động của nhân vật biểu dương sức mạnh. Đề cao nhân vật người hùng có bản lĩnh, tác giả không khắc họa hoàn cảnh giả tạo để phục vụ dụng ý của mình. Người hùng cũng là con người bình thường có cả hí, nộ, ái, ố nên hoàn cảnh mà người hùng tồn tại cũng có cái khắc nghiệt của chốn thâm sơn cùng cốc, cái chới với của non cùng thủy tận, sự tàn bạo của giang hồ lạc thảo lại có vẻ đẹp lãng mạn của non nước hữu tình. Tất cả những hoàn cảnh đó dung hòa vào nhau tạo nên môi trường phù hợp để người hùng thể hiện tài năng của mình. Vĩnh, trong tác phẩm Tôi là mẹ, phải trải qua nhiều thử thách rợn người. Làm ăn thất bại, Vĩnh bắt đầu đi buôn, đối mặt với bệnh tật nơi rừng sâu. “Mặt đường về mùa nắng thì phẳng phiu như trải nhựa mà về mùa khô thì lầy lội. Vắt ! Hằng hà sa số là vắt. Thấy động chân người là vắt ở các lá cây ném mình xuống. Vắt ở đây rất độc, nếu không có thuốc rịt ngay là sâu quảng. Ruồi rừng, muỗi rừng thấy người kéo ra vo vo như ong vỡ tổ. Lại còn những con bò cạp nằm giữa đường như những vỏ cây mục. Ai vô ý dẫm phải chỉ có ngồi ôm chân khóc…Ban đêm, rừng xông ra chướng khí mịt mùng, kẻ nào không quen, ngủ đấy một đêm là mắc bệnh sốt rét”[44, 120]. Khó khăn, hiểm nguy nhất là giặc cướp. “Con đường này là chỗ gặp của trộm cướp bốn giống: Xiêm, Lào, Cao Miên, Cô Là… Đường quanh co, chúng núp ở chỗ quẹo mà bắn thì mười phát trúng cả mười. Một người mà tay không vào đây là một người dại tự hiến mình cho thần chết”[44, 121]. Cuối cùng, Vĩnh cũng phải bỏ mạng nơi rừng sâu nhưng tinh thần dũng cảm, đức hi sinh của anh vẫn mãi bừng cháy trong tâm hồn người vợ trẻ. Phút giây lãng mạn trong tình yêu của Vĩnh và Vân đã tỏa một thứ không khí dịu dàng, thơ mộng vào thiên truyện, làm cho tính cách nhân vật Vĩnh bớt khô cứng, sắt đá. Trọng Khang, trong tác phẩm Trường đời là một chiến sĩ phiêu lưu, là người anh hùng dẫn đầu đoàn quân chinh phục khó khăn

nhưng đồng thời chàng còn là một người lãng mạn, nồng nhiệt trong tình yêu. Hoàn cảnh mà tác giả tạo ra ở thiên tiểu thuyết này không chỉ có cảnh rùng rợn mà còn có cảnh vật thơ mộng của núi non nguyên sơ. Người hùng Trọng Khang có lúc rất tĩnh tại ngồi bên con suối, mắt mơ màng kể chuyện tình. Có cảnh sa vào tay giặc thì lại có cảnh hưởng thụ, đi tắm suối nước nóng. Có bệnh tật nhưng lại có lúc sẵn sàng biến mặt đá ẩm ướt nơi hang sâu thành sàn khiêu vũ. Sự đa dạng của hoàn cảnh ấy hoàn toàn phù hợp để nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Chí, trong tác phẩm Trận đời là một chàng trai mang khát vọng lớn, một mình sang Cao Miên khai khẩn đồn điền, đối mặt với những vất vả triền miên của người làm kinh tế, sự ghen ghét của những chủ đất xung quanh. Khó khăn ấy làm bộc lộ ở chàng tính cách kiên trì, khát khao làm giàu bằng tài năng của mình. Chí được cô Kim, con một chủ đồn điền giàu có yêu thương, kính phục. Nhân vật bị dẫn dụ vào những điều kiện thuận lợi. Nếu Chí chấp nhận, anh có thêm sự hỗ trợ để thực hiện khát vọng. Cuộc khủng hoảng kinh tế tác động mạnh mẽ đến công việc của Chí và những người dân phu mới. Bao nhiêu viễn cảnh tương lai có nguy cơ sụp đổ trong chốc lát. Hoàn cảnh ấy, làm bộc lộ ý chí của người hùng như Chí. Trong hoàn cảnh ấy, nhân vật có thể lựa chọn, dựa vào sự giúp đỡ của gia đình vợ hay thay đổi cách làm ăn của mình. Sự lựa chọn theo hướng ấy, có thể mang lại lợi ích cho Chí nhưng dẫm đạp lên ước vọng mà chàng theo đuổi. Chí thể hiện là con người khảng khái, đầy lòng tự trọng khi nhượng lại quyền sở hữu đất đai cho người nông dân.

Trong tình yêu, người hùng của Lê Văn Trương không xử sự nhỏ nhen, vị kỉ mà thể hiện một bản lĩnh tuyệt vời trước các người đẹp. Nhà văn thường

Một phần của tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 130 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w