Người hùng – nơi thể hiện triết lí sức mạnh

Một phần của tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 72 - 90)

6. Cấu trúc luận văn

2.1 Người hùng – nơi thể hiện triết lí sức mạnh

Lê Văn Trương để lại cho kho tàng văn học dân tộc số lượng tác phẩm khổng lồ. Sống ngang tàng, dũng cảm, khao khát khám phá đã đưa lại cho ông một khả năng lao động nghệ thuật ít có ai đạt được. Ông viết nhiều, viết nhanh, viết như nhu cầu ăn để tồn tại, cần không khí để thở. Một mình một trường văn trận bút, nếm trải mọi bi hài của nghệ thuật, sáng tác của ông là minh chứng cho kiểu tồn tại của một nhà văn am hiểu và đầy trải nghiệm về cuộc sống. Sáng tác của ông không bao giờ thiếu vắng cái hào khí của con người, những cảnh, những người lần lượt đi vào tác phẩm của ông như một lẽ tự nhiên nhi nhiên. Hôm qua, trong văn học, ông là một con sư tử lớn vì đã làm khuấy đảo tâm hồn của quần chúng bằng dòng văn học mang tên người hùng. Có thể nói, xung quanh những thị phi, nhà văn họ Lê đã tạo được cho mình một dấu ấn, một phong cách nghệ thuật khác biệt. Nói đến tác phẩm văn học của ông, có không ít người phê phán gay gắt: văn của ông là thứ văn hoạt, dây cà ra dây muống, trực ngôn, luận thuyết dài dòng, là sản phẩm của sự dễ dãi…Những chê bai đó đều xuất phát từ sự đả kích triết lí sức mạnh của nhà văn Lê Văn Trương. Mặc dù, ông xem triết lí ấy như một phương châm xử thế nhưng thói đời sao tránh khỏi sự bới lông tìm vết? Phê bình văn học bao giờ cũng chờ đợi sự công tâm và trung thực. Ngay từ rất sớm Lan Khai đã nhận thấy triết lí sức mạnh của Lê Văn Trương là cuộc cách mạng tinh thần. Lan Khai cũng có lí khi cho rằng Lê Văn Trương đã rất thành công khi thể hiện sự khát khao trong lòng mình đi tới thể hiện cái khát khao của muôn người. Khao khát đó được ông gửi gắm vào văn chương bằng hình tượng người hùng. Dựng lên những nhân vật nam cũng như nữ có một thân thể khỏe khoắn, một tâm hồn ưu việt, dám dấn thân, dũng mãnh hiến mình cho Tổ

quốc và danh dự. Hình tượng người hùng ấy đi qua bão táp như chính cuộc đời ông. Người ta khen, chê ầm ĩ nhưng vẫn còn có những tấm lòng đồng cảm, tri ân.

Lê Văn Trương trình làng bạn đọc bắt đầu bằng những bài báo ngắn mang tính triết lí trên tuần báo Trung Bắc tân văn với bút danh Cô Lý. Sự xuất hiện đều đặn hàng ngày các bài báo kí tên Cô Lý với giọng điệu đả kích chua cay các tầng lớp xã hội nhanh chóng thu hút một lượng độc giả quan tâm đến ông. Từ những bài viết đó, Lê Văn Trương đã thể hiện lập trường và một khuynh hướng tư tưởng mới lạ, cái tư tưởng manh nha cho triết lí sức mạnh và hình tượng người hùng trong sáng tác văn học của ông sau này. Triết lí sức mạnh của Lê Văn Trương được trình bày trong những bài viết ngắn để diễn thuyết hay đăng trên tuần báo. Chính tính phổ thông đó nên lí thuyết về sức mạnh nhanh chóng đi vào tâm hồn quần chúng. Những con người vốn chất phác, ít học và đang khao khát một cái gì đó để thoát khỏi hoàn cảnh tù túng, bế tắc lúc bấy giờ. Cái ưu việt trong triết lí sức mạnh của Lê Văn Trương chính là ông đã nắm bắt được tinh thần của quần chúng, tích cực chỉ ra nhu cầu của những con người đó. Tư tưởng chủ đạo là tôn sùng sức mạnh của con người. Lúc đầu nhà văn đề cao sức mạnh của thân thể, tức là sức mạnh cơ bắp của con người đạt được qua quá trình rèn luyện, qua đấu tranh và hành động. Trong cuốn tự truyện Tôi thầukhoán, nhà văn giãi bày mục đích của mình với thái độ cầu thị: “Tôi chỉ mong sao giúp ích một chút cỏn con trong sự gây dựng một tinh thần dũng mãnh cho thanh niên lúc bấy giờ. Thế thôi, tôi chỉ muốn rằng thanh niên phải nhận chân lấy cái thiên chức của mình và biết sống một cách kiêu hãnh…Tôi chỉ muốn cho mọi người biết rằng hạnh phúc chỉ tìm thấy trong lòng của chúng ta, ở sự cố gắng mài dũa nhân cách”[43, 18]. Con người Lê Văn Trương đã dám sống cho cái tinh thần mà ông mong ước. Ông sống đầy hoài bão, ngang tàng không bao giờ quỵ lụy như một người hùng kiêu hãnh đón nhận tất cả khổ đau của cuộc đời bằng một tinh thần biết đấu tranh

để chiến thắng. Con người ấy mang niềm cô đơn dai dẳng suốt cuộc đời. Chính vị đắng đó làm cho nhà văn ngộ ra cái giá của sự tồn tại mà ông đã dày công xây dựng thành triết lý sức mạnh. “Sự thực tế đã khiến cho chàng nhìn rõ thấy một yếu tố của cuộc sống là : Sức mạnh. Chẳng cần phải mạnh để thắng người. Mà chính mình phải mạnh để thắng mình”[44, 112]. Hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ không dễ dàng đánh lừa được nhà văn. Thủ đoạn mị dân của thực dân Pháp làm lay động sâu sắc ý thức giống nòi của một con người biết phẩm giá của mình. Ông lao vào công cuộc mưu sinh, làm tất cả mọi nghề thậm chí cả buôn lậu để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của chế độ, với một mong ước cháy bỏng là làm được cái gì đó cho Tổ quốc. Đáng tiếc, tuổi trẻ nông nổi, ông chưa tìm được con đường chân chính để đi theo. Ông cố gắng vùng vẫy để thoát ra cơn bĩ cực của dân tộc. Lực bất tòng tâm, nhà văn gặp phải thất bại trong làm ăn kinh tế. Cống hiến của triết lí sức mạnh chính là tinh thần cao cả của nó. Nếu nhà văn nhạy cảm hơn hẳn ông đã tìm thấy con đường đi đến sức mạnh, đoàn kết giống nòi không có con đường nào khác bằng ánh sáng cách mạng. Sau khi đi theo tiếng gọi của Việt Minh, nhà văn mới mơ hồ nhận ra sự sai lầm của mình, triết lí sức mạnh của ông phát triển thêm một luận điểm mới: “Trong buổi truân chuyên của quốc gia đã có bao tráng sĩ chỉ có biết ý mình mà không biết đến máy chém. Thực dân. Lại nữa tôi nghĩ thanh niên chỉ có một thời để sống thì phải sống ngay thẳng và hùng liệt. Thế thì hà cớ gì tôi phải kiêng kị thứ này thứ khác, sợ hãi điều nọ tiếng kia. Tôi tự nhủ tôi phải như chiếc lưỡi cày chân lý kéo thẳng băng. Đụng đâu tan vỡ đấy, mãi về sau tôi mới nhận rõ hành động liều lĩnh là lầm; tôi đem đại sự của quốc gia chủng tộc đặt thẳng vào bụi rậm của cuộc sống hàng ngày”[43, 863]. Tư tưởng của Lê Văn Trương về sức mạnh nghiêng về yếu tố tinh thần, điều mà trước đây ông có xây dựng trong hình tượng con người hùng nhưng đang còn mơ hồ. Ông kêu gọi mạnh ở bắp thịt chưa đủ mà cái

chủ yếu là ở một tinh thần bất khuất. Đó là sự tổng kết sau một đời nhìn lại với tinh thần học hỏi trong cuộc nhân sinh.

Một điều đặc biệt ở Lê Văn Trương, ta nhận thấy giữa triết lí sức mạnh và hình tượng người hùng trong tác phẩm văn học của ông có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ông đã đưa cái phương châm xử thế của mình vào văn chương bằng hình tượng văn học. Có lẽ, vì vậy mà như một mối quan hệ cộng sinh, triết lí sức mạnh của ông tồn tại một cách sinh động và hình tượng người hùng cũng nhờ triết lí ấy mà đi vào lòng người đọc dễ dàng hơn. Kiểu tư duy hình tượng văn học ấy giúp nhà văn minh họa tinh tế nhất cho thuyết lí của mình mà không mang tiếng là kệch cỡm, đa ngôn. Với số lượng tác phẩm khổng lồ, thật tình chưa có truyện nào mà thiếu vắng hình tượng con người hùng, thiếu vắng chủ trương sức mạnh của nhà văn. Tác phẩm nào nhà văn cũng bày tỏ quan điểm tư tưởng của mình một cách khéo léo, như lẽ tự nhiên giữa một triết lí khô khan và một hình tượng người hùng là nhân và quả của cây đời. Các nhân vật Tư Thung, Ba Trà, Vượng, Trọng Khang, Vĩnh, Chí, Linh… trong tác phẩm của ông không có hành động thỏa hiệp hay tư tưởng yếu hèn. Nhân vật nào cũng thể hiện sức mạnh khiến người đọc phải ngưỡng mộ và khâm phục. Các nhân vật của ông, một thời, đã là hình mẫu cho thanh niên noi theo. Người ta hứng khởi với các chiến công của người hùng, người ta bắt chước hành động của người hùng. Có không ít người tìm thấy cho mình một niềm an ủi và một bản lĩnh sống trong hình tượng người hùng của nhà văn Lê Văn Trương. Cũng không ít người phê phán Lê Văn Trương, xem hình tượng người hùng là sự minh họa vụng về cho một thứ triết lí sức mạnh nông nổi. Cũng có những sự ác ý, mỉa mai, xem hình tượng người hùng của ông là một kiểu bắt chước Đônkihôtê của nhà văn Xécvantex, hay thấy ở nhân vật mang hơi hưởng anh hùng cao bồi phong kiến. Triết lí sức mạnh của ông là sự vay mượn triết học của Nietzsche và tư tưởng của Hitle. Vấn đề ấy trong văn học không có gì là lạ. Người ta vì yêu mến mà tán dương cũng vì ghen ghét

mà quy chụp những điều không có. Chỉ biết rằng, sự nổi tiếng của dòng tiểu thuyết người hùng phần nào đã chứng minh thành quả lao động nghệ thuật của một nhà văn có tâm huyết.

Luận điểm đầu tiên mà nhà văn trải lòng khi trả lời về triết lí sức mạnh trong cuộc diễn thuyết ở Hội Trí tri, năm 1934: “Tôi không học cái triết lí ấy qua sách vở, mà chính tôi đã thâu nhập nó ở trên trường đời cạnh tranh, trong bao nhiêu năm luân lạc, trong bao nhiêu năm phấn đấu, trong bao nhiêu năm đau khổ”[43, 16]. Với Lê Văn Trương, triết lí sức mạnh nảy sinh ngay chính trong cuộc sống bằng chính sự trải nghiệm trường đời đầy bão táp của tác giả. Cuộc đời ông là minh chứng sinh động nhất cho tinh thần dũng cảm, dám dấn thân của một chàng trai trẻ tuổi. Ông đã dám sống thật là mình cả trong đời và trong văn chương. Cuộc đời đã mang lại cho nhà văn những kinh nghiệm mà ông đã trả bằng máu và nước mắt. Đời sống đã làm nhà văn vỡ lẽ ra chỉ có sức mạnh mới đưa người ta đến chiến thắng. Sức mạnh ấy đột khởi từ những con người khỏe mạnh, thông minh và giàu nghị lực. Con đường vinh quang và rộng rãi chỉ dành cho những ai có trí lực và dám dấn thân trong cuộc tranh đấu. Nếu lí thuyết suông thôi thì không đủ để thuyết phục người nghe, nhà văn đã làm hơn thế. Hình tượng người hùng trong tác phẩm văn chương được ông xây dựng thành hình mẫu lí tưởng cho triết lí sức mạnh. Đang trong lúc quốc gia bại vong, tinh thần con người rối ren, Lê Văn Trương đã mang lại cho những con người đang khắc khoải ánh sáng dẫn đường bằng kiểu mẫu con người mới của thời đại, làm khuấy động sự im lặng đang ngự trị ở một quốc gia thuộc địa. Tồn tại trong dòng văn học, báo chí công khai, Lê Văn Trương đã dám sống như khao khát, đã dám làm những điều mà người ta chỉ nghĩ chứ không dám làm vì sự được mất của bản thân. Lí tưởng ấy được nhà văn gửi gắm vào hình tượng người hùng.

Người hùng của Lê Văn Trương mang vẻ đẹp của con người mới. Không thư sinh, nho nhã như những văn nhân cửa Khổng sân Trình, người

hùng hiện lên bởi vẻ đẹp mạnh mẽ, gân guốc, ngang tàng cộng với khả năng hiểu biết, đầu óc phán đoán nhạy bén, thông minh. Người hùng của Lê Văn Trương không bằng cấp hay có tước vị xã hội ông tham, ông phán… nhưng không vì thế, người hùng hèn kém so với kẻ được kinh qua trường lớp. Anh ta là điển hình của sức mạnh và sự hiểu biết khiến ai có dịp tiếp xúc đều không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ. Vĩnh, một trong hai nhân vật chính của tiểu thuyết

Tôi là mẹ, được nhà văn dày công khắc họa chân dung. Ấn tượng về chàng thanh niên trên cuộc hành trình sang xứ Cao Miên được tác giả nhìn ở nhiều góc độ. Trước hết, ống kính lướt qua những đánh giá về ngoại hình: “Người khách ấy trạc hai mươi, cao gầy, mặt xương xương, hai má hơi hóp, tảng trán lớn và phẳng với hai con mắt sáng trông rất dữ…Hai con mắt long lên như mắt vọ, nhìn ai cũng khiến cho người ta phải ngượng, phải ghét, phải khó chịu, lại biểu hiện của một nghị lực mãnh liệt và thông minh “tàn nhẫn”[45, 26]. Tác giả khoác cho vóc dáng và hành động của nhân vật những đường nét đặc biệt và ấn tượng liên quan đến sức mạnh. “Đi đứng nhanh nhẹn, dáng điệu dứt khoát, đó là hình ảnh của một sức mạnh buộc ai muốn khinh nhờn thì trước tiên phải nghĩ ngay đến sự có thể làm được của cái sức mạnh ấy. Sức mạnh mà đứng một mình thì chỉ là một con thú, nhưng sức mạnh mà được đưa dắt, bởi ánh sáng của một khối óc thông minh tính toán giỏi thì sức mạnh đáng sợ. Nếu cái sức mạnh đã thông minh ấy lại còn biết nghe theo những tiếng gọi sốt sắng và huyền bí của trái tim thì sức mạnh hoàn toàn”[45, 27]. Nằm trong hệ quy chiếu mà sức mạnh là hồng tâm, số phận của nhân vật được khám phá qua các đoạn hội thoại. Trong đó, người được đối thoại với nhân vật phát hiện nghị lực ẩn chứa trong những uẩn khúc về số phận. Cha mẹ không yêu thương, hắt hủi Vĩnh nhưng còn có những người khác cảm thông và nhìn thấy ở chàng. “Khi người ta hai mươi tuổi người ta có quyền hoài bão đủ tất cả những gì cao xa. Nhất là cái người hai mươi tuổi ấy là anh”[45, 34]. Vẻ đẹp ngoại hình của người hùng nhìn bằng con mắt ngưỡng mộ và thán

phục của nhân vật nữ là sự hấp dẫn của sức mạnh. Nhân vật Chí (Trận đời) qua con mắt của người đẹp: “Đột nhiên trong óc nàng vụt nảy lên một sự so sánh, nàng đem so cái khuôn mặt phốp pháp của Quang với cái khuôn mặt đanh thép của Chí. Nàng thấy Quang mềm yếu lắm”[44, 252]. Trọng Khang trong con mắt ái mộ của Khánh Ngọc: “Nàng đem so sánh cái thân thể trắng nhễ nhại của Giáp với cái thân thể ngăm đen của Trọng Khang. Nàng thấy một bên mềm yếu còn bên kia thì rắn chắc. Cái màu đen thật hợp với màu đất, màu núi, màu cây, màu nước. Sự quả cảm, nhanh nhẹn hợp với sức sống mãnh liệt của vũ trụ đang biểu diễn xung quanh”[44, 481]. Với nhân vật nào, nhà văn cũng nhìn bằng con mắt ưu ái, lí tưởng hóa nên những đường nét thô vụng, vốn không đẹp cũng được dung hòa bằng sự khéo léo của các mảng điêu khắc mềm mại. Tác giả muốn quy nhân vật vào khung thẩm mĩ theo quan niệm: Cái đẹp là cái mạnh, cái dám dấn thân, dám hi sinh cho khát vọng. Có lẽ, tháng ngày bươn chải chốn rừng thiêng nước độc, cận kề với hiểm nguy, nhà văn nhận thấy sự chiến thắng bao giờ cũng thuộc về những con người khỏe mạnh. Nhà văn kêu gọi sự rèn luyện, tinh thần phấn đấu của con người, bởi lẽ, người ta khi sinh ra không phải có sẵn một sinh mệnh khỏe mạnh mà phần nhiều do kinh nghiệm thu nhận được trong cuộc sống.

“Triết lí sức mạnh bắt nguồn ngay ở sự sống. Nó đột khởi lên một cách mạnh mẽ ở những cuộc tranh đấu”. Nếu như Nietzsche xem siêu nhân là sản phẩm của sự phê phán và người phê phán thì Lê Văn Trương quan niệm sức mạnh của người hùng bắt nguồn từ sự sống và có được qua quá trình tranh đấu. Cuộc sống nằm trong vòng quay tuần hoàn của nó, con người là một tiểu vũ trụ. Bất cứ sự dừng lại và phó mặc cho số phận cũng là cái chết của con người. Ngoài đời, nhà văn nổi tiếng là một con người hành động. Mười chín tuổi, ông đã dấn thân vào công cuộc hải hồ. Làm công chức, buôn bán, khai

Một phần của tài liệu Hình tượng người hùng trong sáng tác của lê văn trương luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 72 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w