Đặc điểm thơ trào phúng việt nam đầu thế kỷ XX (trước 1932)

68 2K 8
Đặc điểm thơ trào phúng việt nam đầu thế kỷ XX (trước 1932)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời c ả m ơ n . Luận văn này đợc hoàn thành là nhờ sự quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy giáo hớng dẫn TS. Biện Minh Điền, thầy giáo phản biện Lê Văn Tùng cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô giáo khoa Ngữ Văn - trờng Đại học Vinh. Qua đây tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến thầy giáo hỡng dẫn, thầy giáo phản biện và tất cả quý thầy cô giáo trong khoa. Mặc dù đã cố gắng nhiều nhng vì thời gian và nguồn tài liệu có hạn, hơn nữa lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên luận văn cọn nhiều thiếu sót. Chính vì vậy tôi kính mong đợc sự quan tâm, góp ý của quý thầy cô giáo. Vinh, ngày18 tháng 05 năm 2003. Tác giả. Mục lục Trang Mở đầu 4 1. Lí do chọn đề tài. 4 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 4 3. Đối tợng nghiên cứu và phạm vi ,giới hạn của đề tài. 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 6 5. Phơng pháp nghiên cứu. 7 4 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn. 7 Chơng 1. Thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX phát triển với diện mạo mới. 1.1. Cơ sở Xã hội-thẩm mỹ của thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX. 9 1.2. Bức tranh chung về thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX. 19 Chơng 2. Thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX tập trung huớng về đối tợng khách thểvới nội dung phê phán mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. 2.1. Thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX tập trung hớng về đối tợng khách thể. 30 2.2. Nội dung phê phán mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc của thơ trào phúng 30 măm đầu thế kỷ XX. 38 Chơng 3. Nghệ thuật châm biếm, đả kích của thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX. 3.1. Nghệ thuật phát hiện và thể hiện mâu thuẫn trào phúng. 50 3.2. Nghệ thuật sử dụng các yếu tố trào phúng (chủ là dùng các yếu tố đả kích, vẽ đối tợng thành bức tranh biếm hoạ .) để gây cời . 56 3.3. Hình thức , thể loại thơ, ngôn ngữ, giọng điệu trào phúng. 59 3.4. Mối quan hệ giữa trào phúng và trữ tình trong bút pháp thể hiện. 64 Kết luận. 67 Tài liệu tham khảo. 69 5 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Dân tộc ta là một dân tộc có sức sống vô cùng mãnh liệt, có tinh thần lạc quan cao. Trong chiến đấu, trong lao động sản xuất và ngay trong cuộc sống hàng ngày, tiếng cời đã trở thành một yếu tố không thể thiếu. Trong văn học Việt Nam, văn học trào phúng có bề dày truyền thống gắn với lịch sử dân tộc. Cảm hứng trào phúng đã xuất hiện từ lâu trong văn học dân tộc, nhng trào phúng trở thành dòng văn học và phát triển mạnh thì phải đến giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, với những tác gia lớn nh Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng . Và cho đến những năm đầu thế kỷ XX (1900 - 1930), thơ trào phúng mới thực sự phát triển mạnh ở diện rộng. Thế nhng, thơ trào phúng đầu thế kỷ XX còn ít đợc chú ý nghiên cứu. 1.2. Giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX là giai đoạn giao thời có vị trí khá đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc, thơ trào phúng mới thực sự phát triển thành dòng lớn, góp phần chuẩn bị cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam . 1.3. Nghiên cứu thơ trào phúng đầu thế kỷ XX nhằm nắm vững nội dung phê phán, nghệ thuật châm biếm đả kích, xác định đóng góp cũng nh hạn chế của thơ trào phúng giai đoạn này. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 2.1. Từ trớc cho đến nay đã có một số công trình đi vào nghiên cứu văn học trào phúng nói chung cũng nh thơ trào phúng nói riêng. Đáng ghi nhận trớc hết là những công trình su tầm, khảo cứu, tiêu biểu nh Văn Tân với "Văn học trào phúng Việt Nam (từ thể kỷ XVIII đến ngày nay)" [18]; Vũ Ngọc Khánh với "Thơ văn trào phúng Việt Nam (từ thế kỷ 13 đến 1945)" [10]; Bùi Quang Huy với "Thơ ca trào 6 phúng Việt Nam " [8]. Bên cạnh các công trình su tầm, khảo cứu là những công trình đi vào nghiên cứu từng tác giả trào phúng cụ thể (chủ yếu ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, đặc biệt với những phong cách lớn nh Nguyễn Khuyến, Tú Xơng .). Còn thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX thì thiếu những công trình chuyên biệt. 2.2. Thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX hầu nh cha có công trình nào đi sâu nghiên cứu. Có chăng nó chỉ xuất hiện ở một số công trình nh là một phần nghiên cứu trong một công trình nghiên cứu chung. "Thơ văn trào phúng Việt Nam từ thế kỷ 13 đến 1945" do Vũ Ngọc Khánh biên soạn [10] chỉ điểm vài nét đại lợc về thơ văn trào phúng hiện đại từ đầu thế kỷ đến 1945. Đây có thể xem là cuốn trích lục thơ văn trào phúng cả một quá trình dài đầu tiên của nớc ta, "là công trình su tầm, soạn thảo, trích dẫn rất công phu, trong đó soạn giả cố gắng trình bày một cách sáng sủa với tinh thần thực sự cầu thị" (tựa của Xích Điểu cho cuốn sách). Mặc dù vậy, cuốn sách cũng có một số hạn chế. Có thể do quá trình su tầm, thu thập tài liệu không đầy đủ mà hầu nh cuốn sách cha chú ý đến những tác phẩm viết về kẻ thù cớp nớc. Còn có quá nhiều bài khuyết danh (không biết đợc tên tác giả) đây là sự thiệt thòi cho lực lợng sáng tác của dòng văn học trào phúng Việt Nam . Văn Tân trong cuốn "Văn học trào phúng Việt Nam (từ thế kỷ XVIII đến ngày nay)" [18] mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp thơ văn trào phúng của một số tác giả tiêu biểu. Năm 1996, nhà xuất bản Đồng Nai đã cho ra đời cuốn sách "Thơ ca trào phúng Việt Nam " [8]. Cuốn sách có đa ra một số điểm khái quát về thơ trào phúng, điểm qua tiếng cời đa dạng, phong phú và rộn rã của ca dao, dân ca. Nhng việc su tầm, giới thiệu về tác giả, tác phẩm cha đầy đủ, mới chỉ ở mức sơ lợc qua về một số tác giả tiêu biểu. Năm 1988, xuất hiện cuốn sách "Văn học Việt Nam 1900 - 1930" của Trần Đình Hợu và Lê Chí Dũng [7], có thể xem đây là công trình nghiên cứu công phu về giai đoạn văn học giao thời trong lịch sử văn học dân tộc. Trần Đình Hợu và Lê Chí 7 Dũng đã khái quát đợc đặc điểm, tình hình chính trị, xã hội, văn học của giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ, trong đó đặc biệt, thơ trào phúng đã đợc nhìn nhận nh một đối tợng riêng. Lần đầu tiên thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX đợc nghiên cứu tơng đối công phu. Tuy nhiên, trong "Văn học Việt Nam 1900 - 1930", thơ trào phúng mới chỉ đợc đề cập đến trong chơng năm và nó mới chỉ là một trong những vấn đề đợc đa ra trình bày trong vòng 10 đến 15 trang. Công của hai nhà nghiên cứu rất đáng đợc ghi nhận. Họ đã chỉ ra điều kiện phát triển mới của thơ trào phúng; Nội dung đả kích phê phán xã hội; Thơ trào phúng thành công cụ đấu tranh chính trị và chuẩn bị cho văn học hiện thực ở giai đoạn sau. Tuy vậy, thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX đ- ợc đề cập trong công trình này cũng chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu với t cách là những trang giáo trình cho sinh viên đại học, các tác giả cha có dịp đi sâu nghiên cứu nó với t cách là vấn đề chuyên biệt. 2.3. Chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn nó là công trình mang tính chuyên biệt, đi sâu tìm hiểu đặc điểm thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX, từ đó xác định vị trí, vai trò, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc. 3. Đối tợng nghiên cứu và phạm vi, giới hạn của đề tài: 3.1. Đối tợng nghiên cứu. Đối tợng nghiên cứu mà chúng tôi xác định ở đây là các tác giả, tác phẩm thuộc thơ ca trào phúng Việt Nam đầu thế kỷ XX (trớc 1932). 3.2. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài. Đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các tác giả thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX, tuy nhiên có mở rộng sự đối chiếu, so sánh với những hiện tợng văn học khác trong giai đoạn văn học trớc và sau nó. Khảo sát các hiện tợng thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX, chúng tôi dựa vào các văn bản t liệu: "Thơ ca trào phúng Việt Nam " của Bùi Quang Huy [8]; "Thơ văn trào phúng Việt Nam từ thế kỷ 13 đến 1945" của Vũ Ngọc Khánh [10]; "Văn học trào phúng Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến nay" của Văn Tân [18]. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 8 4.1. Phác thảo diện mạo thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX: Tìm hiểu, xác lập cơ sở xã hội - thẩm mỹ của thơ trào phúng giai đoạn này. 4.2. Phân tích, xác định đặc điểm thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX trên phơng diện đối tợng trào phúng và nội dung trào phúng: Từ việc phân tích những hiện tờng trào phúng cụ thể, đi đến xác định đặc điểm loại hình (tác giả, tác phẩm) của chúng. 4.3. Phân tích, xác định đặc sắc và hạn chế của thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX trên phơng diện nghệ thuật trào phúng: Cuối cùng rút ra một số kết luận về vai trò, vị trí của thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX trong lịch sử thơ ca trào phúng nói riêng và lịch sử văn học nói chung. 5. Phơng pháp nghiên cứu. Luận văn chúng tôi có mục đích tìm hiểu đặc điểm thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX, do đó để giải quyết vấn đề, chúng tôi sử dụng các phơng pháp nghiên cứu sau: Khảo sát, thống kê phân tích, so sánh loại hình, hệ thống . 6. Đóng góp và cấu trúc luận văn. 6.1. Đóng góp: Có thể xem luận văn là công trình chuyên biệt đi sâu khảo sát, nghiên cứu có tính hệ thống và toàn diện về thơ trào phúng đầu thế kỷ XX, tìm ra những đặc trng cơ bản về cả hình thức và nội dung của nó. Hy vọng, công trình nhỏ này góp phần vào việc khám phá, tìm hiểu những đặc sắc của thơ trào phúng đầu thế kỷ XX. Kết quả của luận văn cũng có thể sẽ đợc vận dụng vào tham khảo, giảng dạy văn học ở nhà tr- ờng phổ thông. 6.2. Cấu trúc luận văn: Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn đợc triển khai trong 3 chơng. Chơng 1: Thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX phát triển mạnh với diện mạo mới. Chơng 2: Thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX tập trung hớng về đối tợng khách thể với nội dung phê phán mang ý nghĩa 9 chính trị - xã hội sâu sắc. Chơng 3: Nghệ thuật châm biếm, đả kích của thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX. Cuối cùng là T liệu tham khảo. 10 Chơng 1 Thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX phát triển mạnh với diện mạo mới. 1.1. Cơ sở xã hội - thẩm mỹ của thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX. Đời sống xã hội với những mối quan hệ chằng chéo phức tạp, cùng những biến động luôn luôn xảy ra trong lịch sử mỗi một dân tộc, chính là nguồn cảm hứng, là chất liệu dồi dào cho văn học. Nhà văn qua tác phẩm văn học bộc lộ t tởng, tình cảm của riêng bản thân mình hay đại diện cho tiếng nói của một tầng lớp, giai cấp nào đó. Đất nớc ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, văn học có những bớc phát triển mới trên cơ sở kế thừa những thành tựu trớc đó. Văn học viết Việt Nam đợc tính từ thế kỷ X cho đến nay, đây là một khoảng thời gian xảy ra bao biến thiên, thay đổi. Đời sống lịch sử, xã hội chứa đựng trong nó biết bao buồn vui, điều đó cho thấy, tồn tại trong mời thế kỷ văn học ấy là một kho tàng trào phú dồi dào. Đây là cơ sở để tiếp cận, đánh giá thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX. 1.1.1. Cảm hứng trào phúng trong lịch sử văn học dân tộc. 1.1.1.1.Giới thuyết một số khái niệm. Khi nói đến trào phúng chúng ta thờng nghĩ ngay đến tiếng cời. Điều đó hoàn toàn đúng, trào phúng không tồn tại nếu bản thân chúng không tạo ra tiếng cời, tiếng cời là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Tiếng cời bật ra khi phát hiện đợc những mâu thuẫn đầy thú vị. Tiếng cời mang nhiều sắc thái khác nhau: Có tiếng cời phát ra một cách thoải mái vui vẻ, có tiếng cời mỉa mai khinh bỉ, nhng cũng có tiếng cời chua chát, xót xa . Tuy nhiên, không nên đồng nhất trào phúng với tiếng cời. Trong nghiên cứu văn học, vấn đề trào phúng đợc xem là một vấn đề phức tạp cha có đợc ý kiến đánh giá thống nhất ở các nhà nghiên cứu. Mỗi một nhà nghiên cứu nêu ra một khái niệm khác nhau cùng nhiều tên gọi khác nhau về vấn đề trào phúng. 11 Có ngời xem trào phúng nh một loại hình văn học, có ngời lại cho rằng trào phúng thuộc về thể loại hoặc nh một nguyên tắc phản ánh hiện thực đặc biệt. Theo "Từ điển thuật ngữ văn học": "Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó các yếu tố của tiếng cời mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trơng, hài hớc v v .đợc sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng .những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội . Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cời nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền với phạm trù mĩ học cái hài với các cung bậc hài hớc u mua, châm biếm. Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ những truyện cời, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết (nh "Số đỏ"), từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm (nh của Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Tú Xơng .)" [5; 246]. Tiếng cời đợc tạo ra ở đây không phải là tiếng cời sinh lý đơn thuần, mà là tiếng cời mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tiếng cời ấy có thể hớng vào đối tợng chủ thể hay khách thể, hớng vào những cái xấu, cái đáng chê trách trong xã hội - những cái đã làm cho con ngời giảm đi giá trị của mình về mặt đạo đức và nhân cách. Khi con ngời xuống dốc thì xã hội trở nên chậm tiến hơn. Văn học trào phúng xác định cho mình một đối tợng rõ ràng đó chính là cái xấu, cái khuyết tật về mặt giá trị đạo đức và nhân cách. Còn những khuyết tật về mặt hình thức của con ngời là những cái đáng để cảm thông, chia sẻ, cần nhận đợc tấm lòng nhân ái của con ngời hơn là sự cời nhạo: "Nghệ thuật chân chính không dạy ng- ời ta cời cái mũi bị vẹo mà dạy ngời ta cời một tâm hồn lệch lạc" (GôGôn) [4;141]. Việc xác định đúng đối tợng phê phán, chĩa mũi nhọn vào nó đã nâng cao giá trị của thơ văn trào phúng lên rất nhiều. Nhà văn châm biếm Nga Xatcốp - Sedrin cho rằng: "Muốn cho văn học châm biếm thực sự trở thành văn châm biếm và đạt đợc mực đích của nó thì .Nó phải hoàn toàn nhận thức đợc một cách rõ ràng đối tợng 12 mà mình chĩa mũi nhọn vào". Tuy nhiên, đối với văn học trào phúng việc xác định đúng đối tợng trào phúng cha hẳn đã tạo ra đợc tiếng cời., mà phải biết phát hiện ra mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Mâu thuẫn trào phúng chính là những mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, thật và giả, bản chất và hiện tợng .Những mâu thuẫn này cho thấy ở đối tợng đợc đề cập đến cái đáng cời, đáng chê trách. Tiếng cời có thể đợc xác định ở những cung bậc khác nhau. Có tiếng cời Umua - đây là tiếng cời ở mức độ phê phán nhẹ nhàng nhằm mục đích mua vui. Cũng có tiếng cời đợc nâng lên ở mức độ cao hơn đó là châm biếm, đả kích. "Thơ trào phúng là một dạng trữ tình đặc biệt, trong đó tác giả thể hiện tình cảm phủ nhận những điều xấu xa. Sức mạnh của thơ trào phúng là lòng căm thù sâu sắc những thói h tật xấu, những con ngời phản diện trong xã hội, xuất phát từ một lý tởng thẩm mỹ đúng đắn, tiến bộ. Nếu chỉ xoay quanh ở cách nói hóm hỉnh, cách chơi chữ đùa vui thì thơ trào phúng ít có ý nghĩa và không có sức hấp dẫn" [15;190]. Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, có nhịp điệu. Nếu chia một cách tơng đối, có thể thấy thơ bao gồm trữ tình và trào phúng. Nhng thuộc về trào phúng hay trữ tình thì thơ luôn là sự biểu hiện cảm xúc, t tởng, tình cảm của nhà thơ. Trong quá trình xuất hiện của văn học, thơ là hình thái xuất hiện đầu tiên. Vì thế, dễ dàng nhận thấy rằng thơ trào phúng là mảng chiếm khối lợng lớn và có vị trí quan trọng trong văn học nói chung cũng nh trong văn học trào phúng nói riêng. Thơ trào phúng hay toàn bộ văn học trào phúng đều là "Cái cời hệ trọng và sâu sắc ., nó là cái cời đào sâu và đối tợng, buộc nó phải bộc lộ ra những gì, nếu thiếu một sức mạnh xuyên thấm qua nó, thì nó sẽ trôi tuột đi và những điều nhỏ nhặt và trống rỗng sẽ làm cho ngời ta kinh sợ" (GôGôn) [14; 173]. 1.1.1.2. Cảm hứng trào phúng trong văn học trung đại. 13 . trong Thơ văn trào phúng Việt Nam từ thế kỷ 13 đến 1945, đã nêu ra vài nét đại lợc về thơ văn trào phúng nhà nho từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX cho. thế kỷ XX. 9 1.2. Bức tranh chung về thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX. 19 Chơng 2. Thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX tập trung huớng về đối tợng khách

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan