Nội dung phê phán mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc của thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ trào phúng việt nam đầu thế kỷ XX (trước 1932) (Trang 36 - 54)

2.2. Nội dung phê phán mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc của thơ tràophúng 30 năm đầu thế kỷ XX. phúng 30 năm đầu thế kỷ XX.

Đối tợng phê phán của thơ trào phúng là điểm mặt ở mục 1.2. Là một loạt đối tợng khá động đảo, gần nh đã tập hợp hết những thành phần xấu xa, tội lỗi bám gót giày Tây, bợ đỡ thực dân pháp.

Đọc thơ trào phúng giai đoạn này, ta bắt gặt nhan nhản đối tợng là giới quan tr- ờng, chúng xuất thân từ nhiều thành phần, nhiều nguồn khác nhau và leo lên chiếc ghế cha mẹ dân bằng nhiều cách khác nhau. Dù bằng cách nào, phơng pháp nào để đạt đợc chức tớc, bọn chúng cũng đều là bè lũ tay sai, nịnh hót, tham nhũng, đục khoét của dân, ăn chơi sa đoạ. Quan lại là một trong nhữg đối tợng bị công kích mạnh nhất. Các nhà thơ trào phúng chĩa ngòi bút vạch ra những tội lỗi xấu xa, ti tiện của chúng.

Trớc hết, hình ảnh vẽ nên là cách bọn chúng leo lên chiếc ghế quan chức. Lê Thân trong bài Vịnh của Nguyễn Thiện Kế đợc nhắc tới với hình ảnh.

Lính hầu tha nọ tay ôm tráp Cụ lớn ngày nay ngực gắn sao. Rể có thợng trần thêm thế lực Giặc nhờ Đề Thám nổi công lao.

Vốn xuất thân là một tên lính hầu nhng nhờ đàn áp phong trào khởi nghĩa của nhân dân mà lêo lên thành "cụ lớn" với "ngực gắn sao" Bội tinh. Cách làm này của hắn bị vạch ra thật đê tện.

Nhà thơ Kép Trà trong bài "Vịnh Vũ Tuân" đã chỉ ra cách thức mà hắn dùng để lên quan đó là nhờ lấy con gái Lê Duy Phan, có tiếng dâm dật, lộn chồng để nhờ thế ra làm quan:

Lên mặt nhà nho cho hổ phận Nhờ đồ con đĩ mà nên thân

Mặc dù bằng cách này để đạt đợc chức quyền (thi cử đỗ đạt, hay phản bội nhân dân, mu toan khác nhau) nhng chúng gặp nhau ở điểm đều tham lam, đục khoét, ăn tiền của dân của nớc:

Tây một chuyến sang, chơi đã thoả Nam hai lần lại, ních đầy phè

(Vịnh Từ Đạm - Nguyễn Thiện Kế).

Cụ huyện nhà ta mẹo đã cao Chẳng thời chè lá, chỉ thời mao Dân sờ khố, ghé bên tai gửi, Quan gật đầu, vơ ních tráp nào.

(Vịnh Lê Văn Chấn - Nguyễn Thiện Kế). Xuất hiện rất nhiều trong thơ phê phán quan lại là hình ảnh ăn tiền, vơ vét "chỉ

thời mao", "ních đầy phè". Tác giả thơ trào phúng đã sử dụng những từ đánh thẳng,

chỉ thẳng vào hành động này của chúng: Làm quan đối với chúng không phải để trị nớc giúp dân mà để "sạch sành sanh vét cho đầy túi tham", để bắt dân cống lễ:

Nay hạt Hà Đông còn biếu lợn Mai dân Nam Định lại dâng bò

(Vịnh Hoàng Cao Khải - Phan Điện).

Làm quan nhng không chú trọng việc nớc, mà chỉ lo vét đầy túi, lo nịnh quan trên để thăng chức. Thật mỉa mai thay khi Hoàng Cao Khải luôn lo lắng làm sao để soạn cỗ bàn nhanh chóng tiếp quan, đồ thừa phải cho ngay. Phan Điện đã tỏ ra "th-

ơng" cho hắn phải vất vả phải lo toan nh vậy, nhng thơng ở đây ngụ ý mỉa mai, châm

chọc:

Gọi ngời làm cỗ sao cho chóng. Tiếp khách còn thừa liệu phải cho.

Giới quan trờng không chỉ thông thạo về tham lam mà còn là những tay ghê gớm, thô tục, Chim gái giỏi, xoay tiền tài...Đó là các quan ở Hà Nam trong bài vịnh của Kép trà.

"Năm quan phủ huyện rất nhân từ, Dân tỉnh Hà Nam đội phúc d.

Mệng chửi cụ Đoàn nghe ráo hoảnh. Ngón Chim cụ phụng đọc trơn lừ. Đừng khinh Kim bảng tay non choẹt

Cũng gớm thanh liêm mặt chín dừ, Nuốt búa to gan ai đó tá?

Duy Tiên hơn hẳn các me xừ"

Nhà thơ Kép Trà sử dụng ngay đầu bài thơ hình ảnh "phủ huyện rất nhân từ" một lời "khen" đầy ý tứ sâu xa. Nhân dân tởng chừng nh đợc hởng phúc nhng không ngờ, qua việc miêu tả năm bộ mặt quan lại đó là những nét từ thô tục đến mọi thói xấu khác. "Ông lớn" đều là những tay, lọc lõi, sành sõi trong xã hội, đều là những thứ mọt đục khoét sâu trong đất nớc. Nhìn chung, mục đích của chúng đều là vì tiền và quyền lực. Đồng tiền đã làm mờ mắt những kẻ vốn đợc học hành, tiền tài, danh vọng đã bóp nát lơng tâm con ngời, để rồi chúng dẫm đạp lên nhau dành giật lấy chỗ đứng trong xã hội, làm tay sai cho Pháp.

Các nhà thơ trào phúng lần lợt điểm mặt:

Ngán món lơn bung, lùng bún sốt, No mùi bún sốt, gặp lơn bung. Nhng khi hai huyện chia đê phận, Cái chỗ thằng cầy ấy của chúng.

(Đổi quan huyện - Kép Trà).

Bộ mặt quan lại đợc miêu tả tập trung tất cả các thói xấu đáng chê cời. Tiếng cời ở đây còn có sắc thái xót xa, chua chát. Cùng với bọn quan lại làm hại dân lành là bọn bán nớc, bọn có thế lực trong xã hội.Chúng sẵn sàng chà đạp lên tất cả chạy theo món lợi mà bọn Tây đa ra, trở thành tay sai quay lại phản bội đồng bào mình. Tội theo Tây phản nớc là tội ác tày đình không thể tha thứ đợc. Lớp vỏ bọc lớn lao bề ngoài đang chứa đựng bên trong sự trống rỗng, đó là vỏ che đậy, bản chất vô đạo, vô lơng tâm bên trong. Bài thơ đả kích Nguyễn Thân, sử dụng hình ảnh con nộm nan để làm nổi rõ vấn đề. Chữ "lớn hình", "lớn xác" nhấn mạnh sự trống rỗng của thực chất bên trong "Không ruột lại không gan". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếc tài cụ lớn ta haycáu, Cáu đợc thằng Tây thế mới là!

(Nhắn Hoàng Mạnh Trí - Phan Điện)

"Cụ lớn" không vì việc nớc, mà vì muốn doa nạt. Cái vẻ bề ngoài đầy hống

hách, đầy oai quyền còn cái bên trong hèn hạ vô đạo nghĩa. Chúng ta có thể nhận thấy, ở các cụ lớn mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, cái bên ngoài và bản chất bên trong. "Lớn hình, lớn xác - không ruột, không gan". ẩn chứa bên trong là cái hạ lu vô đạo. Vạch rõ ra đợc tội tày đình của các cụ lớn theo Tây, nhà thơ trào phúng đã đánh vào những vấn đề đáng nói, phát hiện ra mâu thuẫn đáng cời. Những vấn đề gây hấp dẫn nhất đối với trào phúng là những cái mà đối tợng cố tình che đậy, phủ bên chiếc áo vì nớc vì dân. Thơ trào phúng đả kích vào vấn đề này và sử dụng từng câu chữ diễn tả ý trực tiếp nh những câu thơ trên, hay bằng lối nói kín đáo nhng sâu sắc nh những câu đối điếu.

"Ông đi đâu? Bỏ vợ, bỏ con, bỏ nhà, bỏ cựa, bỏ xe, bỏ ngựa, bỏ hu bổng lộc đền, bỏ hát bội, thầy tăng, bỏ hết trần duyên rồi một kiếp"

(Điếu Nguyễn Thân - KD)

Nguyễn Thân là tên tay sai đắc lực của thực dân Pháp và triều đình Huế. Y đã đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa (nhất là khởi nghĩa Phan Đình Phùng). Trong câu đối điếu trên, không phải là lời khóc than, thơng tiếc mà nói về việc y chết đi bỏ lại những con ngời, vật chất, thú vui của mình. Đặc biệt, từ "Thầy Tăng" nếu nói lái lại có nghĩa là "thằng Tây"- vạch ra tội theo Tây của Nguyễn Thân. ở câu đối viếng Hoàng Cao Khải, một tác giả viết:

"Ông Tây cũng tiếc, trong triều đình ngoài chính phủ một lòng với nớc có hai đâu".

Ông về Tây cũng tiếc chính là ông chết, ông đi về cõi tây thiên cực lạc, nhng ở

đây có thể hiểu: Hoàng Cao Khải chết đi bọn Tây thơng xót, tiếc vì mất đi một tay sai đắc lực, còn ngời Việt Nam không hề thơng tiếc loại ngời này.

Nhng không dừng lại ở những đối tợng ấy, thơ trào giai đoạn 30 đầu thế kỷ XX còn đề cập tới một loại ngời không kém phần nguy hiểm cho nớc nhà. Đó là bọn xu

nịnh, là cơ hội. Bọn chúng bằng mọi giá để tiến thân, lập danh. Bức tranh Vịnh Tri

Phủ Quảng Oai của Nguyễn Thiện Kế là đòn đả kích mạnh: Khen thay phủ Quảng khéo tinh ngầm Phò nịnh anh Tây, cõng mụ đầm. Đôi vú ấp vai, đầu nghển nghển, Hai tay ôm đít, mặt hầm hầm. May mà vững gối nhờ ơn tổ. Khéo chẳng sai chân chết bỏ bầm Ngoảnh bảo huyện Hoà ôm váy hộ, Rỉ tai nhăn mặt bảo nhau thầm.

Viên tri phủ đợc khen ở đây có công cõng mụ đầm lội qua chỗ ngập nớc. Cảnh tợng diễn ra thật sinh động dễ gây cời: "đôi vú ấp vai - đầu nghển nghển", "hai tay

ôm đít". Dù nặng nhng hắn vẫn bấm bụng chịu đựng. Việc phò nịnh đạt đến mức thái

quá và nhục nhã. Nhà thơ Song Ng qua bài "Đợc mùa" chua chát nói:

Kính chúc muôn năm hồn Đại Việt Đợc mùa hồng thị hát nghê nga.

"Đợc mùa" ở đây chính đợc là mùa phẩm hàm chạy chọt (Hồng Lô, Thị

Lang... ). Tác giả châm biếm thói mua quan bán tớc dới thời Pháp thuộc. Mọi việc đều đợc giải quyết bằng "ba đồng bạc".

Xu nịnh, cơ hội đã đáng phê phán, nhng tội phản Đảng, làm mật thám cũng là tội không thể tha thứ đợc. Chúng là Phạm Văn Thụ, (là tri huyện, tri phủ tuần vũ, th- ợng th bộ hộ).

"Vì toà liêm phóng há anh".

(Phan Điện)

Hắn ở Thái Bình là để giúp đỡ mật thám đắc lực hơn. Bên cạnh đó là hành động và t tởng đầu hàng của lũ hèn nhát cũng bị công kích mạnh:

"Bôi mặt bằng bùn nhơ đã đáng Đút đầu vô máy chết rằng oan Đứa ngu mới ở lòng đen bạc Ngời trí chi lay dạ đá vàng..."

(Mắng Tôn Thọ Tờng - Lê Quang Chiểu)

Bài thơ "Chó cắn trộm" ám chỉ những kẻ tay sai rình mò lén lút hại ngời ngay:

" Cớ sao lén lút cạp ngời ngay? Hoài công những thủa dành cơm thịt No dạ rồi toan trở mặt mày"

Loại ngời phản bội đáng đợc xem là loại chó cắn trộm, là loài chuyên trở mặt. Nhà thơ Huỳnh Thúc Kháng cũng sử dụng hình ảnh khá mới để qua đó vạch tội bọn phản bội (tiêu biểu là Phạm Quỳnh):

"Ba bữa giữ ngày cho địa chủ

Quanh năm kiếm chuyện mách thiên tào". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ "cục đất ngày xa" trở thành "ông táo chức quyền cao", nhng đây lại là ông táo canh giữ cho địa chủ, cho nhà giàu. Câu thơ "quanh năm kiếm chuyện mách

thiên tào " ám chỉ sự dò xét trí thức để báo lại thực dân Pháp. Cuối bài thơ tác giả đa

ra một kết cục tất yếu:

Một mai đất lại hoàn ra đất Cái đãy xôi chè giá đáng bao?

Bên cạnh đó, một số câu đối giai đoạn này cũng viết về sự tráo trở của bọn theo Pháp.

Thân bồ đào, nớc Đông Hải trôi xuôi, trôi Thợng Hải, trôi Hoành Tân, trôi khắp cả miền Lỡng Quảng!

Duyên tế ngộ, gió Nam Phong thổi ngợc, thổi Hờng Lô, thổi Binh Bộ, thổi ngay về trấn Quy Nhơn...

(Mừng Nguyễn Bá Trác - KD)

Nguyễn Bá Trác trớc theo Phan Bội Châu, hoạt động Đông Dơng nhng sau lại quay về đầu thú, đợc Pháp cho làm thị lang Bộ Binh, có hàm Hồng lô tự khanh, rồi về tổng đốc Bình Định. Câu đối mỉa mai cay độc, đa ra hình ảnh nớc trôi xuôi và gió thổi ngợc bên cạnh Đông Hải, Nam Phong chỉ t cách kẻ xở xoay tráo trở. Phản bội lại dân tộc là tội ác, làm mật thám rình mò, tố cáo những ngời yêu nớc không những đáng khinh mà còn đáng ghê tởm. Hành tung của chúng rất bí mật nên việc làm của chúng rất thâm độc, khó lờng tránh. Viết về hạng ngời này các nhà thơ trào phúng đã

đại diện cho cả dân tộc lên án, phê phán những kẻ phá hoại đất nớc, phá hoại cách mạng.

Phản bội lại dân tộc đáng đả kích là điều hiển nhiên, nhng bọn khoa bảng - những kẻ đỗ đạt những tởng sẽ là rờng cột cho đất nớc cũng đã bỏ qua lễ giáo, đạo nghĩa để đạt đợc mu lợi cá nhân. Mâu thuẫn phát hiện ra ở đây là sự trái ngợc giữa cái vỏ bọc "danh giá" bên ngoài và thực chất đốn mạt bên trong của chúng.

Có danh giá hay không khi đỗ đạt bằng mánh khoé, bằng bán đi nhân phẩm, và có giúp dân đợc hay không khi kẻ bất tài đứng trên đầu thiên hạ! Phê phán đả kích đối tợng này có nhà thơ chửi thẳng.

Thủ khoa Trần Cáp tiếng cha đồn. Ba cậu La Hà cũng một môn. Tích đã” thiệp” rồi, Từ điểm lấp, Văn nh” tơng” nát, Tạ khuyên dồn Con nên khoa giáp, cha mòn trán Em đợc công danh, chị nát trôn Băm hai ông cử đà ra dáng. Lại khéo ra lò một cậu Tôn

Bài thơ viết về khoa thi năm 1906, do Triều Nguyễn mở lấy số đậu nhiều hơn thờng lệ. Việc thi cử trở thành sự bán buôn bỉ ổi, đỗ đạt bằng "cha mòn trán" (chỉ việc ngự sử Nguyễn Quý đi lạy tên pháp xin cho con đậu), "chị nát trôn" (chỉ việc chị Tôn Thất Cáp hiến thân cho một tên Pháp để xin chân cử nhân cho em). Cuối bài thơ, nhà thơ sử dụng hình ảnh nghịch và rất tục "ra lò một cậu Tôn".

Nhà thơ Nguyễn Thiện Kế nịnh Vũ Phạm Hàm:

Thám hoa gì nó thám hoa xoè

Mỗi quyển tam nguyên ních chẻ hoe.

Thám hoa không còn là chức quan nữa mà là chức vụ thám thính hơi tiền. Có còn là vị quan chân chính nữa hay không khi:

Tú kia bát thập nguyên

(Chuyện Cử Tú - KD).

(tức: muốn đỗ cử nhân phải hối lộ 21 lạng, muốn đỗ tú tài phải lót 80 đồng)

Đút nhét nhiều nơi hao búi lộn Cúi lòn lắm kẻ uổng công rồi.

(Dốc lòng đến chiếm bảng vàng, nào ngờ thiếu luật bị quan đuổi về - LM).. Thi cử, đỗ đạt nh vậy, sau khi làm quan còn đáng phỉ nhổ hơn:

Nhà nho lại có thằng nào đó Luồn cúi vào ra nịnh cụ Hoàng.

Phan Điện lên tiếng chỉ trích việc một nhà nho nịnh Hoàng Cao Khải, bày mu cho tên này lộn sòng vào hàng các anh hùng đợc tôn thờ. Đền Trung Liệt do vua Tự Đức lập ra thờ Nguyễn Tri Phơng, Đoàn Thọ vì công giết giặc. Hoàng Cao Khải đã đem Trung Liệt đổi Trung Lơng. Đây là sự trộn lẫn trắng đen không thể chấp nhận. Việc làm này ti tiện thay lại do một nhà nho nghĩ ra.

Thơ trào phúng bóc trần những âm mu chính trị và sự xấu xa, thối nát của xã hội thực dân nửa phong kiến, phê phán quan lại, bọn mật thám...Tức là đã tham gia vào cộng cuộc đấu tranh chính trị.

Trớc chiêu bài cải cách dân chủ của thực dân, các nhà thơ trào phúng đã không ngần ngại nói lên vai trò nhà cầm quyền:

Nghị viên há phải việc con con Nớc có quyền dân, nớc mới còn Rày đợc mở mồm nên nhức óc, Dẫu ai bóp bẹp cũng vo tròn. Thay năm triệu rởi ngời ăn nói, Mở bốn nghìn năm mặt nớc non. Hai chữ Duy Tân ghi tạc lấy, Đừng tranh xôi thịt lũ quan hòn

Nhà thơ nhắc đến vai trò to lớn của nghị viên "thay năm triệu rởi ngời ăn nói", nên phải làm việc rõ ràng dân chủ "dẫu ai bóp bẹp cũng vo tròn". Đừng nên tranh

"xôi thịt lũ quan hòn", không nên là lũ quan hòn do hội đồng t vấn lập ra. Lời nhắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhủ có chất trào phúng mang ý nghĩa sâu xa.

Vào năm 1925 - 1926 thực dân bày trò cải lơng hơng chính - một trò hề giả dối. Nhà thơ Kép Trà đã làm bài vịnh về vấn đề này, nâng các sự kiện thành khái quát, đánh vào lũ hữu danh vô thực, bất tài vô dụng nhng đứng ở địa vị cao:

Nhà nớc hồi này mới cải lơng Kéo ra một lũ mấy thằng mờng. Mặt ngay cán thuổng anh th ký, Dốt đặc cù đèn bác chánh trơng Biên bản dự trù biên bản hão! Hội đồng tính sổ hội đồng suông!

Bên cạnh những trò hề "cải cách", thực dân Pháp còn tạo dựng ra những trò

"khai hoá văn minh", tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, bày ra

các "giải thởng" hấp dẫn. Mục đích của chúng ta là ru ngủ các nhà nho và các hoạt động văn hoá, tránh phong trào chính trị gây bất lợi cho chúng.

Nhà thơ Từ Diễn Đồng (1866 - 1922) đã làm bài "Dịch thơ Thu Hứng" nói lên nỗi bất bình của mình gửi đến dự thi, đánh vào cuộc thi, dịch bài thơ "Thu Hứng" do đốc học Hà Nội (mở khoảng năm 1907 - 1908):

Những con nhà khá đi đâu cả. Một bộ đồ tuồng rặt mới mua...

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ trào phúng việt nam đầu thế kỷ XX (trước 1932) (Trang 36 - 54)