Tô đậm tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 139 - 154)

6. Cấu trúc luận văn

3.2 Tô đậm tính cách nhân vật

Hình mẫu anh hùng sử thi thông thường là kiểu nhân vật đại diện cho sức mạnh và ý chí của cộng đồng nên tính cách của nhân vật hướng tới những đặc tính phổ quát. Màu sắc cá nhân, cá tính của con người không được nhà văn khắc họa. Thủ pháp nghệ thuật ấy hoàn toàn phù hợp với chức năng của nhân vật. Đam san, trong sử thi của người Ê - Đê, người anh hùng của bộ lạc, chiến đấu bảo vệ lợi ích cộng đồng nên tính cách của chàng bị phi thường hóa. Trong con người chàng, bắt đầu có sự manh nha của ý thức cá nhân như việc chống lại tục nối dây của bộ tộc, khát vọng chinh phục nữ thần Mặt trời nhưng cá tính của nhân vật chưa rõ nét. Các nhân vật trong sử thi Hy lạp – La mã cổ đại cũng được xây dựng theo môtip ấy. Người anh hùng Héc to, Asin, Uylixơ…là những hình mẫu đại diện cho sức mạnh của dân tộc. Ở họ, dấu ấn đậm nét nhất chính là sức mạnh được kết tinh thành các phẩm chất cao quý. Họ là những anh hùng hi sinh vì lợi ích và danh dự của cộng đồng. Văn học cổ điển xây dựng kiểu nhân vật anh hùng du hiệp phiêu lưu, tính cách cũng không được chú trọng, nhất là ở khía cạnh đời thường. Nhân vật được tạo ra nhằm minh họa cho một dụng ý nghệ thuật nào đó của tác giả. Có thể là hình mẫu của một anh hùng nghĩa hiệp hành đạo cứu người như hình tượng Rôbinhood trong văn học phương Tây, các vị anh hùng Lương Sơn Bạc nghênh ngang một cõi dựng cơ đồ trong văn học Trung Quốc...

Lê Văn Trương xây dựng nhân vật người hùng của mình mang dáng dấp kiểu nhân vật hành động trong tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc nhưng lại nhấn mạnh đến tính cách riêng, cái đặc biệt, độc đáo trong cá tính con người. Nhân vật người hùng của ông là mẫu con người hiện đại có những xung đột nội tâm sâu sắc, tính cách mạnh. Tất nhiên, do hình mẫu nhân vật là người hùng nên nhân vật nào cũng mang tính phổ quát ở sức mạnh vô địch, ý chí kiên cường và trí thông minh tuyệt vời. Tuy vậy, nhân vật người hùng luôn thể hiện nét riêng tính cách trong hành động, lời nói. Lí tưởng về các

nhân vật bắt nguồn từ hiện thực nhưng khi xây dựng tính cách người hùng, cái nhìn của tác giả bị quy chiếu bởi màu sắc luân lý, các bậc thang giá trị của lẽ ngay chính, quan điểm thẩm mĩ chủ quan của nhà văn. Đó là những nhân vật hơi khác đời, rất hấp dẫn vì tính ưa mạo hiểm, cá tính ngang tàng, niềm đam mê sống mãnh liệt, có đủ quyết tâm và nghị lực để theo đuổi lý tưởng cao đẹp, mới mẻ. Những tính cách ấy hướng tới thể hiện triết lí sức mạnh. Trọng Khang dũng cảm trong các cuộc phiêu lưu, Chí khát vọng, táo bạo, Vĩnh rất kháng khải và tự trọng, Linh quyết đoán và tôn thờ danh dự, Vượng là con người có trách nhiệm…Nhân vật trong tác phẩm của ông cho ta thấy người hùng không phải là sự minh họa cho một tính cách ưu tú theo bậc thang giá trị đạo đức mà tính cách người hùng thể hiện triết lí sức mạnh. Không phải chỉ có Trọng Khang mới dũng cảm, không phải ở nhân vật Vĩnh không có khát vọng như nhân vật Chí…song ở người hùng bao giờ cũng nổi bật bởi một nét tính cách chủ đạo. Những tính cách khác chỉ làm vai trò tôn lên vẻ đẹp toàn diện của nhân vật người hùng. Đó cũng là dụng ý nghệ thuật của Lê Văn Trương trong việc khắc họa tính cách người hùng. Xây dựng hình tượng người hùng tác giả muốn tạo ấn tượng về một kiểu mẫu nhân vật có sức mạnh nên ngòi bút của ông có xu hướng tạo nên những tình tiết phóng đại, nói quá làm nổi bật hình tượng nhân vật. Tác giả không chỉ tô đậm hình dáng, lời nói, cử chỉ nhân vật mà còn muốn tạo dựng những tính cách khác biệt ở người hùng.

Đánh giá về nghệ thuật khắc họa tính cách người hùng, tác giả Triệu Xuân trong lời tựa Lê Văn Trương – 59 năm sống và viết cho rằng: “Một Lê Văn Trương cao lớn nghĩa hiệp, một Lê Văn Trương trong đời thường thì vồn vã, thích phô trương, chơi ngông, thích nói tục; trong văn chương thì hơi cường điệu, thái quá tính cách nhân vật, con người ấy hẳn không coi khuôn phép sáo mòn, cổ hủ là gì !”[43, 11]. Vũ Ngọc Phan, trong công trình Nhà văn hiện đại cực lực phê phán sự cường điệu quá mức trong tính cách nhân

vật: “Tác giả đã cố gò bó cho họ có những tính tình quá cao thượng mà nhân loại không thể có”[29, 888]. Các nhà nghiên cứu khác cũng nhận thấy hình tượng người hùng trong tác phẩm của Lê Văn Trương là hình tượng mẫu mực về cái thiện, cái mĩ nhưng khi khắc họa tính cách nhân vật nhà văn quá khoa trương. Phê bình khoa học đề cao tính khách quan và thái độ công tâm. Người hùng của Lê Văn Trương không thể làm hài lòng tất cả độc giả nhưng xét trên một góc độ nào đó vẫn là một kiểu nhân vật độc đáo trong nền văn học. Hình mẫu nhân vật của Lê Văn Trương đã tạo được một cơn sốt trong công chúng, làm dấy lên làn sóng say mê và khao khát hành động. Nhân vật chính của ông đã khơi dậy trong lòng lớp độc giả trẻ tuổi những xúc cảm chân thành về các giá trị làm người. Tác phẩm của ông cho ta những khoảnh khắc tự hào và ngưỡng mộ trước một hình mẫu con người tự do, tự tại khẳng định cá tính. Muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ như vậy, văn chương cầu kì trở nên lạc lõng, bởi vì, bối cảnh chung của thời đại không cho phép nhà văn có thể gọt giũa từng câu, từng chữ hay cân nhắc từng chi tiết nhỏ nhặt về nhân vật. Nhà văn chọn cho mình một dòng văn học gai góc trong từng tình tiết nhưng dễ hiểu với người đọc. Nhân vật người hùng dễ dàng đi vào lòng độc giả có lẽ một phần bởi dấu ấn đậm nét trong tính cách của mình. Người ta từng phê phán rằng nhân vật trong tác phẩm của Lê Văn Trương mờ nhạt, một kiểu mẫu na ná nhau. Đánh giá ấy thường đúng với những người đọc tác phẩm của ông hời hợt. Nếu thận trọng hơn, ta dễ dàng nhận thấy tuy cùng kiểu mẫu con người có sức mạnh nhưng nhân vật nào cũng thể hiện một nét tính cách có tính phân biệt so với các nhân vật khác. Không thể nhầm lẫn Trọng Khang với Chí, với Vĩnh, Linh hay Vân khác với Khánh Ngọc, khác với Kim…Thủ pháp nghệ thuật mà tác giả thể hiện khi xây dựng nhân vật là sử dụng các chi tiết tô đậm tính cách. Trọng Khang là một nhân vật có dũng khí, tác giả huy động nhiều tình tiết của câu chuyện làm nổi bật đức tính ấy ở chàng. Với cảnh vật, có những thử thách ghê rợn của núi rừng trùng điệp, nguy hiểm của những vực

thẳm, những trận bão, cơn mưa rừng ảm đạm luôn đe dọa đến sự sống còn của khách bộ hành. Với người, có sự tàn bạo của chốn giang hồ, sự ghen ghét đố kị của lòng người, sự lên ngôi của đồng tiền…Những khó khăn trên con đường chinh phục chiến công như những đòn bẫy thử thách tinh thần của người hùng. Hoàn cảnh ấy làm bộc lộ tinh thần dũng cảm, không ngại khó khăn nguy hiểm và khát khao chiến thắng của Trọng Khang. Tính cách nhân vật được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động, ở đó, nhà văn cố tình phóng đại, sử dụng nhiều tình tiết phi thường. Là con người dũng cảm nên trong bất kì tình huống nào, Trọng Khang luôn thể hiện cách cư xử của một người hùng bình tĩnh, chủ động. Chàng sắp đặt công việc trong lúc nguy nan rất sáng suốt. Chàng hiểu rõ lòng người, thu phục họ bằng chính sự hiểu biết đó. “Họ xếp hàng ở ngoài rìa làng. Đến nơi chúng tôi dừng lại, cụ cứ tiến lên diễu qua mặt họ, họ bồng súng chào, cụ giơ tay chào trả. Rồi cụ vẫy tôi, tôi đến làm thông ngôn. Cụ nói mấy câu ủy lạo họ. Ta nói rộng ra một chút. Nhưng mà nói rộng thế nào, cũng không linh ứng bằng cụ cho họ một trăm bạc”[44, 501]. Gặp bọn giặc cướp hung hãn, không tỏ ra run sợ, Trọng Khang thể hiện thái độ chủ động. “Một tên giặc thấy thế, lại hoa đao chém. Cổ những người ngắc ngoải, rồi giơ thanh đao đỏ lòe những máu lại gần từng mặt người. Giáp và Khánh Ngọc nhắm nghiền mắt, không dám nhìn. Đến lượt Trọng Khang, nó liền bị chàng đá mạnh vào bụng, ngã chúi ngay xuống, thanh đao văng khỏi tay”[44, 584]. Một người bị chĩa súng vào mình mà không hề run sợ, một người không vì cái chết mà cúi đầu đó chính là tính cách của người hùng Trọng Khang. Bị giam trong hang sâu, chàng thực sự là người chủ tướng dũng cảm. Chàng bày ra nhiều việc để chăm lo cho sức khỏe và tinh thần của mọi người, chưa khi nào chàng bi quan kể cả khi bị dọa dẫm, tinh thần của bạn đồng cảnh ngộ sa sút. Cái tư thế ngạo nghễ, thái độ bình thản của chàng là một thanh âm trong trẻo trong những ngày tháng sa cơ, lỡ vận. Không những vậy, tác giả còn để cho nhân vật điều đình với tướng giặc, chiếm lòng

tin của hắn bằng những lời lẽ khéo léo nhưng kiên quyết. Tên tướng giặc nhanh chóng tin tưởng và cảm phục Trọng Khang. Chàng được tên chủ tướng đích thân giao súng cho. Vì yêu mến, vì ngưỡng mộ, tác giả ngợi ca nhân vật kín đáo thông qua thái độ thành kính của các nhân vật khác. Những chi tiết mà tác giả dụng công tạo dựng trong tác phẩm không nằm ngoài mục đích phi thường hóa tính cách người hùng. Trong lời nói, Trọng Khang bao giờ cũng khí khái, hào hùng. Chàng nói như một người dày dạn trận mạc, một người tinh thông mọi việc ở đời. Cái khẩu khí anh hùng ấy nhanh chóng truyền vào đó những mệnh lệnh buộc người ta phải khuất phục. Trọng Khang dạy dỗ lính tráng, khuyên ông Nam Long, đấu khí với Vương Nhân…lúc nào cũng lí lẽ chặt chẽ, nghiêm khắc. Trong mọi mối quan hệ với các nhân vật khác, Trọng Khang luôn tỏ rõ thứ khí thế anh dũng mà họ không thể có. Nhân vật người hùng của ông là một kiểu nhân vật có ý thức sâu sắc về tài năng của mình, tự tin vào sức mạnh của bản thân. Tác giả cố gắng thuyết minh những đức tính của người hùng bằng hành động của họ. Do vậy, dưới góc nhìn của nhân vật khác, người hùng luôn thể hiện vẻ đẹp lí tưởng. Qua cái nhìn của Khánh Ngọc, của ông Phó, của Giáp, Trọng Khang là anh hùng tái thế, hiện thân của mọi sự cao quý trên đời. Khắc họa cá tính của nhân vật Linh trong tác phẩm

Một người, tác giả sử dụng thủ pháp đối sánh hai quãng đời trước và sau khi bị đuổi việc của anh. Sự đối lập đó được tác giả lặp lại rất nhiều nhằm nhấn mạnh quá trình thay đổi của nhân vật. Tác giả cũng sử dụng nhiều tình huống nhằm thử thách nhân vật: sự níu kéo của gia đình, sự túng thiếu của đời sống tự lập, tình yêu của Hạnh... Song tiền tài, danh vọng chẳng làm lay động ý chí chàng trai trẻ. Linh thể hiện là một con người kiên định theo đuổi lí tưởng. Lời nói của Linh hoàn toàn khác trước: Linh ưa nghị luận, ưa diễn thuyết. Lời nói nào của chàng cũng ẩn chứa trong đó tuyên ngôn về danh dự, lòng tự trọng, Tổ quốc và nghệ thuật. Ngòi bút của tác giả nhiều khi bị cuốn vào nhân vật, mê say với lý tưởng, mỉm cười với hạnh phúc và đau buồn cùng mất mát,

hi sinh. Linh là mẫu người hùng rất trọng danh dự, say mê lý tưởng nên thần thái toát lên trong con người ấy là vẻ đẹp thoát tục, tri ngộ. Có lúc, người hùng tự phát ngôn thái quá không cần thiết. Nói với một ông khách, đáng lẽ Linh đừng lên gân “Nhà cháu tuy đồ đạc không có, nhưng danh dự thì sẵn lắm, cụ muốn nói gì thì cứ nói”[44, 865]. Tô đậm tính cách nhân vật là một thủ pháp nghệ thuật đắc địa làm cho nhân vật gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả, thể hiện dụng ý của tác giả rõ ràng hơn. Tuy nhiên, với Lê Văn Trương, có lúc ông phóng đại thái quá, đưa vào những chi tiết không thật khiến nhân vật lạc lối, làm cho mạch ngầm của hình tượng bớt bí ẩn.

Vượng, trong tác phẩm Người anh cả là một con người có trách nhiệm. Trách nhiệm ấy thể hiện ở sự chăm lo và hi sinh của chàng vì tương lai, hạnh phúc của các em. Hình mẫu người hùng mà tác giả xây dựng ở đây là đức hi sinh của một người anh cả theo chuẩn mực truyền thống. Vượng có lòng nhân hậu, chăm chỉ, đa cảm nhưng những tính cách ấy là sự phân thân của một tính cách lớn là tinh thần trách nhiệm cao với gia đình. Trong các mối quan hệ, Vượng luôn cân nhắc và không quên ý thức về trách nhiệm của người anh. Yêu cô Quỳ đến cháy lòng, chàng âm thầm tuyệt vọng khi nhận ra tình yêu của người con gái ấy dành cho em trai của mình. Chàng hình dung viễn cảnh Quỳ lấy Đạt thì cái lợi cho em mình biết bao nhiêu. Yêu sâu sắc như Vượng thường không có sự tính toán nhưng khi đặt trách nhiệm lên vai mình, Vượng lại so sánh, để rồi ngậm ngùi rút lui trong đau khổ. Chàng nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn chơi để dành tiền cho các em. Chàng đau khổ, dằn vặt nếu các em chàng thua kém bạn bè. Vượng chẳng khác nào một người bố lo cho đàn con của mình. Đỉnh điểm của tình huống thể hiện ở bước ngoặt thành đạt của Thịnh, của Nhàn. Đáng lẽ ra, đây là giờ phút Vượng tự do hưởng thụ sự đền đáp ân nghĩa của các em thế nhưng, chàng phải âm thầm ra đi tìm kế sinh nhai trong tủi cực. “ Chàng quay đi để giấu những giọt nước mắt nó từ từ nổi lên trên mí, rồi ràn rụa xuống hai gò má”[45, 850]. Tác giả dụng tâm miêu tả hành động,

suy nghĩ của Vượng trong thời khắc ấy nhằm thể hiện nổi bật tấm lòng cao cả của người anh. Trạng thái tình cảm ở Vượng như day dứt, bực tức, tha thứ… là những trang văn xúc động. “Nhàn đi rồi, Vượng ngồi phân vân, nghĩ ngợi. Chẳng những sự chàng lấy vợ làm cô đầu đã làm phiền lụy cho các em chàng, mà chính cái cảnh nghèo nàn của chàng làm bẽ mặt các em chàng nữa. Chàng muốn dọn biệt đi một chỗ không cho các em chàng biết địa chỉ nhưng suy đi xét lại, chàng thấy mình không có quyền như thế. Như thế tức là không phải với các em, tức là khai chiến công khai”[45, 848]. Sự bàng quan của các em chàng gây nên sự xót xa đến tội nghiệp. “Lại khổ một nỗi, Nhàn và Thịnh vẫn cứ tưởng anh khá, lâu lâu gửi thư về nhờ mua thứ nọ, thứ kia mà không lần nào hoàn lại số tiền cho Vượng cả. Vượng thà chịu chết đói chứ không đời nào để cho các em biết cái nghèo của mình”[45, 846]. Cách miêu tả tương phản lời nói, việc làm của các em với Vượng vạch ra một hố sâu trong tính cách các nhân vật. Các em chàng vô tâm, thích hưởng thụ bao nhiêu thì Vượng càng nỗ lực thể hiện tinh thần trách nhiệm với sự yên vui của các em chàng. Với Vượng, tình anh em lúc nào cũng thiêng liêng và cao cả. Vượng gắt với vợ vì vợ buông lời trách móc các em chàng, các em thờ ơ, chàng nhớ đến sự tốt đẹp những ngày cơ hàn trong quá khứ. “Trước kia, các cô chú ấy còn ở với tôi, tôi chẳng ốm bao giờ. Và đi làm vừa được lương cao, lại gặp chủ tốt. Mà khi các cô chú ấy đi ở riêng rồi thì tôi gặp bao nhiêu cái xui xẻo.

Một phần của tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 139 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w