Mối quan hệ giữa trào phúng và trữ tình trong bút pháp thể hiện.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ trào phúng việt nam đầu thế kỷ XX (trước 1932) (Trang 61 - 67)

Trớc hết chúng tôi muốn khẳng định thơ trào phúng ở 30 năm đầu thế kỷ XX tạo sức mạnh cho tiếng cời, chủ yếu dùng yếu tố đả kích, trào phúng ngày càng bị đẩy ra xa trữ tình. Hầu hết ở những bài thơ ra đời trong giai đoạn 1900 - 1930 mặc dù vạch ra những tội lỗi của giới quan trờng, các cụ lớn, các nhà khoa bảng v.v. phê phán rất độc địa, quyết liệt nhng sự xuất hiện của cái tôi trữ tình tác giả thờng rất hạn chế. Vì thơ trào phúng giai đoạn này đi vào sự kiện, có tính hớng ngoại, đối tợng phê phán là đối tợng khách thể cho nên chất trữ tình có thể nói yếu hẳn so với thơ trào phúng trớc đó.

Trong bài thơ "Vịnh Vũ Tuân" nhà thơ Kép Trà kể hết tội lỗi của phó bảng Tuân:

Trói thằng đánh dậm lần lng khố, Bắt đứa hoang thai liếm cả quần

cuối bài thơ nhà thơ chốt lại bằng câu "Nó lại thông gia với đốc Trần". Nh vậy xuyên suốt bài thơ là các sự việc lần lợt đợc nêu ra mà không hề thấy sự xuất hiện của cái Tôi trữ tình tác giả. Nhà thơ Nguyễn Thiện Kế khi đề cập đến vấn đề ăn của đút lót của Lê Văn Chấn, cũng chỉ thấy rặt những thói xấu của hắn: "Mẹo đã cao - chỉ

thời mao - vơ ních tráp vào - khoẻ cấu".

Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xơng, chất trữ tình và trào phúng lại có mối quan hệ khác so với giai đoạn này. Hớng tiếng cời vào đối tợng chủ thể, Tú Xơng và Nguyễn Khuyến càng có dip thể hiện rõ hơn mối quan hệ giữa trào phúng và trữ tình trong nhận thức, chiếm lĩnh các hiện tợng của đời sống. Vì hớng tiếng cời vào bản thân mình các tác giả cá dịp thể hiện tâm sự, làm rõ nét riêng của con ngời cá nhân. Chính vì thế, ở cả Nguyễn Khuyến và Tú Xơng trào phúng luôn gắn với gốc rễ trữ tình. Thơ của họ không phải là để cời cợt mua vui mà là để bộc lộ nỗi đau của họ trớc hiện thực cuộc đời. Yếu tố trữ tình do vậy mà rất đậm.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến phê phán cái dơ dáy, bẩn thỉu của chế độ thực dân nửa phong kiến, Tú Xơng lại tập trung vào những hiện tợng lố lăng, lai căng, đảo ng- ợc giá trị, lộn sòng các giá trị của hiện thực. Tiếng cời của hai nhà thơ luôn xuất phát

từ tình cảm sâu sắc đối với đất nớc, với dân tộc. Thời đại vừa bi, vừa hài nên trong thơ cũng là tiếng cời tiếng khóc lẫn lộn. Họ cời hiện thực xã hội, cời sự bất lực của bản thân nhng cũng chính là khóc vì sự suy vi của đất nớc, sự hèn kém của bản thân:

Cờ đơng giở cuộc không còn nớc Bạc chửa thâu canh đã chạy làng

(Tự trào - Nguyễn Khuyến) hay: Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ

Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng

(Tự trào - Nguyễn Khuyến)

Nhân tài đất Bắc nào ai đó? Ngảnh cổ mà trông lại nớc nhà!

(Lễ xớng danh khoa Đinh Dậu - Tú Xơng)

Vì có gắn bó với đối tợng chủ thể, đa chủ thể ra trào lộng phê phán nên thơ luôn gắn với trữ tình.

Có thể thấy sau Nguyễn Khuyến, Tú Xơng thơ trào phúng vẫn phát triển mạnh, nhng không có một phong cách trào phúng nào thật lớn, tầm cỡ. Thơ văn trào phúng của hai ông báo hiệu có ý nghĩa cho sự bế tắc, hết thời của văn học nhà nho Trung Đại, chuẩn bị cho sự thay đổi phạm trù văn học sẽ diễn ra vào đầu thế kỷ XX.

Sang đầu thế kỷ XX, thơ trào phúng của Nguyễn Thiện Kế, Từ Diễn Đồng, Phan Điện...mối quan hệ giữa trào phúng và trữ tình không đợc chú ý nhiều, thậm chí còn đẩy yếu tố trữ tình ra xa trào phúng. Từ đó cũng dẫn đến những u điểm lẫn nhợc điểm của trào phúng giai đoạn này. Dù cời ngoài hay cời trong, cời ra tiếng hay cời kín đáo, nụ cời nhà nho vẫn là vũ khí đấu tranh. Một sự việc xảy ra là cơ hội cho họ khai thác những khía cạnh không ngờ, làm nổi lên mâu thuẫn của bản thân sự việc, đối tợng bị đả kích không bị nhầm lẫm. Tiếng cời dù tích cực với thời đại hay không thì nó vẫn tích cực đối với hoàn cảnh, với xu thế của tầng lớp đã hết vai trò lịch sử. Tuy nhiên, thơ trào phúng giai đoạn này vẫn có những nhợc điểm nhất định: việc vạch trần tội ác quân xâm lợc, của bọn bù nhìn chóp bu còn ít.

kết luận

1. Chế độ thực dân nửa phong kiến, chế độ thuộc địa với bao nhiêu hiện tợng hài kịch của chính nó ở nớc ta đầu thế kỷ XX là cơ sở để thơ trào phúng phát triển rầm rộ về số lợng cũng nh chất lợng. Chính những hiện tợng lố bịch, khôi hài, những hiện tợng tự phơi bày mâu thuẫn của chính nó trong đời sống là mảnh đất tốt cho văn học trào phúng phát triển mạnh mẽ.

Tác giả văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX thuộc nhiều loại hình khác nhau, trong đó lớp nhà nho là chủ yếu, họ thấm sâu truyền thống của dân tộc, thông minh, nhạy bén, biết cời, họ không chấp nhận thực tại xã hội đầy lố lăng, lố bịch và chủ động dùng tiếng cời làm vũ khí phê phán hiện thực xã hội. Lớp nhà nho này đợc tiếp cận với tri thức hiện đại, càng nhạ bén năng động trong phát hiện các mâu thuẫn trào phúng ở đối tợng, và họ đã tạo nên cả một dòng thơ - dòng văn học trào phúng mạnh mẽ bề thế, hỗ trợ đắc lực cho văn học yêu nớc.

2. Thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX tập trung hớng về đối tợng khách thể, đó là những thế lực theo Tây, xua nịnh bợ đỡ bọn thực dân Pháp (đối tợng trong hiện thực khách quan, ngoài bản thân tác giả).

Phê phán quan lại, nhất là những tên quan lớn - tay sai quan trong của thực dân đã là đấu tranh chính trị. Thơ trào phúng đầu thế kỷ XX có phản ứng kịp thời trớc những âm mu chính trị, văn hoá của thực dân. Cái cời của trào phúng đã vợt ra khỏi những đề tài vụn vặt, chật hẹp của cuộc sống để hớng vào những vấn đề có ý nghĩa xã hội, có ý nghĩa chính trị trong phạm vi rộng lớn.

3. Thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX đã có những nét mới trong nghệ thuật châm biếm so với trào phúng từ thế kỷ XIX trở về trớc. Trên cơ sở phát hiện ra mâu thuẫn, các nhà thơ trào phúng sử dụng các cách thể hiện mâu thuẫn sau: Chỉ ra mâu thuẫn trào phúng ở đối tợng (để đối tợng tự phơi bày mâu thuẫn); Vạch ra mâu thuẫn, dùng yếu tố tiếng cời để thể hiện; Chỉ ra mâu thuẫn, vẽ đối tợng thành bức tranh biếm hoạ, thành con rối tự diễn trò. Trong đó cách thứ 3 là bớc chuẩn bị quan trọng nhất cho văn học hiện thực phát triển ở giai đoạn 1930 - 1945.

Tóm lại, dòng thơ trào phúng 30 năm đầu thế kỷ XX có sự phát triển mạnh mẽ nghệ thuật trào phúng so với trào phúng giai đoạn trớc đã đạt đến mức độ cao. Phê phán hớng vào những vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc đã đa thơ trào phúng giai đoạn này tiếp cận với văn học yêu nớc và chủ nghĩa hiện thực.

Tài liệu tham khảo.

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia, HàNội. 2. Các Mác, F.Ănghen và Lê - Nin, Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội. 3. Lê Văn Dơng, Lê Đình Lục, Lê Hồng Dân (1999), Mỹ học đại cơng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. B. A.Eren, Groxx (1989), Mỹ học khoa học diệu kỳ (Phan Văn Tích dịch), Nxb Văn hoá, Hà Nội.

5. Lê Bá Hán (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật

ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Phạm Thị Hằng (2001), Tiếng cời trong ca dao cổ truyền ngời Việt, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

7. Trần Đình Hợu, Lê Chí Dũng (1996), Văn học Việt Nam 1900 - 1930, Nxb Giáo dực, Hà Nội.

8. Bùi Quang Huy (1996), Thơ ca trào phúng Việt Nam, Nxb Đồng Nai.

9. Mai Hơng (tuyển chọn và biên soạn) (2000), Tú Xơng - thơ, lời bình và giai

thoại, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

10. Vũ Ngọc Khánh (1974), Thơ văn trào phúng Việt Nam từ thế kỷ 13 đến 1945, Nxb Văn học, Hà Nội.

11. Nguyễn Hoành Khung, Lại Nguyên Ân (1994), Vũ Trọng Phụng con ngời và

tác phẩm, Nxb Hội nhà văn.

12. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1974), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể

loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Nguyễn Đăng Mạnh (tái bản 2002), Con đờng đi vào thế giới nghệ thuật của

nhà văn, Nxb Giáo dục

14. G.N.Pôxpêlôp (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Đình Sử, Phơng Lựu (1987), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội (tập 2).

16. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ trào phúng việt nam đầu thế kỷ XX (trước 1932) (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w