Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty bảo việt đồng nai đến năm 2020

107 263 1
Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty bảo việt đồng nai đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 1. Lý do thực hiện đề tài: Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Nhưng thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang được đa dạng hóa với tốc độ cao, sức ép mở cửa của thị trường và thách thức hội nhập ngày càng lớn. Trong lịch sử hình thành và phát triển ngành Bảo hiểm Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ cạnh tranh lại diễn ra gay gắt như hiện nay. Cùng với hoạt động kinh doanh của nhiều Công ty bảo hiểm có mặt trên thị trường tại địa bàn Tỉnh Đồng Nai, sự xuất hiện của các văn phòng đại diện của các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ như Pjico, Bảo Minh, PVI, Bảo Bưu… lại đang báo hiệu một giai đoạn "đua sức đua tài" mới của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Đồng Nai. Nằm trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai, Công ty Bảo Việt Đồng Nai đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo ViệtCông ty con của Tập đoàn Bảo Việt là Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, Công ty phải đương đầu với sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh như AAA, Pjico, Bảo Minh, PVI, Bảo Bưu, Viễn Đông,…. Đồng Nai chắc chắn sẽ bị chia sẻ thành nhiều phần hơn trong khi khai thác hợp đồng mới gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển, một vấn đề có tính chất "sống còn" đối với Công ty là nâng cao hiệu quả khai thác. Với mong muốn góp phần 2 nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho Công ty Bảo Việt Đồng Nai trong thời gian tới, vì vậy em xin chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển Công ty Bảo Việt Đồng Nai đến năm 2020” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay tại Tỉnh Đồng Nai - So sánh các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh (cơ hội, thách thức, mặt mạnh và mặt yếu) của Bảo Việt so với các đối thủ trên thị trường. - Phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển Công ty Bảo Việt Đồng Nai đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Công ty Bảo Việt Đồng Nai, đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo ViệtCông ty con của Tập đoàn Tài chính Bảo Việt. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ được nghiên cứu trong một phạm vi của một doanh nghiệp, nghiên cứu về những vấn đề về cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động của Công ty trong thời gian qua để đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển Công ty trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu: Bƣớc 1: Thu thập số liệu thông qua - Tài liệu của Công ty - Tham khảo các tài liệu có liên quan - Quan sát thực tế tại Công ty và các yếu tố liên quan tại Tỉnh Đồng Nai - Điều tra thông qua phiếu khảo sát khách hàng tham gia bảo hiểm phi nhân thọ. 3 Bƣớc 2: Phân tích số liệu bằng một số phương pháp như: - Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh giữa các kỳ trong năm rồi đưa ra kết luận. - Phương pháp quy nạp: phương pháp đi từ những vấn đề nhỏ rồi mới đi đến kết luận chung. - Phương pháp phân tích SWOT 5. Kết cấu của đề tài: Đề tài này được chi thành 3 chương: Chương 1 trình bày tổng quan về bảo hiểm; Chương 2 tiến hành phân tích và đánh giá toàn diện môi trường kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ bên trong lẫn bên ngoài của Công ty để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ; từ đó Chương 3 sẽ đề xuất các giải pháp nhằm phát triển Công ty Bảo Việt Đồng Nai đến năm 2020. 4 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HIỂM 1.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh nhân loại. Từ vài ngàn năm trước công nguyên người ta đã làm công tác bảo hiểm dù chưa có ý niệm bảo hiểm là chia sẻ sự rủi ro. Dấu hiệu đầu tiên là những dấu tích về các kho lúa để dự trữ dùng cho những trường hợp khẩn cấp. Đến khoảng cuối thế kỷ XV ở Châu Âu bắt đầu xuất hiện những quỹ tiền hỗ trợ lẫn nhau khi có tai nạn hoặc rủi ro xảy ra trong lúc vận chuyển buôn bán hàng hoá của các đội tàu. Bản hợp đồng bảo hiểm đầu tiên chính thức phát hành vào đầu năm 1347 tại Geneve (Thụy Sĩ) hoàn toàn do cá nhân thực hiện như một công việc làm ăn phụ bên cạnh các hoạt động kinh doanh khác. Năm 1720 tại Anh nghiệp đoàn bảo hiểm đầu tiên được thành lập với tên gọi nổi tiếng Lloyd's. Ngành bảo hiểm bắt đầu có ở Việt Nam từ năm 1880 khởi đầu là Công ty của Anh rồi đến Pháp Mỹ . Trước năm 1975 ở miền Nam có hơn 52 Công ty bảo hiểm hoạt động, miền Bắc có Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Đến khi thống nhất đất nước vẫn chỉ có duy nhất một Công ty bảo hiểm đó là Công ty Bảo hiểm Việt Nam (có nhiều chi nhánh trên toàn quốc). 1.1.2. Khái niệm: Mặc dù đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời nhưng do tính đặc thù của loại hình dịch vụ này, mà cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào về bảo hiểm. 5 Có rất nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc độ nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ… + Theo Tập đoàn bảo hiểm AIG (Mỹ) khái niệm rằng: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho Công ty bảo hiểm, Công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”. + Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Khái niệm 1: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít. Khái niệm 2: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xẩy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Khái niệm 3: Bảo hiểm có thể là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được. Các khái niệm trên thường thiên về một góc độ nghiên cứu nào đó (hoặc thiên về xã hội – khái niệm 1, hoặc thiên về kinh tế, luật pháp – khái niệm 2, hoặc thiên về kỹ thuật tính – khái niệm 3). Theo các chuyên gia Pháp, một khái niệm vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho bảo hiểm xã hội) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho bảo hiểm thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể trình bày như sau: Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách 6 nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Sau đây là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong ngành bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay: “Bảo hiểm là một sự thỏa thuận hợp pháp thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức (Người tham gia bảo hiểm) chấp nhận đóng góp một khoản tiền nhất định (phí bảo hiểm) cho một tổ chức khác (Người bảo hiểm) để đổi lấy những cam kết về những khoản bồi thƣờng hoặc chi trả khi có sự kiện quy định trong hợp đồng xảy ra”. 1.1.3. Bản chất của bảo hiểm Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông (the law of large numbers) tức là bằng sự đóng góp của số đông người vào một quỹ chung, khi có rủi ro quỹ sẽ có đủ khả năng trang trải và bù đắp cho những tổn thất của số ít. Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường. Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân mạng, . 7 Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm. 1.1.4. Đặc trƣng của ngành bảo hiểm Bảo hiểm là ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó có những đặc điểm sau: - Sản phẩm vô hình: Đây là đặc điểm chung của sản phẩm các ngành dịch vụ. Tính vô hình của sản phẩm khiến khách hàng không dễ gì cảm nhận được những đặc tính tốt của sản phẩm. Ngành dịch vụ là ngành phục vụ công chúng, Công ty bảo hiểm bán sự cam kết hay lời hứa là mang lại sự bảo đảm cho khách hàng. Người mua bảo hiểm tin tưởng Công ty bảo hiểm có khả năng và luôn sẵn sàng thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng. Như vậy uy tín của một Công ty bảo hiểm vô cùng quan trọng để quyết định ý tưởng chọn lựa của khách hàng. Khách hàng sẽ nhìn vào đâu để nhận định về Công ty? Một Công ty có uy tín chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu của Người tham gia bảo hiểm. Uy tín đó thể hiện qua: danh tiếng và kinh nghiệm hoạt động của Công ty, tình hình tài chính lành mạnh, chiến lược đầu tư vốn hợp lý, nghiệp vụ vững chắc, chất lượng phục vụ cao,…Trong đó có đóng góp rất lớn của lực lượng cán bộ nghiệp vụ và cán bộ khai thác bảo hiểm- những người trực tiếp giao dịch với khách hàng. - Bảo hiểm có chu trình sản xuất ngƣợc: Khác với chu trình sản xuất hàng hóa thông thường, khi giá cả được quyết định sau khi đã tính toán được chi phí sản xuất ra hàng hóa đó. Mỗi hợp đồng bảo hiểm được coi như là một món hàng. Hàng hóa bảo hiểm được bán khi nào? Có phải giá bán hàng hóa đó phản ánh chi phí sản xuất ra nó hay không? Thông thường, hợp đồng bảo hiểm được coi là có hiệu lực ngay sau khi có sự chấp nhận của Người bảo hiểm và Người tham gia bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo hợp đồng. Phí bảo hiểm mà khách hàng đóng khi ký hợp đồng chính là giá bán một sản phẩm bảo hiểm. 8 Ví dụ: Công ty Bảo hiểm A bán bảo hiểm tai nạn con người. Người tham gia bảo hiểm đóng phí để mua dịch vụ bảo hiểm vào ngày đầu năm. Công ty Bảo hiểm A có ngay doanh thu từ đầu năm. Các hợp đồng bảo hiểm này sẽ kết thúc vào ngày cuối năm, khi đó trách nhiệm của Công ty bảo hiểm A trước các tổn thất – theo như thỏa thuận trong hợp đồng – sẽ chấm dứt. Nghĩa là đến ngày cuối năm, Công ty Bảo hiểm A mới tính được chi phí triển khai dịch vụ bảo hiểm này. Tương tự như vậy là chi phí hoạt động của Công ty. Chu trình sản xuất ngược của bảo hiểm có đặc điểm là Công ty bảo hiểm định giá bán dịch vụ của mình trước khi tính toán được tất cả các chi phí phải bỏ ra. Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đưa loại sản phẩm nào ra thị trường. Nếu một sản phẩm đưa ra được đông đảo người mua chấp nhận, Công ty bảo hiểm sẽ thu về một khoản tổng phí bảo hiểm rất lớn. Khi rủi ro xảy ra cho một số khách hàng nào đó, Công ty bảo hiểm có đủ khả năng chi trả mà không bị bội chi. Ngược lại, nếu chỉ có một số ít khách hàng chấp nhận, tổng phí thu được nhỏ bé. Công ty bảo hiểm sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thu không đủ chi nếu như nhóm khách hàng đó có tỷ lệ rủi ro quá cao trong khoảng thời gian các hợp đồng bảo hiểm còn có hiệu lực. Mặc khác, nếu tổn thất xảy ra ít, giá bán của các hợp đồng bảo hiểm năm sau đó sẽ được giảm đi (hay nói cách khác, khách hàng sẽ được giảm phí), ngược lại, nếu tỷ lệ tổn thất lớn, khách hàng sẽ phải trả phí cao hơn vào những năm sau (đây chính là cơ sở của các quy định thưởng phạt và nguyên tắc No Claim Bonus). - Tâm lý ngƣời mua hàng không muốn tiêu dùng dịch vụ này: Người mua bảo hiểm không mong muốn có sự kiện rủi ro xảy ra để được nhận quyền lợi bảo hiểm dù rằng quyền lợi đó thường nhiều hơn gấp bội so với số phí phải đóng. Bởi lẽ, tất cả rủi ro đều không mong muốn nhưng tai nạn, tổn thất vẫn xảy ra. Mặc khác, bảo hiểm là tấm lá chắn cho chính những điều không mong muốn này. Thông qua thực tế tình hình thiên tai, tai nạn, cũng như giải quyết bồi thường tổn thất tại địa phương, để minh chứng về lợi ích của bảo hiểm và sự cần thiết tham gia bảo hiểm. 9 1.1.5. Một số nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm 1.1.5.1. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm Đây là quyền bảo hiểm hợp pháp và có nghĩa là người thương lượng việc cấp đơn bảo hiểm có một số quan hệ với đối tượng bảo hiểm được pháp luật công nhận. Mối liên hệ đầu tiên được pháp luật công nhận là mối quan hệ chủ sở hữu. Nếu bạn có một ngôi nhà, một xe ôtô hay một chiếc đồng hồ, bạn sẽ có một quyền lợi được bảo hiểm đối với tài sản đó bởi vì, nếu chúng bị hư hại hay mất bạn sẽ phải chịu sự thiệt hại đó. Tương tự như vậy, bạn có một quyền lợi được bảo hiểm đối với một đồ vật bạn đã mượn bởi vì nếu đồ vật đó bị mất hoặc bị phá hủy, bạn sẽ phải thay thế đồ vật đó. Bên cạnh đó, mọi cá nhân đều có quyền lợi được bảo hiểm không giới hạn đối với cuộc sống của mình và có thể bảo hiểm cho sinh mạng của mình với bất cứ số tiền nào mong muốn, miễn là có đủ tiền để đóng phí bảo hiểm. Anh ta cũng có một quyền lợi được bảo hiểm đối với sinh mạng của người bạn đời và ngược lại và kể cả con cái và những người họ hàng khác. Nói tóm lại: Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm trong hợp đồng phải tuân thủ nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm. Điều đó có nghĩa là để tham gia bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm thì người tham gia phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm đó. Ví dụ: + Trong bảo hiểm tài sản: Người mua bảo hiểm có một số liên hệ với đối tượng bảo hiểm được pháp luật công nhận. Mối liên hệ đầu tiên được pháp luật công nhận là: chủ sở hữu. Mối liên hệ thứ hai là quyền lợi và trách nhiệm trước tài sản đó. Ví dụ: một người có quyền lợi bảo hiểm đối với đồ vật người đó mượn bởi 10 vì nếu chúng bị mất hoặc hư hại, người đó sẽ phải thực hiện thay thế, sửa chữa, đền tiền, hay khôi phục lại. + Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự: quyền lợi bảo hiểm phải căn cứ theo quy định của pháp luật về ràng buộc trách nhiệm dân sự. 1.1.5.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối Tất cả các giao dịch kinh doanh cần thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là không được phép có bất kỳ hành vi gian lận hay mưu toan lừa đảo nào. Điều này không có nghĩa là người bán có bổn phận phải chỉ ra các khiếm khuyết trong hàng hóa mà họ bán ra. Tuy nhiên, khi giới thiệu, thông báo hoặc trả lời câu hỏi, người bán hàng buộc phải đưa ra các câu trả lời trung thực. Hoạt động bảo hiểm thực chất là việc bán lời cam kết, lời hứa của Nhà bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm. Người tham gia là người đưa ra lời yêu cầu bảo hiểm cho mình, còn Công ty bảo hiểm là người đưa ra lời cam kết chấp nhận bảo hiểm thông qua đơn bảo hiểm. Như vậy, có những trường hợp những thông tin hai bên đưa ra không chính xác làm phương hại đến quyền lợi của bên kia và ngược lại. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của hai bên, tránh việc trục lợi bảo hiểm cũng như việc Công ty bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ của mình khi người tham gia gặp rủi ro, nguyên tắc trung thực tuyệt đối được áp dụng rộng rãi trong hoạt động bảo hiểm đối với cả người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm, cụ thể: + Đối với Người tham gia bảo hiểm: đây là bổn phận khai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên quan, dù được yêu cầu hay không yêu cầu khai báo. Mục đích của Nguyên tắc trung thực tuyệt đối là: Giảm chi phí điều tra và tăng trách nhiệm của Người được bảo hiểm. Theo nguyên tắc này, bên biết thông tin quan trọng liên quan đến hợp đồng bảo hiểm mà mình tham gia sẽ phải thông báo cho bên đối tác biết thông tin đó.

Ngày đăng: 18/12/2013, 09:38

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Số lượng cỏc doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)  - Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty bảo việt đồng nai đến năm 2020

Bảng 1.1.

Số lượng cỏc doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 1. 2: Quy mụ thị trường bảo hiểm (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)  - Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty bảo việt đồng nai đến năm 2020

Bảng 1..

2: Quy mụ thị trường bảo hiểm (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Xem tại trang 27 của tài liệu.
Theo số liệu ở bảng 1.2 cho thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam đang cú tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, với tốc độ tăng trưởng bỡnh quõn doanh thu phớ  bảo hiểm giai đoạn 2006-2009 đạt khoảng 19%/năm - Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty bảo việt đồng nai đến năm 2020

heo.

số liệu ở bảng 1.2 cho thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam đang cú tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, với tốc độ tăng trưởng bỡnh quõn doanh thu phớ bảo hiểm giai đoạn 2006-2009 đạt khoảng 19%/năm Xem tại trang 27 của tài liệu.
2.2.2. Tỡnh hỡnh tổ chức – nguồn nhõn lực: - Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty bảo việt đồng nai đến năm 2020

2.2.2..

Tỡnh hỡnh tổ chức – nguồn nhõn lực: Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh qua cỏc năm  của Cụng ty Bảo Việt Đồng Nai  - Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty bảo việt đồng nai đến năm 2020

Bảng 2.2.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh qua cỏc năm của Cụng ty Bảo Việt Đồng Nai Xem tại trang 48 của tài liệu.
Qua khảo sỏt ngẫu nhiờn 110 người bằng bảng cõu hỏi (số lượng mẫu phỏt ra 130 bảng, thu vào 110 bảng), kết quả phõn tớch bằng cụng cụ SPSS cú:  - Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty bảo việt đồng nai đến năm 2020

ua.

khảo sỏt ngẫu nhiờn 110 người bằng bảng cõu hỏi (số lượng mẫu phỏt ra 130 bảng, thu vào 110 bảng), kết quả phõn tớch bằng cụng cụ SPSS cú: Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.3: Doanh thu của đại lý chuyờn nghiệp qua cỏc năm (Nguồn: Phũng Quản lý đại lý – Cụng ty Bảo Việt Đồng Nai)  - Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty bảo việt đồng nai đến năm 2020

Bảng 2.3.

Doanh thu của đại lý chuyờn nghiệp qua cỏc năm (Nguồn: Phũng Quản lý đại lý – Cụng ty Bảo Việt Đồng Nai) Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2.4: Ma trận cỏc yếu tố bờn trong (IFE) - Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty bảo việt đồng nai đến năm 2020

Bảng 2.4.

Ma trận cỏc yếu tố bờn trong (IFE) Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 2.6: Ma trận cỏc yếu tố bờn ngoài (EFE) - Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển công ty bảo việt đồng nai đến năm 2020

Bảng 2.6.

Ma trận cỏc yếu tố bờn ngoài (EFE) Xem tại trang 85 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan