Hình thức, thể loại, ngôn ngữ, gjọng điệu thơ trào phúng đầu thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ trào phúng việt nam đầu thế kỷ XX (trước 1932) (Trang 57 - 61)

Sau khi tiến hành thống kê, khảo sát những tác phẩm trào phúng từ 1900-1930, chúng tôi nhận thấy hình thức văn bản thơ trào phúng giai đoạn này sử dụng là chữ quốc ngữ. Bắt đầu thơ trào phúng từ nhà thơ Phan Văn Trị cho đến Nguyễn Thiện Kế, Kép Trà, Phan Điện...hầu nh rất ít tìm thấy văn bản thơ bằng chữ Hán. ở đặc điểm này, so sánh với thơ trào phúng những thế kỷ trớc có thể thấy nét khác biệt khá rõ.

Về thể loại, thơ trào phúng giai đoạn trớc 1932 chủ yếu vẫn sử dụng thể loại thơ cũ (thể Đờng luật), bên cạnh đó có một số tác phẩm viết theo thể văn tế, thể cáo và thể thơ Lục Bát.

Thể thơ Đờng luật chủ yếu đợc sử dụng ở các dạng: thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn bát cú (chúng tôi đã liệt kê các tác phẩm thuộc các dạng trên ở chơng 1). Thể thơ Đờng luật là thể thơ đợc sử dụng với u thế tuyệt đối trong các sáng tác của các nhà thơ thuộc những thế kỷ trớc và cho đến giai đoạn này nó vẫn khẳng định, giữ đợc vị thế của mình. Ngoài ra, còn xuất hiện một số rất ít các tác phẩm thơ viết theo thể văn tế ("khóc cụ Phan Chu Trinh" - Nhữ Quý Thích); Thể Cáo ("Cáo

hủ lậu văn" - Ngô Vi Lâm dịch); Đặc biệt giai đoạn này đã bắt đầu có sự xuất hiện

của thể Lục Bát trong thơ trào phúng ("Những kẻ bàng quan" - KD), báo hiệu sự phát trển của thơ Lục Bát trong trào phúng ở những giai đoạn sau.

Ngôn ngữ thơ giai đoạn đầu thế kỷ mang màu sắc hiện đại, trực diện, rõ ràng, ít mang tính lấp lửng (nh trong thơ Hồ Xuân Hơng). Lúc này thơ trào phúng đã có những điểm khác trớc trong việc lựa chọn ngôn ngữ. Nếu nh ở những thế kỷ trớc, một số nhà nho làm thơ trào phúng bằng chữ Nôm nh Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến ngôn ngữ còn khá lấp lửng (Hồ Xuân Hơng) và tế nhị (Nguyễn Khuyến), thì đến đầu thế kỷ XX đã biến đổi nhiều. ở thơ Hồ Xuân Hơng, khi nhắc đến vấn đề rất trần tục của con ngời nh chuyện phòng the, chuyện chửa hoang hay nhắc đến những bộ phận trên cơ thể đều sử dụng ngôn ngữ "lấp lửng hai mặt", đều thông qua những việc làm quen thuộc trong dân gian nh "Dệt cửi", hay vật dụng quen thuộc nh "Vịnh cái quạt", "Con ốc nhồi", "Qủa mít"...hoặc nh trong thơ Nguyễn Khuyến, khi nói đến

những vị Tiến sĩ dởm, rỗng tuếch, nhà thơ cũng chỉ đem những ông Tiến sĩ giấy ở các hàng mã ra để vịnh để phê phán, đả kích. Nhng đến Nguyên Thiện Kế, Kép Trà, Phan Điện, Từ Diễn Đồng...ngôn ngữ đã đợc sử dụng rất hiện đại, đánh thẳng vào đối tợng. Nhà thơ Nguyễn Thiện Kế ngay ở cách đặt tiêu đề cho bài thơ đã chỉ ra rằng rất rõ ràng "Vịnh phủ Quảng nịnh đầm". Trong suốt bài thơ từ việc tả cảnh "cõng mụ đầm" cho đến việc chịu đựng của viên quan nịnh thối đều đợc diễn tả rất rõ:

"Đôi vú ấp vai, đầu nghển nghển, Hai tay ôm đít, mặt hầm hầm"

"Rỉ tai, nhăn mặt bảo nhau thầm"

hay khi nói đến việc hay ăn của đút nhà thơ vạch rõ:

Dân sờ khố, ghé bên tai gửi Quan gật đầu, vơ ních tráp vào

(Vịnh Lê Văn Chấn)

Nhà thơ Kép Trà, gọi hội đồng cải lợng là "mấy thằng mờng", là những thằng ngô nghê ngốc nghếch; Chửi Phó Bá Thuận là "quân chó nhá"...

Tất cả mọi sự việc xẩy ra trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ (những việc chớng tai gai mắt, hại nớc, phản dân) đều đợc nêu ra thẳng thừng, vạch mặt gọi tên nhân vật rõ ràng, sự việc là nịnh đầm, ăn hối lộ, mật thám... đều bị ngòi bút trào phúng giai đoạn này đánh trực diện. Có thể thấy rõ ở những bài thơ trào phúng "Khoa Bính Ngọ" - KD; "Vịnh Bát Huy" - Trần Tích Phiên; "Đợc mùa" - Song Ng...

Giai đoạn 1900 - 1930 là giai đoạn thực dân Pháp đặt ách thống trị vào nớc ta, vào lúc này cùng với sự thống trị của chúng là sự du nhập những nét văn hoá, văn minh, những từ ngữ mới lạ. Điều này cũng đợc những nhà trào phúng chú ý và trong thơ xuất hiện từ ngữ mang tính mới mẻ, hiện đại. Ví dụ nh "Mề đay Bắc đẩu" (trong bài thơ "Điếu Nguyễn Duy Hàn" - KD); "me - xừ" (trong bài "Vịnh các quan ở Hà

Nam" - Kép Trà); "văn minh nhảy đầm" - Song Ng...

Ngoài ra, trong các bài thơ trào phúng có khi các nhà thơ còn sử dụng những ngôn ngữ tục tằn hay những từ mạnh mẽ. Rất nhiều nhà thơ cất tiếng chửi ngay trong tác phẩm của mình: nhà thơ Nhiêu Tâm trong bài "Cha trẻ con già" đã chửi thẳng

"Nói chơi, đéo hoả đứa cằn rằn", hay một nhà thơ khuyết danh trong bài "Gửi các quan" cũng chửi "Đéo hoả nhân tâm, đéo hoả quan", hoặc bài "Chửi lũ bờm xơm".

Nhiều nhà thơ khác nếu không cất tiếng chửi, dùng ngôn ngữ tục tằn thẳng thắn thì sử dụng từ mạnh, có sức đả kích chua cay.

Nhà thơ Nguyễn Thiện Kế vịnh Vũ Phạm Hàm gọi hắn là "thám: hoa xoè" (kẻ thám đồng bạc), và sử dụng hai câu đối tục và rất xợc:

Ba cha cậy thế thừa lên mặt Hai vợ ghen xuân xuýt mất ghe

Vịnh Từ Đạm nhà thơ dùng kiểu chơi chữ khá cay: chữ Từ có bộ chích nên gọi là bộ chích choè "Lại nảy nòi ra họ chích choè". Từ "nảy nòi" trong câu thơ đạt hiệu quả phê phán cao. Cách dùng từ vừa sắc mạnh, vừa tục cũng xuất hiện trong bài

"Khoa Bính Ngọ" -KD:

Con nên khoa giáp, cha mòn trán Em đợc công danh, chị nát trôn Băm hai ông cử đà ra dáng, Lại khéo ra lò một cậu Tôn

Ngôn ngữ thơ càng đạt đợc giá trị cao hơn khi các nhà thơ trào phúng sự dụng giọng điệu chủ yếu là đả kích sắc mạnh, tiêu diệt đối tợng. Các nhà thơ đả kích chuyện thi cử, ở khoa thi Bính Ngọ việc thi cử không còn đứng đắn nghiêm trang mà trở thành việc buôn bán bỉ ổi, bằng cách chơi chữ nhà thơ đã viết:

Tích đã "thiệp" rồi, Từ điểm lấp Văn nh "tơng" nát, Tạ khuyên dồn

(chánh chủ khảo của cuộc thi là Tạ Tơng, phó chủ khảo là Từ Thiệp chấm bài gian lận). Đối tợng đợc nhắc đến trong bài thơ là thủ khoa Trần Cáp đã hoàn toàn bị tiêu diệt ở câu thơ cuối:" Lại khéo ra lò một cậu Tôn".

Nhà thơ Nguyễn Thiện Kế khi vịnh Từ Đạm, Lê Văn Chấn, phủ Quảng, ban tu th hay nghị viên đều bằng giọng điệu sắc sảo, tiêu diệt đối tợng với tên họ rõ ràng:

Cụ huyện nhà ta mẹo đã cao, Chẳng thời chè lá chỉ thời mao

(Vịnh Lê Văn Chấn)

Thêm thằng Hổ dốt, thằng Ngô dại, Mất nớc, trời ơi! Tặt một phờng.

Nếu đem so sánh với giọng điệu của những nhà thơ trào phúng, giai đoạn trớc, có thể thấy, giọng thơ ở đây không còn cái ỡm ờ nh thơ Hồ Xuân Hơng:

Nâng niu ớm hỏi ngời trong trớng Phì phạch trong lòng đã sớng cha.

(Vịnh cái quạt)

Và cũng không nhẹ nhàng, kín đáo nh trong thơ Nguyễn Khuyến:

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh ấy mới hời

(Tiến sỹ giấy)

Cũng không còn là giọng khóc cời nh trong thơ Tú Xơng

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra. Nhân tài đất Bắc nào ai đó? Ngảnh cổ mà trông lại nớc nhà

(Lễ xớng danh khoa Đinh Dậu (1987))

Đến giai đoạn này, tất cả những căm phẫn đợc dồn ra ngoài ngọn bút để tiêu diệt bằng đợc đối tợng. Những nhân vật có thật trong đời sống nh Phó Bá Thuận, Hoàng Mạnh Trí, Hoàng Cao Khải... hay những sự việc nh hối lộ, ăn đút lót, chạy chọt trong thi cử, nịnh đầm, bán nớc... tất cả đều đợc vạch ra thẳng thừng bằng tiếng cời phê phán. Sử dựng giọng đả kích mạnh mẽ đối tợng bị vạch trần và bị tiêu diệt không thơng tiếc. Các quan ở Hà Nam trong thơ Kép Trà sẽ không còn là bậc trên, là cha mẹ dân nữa khi:

Miệng chửi cụ Đoàn nghe ráo hoảnh, Ngón chim cu Phụng đọc trơn lừ

Những việc làm xấu xa bị chỉ mặt vạch tên, các nhân vật cùng đồng loạt bị hạ bệ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ trào phúng việt nam đầu thế kỷ XX (trước 1932) (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w