1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng luận văn tốt nghiệp đại học

70 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 556 KB

Nội dung

Qua quá trình tìm hiểu những tác phẩm có đề cập đến vấn đề gia đình viết cho trẻ em của Ma Văn Kháng, nhất là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời chúng tôi nhận thấy đây là một tác phẩm xu

Trang 1

bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh

đặc trng nghệ thuật tiểu thuyết

khóa luận tốt nghiệp đại học

chuyên ngành: văn học Việt Nam hiện đại

Giáo viên hớng dẫn :pgs.ts đinh trí dũng Sinh viên thực hiện : trần thị ngọc

Vinh - 2011

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Ma Văn Kháng là một trong những cây bút xuất sắc của nền vănhọc đương đại, là nhà văn có nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới tư duynghệ thuật của văn xuôi Việt Nam Vào những năm 80 của thế kỷ 20, khi tính

“dân chủ công khai chưa trở thành một không khí tinh thần bao trùm toàn xãhội” những sáng tác của Ma Văn Kháng đã đón trước yêu cầu “nhìn thẳng vào

sự thật, đánh giá sự thật, nói rõ sự thật” tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi

trên các diễn đàn văn học nghệ thuật Các tác phẩm như Mưa mùa hạ, Mùa lá

rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú ngay từ khi ra đời đã thu

hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình văn học và độc giảyêu văn chương trong cả nước

1.2 Ma Văn Kháng sáng tác đều tay và thành công trên nhiều đề tàikhác nhau Viết về đề tài miền núi, ngòi bút của ông hướng đến sự phản ánhđời sống của đồng bào các dân tộc miền núi trong công cuộc đấu tranh bảo vệbiên giới và toàn vẹn lãnh thổ, về cuộc sống lao động của những người dânmiền núi Tây Bắc can trường nhưng rất mực nhân hậu thủy chung Viết về đềtài thành thị, ông quan tâm nhiều đến sự bộn bề, đa cực, đa giá trị của cuộcsống thời mở cửa Đề tài người trí thức, đề tài về gia đình được ông quan tâm

và phản ánh và đã có những thành công nhất định

1.3 Có thể nói trong giai đoạn sáng tác về cuộc sống đương thời ở đôthị, giai đoạn mà theo Ma Văn Kháng “mới có thể nói là viết được văn” thìngoài những thành công về đề tài gia đình với những số phận cá nhân và đềtài trí thức với những mặt hạn chế của nó, Ma Văn Kháng còn thành công khiviết về thế giới trẻ em Trong thời gian này, ngoài phản ánh về cuộc sống vớinhững bộn bề lo toan ông còn quan tâm phản ánh đến số phận trẻ em trong xã

Trang 3

hội nhiều biến động ngổn ngang Trong những tiểu thuyết dành cho thiếu nhi

của ông như Chó bi đời lưu lạc, Côi cút giữa cảnh đời, ta bắt gặp thế giới

nhân vật trẻ em đa dạng sinh động gồm nhiều lứa tuổi, thành phần, cuộc sốngkhác nhau Viết về trẻ em cũng như viết về người trí thức, người phụ nữ, MaVăn Kháng luôn dành cho nhân vật của mình sự quan tâm sâu sắc nhất và ưu

ái nhất Bên cạnh cái nhìn sắc lạnh, tỉnh táo khi phản ánh hiện thực, ông còndành tình cảm yêu thương trân trọng, sẻ chia đối với những trẻ em chịu nhiềuthiệt thòi bất hạnh trong cuộc đời

1.4 Qua quá trình tìm hiểu những tác phẩm có đề cập đến vấn đề gia

đình viết cho trẻ em của Ma Văn Kháng, nhất là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh

đời chúng tôi nhận thấy đây là một tác phẩm xuất sắc, đánh dấu tài năng nghệ

thuật của ông khi viết về thiếu nhi Tuy nhiên cho đến nay các công trìnhnghiên cứu về tác phẩm này vẫn chưa được quan tâm một cách hệ thống Nếu

có thì chỉ là một vài cảm nhận bước đầu của một số nhà nghiên cứu phê bình

như Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời của Vũ Thị Oanh; hay trong Vẫn chuyện văn và người của Phong Lê có bài Ma Văn Kháng với Côi

cút giữa cảnh đời Nhận thấy đây là một vấn đề còn nhiều mới mẻ nên chúng

tôi chọn đề tài Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của

Ma Văn Kháng cho khóa luận tốt nghiệp.

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Về nhà văn Ma Văn Kháng

Ma Văn Kháng và những sáng tác của ông luôn nhận được sự quan tâmcủa giới phê bình nghiên cứu cũng như thu hút được sự chú ý của độc giả.Nhiều bài viết, ý kiến đã làm nổi bật những đóng góp của ông trong quá trìnhvận động và phát triển của văn học Việt Nam đương đại

Đánh giá truyện ngắn Ma Văn Kháng có bài viết của Lã Nguyên Khi

nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, Tạp chí Văn học số 9 (1999) Ở

Trang 4

bài viết này, Lã Nguyên đã chú trọng xem xét những đặc trưng cơ bản mangtính phong cách của nhà văn trên bình diện quan điểm sáng tác, quan niệmthẩm mĩ, nghệ thuật tự sự và ngôn ngữ văn chương.

Ở bình diện tiểu thuyết, Lã Nguyên nhận xét: “Xuyên suốt những trangvăn ở một triết luận đời sống hết sức nhất quán Triết luận ấy là tính người,tình người là sự hồn nhiên làm mẫu số để nhà văn trò chuyện về con người vàcuộc đời” Và nhận thấy “chất men khơi dậy cảm hứng sáng tạo của nhà vănkhông phải là gì khác mà chính là niềm đam mê được thổ lộ trên trang giấytình yêu da diết và miền hứng khởi vô biên trước vẻ đẹp của dòng đời sinhhóa hồn nhiên” [15]

Bàn về nghệ thuật viết của Ma Văn Kháng có bài viết của Nguyễn Thị

Huệ Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm

1980 và Đỗ Phương Thảo Cốt truyện trong tiểu thuyết tự sự đời tư của Ma Văn Kháng.

Nguyễn Thị Huệ nhận xét: “Khi chuyển hướng trong ngòi bút sáng táccủa mình Ma Văn Kháng đã nhanh chóng tiếp cận với một hiện thực mới, mộthiện thực phong phú nhưng ngổn ngang, bề bộn, phải trái, trắng đen lẫn lộnxen cài trong biết bao biến động Đó là cuộc sống của thành thị với nhữngmàu sắc phong phú và độc đáo” [3]

Còn Đỗ Phương Thảo lại nhận xét về cốt truyện: “Với riêng Ma VănKháng, so với tiểu thuyết sử thi thì tiểu thuyết thế sự đời tư của ông có lối kếtcấu cốt truyện theo khuynh hướng hiện đại Hầu như ở mỗi tiểu thuyết MaVăn Kháng đều tìm ra một kết cấu phù hợp mới mẻ, đây là một trong nhữngbiểu hiện cho thấy đổi mới tư duy nghệ thuật cũng như đánh dấu bước trưởngthành trên con đường nghệ thuật của ông” [20]

Khi viết về cái nhìn nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng, LêThanh Hưng đánh giá: “Có lẽ Ma Văn Kháng muốn bộc lộ một cái nhìn tiến

Trang 5

bộ và khá mới mẻ, một nhận định khá chính xác về hiện thực đời sống đươngthời - cái ác, cái xấu vẫn tồn tại, hoành hành và sinh sôi trong đời sống, còncái thiện cái tốt mặc dù có nhưng chưa đủ mạnh mẽ để chiến thắng”.

Sâu sắc hơn khi nghiên cứu về quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng,

Phong Lê nhận thấy “Mưa mùa hạ chính là sự mở đầu cho một hệ viết mới của Ma Văn Kháng gồm tiểu thuyết và truyện ngắn Và với Mùa lá rụng

trong vườn, Ngày đẹp trời, Trái chín mùa thu, Côi cút giữa cảnh đời đã đưa

anh vào đội ngũ mấy gương mặt tiêu biểu đóng vai trò tiền trạm, báo hiệu chocông cuộc đổi mới chính thức mở ra từ nửa cuối những năm 80 của thế kỷ 20”[13]

2.2 Về tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời

Tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời hoàn thành và xuất bản năm 1989,

đến nay đã năm lần tái bản Điều này chứng tỏ tác phẩm đến với công chúng

và được công chúng nhiệt tình đón nhận

Côi cút giữa cảnh đời là tiểu thuyết cảm động tác giả viết dành cho

thiếu nhi nhưng đã khẳng định được những tư duy mới mẻ trong sáng tác của

Ma Văn Kháng về đề tài này Khi nghiên cứu về tiểu thuyết Côi cút giữa

cảnh đời, giáo sư Phong Lê trong cuốn Vẫn chuyện văn và người cho rằng:

“Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó nhưnhiều cuốn sách khác Nó thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo nhữngtình cảm nhân hậu tốt lành Có thể nói, đó là hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa, cáihiệu quả thanh lọc, tẩy rửa này vốn dành cho nghệ thuật và dường như cũngchỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới có thể làm

được” và ông cũng nhận định: “Côi cút giữa cảnh đời với tôi, đó là cuốn sách

đọc không thôi cảm động và đầy ấn tượng Trên 200 trang sách, đọc một thôikhông có gì khúc mắc, tất cả đều dễ hiểu, tưởng như không có nghệ thuật.Cuốn sách của Ma Văn Kháng ai đọc cũng hiểu, đọc một lần là hiểu” [12]

Trang 6

Còn trong bài viết Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời tác

giả Vũ Thị Oanh đã nhận định: “Đúng ra cuốn sách viết cho tất cả mọi người,cho toàn xã hội Nó đề cập đến nhiều vấn đề lớn mà bất cứ một chế độ xã hộinào cũng không thể bỏ qua: đạo lý, nghĩa đời, tình người… Đó là cuộc đấutranh giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và thấp hèn, chính nghĩa và phinghĩa” Theo tác giả đây cũng là “Cuốn sách viết cho lứa tuổi sắp vào đời, lứatuổi không phải cho trẻ con nhưng cũng không phải cho người lớn đang cónhiều khắc khoải, băn khoăn về lẽ sống, về cái đúng, cái sai, cái bề bộn hiệnnay” [18]

Trong Ma Văn Kháng - sống rồi mới viết, về tiểu thuyết Côi cút giữa

cảnh đời, chính tác giả tâm sự: “Đó chính là cuốn sách tôi viết về gia đình

mình Trong đó có hình ảnh của mẹ tôi, một người tôi luôn yêu thương kínhtrọng và không cầm được nước mắt khi nghĩ đến” [7]

Tuy nhiên những bài viết đánh giá trên đây mới chỉ dừng lại ở việc kháiquát chung giá trị của tiểu thuyết chứ chưa có công trình nào đi sâu vào khai

thác, khám phá đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời một

cách hệ thống

Do đó, khóa luận của chúng tôi đi vào nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật

tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng để thấy được phong

cách nghệ thuật của nhà văn nói chung và trong tiểu thuyết này nói riêng

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi trong tiểu

thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng Ngoài ra còn có thêm sự

liên hệ, so sánh với một số tác phẩm khác của ông

Trang 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Đưa ra một cái nhìn tổng quát về tiểu thuyết Việt Nam đương đại,

xác định vị trí của tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời trong sự nghiệp sáng tác

của Ma Văn Kháng

4.2 Phân tích, chỉ rõ đặc trưng nghệ thuật trên phương diện nội dung

trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng.

4.3 Phân tích những đặc điểm về nghệ thuật trong tiểu thuyết Côi cút

giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phù hợp như:phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp so sánh đối chiếu, phươngpháp phân tích, chứng minh, phương pháp cấu trúc - hệ thống…

6 Cấu trúc của khoá luận

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được triểnkhai trong 3 chương

Chương 1 Tiểu thuyết Ma Văn Kháng trong tiến trình chung của tiểu

thuyết Việt Nam đương đại

Chương 2 Cuộc sống và con người, không gian và thời gian trong tiểu

thuyết Côi cút giữa cảnh đời.

Chương 3 Nghệ thuật xây dựng tình huống, giọng điệu, ngôn từ trong

tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời.

Trang 8

Chương 1 TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG TRONG TIẾN TRÌNH CHUNG

CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1 Ma Văn Kháng - nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại

1.1.1 Vài nét về cuộc đời nhà văn Ma Văn Kháng

Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1/12/1936, quêgốc ở phường Kim Liên - quận Đống Đa - Hà Nội Nhưng hiện tại ông sống ởquận Ba Đình - Hà Nội Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1959

và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1974

Từ tuổi thiếu niên, Ma Văn Kháng đã tham gia quân đội và được cử đihọc ở khu học xá Trung Quốc Năm 1954, sau khi tốt nghiệp sư phạm trungcấp tại khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc), Ma Văn Kháng được cử về tiếpquản thủ đô nhưng ông từ chối và xin về dạy học ở Lào Cai với lý do “muốnviết văn thành ra dám liều mạng lên miền biên ải một phen xem sao” Ông vềdạy cấp II ở Lào Cai và bắt đầu xung phong tham gia nhiều hoạt động xã hội.Trong đợt đi làm thuế ở thôn Giáng Tùng Tung, huyện Bảo Thắng, ông bị sốtrét ác tính, may mà có anh Ma Văn Nho - là phó bí thư Huyện ủy Bảo Thắngcứu sống nhờ kiếm được mấy mũi tiêm Từ đó ông kết nghĩa anh em với anh

Ma Văn Nho và đổi tên thành Ma Văn Kháng

Năm 1960 ông được cử về học Đại học Sư phạm Hà Nội, tốt nghiệpnăm 1964 ông lại xin về Lào Cai để dạy cấp III Sau đó ông chuyển sang làmthư ký cho đồng chí Bí thư Tỉnh ủy rồi làm Phó Tổng biên tập tờ báo củaĐảng bộ Tỉnh

Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 ông chuyển về công tác tại HàNội, từng làm Tổng Biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động

Trang 9

Từ tháng 3/1995 là Ủy viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Đảng đoàn, Hội

Nhà văn khóa V - Tổng Biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài.

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng

Với sự trải nghiệm của bản thân, chắt lọc từ đời sống những tinh hoamới mẻ, Ma Văn Kháng thành công ngay từ những sáng tác đầu tay Cho đếnnay ông đã sáng tác 12 tiểu thuyết và hàng trăm truyện ngắn Tác phẩm nàocủa ông cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc và gặt hái đượcnhiều thành công xuất sắc đưa ông lên vị trí là nhà văn xuất sắc của văn xuôiViệt Nam hiện đại

Kể từ sáng tác đầu tay là truyện ngắn Phố cụt (1961) đến nay, Ma Văn

Kháng hoạt động văn học không hề ngừng nghỉ Nhiều tác phẩm của ông đạt

giải cao như truyện ngắn Xa phủ đoạt giải nhì của tuần báo văn nghệ 1968

-1969 Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn được xem là cuốn tiểu thuyết viết

về gia đình xuất sắc nhất của ông được tặng giải thưởng loại B của Hội Nhà

văn Việt Nam năm 1985 Tập truyện Trăng soi sân nhỏ nhận tặng thưởng của

Hội đồng Văn xuôi Nhà văn Việt Nam năm 1995 và giải thưởng văn học

Đông Nam Á 1998 Truyện ngắn San cha chải nhận giải thưởng “Cây bút

vàng” cuộc thi truyện ngắn và ký 1996 - 1998 do Bộ Công an và Hội Nhà vănđồng tổ chức Năm 2001, Ma Văn Kháng được vinh dự nhận giải thưởng Nhà

nước về Văn học nghệ thuật với cụm tác phẩm: Đồng bạc trắng hoa xòe, Mùa

lá rụng trong vườn.

Với thái độ lao động nghệ thuật hăng say và không biết mệt mỏi kiếmtìm tư liệu, vốn sống, Ma Văn Kháng đã tiếp tục khẳng định mình trong

những sáng tác dành cho thiếu nhi như: Côi cút giữa cảnh đời (1989); Chó Bi,

đời lưu lạc (1994) Và gần đây cuốn tiểu thuyết tự sự Một mình một ngựa

(2009) đã gây được tiếng vang lớn, cũng như cuốn hồi ký Năm tháng nhọc

nhằn - năm tháng nhớ thương (2009) đã đưa Ma Văn Kháng lên đỉnh cao của

nền văn xuôi đương đại

Trang 10

Ma Văn Kháng không chỉ khẳng định tài năng của mình với số lượngtác phẩm văn học đồ sộ mà hơn hết là những sáng tác của ông có giá trị lớnthấm nhuần tư tưởng nhân văn, triết lý, đạo lý ở đời một cách sâu sắc Nhữngtác phẩm của ông dù thuộc đề tài miền núi hay đô thị cũng đều khám phá tậncùng bản chất cuộc sống và khai thác hết mọi góc cạnh của con người nênngười đọc có cảm giác được đi sâu vào mọi ngóc ngách của cuộc đời, hiểusâu về cuộc sống con người với muôn hình muôn vẻ với những xô bồ hỗn độncủa nó.

Ma Văn Kháng giờ đã ở tuổi ngoài 70, cái tuổi mà ông xem là chỉ “viếtnhì nhằng” và nên nghỉ ngơi không nên tham nhiều Nhưng tên tuổi của ôngvẫn còn sức sống với thời gian và những tác phẩm của ông vẫn luôn sống mãitrong lòng bạn đọc

1.2 Bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

1.2.1 Sự phát triển mạnh mẽ, phong phú của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Sau 1975, hiện thực đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ từchiến tranh chuyển sang hòa bình, từ đời sống “bất bình thường” đến đời sốngbình thường Có những chuyện hôm qua văn chưa kịp nói, chưa được đề cậpcòn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều kiện đề cập để nhìn lại.Những điều này đòi hỏi văn xuôi phải chuyển kịp với thời đại phù hợp vớithời kỳ mới

Nền văn học sau 1975 đã có nhiều bước chuyển biến, nhất là sự đổimới của thể loại văn học Truyện ngắn lúc này vẫn còn khẳng định được vị trícủa mình với những tên tuổi như Nguyễn Minh Châu, Bùi Hiển, NguyễnQuang Sáng Nhưng tạo nên bước ngoặt của nền văn xuôi Việt Nam sau

1975 thì phải kể đến tiểu thuyết Đội ngũ viết tiểu thuyết đa dạng, nhiều thế

hệ khác nhau tạo cho tiểu thuyết mang bức tranh phong phú đa sắc màu củahiện thực, cuộc sống và con người

Trang 11

Có những nhà văn chuyển từ viết truyện ngắn sang tiểu thuyết nhưNguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu Cũng có những nhà văn tên tuổiviết tiểu thuyết đã khẳng định tài năng ở các giai đoạn trước như Tô Hoài,Nguyên Ngọc ngòi bút của họ đã được rèn giũa, tôi luyện trong lửa đạnchiến tranh nay càng sắc sảo, tinh tế trong đời thường.

Bên cạnh đó nhiều cây bút mới trỗi lên như Dương Hướng, Chu Lai,Bảo Ninh và nhất là xuất hiện nhiều cây bút nữ có tư duy tiểu thuyết sắc bénnhư Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo

Tiểu thuyết sau 1975 còn xuất hiện nhiều nhà văn chuyên tâm viết tiểuthuyết và có nhiều thành tựu lớn như Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Khải và đặcbiệt là Ma Văn Kháng, hiện nay với 12 tiểu thuyết Trong đó nổi lên những

tiểu thuyết như Mùa lá rụng trong vườn (1985); Đám cưới không giấy giá thú (1989); Ngược dòng nước lũ (1999); Một mình một ngựa (2009) Tiểu thuyết

Ma Văn Kháng giai đoạn này mang đậm phong cách triết luận trữ tình, đánhdấu một Ma Văn Kháng có nhiều đổi mới trong tư duy, cách viết, từng trải vàsâu sắc hơn

Trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết đã sớm bắt nhịptrong xu hướng đổi mới văn học giai đoạn này Với sự phát triển mạnh mẽcủa tiểu thuyết không chỉ ở khối lượng lớn số tác phẩm và đội ngũ nhà văntham gia sáng tác đông đủ, phong phú mà vì chất lượng của những tác phẩm

này đạt giá trị cao Đọc những tác phẩm như Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu;

Mùa lá rụng trong vườn (1985) của Ma Văn Kháng; Cơ hội của chúa (1999)

của Nguyễn Việt Hà; Thiên thần sám hối (2004) của Tạ Duy Anh; Một mình

một ngựa (2009) của Ma Văn Kháng không ai có thể phủ nhận sự phát triển

ngày càng cao trong từng góc cạnh của nó

1.2.2 Những khuynh hướng sáng tác và hiện tượng tiêu biểu

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại phát triển khá phong phú và đa dạng

Từ “phản ánh hiện thực” đến “nghiền ngẫm về hiện thực”, vai trò chủ thể của

Trang 12

nhà văn tăng lên Nhà văn đóng vai trò chủ động với việc lựa chọn hiện thực,thoát ra khỏi ràng buộc của chủ nghĩa đề tài, chủ động về tư tưởng Chính vìthế, giai đoạn này thể loại văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng có sựxuất hiện của nhiều khuynh hướng.

Trong thời kì này, khuynh hướng sử thi vẫn còn phảng phất đặc biệt làtrong khoảng mười năm đầu (1975 - 1985) Có thể kể đến khuynh hướng nàyphần lớn là ở các ký sự, tiểu thuyết viết về chiến tranh trong khoảng nửa cuốithập kỉ 70 và một số đầu những năm 80 Sau chiến tranh kết thúc, người ta cóđiều kiện để tái hiện cuộc chiến đấu trên cái nhìn bao quát một chiến trườngtheo suốt chiều dài lịch sử như đưa ra ánh sáng những cuộc chiến đấu thầm

lặng trong lòng địch (Ông cố vấn của Hữu Mai) hay một trận bí mật như con đường mòn Hồ Chí Minh trên biển (Đường mòn trên biển của Hồ Phương)

Khuynh hướng sử thi tuy có mờ nhạt dần nhưng đã góp phần vào bức tranhvăn xuôi trong khoảng thời gian 10 năm đầu với những thành tựu nhất định

Và lúc này khi viết về lịch sử, các nhà văn không chỉ tái hiện lịch sử mà còn

có điều kiện tập trung vào xây dựng tính cách nhân vật đa chiều hơn, phântích và lý giải các sự kiện biến cố

Những năm đầu của thời kỳ đổi mới đã phát triển sôi nổi khuynh hướngnhận thức lại trong văn xuôi Đáp ứng yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, nhiềucây bút đã nhìn lại hiện thực của thời kỳ vừa qua, phơi bày những mặt trái còn

bị che khuất, lên án những lực lượng, những tư tưởng và thói quen đã lỗi thời.Hàng loạt tiểu thuyết và truyện ngắn xuất hiện trong những năm cuối thập kỷ

80 đầu 90 như Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng; Bến

không chồng của Dương Hướng; Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh và Thời xa vắng của Lê Lựu được xem là tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng này.

Chiến tranh cũng được nhận thức lại từ sự tác động ghê gớm của nóđến tình cảm và số phận con người với bao nỗi éo le, bi kịch, xót xa, nỗi buồn

Trang 13

dai dẳng (Thân phận tình yêu của Bảo Ninh) Một số tác phẩm nổi bật lên

cảm hứng phê phán nhưng phổ biến và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc thìphải nói đến cảm hứng bi kịch với niềm xót xa đến nhức nhối về con người vàthân phận của họ

Những tác phẩm viết về nông thôn cho thấy sự chi phối của những tậptục, những tâm lý cố hữu ở làng xã đến các mối quan hệ từ gia đình đến dòng

họ Những cuộc tranh giành quyền lực giữa họ tộc, những mối thù truyền

kiếp tất cả đè nặng lên cuộc sống, số phận bao nhiêu người (Bến không

chồng; Mảnh đất lắm người nhiều ma ) Hay các tác giả đi sâu vào khám phá

đời sống muôn màu trong cái hàng ngày với các quan hệ thế sự phức tạp; vớiđời sống cá nhân của mỗi con người ở những vấn đề riêng tư, số phận, nhân

cách (Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng) Và hàng loạt tập truyện

ngắn của Nguyễn Minh Châu và một số cây bút nữ như Võ Thị Hảo, Trần ThịTrường, Phan Thị Vàng Anh

Từ những năm 90 đã xuất hiện dòng hồi ký tự truyện Tô Hoài vàNguyễn Khải với những tác phẩm thu hút được sự quan tâm của độc giả như

Cát bụi chân ai của Tô Hoài; Thượng đế thì cười, Cái thời lãng mạn của

Nguyễn Khải Và gần đây thể loại văn xuôi kỳ ảo cả trong tiểu thuyết vàtruyện ngắn cùng được chú ý với những sáng tác táo bạo về cách tân thể loại(Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương )

Chúng ta cũng có thể điểm qua một số hiện tượng tiêu biểu của tiểu thuyếtViệt Nam đương đại Có thể nói tác phẩm đánh dấu mới có sự đổi mới của văn

xuôi theo tinh thần đổi mới tư duy là tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu.

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là tác phẩm viết về đề tài chiến

tranh với một góc nhìn, góc khám phá mới Dù nhìn ở góc độ nào, tiểu thuyếtcũng chính là cuộc cách mạng trong sự đổi mới tư duy nghệ thuật là cuốn tiểuthuyết hướng nội và chủ quan hóa triệt để

Trang 14

Đến với những sáng tác của Tạ Duy Anh, ta thấy được sự cách tân nghệ

thuật táo bạo trong văn phong của ông Từ Lão khổ (1992); Khúc dạo đầu (1991) cho đến Thiên thần sám hối (2004) đều là những tác phẩm xuất sắc

được dư luận quan tâm nhiều và ghi dấu ấn trong lòng độc giả

Bên cạnh đó, chúng ta có thể kể đến một hiện tượng nổi bật đó là tiểu

thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, tiểu thuyết đã đem lại khá nhiều yếu tố

mới mẻ cho kinh nghiệm đọc tiểu thuyết của số đông độc giả Và gần đâyngười ta săn lùng những tiểu thuyết mới mẻ của Thuận, trong đó có tiểu

thuyết Phố tàu (China Town) Một cuốn tiểu thuyết khá lạ như Dương Tương

đã nhận xét “đây là cuốn tiểu thuyết khó đọc vì nó lạ và mới”, nó đã “khước

từ truyền thống”

Điểm qua một số nét về khuynh hướng vận động cũng như những hiệntượng khá nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại ta thấy bức tranh chungcủa văn học thời kỳ này có sự phát triển mau lẹ, nhiều bước đổi mới quantrọng, trong đó tiểu thuyết có sự phát triển phong phú và đa dạng

1.3 Tiểu thuyết Ma Văn Kháng trong tiến trình chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Ma Văn Kháng là nhà văn viết đều, viết khỏe và thành công ở cả haithể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Với chặng đường gần 50 năm trong cuộcđời văn nghiệp của mình, Ma Văn Kháng đã có một gia tài đồ sộ về cả sángtác truyện ngắn và tiểu thuyết Trong số đó có rất nhiều tác phẩm ngay từ khi

ra đời đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận và trở thành đề tài tranh luậnphê bình của các nhà nghiên cứu, tạo nên hiệu ứng tích cực trong đời sốngvăn học Việt Nam đương đại

Về tiểu thuyết, trong những năm cận kề đổi mới, các tác phẩm như:

Mưa mùa hạ (1982); Mùa lá rụng trong vườn (1985); Côi cút giữa cảnh đời

(1989); Ngược dòng nước lũ (1998); Đám cưới không giấy giá thú (1989) ra

Trang 15

đời đã tạo được sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình Xung quanh nhữngtác phẩm này ta thấy có những bài viết của các tác giả như: Lê Thanh Nghị

(1986) Mấy ý kiến về Mùa lá rụng trong vườn; Nguyễn Văn Lưu (1986) Bàn

thêm về Mùa lá rụng trong vườn; Vũ Thị Oanh (1993) Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời; Hồ Anh Thái (2005) Ma Văn Kháng - Ngược dòng nước lũ; Phong Lê (2005) Trữ lượng Ma Văn Kháng.

Đọc các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng từ tiểu thuyết đầu tiên Mưa

mùa hạ (1982) cho đến tiểu thuyết gần đây Một mình một ngựa (2009), chúng

ta thấy Ma Văn Kháng quan tâm nhiều đến hiện thực của cuộc sống Tất cảnhững hiện thực của cuộc sống đều được ông phơi bày trên trang văn mộtcách tường tận, cụ thể Ở mỗi khía cạnh của hiện thực cuộc đời, mỗi góckhuất của tâm hồn con người ông đều thể hiện một cái nhìn, một quan niệmmới Trong tác phẩm của ông, hiện thực được phản ánh một cách chân thật

mà gần gũi, ông viết về gia đình với những số phận cá nhân, những mảnh đờitrong những mối quan hệ gia đình, anh em, xã hội; viết về bi kịch của ngườitrí thức, ông đều thể hiện một văn phong điêu luyện, một tâm hồn đồng cảmcủa nhà văn đối với con người và thân phận của họ

Trong quá trình sáng tác tiểu thuyết của mình, Ma Văn Kháng quantâm đến hai đề tài lớn, miền núi và đô thị Viết về đề tài miền núi, ông tậptrung đi vào khám phá, phản ánh cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộcthiểu số, về hiện thực cuộc sống lao động và tình cảm của người dân miền núiTây Bắc

Trải qua 22 năm công tác, giảng dạy ở vùng dân tộc, Ma Văn Khánghiểu rõ được đời sống của đồng bào dân tộc miền núi mà nhất là vùng đất LàoCai nơi ông công tác Đó là cuộc sống còn nhiều gian nan, khó khăn cònnhiều vết tàn dư của những quan niệm, phong tục lạc hậu Ông là ngườichứng kiến những biến động to lớn trong đời sống chính trị - xã hội cũng như

Trang 16

cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái mới và cái cũ Đó là cuộc cáchmạng có tính chất, phạm vi rộng lớn không riêng gì đồng bào dân tộc Lào Cai

mà còn là cuộc đấu tranh chung của đồng bào các dân tộc Tây Bắc Mỗi conngười, từ già đến trẻ đều có một mảng đời, một biến cố, một bước ngoặt liênquan đến cuộc đấu tranh có tính chất chuyển đổi của “thời kỳ bão táp dữ dộiđó”

Viết về đề tài miền núi, Ma Văn Kháng “muốn lột tả thế vươn vai đứngdậy đổi đời của những con người cách mạng núi rừng” [7] Sống cùng đồngbào dân tộc, tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng của ông đã thấm thía và thấu hiểumột cách sâu sắc “lịch sử đớn đau trầm luân, khổ ải cùng khát vọng mãnh liệt

và sức mạnh tiềm ẩn muốn vươn lên tự giác, giải phóng thoát ra khỏi ràngbuộc áp bức của họ” [7]

Năm 1972, Ma Văn Kháng hoàn thành tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa

xòe và được xuất bản năm 1979 Đây là cuốn tiểu thuyết tái hiện lại một giai

đoạn lịch sử ngắn ngủi nhưng rắc rối của cách mạng Việt Nam “một cuộccách mạng tiến hành trên một vùng núi phong kiến thế tập phiên thần, nghèonàn và lạc hậu trong cái không gian tỉnh biên giới Lào Cai hỗn loạn, rối ren” [7]

Tiếp sau Đồng bạc trắng hoa xòe là tiểu thuyết Vùng biên ải (1983), là

cuốn tiểu thuyết tái hiện lại cuộc đấu tranh căng thẳng, ác liệt giữa các lựclượng cách mạng và phản cách mạng ở vùng biên giới phía bắc, về cuộc đấutranh tự giải phóng của đồng bào dân tộc miền núi Ma Văn Kháng đã tâm sự:

“Tôi viết Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải trong cảm hứng của cơn vò

xé tâm hồn rất nhiều trước lịch sử đau thương và bi hùng của một dân tộc” [7]

Ở đề tài miền núi, ông đã có nhiều tác phẩm xuất sắc ghi thêm danhsách vào những nhà văn viết về miền núi hay cùng với Tô Hoài, NguyênNgọc Nhưng ông thành công hơn cả và gặt hái được nhiều thành tựu lớn là ởmảng đề tài đô thị Ở đề tài này ông quan tâm đến đời sống đô thị với những

Trang 17

ngột ngạt, ngổn ngang của đời sống thời kỳ đổi mới Ông đã hướng ngòi bútcủa mình vào tất cả những vấn đề đời tư, thế sự và các khía cạnh của đời sốngcon người hiện đại; tình yêu, tình dục, hôn nhân, hạnh phúc, bi kịch conngười đều được ông khai thác một cách triệt để, sâu sắc nhất.

Năm 1982 ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết Mưa mùa hạ Đây là cuốn

tiểu thuyết đánh dấu bước chuyển mình của nhà văn từ đề tài miền núi chuyển

sang đề tài thành thị Mưa mùa hạ tái hiện lại cuộc đấu tranh giữa con người

với thiên tai, thể hiện cuộc đụng độ giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái cao cả vàcái thấp hèn Hình ảnh con đê Nghĩa Lộc mang tính chất ẩn dụ ngày đêm phảiđương đầu với sự đục khoét của họ hàng nhà mối Khi mùa lũ đến phải chịu

sự công phá dữ dội của 18 tỷ m3 nước để so sánh với cuộc đấu tranh giữa cáitích cực và cái tiêu cực đang tồn tại, tiếp diễn trong đời sống xã hội như mộtvấn nạn Trong cuộc đấu tranh ấy, dẫu cái cũ, cái xấu chưa hoàn toàn triệt tiêusong đã tạo tiền đề mở đường cho cái tốt, cái đúng được khẳng định, đượcchiến thắng

Sau chiến tranh, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn của thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội, nhiều quan điểm và giá trị đạo đức truyền thống đang cónguy cơ bị bào mòn, xem nhẹ Nhận thấy rõ được sự biến đổi sâu sắc đó, Ma

Văn Kháng cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn

(1985) và ngay từ khi ra đời nó đã được đông đảo bạn đọc đón nhận và bàn

luận sôi nổi Mùa lá rụng trong vườn xoay quanh chủ đề gia đình, những

chuyện liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày trong sự quan hệ, ứng xửgiữa các thành viên gồm nhiều thế hệ Trong đó, vấn đề lớn được quan tâm,phản ánh là thái độ sống, ý thức sống của mỗi thành viên trước những tácđộng nhiều mặt của đời sống kinh tế thị trường Sự cảnh tỉnh về những giá trịđạo đức truyền thống đang có nguy cơ bị bào mòn, bị xâm thực bởi những giátrị vật chất Xung quanh vấn đề gia đình, tác phẩm còn đề cập đến sự vận

Trang 18

động, phát triển tính cách cá nhân trong quan hệ nhiều mặt với đời sống xãhội Sự quan tâm tới số phận của mỗi cá nhân trong cuộc sồng giao thời hiệnnay Lối sống thực dụng, ích kỷ cùng với những dục vọng thấp hèn coi đồngtiền là trên hết, bất chấp mọi chuẩn mực, mọi giá trị đạo đức đang hình thành

và có nguy cơ lấn át giá trị truyền thống Tác giả Trần Đăng Xuyên đã nhận

định: “Mùa lá rụng trong vườn là tác phẩm đã khơi được vào dòng chảy của

cuộc sống chúng ta hôm nay, đã lẫy ra được một mảng tươi nguyên của cuộcsống đó, gợi cho ta bao suy nghĩ về nó, lo lắng, băn khoăn về nó và cũng hyvọng, tin yêu ở nó Từ đó đặt ra cho mỗi chúng ta một thái độ sống, một trách

nhiệm sống” [23] Với giá trị đó, năm 1985, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong

vườn được tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam.

Cũng trong giai đoạn này, ông cho xuất bản tập truyện ngắn Ngày đẹp

trời Năm 1988, nhà xuất bản Phụ nữ cho xuất bản cuốn Trái chín mùa thu.

Năm 1989, tiểu thuyết Đám cưới không giấy giá thú ra đời đã tạo ra

một cuộc tranh luận sôi nổi, dài dòng trên báo chí và ở bàn hội nghị Theonhư Phan Cự Đệ nhận xét thì: “Tiểu thuyết này đã phản ánh được cái bi kịchcủa nhà giáo, một trí thức bị ném vào một môi trường mà các giá trị tinh thần

bị đảo lộn” Đây là tiểu thuyết có tính luận đề sâu sắc, xung quanh về đề tàingười trí thức, tác giả đã đề cập đến những vấn nạn của tình hình giáo dục nóichung, tình trạng tha hóa của một bộ phận giáo viên nói riêng Đặc biệt, tácphẩm đã đề cập trực tiếp đến vấn đề nhân cách của người thầy giáo trong cơchế đời sống mới Đó là thói vô sỉ, đạo đức giả, lợi dụng chức quyền kết bèkéo cánh trù dập những người trí thức chân chính

Cũng trong năm 1989, Ma Văn Kháng cho phát hành tiểu thuyết Côi

cút giữa cảnh đời, đây là tiểu thuyết viết về đề tài gia đình nhưng hơn hết nó

là tác phẩm dành cho thiếu nhi, là tác phẩm mà nhà văn tâm đắc nhất Ma Văn

Kháng đã từng tâm sự: “Côi cút giữa cảnh đời là cuốn sách tôi viết về gia

Trang 19

đình mình Trong đó có hình ảnh mẹ tôi, một người mà tôi luôn yêu thươngkính trọng và không cầm được nước mắt khi nghĩ đến” [7].

Năm 1999, tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ xuất hiện tạo nên làn sóng

tranh luận sôi nổi của giới nghiên cứu và độc giả yêu văn học Đây là cuốntiểu thuyết được thực hiện với một bút pháp phóng túng hơn so với nhữngsáng tác trước đó Nó tạo điều kiện cho ngẫu hứng, cho cái tự nhiên của đờithường và thế giới tâm linh, cái thực của tâm trạng của con người được pháttriển Một trong những mạch chính của truyện là mối tình ghềnh thác, trắc trởcủa Khiêm và Hoan Xoay quanh cuộc đời của hai nhân vật là những vấn đềcủa đạo đức nhân sinh Cách viết sáng tạo đan xen tài tình giữa thực và ảo,giấc mơ và hiện tại, ý thức và tiềm thức, hiện thực và lãng mạn, ngợi ca vàphê phán đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật của tiểu thuyết Là cuốn tiểu thuyếtgây chú ý nhất năm 1999 “vừa thú vị vừa có nhiều điều đáng bàn lại”

Gần đây nhất, Ma Văn Kháng lại làm nên cơn chấn động dữ dội, ngạc

nhiên cho độc giả với cuốn tiểu thuyết Một mình một ngựa (2009) với giải

thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội Theo tâm sự của nhà văn thì đây là cuốntiểu thuyết ông viết về lớp cán bộ lãnh đạo, những người đã cộng tác cùngnhà văn ở miền núi Đây là cuốn tiểu thuyết có dáng dấp một cuốn tự truyện

của tác giả Một mình một ngựa, hình tượng đầy cảm hứng kiêu hùng đó đồng

thời đã hàm chứa ở trong nó mặc cảm cô đơn của mỗi đời người trong cuộcsống vốn là sản phẩm của tạo hóa mang sự hòa trộn hữu cơ giữa vẻ đẹp anhhùng cao cả lãng mạn phi thường với thói đời nhỏ nhặt, tầm thường, thậm chí

đê tiện xấu xa… Chủ đề ấy của tiểu thuyết được thực hiện bằng một nghệthuật trần thuật có dụng ý phác thảo một loạt chân dung một lớp người - mộtthế hệ cán bộ ở một thời điểm nhất định của đất nước, những tính cách giàutính chân thực, sinh động như một đính chính những ngộ nhận về họ ở cả hai

phía cực đoan” Một mình một ngựa cũng là tiểu thuyết cuối cùng của ông và

Trang 20

được hội đồng chung khảo biểu dương là “một cuốn sách thể hiện được sựvững vàng về kỹ thuật và nghệ thuật tiểu thuyết” [24].

Như vậy, tính từ tác phẩm đầu tay Xa phủ (1961) cho đến tác phẩm cuối cùng là tiểu thuyết Một mình một ngựa (2009), Ma Văn Kháng không

chỉ thể hiện tài năng của mình ở số lượng lớn tác phẩm mà hơn hết đó lànhững tác phẩm của ông đều có giá trị và được đánh giá cao Từ những sángtác về đề tài miền núi cho đến những sáng tác mang cảm hứng đời tư thế sựsau này đã thực sự đưa Ma Văn Kháng trở thành một “lực lượng” trên vănđàn văn học Việt Nam và là nhà văn có công mở đường cho sự nghiệp đổimới văn học

Côi cút giữa cảnh đời là tiểu thuyết chọn lọc dành cho thiếu nhi ra mắt

bạn đọc năm 1989, khi mà bút lực của nhà văn đang dồi dào khẳng định được

vị trí của mình trên văn đàn văn học với đề tài thành thị Và ngay từ khi ra đờicuốn tiểu thuyết đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng độc giả Sau này ông viết

thêm cuốn Chó Bi, đời lưu lạc cũng là tác phẩm viết về lứa tuổi thiếu nhi nhưng có thể nói Côi cút giữa cảnh đời là tiểu thuyết cảm động nhất, sâu sắc

nhất khi ông viết về cuộc đời, số phận của những đứa trẻ không may sớm rơivào cảnh đời bất hạnh Cuốn sách đã năm lần tái bản khẳng định được sức hút

mạnh mẽ của nó đối với bạn đọc Côi cút giữa cảnh đời không chỉ gây hứng

thú cho lứa tuổi bước vào đời mà nó còn chiếm được phần lớn tình cảm củatất cả mọi người Vì ở đó, không chỉ là những vấn đề của trẻ con, sự thiếu ăn,thiếu mặc, nỗi cô đơn, bất hạnh của những đứa trẻ không cha không mẹ màcao hơn hết đó là bức tranh về hiện thực cuộc sống một thời với những tráingang, hỗn độn, xô bồ của nó

Tác giả đứng ở vị trí cậu bé Duy khi 15 tuổi nhìn lại 10 năm tuổi thơcủa mình Ngây thơ, bé bỏng, vụng dại mà trí tuệ thông minh sắc sảo với mộtbản năng tự nhiên hướng về cái thiện mà trường đời là Thầy Và trường đời

Trang 21

đối với bé Duy lại là những khổ đau, bất công và đắng cay Nhưng cái thiện ởDuy không nảy sinh ngẫu nhiên mà nó có sự ươm mầm ở những phía khác.

Đó là bà nội - như một nhân vật cổ tích; là đứa em còi cọc, đáng thương nhưmột đòi hỏi che chở Và không ít gương mặt khác trong cuộc sống như là mộtđiểm tựa cho con người Duy cho ta hình ảnh một sự chống chọi vượt lên baođau khổ, oan khiên mà không quá tầm với tuổi lên 10 mà không cường điệugiả tạo Từ bé Duy một câu hỏi đặt ra cho xã hội: bối cảnh nào, đất đai nào đãgieo trồng được những mầm cây ấy? Dứt khoát không phải là tiền bạc, sựgiàu có, dư dật, sức mạnh quyền lực, thói ăn trên ngồi trốc, sự móc ngoặc vànhững liên minh ma quỷ Và một chọn lựa cho số đông các bậc cha mẹ, hạnhphúc lớn nhất cho mỗi đơn vị gia đình, không thể là sự giàu sang, tiền tài mà

là những đứa con nên người, những đứa con như sự tiếp tục giữa cuộc đời

Côi cút giữa cảnh đời vừa mang dáng dấp của một cuốn tự truyện vừa

có dấu ấn của truyện cổ tích Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phân thànhhai tuyến tốt - xấu và mang dáng dấp của nhân vật chức năng Đặc biệt lànhân vật người bà được tác giả xây dựng như một nhân vật cổ tích, người bà ởđây như là Bụt, là Tiên xuất hiện để cưu mang, nâng đỡ hai đứa trẻ côi cút, bơ

vơ giữa dòng đời nghiệt ngã, nhiều ngang trái Và kết thúc của tiểu thuyết làkết thúc có hậu, người đọc không cầm nổi nước mắt Cuốn sách hướng về mộtcuộc sống diễn ra quanh ta với lôgich tự nhiên của nó và với sự tiếp nhận tựnhiên của từng người Trên cả vấn đề hiện thực cuộc sống, trên cả những bấthạnh, khổ đau của hai anh em Duy và Thảm là tình yêu thương, sự gắn bóchia sẻ giữa những con người với nhau Tác giả một lần nữa bộc lộ quanđiểm, thái độ, tư tưởng của mình về cuộc sống, con người theo hướng mới,

hướng tích cực Trong Côi cút giữa cảnh đời, ta thấy Ma Văn Kháng không

lên giọng khuyên nhủ hoặc răn dạy nhưng cũng không tỏ thái độ thờ ơ, kháchquan, ông đứng giữa hai cực ấy để người đọc tự cảm nhận và chính vì thế tác

Trang 22

phẩm mang một tiếng nói mới so với những sáng tác khác của ông kể cảnhững sáng tác trước và sau này.

Với cốt truyện dễ hiểu, cách kể chuyện truyền thống, tự nhiên xen kẽcác vai kể chuyện một cách linh hoạt, cuốn sách đã thực để lại xúc động mạnh

và ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả cũng như giới phê bình nghiên cứu

Trang 23

Chương 2 CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN

NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI

2.1 Cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời

2.1.1 Cuộc sống trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời

Cuộc sống là tổng thể nói chung những họat động trong đời sống củacon người hay một xã hội, hiện thực đời sống Cuộc sống là tất cả những gì

tồn tại xung quanh mỗi con người và cộng đồng xã hội Trong tiểu thuyết Côi

cút giữa cảnh đời, bức tranh về cuộc sống và con người được tác giả vẽ nên

trong bối cảnh đất nước ta thời kỳ đổi mới Đó là giai đoạn đất nước đã trảiqua những cuộc chiến tranh đau thương mất mát bước vào giai đoạn vươnmình đứng lên khắc phục những hậu quả của chiến tranh để lại và phát triểnkinh tế - xã hội Nhưng cũng chính trong giai đoạn này cuộc sống đã phơi bàynhững mặt phức tạp, rối ren, tiêu cực Tác giả đã nắm bắt được những trạnghuống đó và phản ánh những ngổn ngang rối rắm của cuộc sống trên trangvăn một cách sinh động, chân thực và mạnh mẽ

Tác phẩm mở đầu bằng dòng tự thuật của nhân vật Tôi: “Thật tình tôikhông hiểu rằng đời mình sẽ ra sao nếu như cách đây mười năm, khi tôi lênnăm tuổi, tôi không có bà nội tôi” [8; 7] đã gợi cho người đọc trí tò mò đi vàokhám phá cuộc sống của hai bà cháu nhân vật Tôi trong 10 năm về trước.Nhưng xuôi theo dòng chảy của tác phẩm thì câu chuyện không chỉ đề cậpđến cuộc sống của hai bà cháu bơ vơ mà rộng hơn đó là cuộc sống của tất cảmọi người trong phường Ngọc Sinh - nơi hai bà cháu nhân vật Tôi sống

Đọc Côi cút giữa cảnh đời, người đọc như được chứng kiến, sáp nhập

vào cuộc sống của một xã hội thu nhỏ cách đây 20 năm về trước Đi sâu vàotác phẩm, người đọc được mục sở thị những mảnh vỡ khác nhau của hiện

Trang 24

thực Ở đây vấn đề nào của đời sống, của con người trong những năm đầu đổimới cũng được Ma Văn Kháng lật tung lên bằng giọng văn tỉnh táo, sắc lạnhnhưng cũng dạt dào tình cảm Ông đi vào phản ánh tất cả những hiện thực củacuộc sống, ông phê phán từ lối sống thị dân tầm thường nhiều thói hư tật xấuđến tầng lớp trên của xã hội dốt nát, ảo tưởng và cả những vấn đề bất cậptrong giáo dục, y tế, an ninh, kể cả sự băng hoại những giá trị truyền thống,thực trạng tha hóa của con người trong lối sống vị kỷ, hèn hạ chỉ xem đồngtiền là trên hết và bị đồng tiền làm cho lóa mắt Đặc biệt Ma Văn Kháng đãkhông ngần ngại đi vào phơi bày những mảng hiện thực đen tối của xã hội.Điều này không phải chỉ đến tiểu thuyết này mới có mà ở những sáng tác

trước ông đã đề cập đến một cách rất sâu sắc Nhưng trong Côi cút giữa cảnh

đời, tác giả đã để cho nhân vật Tôi - một cậu bé mới 15 tuổi nhìn lại cuộc

sống của mình và hiện thực cuộc sống cách đây 10 năm, nên bức tranh hiệnthực trong tác phẩm mang gam màu mới, một nét mới so với những tác phẩmtrước đây

Ngòi bút của nhà văn trước hết đi vào miêu tả cuộc sống khó khănthiếu thốn của hai bà cháu Duy, kể từ ngày mẹ Duy bỏ đi Một người bà đãngoài 60 tuổi và một đứa cháu trai mới tròn 5 tuổi phải nương tựa vào nhausống trong cảnh cô đơn Cuộc sống của hai bà cháu không chỉ thiếu thốn vềmặt vật chất, buồn tủi về tinh thần mà còn phải gồng mình lên để chống lạivới lũ cầm quyền dốt nát nay dọa nạt, mai tra khảo và lúc nào cũng tìm cách

để đuổi hai bà cháu ra khỏi ngôi nhà đang sống Cuộc sống đó tưởng như là

sự tận cùng về nỗi khổ với hai bà cháu nhưng nó lại càng éo le, nghiệt ngãhơn nữa khi có sự xuất hiện của bé Thảm (con cô Quỳnh) Người bà hết locho đứa cháu nội 5 tuổi giờ lại phải cưu mang đứa cháu ngoại vừa lọt lòng đãphải xa rời vòng tay mẹ và cuộc sống của 3 bà cháu từ đó càng khó khăn, túngthiếu khi mà sức bà ngày một yếu, hai cháu đang ở tuổi ăn tuổi lớn mà giá cả

Trang 25

thị trường ngày càng đắt đỏ Sự xuất hiện của bé Thảm làm cho cuộc sống củahai bà cháu đã lao đao, khốn khó nay lại càng rơi vào bế tắc và có lúc tưởngnhư là không tồn tại được nữa Nhưng với tình yêu thương, lòng nhân hậu, sựkiên nhẫn và cứng cỏi của người bà Hai đứa trẻ lớn khôn, khỏe mạnh vàngoan ngoãn như là sự bù đắp công ơn nuôi dưỡng của bà.

Viết về cuộc sống khổ đau của ba bà cháu, tác giả đã dành những trangvăn cảm động nhất nhưng cũng dạt dào tình yêu thương sự trân trọng Qua đóông cũng thể hiện rõ quan điểm của mình trước cuộc sống Chính những đớnđau, bất hạnh mà cuộc sống mang lại đã rèn đúc nên những con người mạnh

mẽ, kiên cường và không nao núng trước những khó khăn, sóng gió của cuộcđời

Tác phẩm còn đi sâu vào phản ánh cuộc sống của tất cả mọi ngườitrong phường Ngọc Sinh nhỏ bé Đó là cuộc sống của những người dân lươngthiện nhưng nghèo khổ như gia đình cô Quyên, gia đình bé Duy; hay là cuộcsống giàu sang, phong lưu của những người trong khu phố được gọi là xómTây; đó còn là cuộc sống giàu sang nhưng không hạnh phúc của gia đình côĐại Bàng hay lối sống hợm của, hợm danh mà khinh người của gia đình KimPhú, Văn Giang tất cả đều được bé Duy khái quát lại tỉ mỉ, chi tiết Đặc biệttác phẩm đã lột tẩy, vạch rõ những mặt xấu xa và đáng buồn của những kẻđược coi là quan phụ mẫu

Chủ tịch Luông, người đứng đầu của phường Ngọc Sinh hiện lên là một

kẻ vô cùng xấu xa và nham hiểm Lão có cuộc sống giàu có, có chức cóquyền nhưng lý lịch thì lại không lấy gì là trong sạch “cũng vì tham ô, hủ hóa,

ăn cắp, ăn trộm nên bị đuổi khỏi ngành ngoại giao”; làm chủ tịch mà lão dám

mở miệng nói “tôi là người nắm công tắc điện, cho ai sáng người ấy đượcsáng” Còn về kiến thức chuyên môn cũng như sự hiểu biết thì lão hoàn toàn

mù tịt mà chỉ giỏi quen thói hoạnh họe, bắt nạt người khác mà thôi

Trang 26

Bên cạnh lão Luông là Hứng - trưởng phòng xí nghiệp B, đàn em củalão đúng như “chủ nào tớ ấy” Hứng tự xưng hắn là người có học, là con ông

đồ nhưng bản chất của hắn lại là một tên ma cô, đĩ bợm, kiếm tiền bằng cáchnuôi chó giống và tiến thân bằng con đường nịnh nọt

Phạm vi phản ánh bức tranh đời sống còn được mở rộng cả trong lĩnhvực y tế, giáo dục, an ninh Một cô giáo dạy trẻ vốn là một cô nấu bếp, chỉbiết cười, tử tế với những đứa trẻ con nhà giàu còn với Duy thì luôn có địnhkiến và lúc nào cũng chỉ biết “đập bộp tay xuống bàn, gắt”, “xăm xăm bướclại gần và nghiến răng xin xít” Còn trong lĩnh vực y tế thì càng đáng phêphán hơn nữa, cả phường có một trạm xá chung nhưng chỉ có mỗi một bác sỹlạnh lùng và vô cảm, khi khám bệnh cho bé Thảm y chẳng nói chẳng rằng màchỉ cho mấy viên pi-ra-mi-đông rồi hẩy tay ra về mà những viên thuốc đó liệu

y có biết nó có thể làm bệnh bé Thảm thêm nặng hay không? Hay một lầnkhác khi bé Thảm rơi vào tình trang nguy kịch, vẫn với thái độ lạnh lùng đó,

từ đầu đến cuối y chỉ thốt lên được một từ gỏn gọn “hai trăm” một bác sĩ

mà chữa bệnh như vậy liệu có ai còn dám nghĩ “lương y như từ mẫu”? Vàkhông chỉ giáo dục, y tế tồn tại những tiêu cực, hạn chế mà trong lĩnh vực anninh cũng vậy Những người được xem là cán công của công lý, có tráchnhiệm bảo vệ và giữ vững an ninh, trật tự cho cuộc sống của người dân thanhbình, yên ấm lại là những kẻ thích dùng vũ lực, bắt người không lý do vì họtin họ có quyền và họ đang thi hành quyền lực

Côi cút giữa cảnh đời còn khám phá tận cùng vấn đề nóng bỏng, nhức

nhối của xã hội đó là sự chế ngự của đồng tiền Chính trong xã hội đó đồngtiền đã chi phối tất cả và làm tê liệt mọi giá trị tình cảm, đạo đức, mọi mốiquan hệ trong xã hội Không phải đến tác phẩm này Ma Văn Kháng mới đềcập đến vấn đề này và cũng không phải chỉ có trong sáng tác của Ma VănKháng sức mạnh của đồng tiền mới được phản ánh mà có thể nói hầu hết tất

Trang 27

cả những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, đồng tiền luôn là một vấn đềnổi cộm và được phản ánh nhiều nhất Nhưng nét khác biệt trong tiểu thuyết

Côi cút giữa cảnh đời khi phản ánh sức chi phối của đồng tiền là ở chỗ, đồng

tiền không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, suy nghĩ của người lớn mà nó cònchế ngự trong tâm hồn trẻ thơ một cách sâu sắc Và tác giả đã không ngầnngại khi phơi bày những hạn chế, những cái đáng buồn của những con ngườichỉ tôn trọng giá trị vật chất, xem đồng tiền là cái quan trọng nhất Trong tiểuthuyết này, ta thấy hiện lên hàng loạt những nhân vật chạy theo lối sống vìtiền Một chủ tịch phường “ăn của đút như thần”, Hứng và đồng bọn thì buônbán mờ ám; một cô giáo có tiền thì có sự quan tâm; một bác sĩ có tiền mới sẵnsàng cứu người và tai hại hơn là trong tâm hồn của những đứa trẻ đang tuổi

ăn, học cũng bị tiêm nhiễm lối sống “chuộng tiền” Văn Giang, Kim Phú hợmmình có bố mẹ làm to mà hỗn láo, hống hách, không chỉ bắt nạt bạn bè yếuthế mà Kim Phú còn bắt bạn học mỗi lần đến lớp là phải nộp tiền cho nó Cònhai chị em Vàng Anh và Vành Khuyên là những đứa trẻ sớm chịu sự chi phốicủa đồng tiền nhất và cũng vì đồng tiền chúng đã đánh mất đi sự trong sángcủa những đứa trẻ, đánh mất nhân cách của một con người Không chỉ khinhthường người nghèo khó, mà chỉ vì tiền chị em chúng quay lại đánh chửi nhau

om sòm suốt ngày và còn xem thường, chửi, đánh ngay mẹ đẻ của chúng Đây

là thực trạng đau lòng của cuộc sống mà nhà văn muốn thể hiện trong trangviết sâu sắc của mình Ở đây không đơn thuần là những cái xấu, cái tiêu cựccòn tồn tại ngày ngày trong cuộc sống mà đó còn là sự suy đồi đạo đức nhâncách con người và sự sa sút những giá trị truyền thống tốt đẹp

Bức tranh cuộc sống hiện lên trong tác phẩm với những mảng màu lamnham, hỗn tạp một cách sinh động và chân thực Nhưng giá trị nhân văn sâusắc mà nhà văn thể hiện qua tác phẩm đó chính là trong cuộc sống với nhữngmặt trái, những người xấu thì vẫn còn tồn tại song song những điều tốt đẹp,

Trang 28

những con người tốt bụng, nhân hậu và luôn nâng đỡ người khó trên conđường hoan lộ Đó chính là tình cảm làng xóm láng giềng với nhau, là tìnhcảm giữa những con người cách xa nhau nay trở nên đỗi thân quen, gần gũitrong tình người, tình đời Chính những tình cảm đó đã giúp cho những sốphận hẩm hiu, những mảnh đời bất hạnh vượt lên được hoàn cảnh trái ngang

và sống kiên cường mạnh mẽ, như bé Duy đã cảm động trước những tình cảmđó: “May mắn thay cuộc sống không bao giờ ở vào thế tuyệt vọng Nhớ lại,tôi đã nhận ra trong những ngày khốn khó ấy, đã không ít người lòng đầy ưu

ái chia sẻ với gia đình tôi”[8; 142]

2.1.2 Con người trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời

Nhân vật văn học thể hiện quan niệm của nhà văn về thế giới và conngười vì “văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản đểqua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Bản chất văn học là mộtquan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thểnhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời”[16; 277]

Đọc Côi cút giữa cảnh đời, ta thấy thế giới nhân vật hiện lên rất đa

dạng và phong phú Đó vừa có thế giới sinh động của trẻ con vừa có thế giớiphức tạp, ngổn ngang của người lớn Nó làm nên độc đáo của tác phẩm, vừa

là những trang viết đầy cảm động về trẻ em nhưng nó còn là những điều còn

bỏ ngỏ trong thế giới ngưới lớn và nó không đơn thuần là một tác phẩm dànhcho thiếu nhi hay một tác phẩm viết về gia đình ở khía cạnh mới; mà nó là tácphẩm dành riêng cho tất cả mọi người cùng đọc, cùng suy ngẫm, cùng trăntrở

Thế giới nhân vật trẻ em hiện lên sinh động, đa chiều, đa sắc màu trongtác phẩm Có những nét hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo của tuổi mới lớnnhưng cũng có những sự lo toan, suy nghĩ khi cuộc sống không như mongmuốn Có những niềm vui, nụ cười, hạnh phúc nhưng cũng có những giọt

Trang 29

nước mắt khổ đau, tủi phận Có những đứa trẻ con nhà giàu sang, quyền quý(Kim Phú, Văn Giang) nhưng cũng có những em sớm phải chịu cảnh “mồcôi” (Duy, Thảm) Có những ước mơ trong sáng đẹp đẽ nhưng cũng có nhữngoan khiên đè nặng lên cuộc đời thơ trẻ tất cả đều làm cho bức tranh cuộcsống trẻ thơ chân thực và náo nhiệt.

Nhân vật trung tâm trong thế giới trẻ em là hai anh em Duy và Thảm.Hai anh em, một nam một nữ đều lớn lên trong sự cưu mang đùm bọc củangười bà nhân hậu như bà Tiên trong truyện cổ tích Cuộc đời hai đứa trẻ đềuchịu nhiều bất hạnh Từ nhỏ đã phải sống trong cảnh “còn mẹ còn cha mà hóa

ra côi cút” Bố của Duy đi vào chiến trường và chưa rõ tin tức còn mẹ củaDuy lại vì sự nhẹ dạ cả tin, bỏ lại mẹ chồng già và đứa con thơ đang cầnngười chăm sóc để theo người đàn ông khác hứa hẹn một cuộc sống sungsướng Còn Thảm không biết bố là ai, mẹ bé chỉ vì phút lầm lỡ đã phải để emlại cho bà ngoại nuôi nấng từ lúc mới lọt lòng Hai anh em, hai số phận đơncôi bất hạnh cùng được bà ẵm bồng, dạy dỗ khôn lớn nên người

Cả Duy và Thảm đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời bà,sống tình cảm nhưng cũng rất mạnh mẽ và dũng cảm Ngay từ nhỏ Duy đãbiết vâng lời bà và mẹ, đi nhà trẻ không bao giờ khóc và quấy mẹ, cũngkhông bao giờ làm nũng bà Khi mẹ bỏ đi, Duy sống một mình với bà trongcảnh thiếu thốn, khó khăn nhưng không kêu khóc, lớn lên chút nữa và nhất làkhi có sự xuất hiện của em Thảm, Duy đã biết chịu đựng cùng bà những khónhọc, vất vả thường ngày Cảm nhận được cuộc sống khó khăn và nỗi vất vảcủa bà Duy đã sớm là đứa trẻ tự lập, Duy nhịn bữa ăn sáng cho bà đỡ khổ, đihọc không có đồ chơi, không có áo quần đẹp dù hơi chạnh lòng và tủi thânnhưng Duy không một lời vòi vĩnh hay đòi hỏi bà Duy biết cùng bà chăm emThảm, dỗ dành em khi em khóc, chơi đùa với em cho bà đi chợ và biết bảo vệ

em khi em bị đe dọa Hơn nữa Duy còn rất thông minh, sáng dạ, khi còn học

Trang 30

mẫu giáo tuần nào cũng được phiếu bé ngoan, lên học cấp một Duy và Việtlàm toán cũng như học tiếng việt đều giỏi nhất lớp.

Ở Duy còn hiện lên là một đứa trẻ đa sầu đa cảm Những ngày đầu xa

mẹ, Duy chưa biết giận cũng chưa biết thương mà chỉ biết nhớ mẹ Nhưng saunày khi lớn hơn vài tuổi nữa, Duy đã cảm nhận được nỗi đau, sự cô đơn khikhông có mẹ bên cạnh “thời gian khơi sâu vết thương vì càng lớn tôi cànghiểu, càng cảm được độ buồn đau của câu chuyện” Khi đến trường Duy cũngbiết tự ti mặc cảm với bạn bè vì mình không được bố, mẹ đưa đi học bằng xeđẹp và niềm vui đến trường của em tan biến trong lạc lõng khi không có quần

áo đẹp, đồ chơi đẹp nhưng ở Duy còn sớm thể hiện là một đứa trẻ cứng cáp,

có tinh thần phản kháng mạnh mẽ với những kẻ muốn bắt nạt em, dù đó làbạn bè cùng trang lứa hay là người lớn Lần đầu tiên đến lớp bị bạn bè trêuchọc em chỉ biết im lặng và chịu đựng nhưng khi bị Văn Giang hích ngầmvào vai thì Duy đã “thừa lúc cô giáo quay đi, thúc nhẹ khuỷu tay vào sườnnó” và khi bị Kim Phú đánh lại Duy đã kháng cự lại một cách mạnh mẽ vớisuy nghĩ “mình không cứng là bị nó ăn thịt liền” Còn đối với người lớn, Duycũng phản kháng lại một cách quyết liệt không sợ sệt, khi bị cô giáo Thìn kéotay đi trong cơn giận dữ, lần đầu tiên Duy ứa nước mắt và biết phản kháng đãgiật tay ra khỏi cô Còn lần bị cô Tuyết mắng oan khi đánh Kim Phú, Duy đã

“cúi gằm, mặt ê dại đi Trời! Tôi đã bị sỉ nhục Cô ơi, sao cô lại có thể gáncho em cái ý nghĩ đê hèn, đốn mạt như thế” [8; 233] Nhưng đến khi mẹ KimPhú mắng chửi Duy và xúc phạm đến gia đình thì em đã không còn cảm giácnhục nhã mà “căm phẫn”, và gầm lên “bà im đi” Ngay cả với lão Hứng cùngnhân tình của lão, Duy cũng không ngần ngại “cầm ngay cái chổi, đập bộpvào tấm vách ngăn và lao ra cửa, sừng sộ: hai đứa chúng mày cút đi! Khôngđược làm em tao sợ?” [8; 132]

Ở Duy tuy sớm cứng cáp về mặt tinh thần như là một cách để em chốngchọi lại với cuộc đời nghiệt ngã Nhưng ở một khía cạnh nào đó, Duy vẫn còn

Trang 31

là một đứa trẻ, trong tâm hồn sâu kín của em vẫn là tâm hồn của một đứa trẻvới nhiều ước mơ trong trẻo của tuổi thơ, nhiều suy nghĩ còn hồn nhiên, vô

tư Khi mẹ bỏ đi, em nhớ lại cảm giác ấm áp, hạnh phúc của những ngày đượcsống bên bà và mẹ, những ngày mẹ đi xa về là mẹ ôm chầm lấy em hôn hítcho thỏa nỗi thương nhớ và tự hỏi “cái cảnh ấy rồi sẽ trở lại chứ?” Trong tâmhồn thơ dại ấy vẫn luôn tồn tại tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp Và dù cóphải sớm rơi vào cảnh mồ côi, ngày đi học đối với Duy vẫn là ngày hội, Duyđến trường với một niềm háo hức, mong đợi những niềm vui nơi môi trườngmới như những đứa trẻ cùng tuổi khác Và khi Kim Phú hỏi em có thích làmđại úy hay không em vẫn hồn nhiên trả lời là “có” mặc dù em không chịu nộptiền để được phong chức

Thảm là em con cô của Duy, cũng giống như Duy, Thảm phải xa mẹ, ởvới bà ngoại ngay từ khi mới chào đời Tuổi thơ của Thảm không có, khôngđược trọn vẹn “em thiếu hụt những đoạn đời nho nhỏ Em qua tuổi biết phunmưa, biết làm mặt xấu Em không biết đánh tay đi chợ Bà bảo em trốn lẫy,trốn ngồi, trốn cả bò Vào tuổi thứ ba của cuộc đời em mới tập đi và nói bập

bẹ những tiếng nói đầu tiên” [8; 161] Nỗi khổ của Thảm cũng lớn hơn Duy vìngay từ lúc chào đời, khi chưa ấm vòng tay mẹ, em đã phải chia lìa, chịu cảnhthiếu sữa thiếu mẹ Nhưng cũng như Duy em được bà ân cần nuôi nấng nênngười trong khó khăn thiếu thốn bằng cả tình yêu thương, sự nhẫn nhịn Ngay

từ nhỏ Thảm đã là đứa trẻ giàu nghị lực và quyết tâm “em mon men thànhgiường tập đi (…) đôi chân em bấy bớt quá nhưng em hăm hở một ý chí đi tới(…) Em nghiến răng, rời bỏ cái thành giường” [8; 162] và em quyết tâm bướcnhững bước nặng nề đầu tiên đến với bà và anh Dù bị ngã, em không khóc vàsau mỗi lần ngã em lại cố gắng đứng dậy tập đi Cứ như thế em lớn lên trong

sự khốn khó, thiếu thốn về vật chất, tình mẫu tử nhưng lại êm ấm bên bà vàanh cùng với sức sống dẻo dai và một khát vọng sống mãnh liệt Em đã trải

Trang 32

qua những tháng ngày đói khát, những trận ốm kéo dài triền miên với nhữngcăn bệnh mà bà gọi đó là “nợ đời” phải trả để lớn lên là một đứa trẻ ngoanngoãn, hiền lành.

Ở bé Thảm ta còn thấy em là một đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn, hoạtbát Em thuộc lòng rất nhanh những câu ca dao, tục ngữ mà bà hay nói Trướcmột điều gì đó chưa rõ em sẵn sàng hỏi bà và anh với những câu hỏi hồn nhiên,ngây thơ “tại sao có hai mắt hai tai mà chỉ có một mồm?” hay “tại sao ngáp lạichảy nước mắt?”… [8; 175] Và Thảm rất biết thương bà, dù đang còn nhỏnhưng em đã biết giúp đỡ bà trong mọi việc, bà mệt em biết hái lá ngải cứu đắplên trán bà rồi nấu cháo cho bà ăn, biết làm món chả xương sông để bà ăn chonhẹ mình Em còn làm giúp bà những việc nội trợ trong gia đình và khôngquen làm nũng hay ỷ lại cho người khác Và thẳm sâu trong tâm hồn trẻ thơcủa em hình ảnh người mẹ mà em chưa một lần biết mặt vẫn luôn hiện về tronggiấc mơ Em vẫn luôn ngồi một mình nhớ và mơ về mẹ, vẫn tin đến một ngày

mẹ sẽ trở về bên em và có lúc em lại thủ thỉ cùng anh “đêm qua em mơ thấy

mẹ em về” rồi có lúc lại nói chuyện một mình với một bóng hình tưởng tượng

là mẹ “mẹ ơi, mẹ có nhớ con không? Con nhớ mẹ lắm mẹ à” [8; 258]

Không chỉ dành tình cảm sâu nặng với bà và anh mà em còn biết dànhtình cảm trân trọng đối với bà lão ăn xin tội nghiệp Và dù sống trong đóikhát, nhọc nhằn nhưng em vẫn muốn được san sẻ với số phận bà lão đángthương ấy: “Mai bà đến sớm, cháu rang cơm cho bà ăn Bát cơm rang sàngcơm thổi, bà ạ Bà cháu bảo thế” [8; 177] Em như là hình ảnh của bà ngoại,một người phụ nữ đảm đang tháo vát giàu tình yêu thương, lòng nhân hậu vàkiên cường, mạnh mẽ Cũng giống như Duy, để chống chọi lại với cuộc sống,

ở Thảm sớm chứa đựng tinh thần đấu tranh, phản kháng quyết liệt Trong mọihoàn cảnh Thảm luôn biết đứng lên tự bảo vệ mình, biết ngoan ngoãn đúnglúc nhưng cũng biết kháng cự, chanh chua đúng lúc Khi bị Vành Khuyên bắt

Trang 33

nạt, lúc đầu em chỉ nói “chị lớn hơn tôi chị không được nói thế” nhưng khiVành Khuyên định đánh em thì em đã kịp bóp mạnh nước trong giẻ rửa bát

em đang cầm trên tay rảy vào mặt Vành Khuyên và làm cho con bé phải ômmặt chạy về nhà Trong ngày đầu tiên đến lớp học, em đã dám “giẫm chân lênmột đứa và hai tay thúc mạnh đứa còn lại” khi hai đứa kia giở trò bắt nạt em

và khi bị cô giáo nhắc nhở em không ngần ngại trả lời “thưa cô, hai bạn ấyđịnh trêu cháu” [8; 254] Ở trong tâm hồn của Thảm rõ ràng đã có sự cứng cỏi

và không chịu thua kém người khác và Duy đã nhận xét rất sâu sắc về em:

“Thảm đứng vụt lên là một đứa gan dạ, tình cảm nhưng cũng rất mãnh liệt

Nó ngây thơ, thẳng thắn, tin yêu, bạo dạn Nó không hề có mặc cảm kém cỏi

để câm lặng và cam nhận phần thua thiệt Nó lăn xả vào đòi công bằng và nóchinh phục được cả người có thành kiến với nó” [8; 256 - 257]

Việt tuy là nhân vật được ít nói đến trong tác phẩm nhưng lại là nhânvật có ảnh hưởng lớn trong cuộc đời của hai anh em Duy, đặc biệt là Duy.Việt đã mạnh dạn bảo vệ Duy trong mọi lúc khi Duy bị cô giáo mắng oan vàcác bạn cười nhạo, cũng chính Việt đã cùng Duy trải qua những ngày khókhăn nhất để Duy có thêm niềm tin vào cuộc sống và sau này Việt lại cùngDuy dìu dắt em Thảm vượt qua quãng đời cơ cực

Trong tâm trí của Duy, Việt là người bạn tốt, không chỉ biết giúp đỡDuy mà Việt còn là đứa trẻ học giỏi, thông minh, ngoan ngoãn và khéo taynữa Dù được sống trong cảnh đủ đầy về vật chất và tinh thần, bố mẹ đều làcán bộ nhà nước nhưng không bao giờ Việt khoe khoang về gia đình mìnhhay tỏ ra khinh thường người khác Đối với bà của Duy và Thảm, Việt là đứacháu ngoan, đối với Duy, Việt là người bạn tâm giao, tâm tình còn đối vớiThảm, Việt như một người anh hết mực yêu thương và bảo vệ em gái củamình khỏi nanh vuốt của cuộc đời

Nhưng có thể nói thế giới trẻ em sinh động hơn ở chỗ nhà văn rất thànhcông khi xây dựng những đứa trẻ đối lập với Duy, Thảm, Việt, đó là chị em

Trang 34

Vàng Anh, là Kim Phú, Văn Giang Chúng hiện lên là những đứa trẻ hốnghách, hỗn láo và hư hỏng Kim Phú và Văn Giang đều dựa vào sự giàu có củagia đình, quyền thế của bố mẹ để bắt nạt bạn bè cùng trang lứa Chúng sinh ratrong gia đình giàu có nhưng lại là những đứa trẻ dốt nát, yếu đuối và thamvặt Cả hai đứa đều sớm chịu ảnh hưởng của lối sống quyền hành, ngangngược, dù bố mẹ giàu có nhưng chúng lại hay ăn trộm kim băng của bạn, KimPhú lại còn bắt các bạn mỗi lấn đến lớp phải nộp tiền cho nó Và chúng có tậtxấu là luôn đổ lỗi cho bạn trong khi chính chúng là người gây ra lỗi và suốtngày khoe khoang về gia đình mình Có thể nói Kim Phú là nhân vật tiêu biểucho lối sống lợi dụng quyền chức bắt nạt kẻ yếu hơn mình, nó làm tướng ngaytrong lớp học và là đại ca của cái tập thể trẻ con hỗn độn ấy Từ phong tháicho đến cách ăn mặc của nó đã có sự khác biệt so với đám bạn “(…) tay cầmkhẩu côn, lưng đeo kiếm, tất nhiên là bằng nhựa cả” và khi bước vào lớp nó

đã lên giọng chỉ huy, hách dịch “hứ, quân ta không có ai canh gác ở đây hảđại úy Văn Giang?” [8; 54] Nó ỷ vào bố nó làm quan, là công an mật muốnbắt ai cũng được nên nó không sợ ai cả và còn đưa ra quy định “năm hào, hạ sĩ,một đồng, thiếu úy Hai đồng, trung úy Còn không mày là lính hầu…” [8; 68].Nhưng thực chất nó lại là một thằng yếu đuối, lẻo khẻo, chỉ cần thời tiết thayđổi một tí thì không bệnh này cũng bệnh khác và học thì môn nào cũng dốt

mà chỉ giỏi bẻm mép

Bên cạnh Kim Phú và Văn Giang là những đứa trẻ cậy quyền thế thì haichị em Vàng Anh lại hiện lên là những đứa trẻ tiêu biểu cho lối sống thựcdụng, bị đồng tiền chi phối một cách mạnh mẽ Sống trong cuộc sống đủ đầy

về vật chất và được bố mẹ cưng chiều như công chúa, hai chị em chỉ biết sốngcho bản thân và không quan tâm đến người khác Đối với hai anh em Duy,chúng luôn lên giọng khinh thường, mai mỉa; đối với bà của Duy và nhữngngười hàng xóm khác chúng không một chút tôn trọng Nhưng hơn hết là ở

Trang 35

chúng thể hiện rõ cho sự suy đồi về đạo đức, nhân cách, vì đồng tiền, vì thóiích kỉ mà chị em chúng suốt ngày cắn xé lẫn nhau “không có chuyện gì chúngcũng vẫn có thể bới chuyện để gây sự với nhau (…) một cái áo phông cànhmai Một con búp bê Pháp Một cái ô tô Nhật… chúng giành giật nhau, rồi cãinhau, rồi chửi nhau và ăn vạ mẹ chúng” [8; 43] Không chỉ hai chị em cấu xélẫn nhau mà chúng còn tỏ thái độ coi thường mẹ, lên giọng chửi mẹ: “Mẹ nênnhớ rằng tất cả của cải ở cái nhà này là của bố tôi gửi về nhé Mẹ có cái gì?

Mẹ chỉ có ba lô rách đem từ công trường về khi lấy bố tôi thôi nhé” [8; 80].Vàchúng sống buông tuồng, lêu lỏng, không lo học hành mà đã lo yêu đương,quan hệ lăng nhăng, mờ ám với ngay cả người đáng tuổi cha chú của mình

Viết về hai chị em Vàng Anh, nhà văn sử dụng giọng văn sắc sảo, caynghiệt nhất Chúng là sự cảnh tỉnh cho những gia đình giàu có quen nuôngchiều con bằng cuộc sống đủ đầy về vật chất mà không chăm chút cho sự tudưỡng, rèn luyện nhân cách Đó là tiếng chuông cảnh tỉnh báo hiệu sự tha hóa

về đạo đức trong thế hệ trẻ và sự bào mòn dần của nhũng giá trị truyền thốngtốt đẹp

Côi cút giữa cảnh đời còn soi chiếu vào thế giới nhân vật người lớn với

nhiều góc cạnh, nhiều số phận khác nhau nhưng cùng tô đậm thêm bức tranhcon người trong tiểu thuyết phong phú và đa dạng Nhân vật trung tâm làngười bà, một người bà độ lượng, khoan dung, thương yêu hết mực, hy sinhtất thảy vì con vì cháu, bà bền bỉ, ngoan cường, dũng cảm đối mặt với cái xấu,cái ác, là hiện thân cho lẽ phải, lòng tin

Nhân vật người bà hiện lên trên trang sách là hình ảnh nổi bật, bà yêuthương con cái hết mực Cả cuộc đời mình sống vì con vì cháu, chồng chếtoan trong thời loạn lạc, một mình bà chèo chống nuôi nấng, dạy dỗ ba đứacon nên người Khi con cái lớn khôn mỗi đứa đi theo mỗi con đường mộtmình bà lại sống cô đơn trong cảnh già nghèo khổ và cưu mang hai đứa cháu

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lại Nguyên Ân (biên soạn, 1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
[2]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[3]. Nguyễn Thị Huệ (1998), Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80, Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80
Tác giả: Nguyễn Thị Huệ
Năm: 1998
[4]. Ma Văn Kháng (1986), Mưu mùa hạ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mưu mùa hạ
Tác giả: Ma Văn Kháng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1986
[5]. Ma Văn Kháng (1995), Đám cưới không có giấy giá thú, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đám cưới không có giấy giá thú
Tác giả: Ma Văn Kháng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1995
[6]. Ma Văn Kháng (1999), Chó Bi, đời lưu lạc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chó Bi, đời lưu lạc
Tác giả: Ma Văn Kháng
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1999
[7]. Ma Văn Kháng (1999), Sống rồi mới viết, (Đặng Thanh Hương ghi, in trong Hồi ức Nhà văn Việt Nam, thế kỷ XX, tập 2), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống rồi mới viết", (Đặng Thanh Hương ghi, in trong "Hồi ức Nhà văn Việt Nam, thế kỷ XX
Tác giả: Ma Văn Kháng
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1999
[8]. Ma Văn Kháng (2001), Côi cút giữa cảnh đời, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Côi cút giữa cảnh đời
Tác giả: Ma Văn Kháng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
[10]. Ma Văn Kháng (2003), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mùa lá rụng trong vườn
Tác giả: Ma Văn Kháng
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
[11]. Ma Văn Kháng (2009), Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương
Tác giả: Ma Văn Kháng
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2009
[12]. Phong Lê (1990), Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời, vẫn chuyện văn và người, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời, vẫn chuyện văn và người
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1990
[13]. Phong Lê (2005), Trữ lượng Ma Văn Kháng, Văn nghệ (20, 21) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trữ lượng Ma Văn Kháng
Tác giả: Phong Lê
Năm: 2005
[14]. Nguyễn Duy Long (2009), Nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng từ sau 1980, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng từ sau 1980
Tác giả: Nguyễn Duy Long
Năm: 2009
[15]. Lã Nguyên (1999), Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, Văn học (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn
Tác giả: Lã Nguyên
Năm: 1999
[16]. Nhiều tác giả (Phương Lựu chủ biên, 2002), Lý luận văn học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
[17]. Nhiều tác giả (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
[18]. Vũ Thị Oanh (1993), Một vài suy nghĩ khi đọc côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng, Kỷ yếu CĐSP Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài suy nghĩ khi đọc côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng
Tác giả: Vũ Thị Oanh
Năm: 1993
[19]. Chu Thị Thơm (2003), Nhà văn Ma Văn Kháng: Viết tiểu thuyết là cả một cuộc đi săn hổ dữ (phỏng vấn nhà văn Ma Văn Kháng), Giáo dục và thời đại, số đặc biệt tháng Tám Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Ma Văn Kháng: Viết tiểu thuyết là cả một cuộc đi săn hổ dữ
Tác giả: Chu Thị Thơm
Năm: 2003
[20]. Đỗ Phương Thảo (2006), Cốt truyện trong tiểu thuyết thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng, Nghiên cứu Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cốt truyện trong tiểu thuyết thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng
Tác giả: Đỗ Phương Thảo
Năm: 2006
[21]. Nguyễn Công Thanh (2006), Vấn đề gia đình trong sáng tác của Ma Văn Kháng từ 1985 đến nay, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề gia đình trong sáng tác của Ma Văn Kháng từ 1985 đến nay
Tác giả: Nguyễn Công Thanh
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w