6. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Giọng điệu triết lý – trữ tình
M. Khrapchenco trong công trình Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự pháttriển vănhọc cho rằng: “Giọng điệu chủ đạo không những không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học nhiều giọng điệu khác nhau”[19, 190]. Viết về người hùng, bên cạnh giọng điệu ngợi ca là chủ đạo, Lê Văn Trương còn sử dụng các lớp giọng điệu khác. Tiêu biểu là giọng điệu nghị luận, triết lý. Hầu hết nhân vật của ông có giọng điệu giảng giải, lý luận mang màu sắc triết lý rõ nét. Xét từ cấp độ cấu trúc câu, kiểu giọng điệu triết lý thường được thể hiện qua kiểu tổ chức kết cấu phủ định hoặc khẳng định để nhấn mạnh những vấn đề mà nhân vật cần thông điệp, triết luận với người đọc. Ý kiến mà nhân vật đưa ra trở thành chân lý. Ở nhiều tác phẩm của Lê Văn Trương, giọng điệu triết lý thường gắn liền với cách cắt nghĩa mới hay cung cấp thêm nét nghĩa mới cho một khẳng định đã quen thuộc. Câu văn mà tác giả sử dụng trong tiểu thuyết luôn có sự đan xen các từ ngữ nghị luận: vậy,
cho nên, mặc dù, nếu, lý do thứ nhất, lý do thứ hai…Có khi nhân vật còn mượn tiếng nói của các hiền nhân xưa như Tô Tần, Kinh Kha để vận dụng vào tình huống hiện tại. Do vậy, giọng văn của ông bao giờ cũng mang tính giảng giải, thuyết lý. Có khi vấn đề rất đơn giản nhưng ông lại giảng giải cụ thể, rõ ràng. Giọng điệu triết lý của người hùng nhiều khi hé lộ rất nhiều về tính cách của họ, cho ta thấy người hùng là một kiểu anh hùng lý tưởng, một trí tuệ trác việt. Người hùng dù không qua đào tạo trường lớp nhưng ăn nói văn hoa, có tri thức. Với giọng điệu đó, có khi tác giả hơi lạm dụng khiến cho trang văn dài dòng, rối rắm, nhàm chán. Nhân vật người hùng trong khi đối mặt với các tình huống của đời sống luôn phát biểu bằng một giọng văn nghiêm túc. Trong công việc cũng như trong tình yêu, anh ta đều hướng tới giải thích căn nguyên của nó ở nhiều góc độ. Có những tình huống chỉ cần
một ánh mắt, một cử chỉ thay cho lời nói thì người hùng lại dùng hiểu biết kim cổ để lý luận khiến cho vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, trí thức và tầm hiểu biết là cứu cánh giúp người hùng kết nối với thế giới hiện thực. Người hùng không chỉ thể hiện am hiểu về các loại vũ khí, lường trước được nguy hiểm phải vượt qua mà những trang nghị luận về tình yêu, tình cha con, tình anh em, mẹ con rất sắc sảo. Vĩnh có một tuổi thơ bị cha mẹ hắt hủi, ghẻ lạnh nhưng anh vẫn giữ thái độ kính trọng: “Cha mẹ chẳng biết có từ được con không nhưng chắc chắn là con không bao giờ từ được cha mẹ”[45, 120]. Người hùng khảng khái nghị luận về chữ hiếu: “Tôi tưởng chữ hiếu không phải ở chỗ tâng bốc, nâng giấc hay cúi đầu vâng lời cha mẹ như một con chó. Mà chính ở chỗ phải làm sao cho dương danh hiển thân trong con đường danh dự”[45, 29]. Giọng văn phân tích tâm trạng của Giáng Vân, trong tác phẩm
Tôilà mẹ vừa có màu sắc nghị luận vừa có sự dí dỏm trong cách thể hiện tâm hồn của một cô gái ngây thơ đang chìm trong yêu đương: “Cô cho ở đời chỉ có nghề ký dây thép là danh giá nhứt. Cô cho chỉ có ông Vĩnh ký dây thép là sang trọng nhứt, là hiên ngang nhứt, là hùng dũng nhứt, là tài hoa lỗi lạc nhứt, tử tế nhứt”[45, 52]. Trước sự việc nào, tình huống nào người hùng luôn có một tiếng nói bên trong phân tích, so sánh. Tiếng nói ấy nhiều khi được tác giả diễn giải thành nhiều trang văn dài để xây dựng tính cách nhân vật. Đó là những trang văn luận thuyết về chân lý, về sức mạnh, về trái tim, về thiện ác…Có khi chỉ một tình tiết rất đơn giản nhưng nhà văn có xu hướng kéo dài vấn đề. Ông tỏ ra rất thích triết lý. Tuy nhiên, có không ít người phê phán gay gắt cách viết ấy. Người ta cho rằng nhà văn quá sa đà vào luận thuyết, câu văn viết dây cà ra dây muống, thích trực ngôn, dài dòng. Thật ra, ta không thể phủ nhận những tìm tòi, cách tân của ông khi viết tiểu thuyết như kể chuyện với tiết tấu giọng điệu nhanh, dùng thủ pháp điện ảnh trong tiểu thuyết, dùng những hình ảnh tu từ cường điệu để thể hiện tính cách nhân vật.
Người hùng là con người luôn khao khát khẳng định bản thân. Trong mọi tình huống, người hùng thể hiện cái tôi cá nhân rất sâu sắc. Anh ta là người ưa hành động để chứng tỏ sức mạnh nhưng ý muốn chinh phục tri thức là động lực khiến hình tượng người hùng của Lê Văn Trương thường thích luận thuyết. “Tiểu thuyết thường nhận thức lại, đánh giá lại mọi thứ”, người hùng của Lê Văn Trương hướng vào bản ngã, tự kể chuyện với giọng điệu trải nghiệm, với những suy ngẫm triết lý về bản thể. “Chàng tự nhủ: Thì ra ở đời chỉ có tình máu mủ là có thể chắc thôi”[44,790]. Nhân vật tự lý luận về ý nghĩa của sự sống, cái chết trong ý thức cá nhân: “Ồ nếu ai cũng như anh… sống ở đời với một lý tưởng. Không. Loài người một nghìn người thì chín trăm chín mươi chín người chỉ mới biết mưu toan xung quanh cái xác thịt. Làn da là giới hạn những suy nghĩ của họ”[45, 235]. Lí luận về ý nghĩa của niềm vui: “Anh nhầm, tôi vui lắm. Anh quên rằng niềm vui là ở trong lòng ta sao. Tôi vui ở sự làm việc, vui ở sự cố gắng, vui về hi vọng của tương lai”[45,198]. Người hùng có khi còn lý luận về đạo đức trên các khái niệm ác, hiền, hiếu, nghĩa…Ngay cả tên tác phẩm cũng là một tín hiệu thẩm mĩ thể hiện tính triết lý của nhà văn về cuộc sống như Trường đời, Trận đời, Một trái tim, Một lương tâm trong gió lốc…Để phù hợp với tính triết lý của câu chuyện, nhân vật trong tác phẩm của Lê Văn Trương thường xưng ở ngôi thứ ba, có khi nhân vật tự vấn với những trăn trở về thân phận, nghề nghiệp, lý tưởng, tiêu biểu như nhân vật Linh trong tác phẩm Một người. Anh là mẫu người hùng muốn khẳng định bản thân, thể hiện khát vọng lí tưởng. Do vậy, trong truyện, Linh luôn thể hiện giọng điệu hướng nội, đi tìm bản thân mình qua các mối xung đột với hiện thực. Trong mối quan hệ với cậu bé bán báo, Linh nhận ra ý thức trách nhiệm và tình thương. Với anh Phùng, Linh thấy ánh sáng của lí tưởng và niềm tin. Ở Hạnh, Linh tìm thấy đức thủy chung.
Vũ Ngọc Phan nhận xét lối văn của Lê Văn Trương vụng về, tác giả không ẩn mình mà luôn là người đứng ra giải thích, bênh vực cho nhân vật.
Do vậy, trang văn của ông lúc nào cũng dài dòng, rối rắm. Có những câu chữ đã rõ ràng nhưng nhà văn còn chua nghĩa vào. Để nguyên văn tiếng Việt, người đọc có thể hiểu nhưng tác giả còn muốn làm rõ thêm bằng cách dẫn nguyên văn tiếng Pháp. Nhà văn nhiều lúc thiếu tính khách quan, muốn nói hộ cho nhân vật. Đó là những hạn chế mà Vũ Ngọc Phan cho rằng không nên có của một tiểu thuyết gia. Thiết nghĩ, sự gần gũi giữa tác giả và nhân vật cũng là một cách bộc lộ cái tôi cá nhân của nhà văn. Sự tự bộc lộ con người cá nhân trong trang viết là sự thể hiện tự nhiên điểm nhìn nghệ thuật giúp nhà văn khám phá chiều sâu tâm linh con người. Tính triết lí trong sáng tác của nhà văn Lê Văn Trương mang đặc điểm của nền văn học đầu thế kỷ XX. Triết lí không xa lạ trong sáng tác của các nhà văn đương thời. Tuy vậy, với tiểu thuyết của Lê Văn Trương, nhà văn sử dụng với tần suất liên tục nên triết lý trở thành một trong những giọng điệu nổi bật của tác phẩm. Giọng điệu đó một phần thể hiện tính cách nhân vật người hùng nhưng mặt khác là sự bổ sung hiệu quả cho giọng điệu ngợi ca về nhân vật. Bởi vì, người hùng của Lê Văn Trương dù xuất thân trong hoàn cảnh nào thì vẫn luôn thể hiện là một người hiểu biết, hào hoa hơn người. Anh ta khác hẳn với những người bình thường khác, ngay cả trong ngôn ngữ giao tiếp cũng như ngôn ngữ bên trong. Ngợi ca nhân vật, nhà văn khuếch trương cả sức mạnh tâm hồn và sức mạnh thể xác của họ. Do vậy, tiếng nói triết lý như một phương tiện để nhà văn thể hiện dụng ý nghệ thuật này.
Ấn tượng nổi bật trong tiểu thuyết về người hùng của Lê Văn Trương chính là giọng điệu sôi nổi, trẻ trung. Đọc tiểu thuyết của ông, ta bị lôi cuốn bởi “giọng văn sốt sắng và nồng nàn của tác giả”. Xen trong khẩu khí hào hùng còn có giọng văn trữ tình, êm mượt. Sự đan xen giọng điệu như vậy một phần xuất phát từ đối tượng phản ánh và cảm hứng chủ đạo của nhà văn, sâu xa hơn từ dụng ý xây dựng hình tượng người hùng của nhà văn. Chính giọng điệu ấy tạo nên sức thu hút cho tác phẩm. Tiểu thuyết của ông có những trang
tả cảnh tươi đẹp: “ Những thác nước ngoằn nghoèo đổ bất tuyệt ở xung quanh, làm bốc lên những đám mây mù trắng xóa, lửng lơ bay như một cái gì huyền ảo, và đem lại cho cái rộng lớn vô biên một điệu nhạc thiêng liêng nó gợi lên trong lòng người biết bao âm hưởng. Đám cây, vòm trời mà khi ở trong rừng cây, người ta nhìn chẳng có một cái gì đẹp thì nay đến đây chúng phụ họa với nước, với núi, bỗng lộng lẫy và hùng vĩ lạ thường. Trong óc khách tha phương, vụt nổi lên một cảm tưởng là nước, núi, giời, mây, không thể bao giờ xa được nhau; xa nhau thì chẳng còn thứ nào có nghĩa. Cái nọ nhận màu của cái kia, cái kia biến tính lên để trội lên vì cái nọ. Núi hình tượng một cái gì oai hùng, nước một cái gì mềm dẻo, mây một cái gì mơ màng, vòm giời một cái gì phiếu diễu. Tất cả ngần ấy thứ gợi lên trong thần trí ta một cái gì cao cả, rồi đổ dồn vào thành một khung cảnh: khung cảnh hữu tình”[44, 469]. Những trang tả tình cảm bồng bột của nam nữ, như một điệu nhạc du dương làm mê đắm lòng người: “Mỗi khi Khánh Ngọc nghĩ đến chàng, nàng thấy như có một làn hơi nóng từ đầu chạy vào tim mà chàng nghĩ đến Khánh Ngọc cũng thấy có một cái gì dìu dịu toát ra khắp cơ thể”[44, 559]. Người hùng có lúc cứng cỏi, xem thường cái chết: “Núi vát thế kia, không đổ nữa. Nếu có đổ thì đổ rồi. Ông chủ và mọi người có đến thì bảo chờ tôi ở đây! Ồ khóc! Khóc cái gì? Số chết thì khóc mà khỏi được à? Lúc này, muốn sống thì đừng có sợ!”[44, 517]. Lúc lại ngọt ngào trong men say của ái tình: “Mệt, nhưng trông thấy em thì hết mệt rồi! Mình là liều thuốc bổ của anh mà không biết à?”[45, 97]. Kết cấu giọng điệu của tác phẩm đa dạng tạo nên âm hưởng tự nhiên cho tác phẩm. Người đọc bị cuốn hút không chủ định theo hành văn của tác giả. Giọng điệu đó cũng hoàn toàn phù hợp với nghệ thuật xây dựng hình tượng người hùng của Lê Văn Trương.
Giọng điệu trữ tình còn thể hiện ở lớp ngôn ngữ thân tình gần gũi giữa các nhân vật. Các nhân vật của Lê Văn Trương trong đời sống thường ngày luôn sử dụng ngôi xưng hô thân mật, những lời nói nũng nịu đáng yêu. Nhân vật xưng em, mình, có khi xưng tên với nhau, có khi ngôi xưng không đúng
tạo nên không khí gần gũi. Vũ Đại khi nói với hai con lúc nào cũng xưng thầy – em rất thân thương. Các nhân vật khác như Chấn, Vượng, Linh…bao giờ cũng lấy lời nói ngọt ngào làm nguyên tắc ứng xử. Giọng điệu ấy tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm đồng thời cũng khắc họa chân dung nhân vật ở góc độ khác. Nếu như giọng điệu anh hùng ca tạo nên nét mạnh mẽ, gân guốc ở người hùng thì giọng điệu trữ tình như một cách dung hòa, làm mềm mại, đánh thức chiều sâu vẻ đẹp của nhân vật.
Trong nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu là một yếu tố cơ bản thể hiện thị hiếu thẩm mĩ của người sáng tạo. Giọng điệu còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng nhân vật văn học. Lê Văn Trương xây dựng hình tượng nhân vật người hùng có tham vọng dựng nên một kiểu nhân vật anh dũng trong phiêu lưu, mạo hiểm, khao khát thể hiện chính mình. Để phù hợp với cảm hứng chung của tác phẩm và nhân vật, tác giả sử dụng đan xen nhiều loại giọng điệu. Nổi bật nhất là chất anh hùng ca tạo nên không khí trang trọng, hào hùng, cảm xúc ngưỡng mộ, thành kính cho câu chuyện. Mặt khác, tính triết lí bắt nguồn từ cách nghĩ riêng của nhân vật tạo nên tính vấn đề của tác phẩm, thể hiện chiều sâu của câu chuyện. Chất trữ tình của giọng điệu thể hiện một cách chân thật không khí bi tráng trong hành trình chinh phục các chiến công của người hùng, khắc họa chiều sâu nhân tâm của con người. Sự tổng hợp các giọng điệu nghệ thuật khiến tiểu thuyết của Lê Văn Trương không đơn điệu, nhàm chán mà gần gũi hơn với đời sống. Tuy nhà văn không thật xuất sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ nhưng với cấu trúc trần thuật hợp lí đã tạo thêm sức hấp dẫn cho dòng tiểu thuyết về nhân vật người hùng.
Tiểu kết
Sống và sáng tạo trong giai đoạn lịch sử dân tộc có nhiều biến động, Lê Văn Trương khẳng định một nhà văn có phong cách. Về nghệ thuật xây dựng người hùng, tác giả thể hiện là một người khá am hiểu về tâm lý nhân vật, chú trọng xây dựng cốt truyện hấp dẫn, giọng điệu nghệ thuật hùng tráng chứa đựng tình yêu tha thiết với con người . Nhân vật mà ông dựng lên rất giàu cá
tính nên dễ ăn sâu vào tâm trí người đọc. Tuy nhiên, do quá chú trọng tô đậm tính cách, nhiều nhân vật người hùng có những hành vi bất thường.
KẾT LUẬN
Lê Văn Trương là một nhà văn ghi dấu ấn như một cá tính lạ trong văn đàn dân tộc, có một sức sáng tạo văn học đáng nể. Tên tuổi của ông kể cả khi chết đi vẫn để lại nhiều giai thoại trong tâm trí người đương thời. Hàng trăm tác phẩm về nhân vật người hùng như minh chứng cho tầm vóc một nhà văn nổi tiếng.
1. Sự nghiệp văn học của Lê Văn Trương gắn liền với hình tượng nhân vật người hùng. Kiểu nhân vật người hùng gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Xung quanh vấn đề người hùng trong sáng tác văn học của Lê Văn Trương có nhiều ý kiến chưa ngã ngũ nhưng ta có thể khẳng định rằng với Lê Văn Trương người hùng là đối tượng thẩm mĩ nổi bật, là hình tượng nhân vật chính trong tiểu thuyết của ông. Với một quan niệm thẩm mĩ riêng, nhà văn cố tình khắc họa nhân vật người hùng ở một góc nhìn khác, phía tốt đẹp của nhân cách con người. Người hùng thông qua lăng kính của nhà văn là con người mang vẻ đẹp của sự trải nghiệm. Phẩm chất của người hùng mang vẻ đẹp lý tưởng về một kiểu người mới của thời đại, hướng đạo cho một tầng lớp thanh niên đang chìm đắm trong u mê, lầm lạc của xã hội.
2. Con người mà nhà văn Lê Văn Trương tâm đắc suốt cuộc đời và hành trình sáng tạo nghệ thuật là hình tượng con người có sức mạnh. Sức mạnh được thể hiện ở tinh thần trọng nghĩa khí; tính cách ưa phiêu lưu, mạo hiểm; nhận về mình tất cả khó khăn, ra tay cứu nạn trừ nguy giúp người. Những phẩm chất của người hùng bắt nguồn từ đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, tiếp thu văn hóa ứng xử phương Tây, phù hợp với tinh thần thời đại tạo nên sức lôi