1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHAN bội CHÂU với TRÀO lưu DUY tân cải CÁCH ở VIỆT NAM đầu THẾ kỷ XX

109 394 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 38,83 MB

Nội dung

Trước sự bất lực của hệ tưtưởng phong kiến trong việc bảo vệ đất nước nửa cuối thế kỷ XIX và yêu cầu giảiphóng dân tộc hồi đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu nhận thấy rằng, đã đến lúc phải từ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ

HUẾ, NĂM 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Hồ Thị Thúy Bình

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS TS Trương Công Huỳnh Kỳ, người đã tận tình hướng dẫn, truyền niềm đam mê nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học.

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cám ơn tới quý thầy, cô khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế, Đại học Khoa học Huế - Đại học Huế đã nhiệt tình giảng dạy, gợi mở cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến phòng Tư liệu khoa Lịch sử Trường Đại học sư phạm Huế, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Huế, Nhà lưu niệm Phan Bội Châu phường Trường An, thành phố Huế đã cung cấp nguồn tư liệu quý để tôi thực hiện

Huế, tháng 6 năm 2015

Tác giả luận văn

Hồ Thị Thúy Bình

iii

Trang 4

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CNTB : Chủ nghĩa tư bản

DCTS : Dân chủ tư sản

ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt NamNxb : Nhà xuất bản

PTDT : Phong trào Duy TânPGS : Phó giáo sư

VNQPH : Việt Nam Quang phục hộiVNQDĐ : Việt Nam Quốc dân đảngXHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Bảng chữ cái viết tắt iv

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của luận văn 9

7 Bố cục 10

CHƯƠNG 1 TRÀO LƯU DUY TÂN CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX 11

1.1 Sự ra đời của trào lưu duy tân cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX 11

1.2 Nội dung tư tưởng 14

1.2.1 Duy tân về chính trị 14

1.2.2 Duy tân về văn hóa, giáo dục 16

1.2.3 Duy tân về kinh tế 17

1.2.4 Duy tân về xã hội 18

1.3 Phương thức hoạt động của trào lưu duy tân cải cách đầu thế kỷ XX 20

1.4 Vai trò, ý nghĩa lịch sử của trào lưu duy tân cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX 20

Tiểu kết chương 1 23

CHƯƠNG 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG DUY TÂN CẢI CÁCH CỦA PHAN BỘI CHÂU Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX 24

2.1 Tư tưởng duy tân cải cách của Phan Bội Châu 24

Trang 6

2.1.1 Chủ trương xây dựng một nước Việt Nam tiến bộ 24

2.1.2 Chủ trương cải tổ xã hội, canh tân trên các lĩnh vực 28

2.1.2.1 Đổi mới con người 28

2.1.2.2 Giáo dục 30

2.1.2.3 Quân sự 35

2.1.2.4 Kinh tế 37

2.1.2.5 Văn hóa 40

2.1.3 Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế 42

2.1.3.1 Đoàn kết dân tộc 42

2.1.3.2 Đoàn kết quốc tế 46

2.1.4 Hướng đến cách mạng xã hội 48

2.2 Hoạt động duy tân cải cách của Phan Bội Châu 50

2.2.1 Tuyên truyền vận động 50

2.2.2 Thành lập các tổ chức để kết hợp cứu nước với duy tân 53

2.2.3 Đào tạo nhân tài 55

2.2.4 Liên kết trong và ngoài nước 58

Tiểu kết chương 2 62

CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI TRÀO LƯU DUY TÂN CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX .63 3.1 Đóng góp của Phan Bội Châu đối với trào lưu duy tân cải cách ở Việt đầu thế kỷ XX 63

3.1.1.Đóng góp về mặt tư tưởng 63

3.1.1.1 Tư tưởng về dân quyền 63

3.1.1.2 Tư tưởng đoàn kết dân tộc 64

3.1.1.3 Tư tưởng tiến bộ về văn hóa 66

3.1.1.4 Tư tưởng đổi mới giáo dục 67

3.1.1.5 Tư tưởng chấn hưng thực nghiệp 68

3.1.1.6 Tư tưởng đoàn kết quốc tế 69

3.1.2 Đóng góp về phương thức tiến hành cách mạng của Phan Bội Châu 70

Trang 7

3.1.2.1 Kết hợp giữa bạo động và cải cách 70

3.1.2.2 Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế 71

3.1.2.3 Phương pháp truyền bá hệ tư tưởng mới 73

3.1.2.4 Góp phần tạo ra trào lưu duy tân cải cách sôi nổi trong cả nước 74

3.2 Một số hạn chế trong tư tưởng và biện pháp duy tân cải cách của Phan Bội Châu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX 76

3.2.1 Hạn chế về xác định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng 76

3.2.2 Hạn chế về xác định lực lượng và động lực cách mạng 77

3.2.3 Tư tưởng duy tân cải cách chưa triệt để 79

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những biếnđổi hết sức to lớn Kể từ khi thực dân Pháp nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam(1858) đến những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, mặc dù triều đình nhà Nguyễntừng bước nhượng bộ và thỏa hiệp nhưng nhân dân Việt Nam vẫn kiên quyết đứnglên kháng chiến Trải qua gần nửa thế kỷ chiến đấu cuộc kháng chiến của nhân dân

ta chống Pháp với danh nghĩa Cần Vương rất oanh liệt nhưng cuối cùng đều thấtbại Lịch sử lúc này yêu cầu phải có một con đường cứu nước mới cho dân tộc ViệtNam Đứng trước yêu cầu lịch sử trên, từ sự phê phán hệ tư tưởng phong kiến, với

sự kế thừa, tiếp thu tư tưởng của các nhà canh tân cuối thế kỷ XIX, sự ảnh hưởngcủa tư tưởng dân chủ tư sản (DCTS) phương Tây, các sĩ phu yêu nước như PhanBội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… đã phát triển tư tưởng duy tân cảicách lên trình độ mới, từ bỏ dần hệ tư tưởng phong kiến, mạnh dạn đi tìm hệ tưtưởng mới cho dân tộc Hệ tư tưởng DCTS đã được truyền bá vào Việt Nam, làmdấy lên một trào lưu duy tân cải cách sôi nổi trong những năm đầu thế kỷ XX

Là ngọn cờ của phong trào yêu nước chống Pháp, Phan Bội Châu - một nhàNho danh tiếng của xứ Nghệ, được giác ngộ tư tưởng mới đã đi đầu trong phongtrào dân tộc dân chủ suốt 20 năm đầu thế kỷ XX Cả cuộc đời của Cụ Phan BộiChâu luôn trăn trở làm sao để tìm được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc vàphát triển đất nước theo con đường văn minh tiến bộ Trước sự bất lực của hệ tưtưởng phong kiến trong việc bảo vệ đất nước nửa cuối thế kỷ XIX và yêu cầu giảiphóng dân tộc hồi đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu nhận thấy rằng, đã đến lúc phải

từ bỏ hệ tư tưởng phong kiến, tìm kiếm một hệ tư tưởng mới cao hơn làm cơ sở chođường lối cứu nước, giải phóng dân tộc Con đường cứu nước của Phan Bội Châuchủ yếu lấy phương thức bạo động vũ trang để giành độc lập Tuy nhiên, cùng vớiviệc bạo động vũ trang, Phan Bội Châu coi trọng việc vận động duy tân đất nước,cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa để tự cường dân tộc Duy tân cải cách cũng làmột nội dung quan trọng trong sự nghiệp cứu nước của Cụ Phan Bội Châu Và cóthể khẳng định rằng, Phan Bội Châu là một nhà duy tân tiêu biểu, chủ trương duy

Trang 9

tân cải cách của Phan Bội Châu đã có tác dụng to lớn trong phong trào yêu nướcđầu thế kỷ XX.

Để đánh giá khách quan và toàn diện hơn về vai trò của Phan Bội Châu trongtiến trình lịch sử của dân tộc và cũng để tỏ lòng yêu quý, mến mộ và kính trọng sâu

sắc đối với “ông già Bến Ngự” - Phan Bội Châu, để vận dụng những quan điểm

tiến bộ về tư tưởng duy tân cải cách của Phan Bội Châu vào việc nghiên cứu và học

tập, giảng dạy lịch sử Việt Nam cận đại, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Phan

Bội Châu với trào lưu duy tân cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX làm luận văn

tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Suốt mấy chục năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã có nhiềucông trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu và

đã có nhiều thành tựu đáng kể Trong đó phải kể đến những công trình tiêu biểu

như: Tìm hiểu Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh (1956), Tôn Quang Phiệt, Nxb Văn, Sử, Địa, Hà Nội; Phan Bội Châu và một giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1958), Tôn Quang Phiệt, Nxb Văn hóa, Hà Nội; Lịch sử cận đại Việt Nam (1960), Tập 3, Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự… ,

Nxb Giáo dục Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã có những đánh giákhá xác đáng vai trò của Cụ theo xu hướng bạo động, tư tưởng dân chủ trongphong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, vấn đề PhanBội Châu chỉ được đề cập một cách chung chung theo lối thông sử, chưa có tínhchất chuyên khảo

Từ sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, các nhà nghiên cứu cóđiều kiện để tìm hiểu kĩ hơn về Phan Bội Châu và cũng từ đó các công trình nghiêncứu về Cụ cũng ngày càng nhiều thêm Nhiều tập sách chuyên khảo về Phan BộiChâu của nhiều nhà nghiên cứu cũng lần lượt ra đời Giới nghiên cứu học thuậttrong và ngoài nước vẫn tiếp tục nghiên cứu về Phan Bội Châu dưới nhiều góc độ

khác nhau Cuốn Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám (1975), Tập 2, Trần Văn Giàu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội có

nội dung chủ yếu bàn về hệ ý thức tư sản, các dạng và biểu hiện của nó Trong đó,tác giả giành chương II viết về Phan Bội Châu, tác giả khẳng định: Phan Bội Châu

là nhà tư tưởng tiêu biểu và xuất sắc nhất Việt Nam đầu thế kỷ XX

Trang 10

Trong những tác giả nghiên cứu về Phan Bội Châu, Chương Thâu là ngườidày công nghiên cứu và có nhiều công trình về Phan Bội Châu nhiều nhất Ông

được mệnh danh là “chuyên gia số một về Phan Bội Châu” với công trình sưu tập Phan Bội Châu, Toàn tập gồm 10 tập xuất bản năm 1990 Ðây là một bộ sách công

phu về một nhân vật lớn của lịch sử cận đại, người đã vào tù ra khám, lưu vongphiêu bạt nước ngoài mưu phục quốc, nhưng chí lớn mà sự nghiệp lớn không thành,

đã kí thác tấm lòng vào trang sách Đó là một trong những công trình có ý nghĩa hếtsức quan trọng trong việc nghiên cứu về Phan Bội Châu

Nhân Hội thảo khoa học: kỷ niệm 130 năm ngày sinh Phan Bội Châu, cuốn

Phan Bội Châu - con người và sự nghiệp (1997), Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội ra đời, trong đó tập hợp nhiều bài tham luận tại hội thảo,công bố nhiều tài liệu quý về Phan Bội Châu làn đầu tiên được công bố Năm 2000,

bộ sách Phan Bội Châu, Toàn tập được tái bản, đánh dấu một chặng đường nghiên

cứu Phan Bội Châu của soạn giả Chương Thâu và giới nghiên cứu So với lần xuấtbản năm 1990, lần này có thêm trên 5000 trang bản thảo được sưu tầm, dịch chú,

biên soạn bổ sung Trong đó nhiều tác phẩm giá trị vừa được phát hiện như Việt Nam vong quốc thảm (tuồng mới), Hà Thành liệt sĩ truyện (truyện kí lịch sử)… Các Văn kiện của Việt Nam Quang Phục hội (1912), Các văn kiện của Việt Nam Quốc Dân đảng (1924)… Trước một số văn bản có in thêm tiểu dẫn hoặc một bài nghiên

cứu, giới thiệu của Chương Thâu hoặc chuyên gia nghiên cứu sâu về tác phẩm đó

Bên cạnh đó, cuốn sách Nghiên cứu Phan Bội Châu (2004), Nxb Chính trị

Quốc gia, được Chương Thâu tuyển chọn, bổ sung, biên soạn từ một số công trìnhkhoa học nghiên cứu về Phan Bội Châu, đã được công bố trên các sách báo, tạp chí

và một số công trình khoa học trong suốt 40 năm qua Thông qua cuốn sách, chúng

ta thấy được lòng yêu nước vô bờ của Cụ Phan, sự chuyển biến về tư tưởng của Cụtrong những năm đầu thế kỷ XX, đồng thời tác phẩm cũng phân tích nguyên nhânthất bại của Cụ là do chưa có một đường lối cứu nước đúng đắn, đáp ứng được yêucầu lịch sử Có thể nói đây là cuốn sách tổng hợp, phân tích khá rõ, đầy đủ về thânthế, cuộc đời và hoạt động của Phan Bội Châu, mà còn ở ra nhiều vấn đề liên quan

đến Cụ cần được các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ Bên cạnh đó cuốn Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu (2005), Nxb Nghệ An và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây tập hợp những bài phát biểu tại hội thảo 100 năm phong trào Đông

Trang 11

du, đã góp phần khẳng định vai trò to lớn của Phan Bội Châu đối với sự nghiệp cứu

nước và duy tân đất nước

Ngoài ra, còn có các tác phẩm về Phan Bội Châu đáng chú ý đó là Luận án

tiến sĩ: Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu của tác giả Nguyễn Văn

Hòa được Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản thành sách năm 2005 Trongcuốn sách, tác giả phân tích rõ nguồn gốc, nội dung tư tưởng triết học, chính trị củaPhan Bội Châu đồng thời đánh giá cao những đóng góp của Phan Bội Châu đối với

lịch sử tư tưởng và sự nghiệp cứu nước của dân tộc Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỷ

XX (2005), Đinh Trần Dương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Các tác phẩm này đã

làm rõ được quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đến năm 1914 Nhân

kỉ niệm 145 năm ngày sinh của Cụ Phan Bội Châu Nhà Văn hóa thông tin đã cho

xuất bản cuốn Phan Bội Châu, nhà yêu nước - nhà văn hóa, năm 2012 Đây là cuốn

sách ghi lại mốc đánh dấu mốc 55 năm nghiên cứu về Phan Bội Châu của tác giảChương Thâu Đặc biệt trong phần thứ hai - tư tưởng Phan Bội Châu, tác giả đãphân tích khá rõ về tư tưởng chính trị, tư tưởng triết học của Phan Bội Châu, tác giảđánh giá Phan Bội Châu là một nhà tư tưởng, nhà cải cách lớn của Việt Nam trongnhững năm đầu thế kỷ XX

Bên cạnh đó, các học giả nước ngoài cũng đã có công nghiên cứu về PhanBội Châu Từ những năm 60 của thế kỷ trước, đã có những công trình chuyên khảo

về Phan Bội Châu của nhà “Việt Nam học” G Boudarel, sau đó được tác giả nâng

lên thành luận án Tiến sĩ về đề tài Phan Bội Châu và đã bảo vệ thành công tại Đại

học Paris VII Tại Cộng hòa Pháp, Nguyễn Thế Anh có bài nghiên cứu Phan Bội Châu et les débuts du mouvement Đông du in trong cuốn sách do Vĩnh Sính chủ

biên và Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á ở Mỹ xuất bản năm 1989 Bài này đã

được dịch là “Phan Bội Châu và bước đầu của Phong trào Đông du” và in trong Niên san Nghiên cứu Huế, tập 5 năm 2003 Năm 1998, Giáo sư Đới Khả Lai sau

khi sang Việt Nam nghiên cứu, đã cho biết thêm là ở Hội Nghiên cứu Đông Nam Á

của Trung Quốc, đang tiến hành biên soạn cuốn sách Lịch sử mối quan hệ Trung Việt thời cận đại, trong đó đã dành một chương sách nói về Phan Bội Châu với Trung Quốc và Trung Quốc với Phan Bội Châu Trong sách này, các tác giả cũng

-cung cấp thêm một số tư liệu lịch sử về giai đoạn Phan Bội Châu hoạt động ở Trung

Trang 12

Quốc trước năm 1925 Trên sách báo Nhật Bản có rất nhiều luận văn, bài báo, tưliệu văn, sử nghiên cứu về văn, về sử, về chính trị của Phan Bội Châu Trong đó,

Shiraishi Masaya, là một nhà “Việt Nam học” đồng thời là một nhà “Phan Bội Châu học” của Nhật Bản đã cho xuất bản cuốn sách: Phong trào dân tộc Việt Nam

và quan hệ của nó với Nhật Bản và Châu Á (2000), Tập 1, 2, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội Cuốn sách đã cung cấp nhiều tư liệu quý về những hoạt động của PhanBội Châu trên đất Nhật đồng thời thể hiện tấm lòng tôn kính của những người ngoạiquốc đối với Phan Bội Châu

Ngoài ra, trong các giáo trình, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận ántiến sĩ và các tạp chí cũng đã viết nhiều về Phan Bội Châu như tác giả Đỗ Mạnh

Hùng công trình “Tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu”, Luận văn thạc sĩ, năm 2007; Nguyễn Thị Hạnh: “Phan Bội Châu với việc xác định lực lượng phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX”, Khóa luận tốt nghiệp năm 2010; Cao Thị Hồng: “Chủ trương duy tân cải cách của Phan Bội Châu”, Khóa luận tốt nghiệp,

năm 2012

Những tác phẩm nêu trên đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu quantrọng về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu Nhưng trong các tác phẩm nàyhầu như chỉ một vài chương hay tiểu mục các tác giả đề cập đến Phan Bội Châu với

tư cách là nhà văn hóa, là nhà tư tưởng dân chủ… hay đề cập đến cuộc đời PhanBội Châu theo trình tự thời gian, từng vấn đề mà ít đề cập hay đề cập chưa đầy đủđến vai trò của Phan Bội Châu với tư cách là một nhà duy tân cải cách lớn trongnhững năm đầu thế kỷ XX với đầy đủ những mặt biểu hiện của nó Tuy nhiên, đây

là những nguồn tài liệu quý để tác giả hệ thống lại những chủ trương, hoạt động củachí sĩ Phan Bội Châu một cách hệ thống hơn để có cái nhìn, đánh giá chính xác hơn

về những đóng góp của Phan Bội Châu đối với lịch sử dân tộc

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích

Luận văn trình bày có hệ thống, toàn diện và cụ thể về chủ trương duy tâncải cách của Phan Bội Châu Từ đó rút ra nhận xét về những đóng góp, hạn chế củaPhan Bội Châu đối với cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:

Trang 13

- Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử trong và ngoài nước đầu thế kỷ XX, đểthấy được rằng nhu cầu duy tân cải cách là tất yếu, từ đó làm nổi bật vai trò lịch sửcủa Phan Bội Châu.

- Đi sâu làm rõ chủ trương, các hoạt động duy tân cải cách của Phan Bội Châu

- Rút ra một số nhận xét về chủ trương duy tân cải cách của Phan Bội Châuđồng thời đánh giá đúng đắn, xác đáng hơn về những đóng góp và hạn chế củaPhan Bội Châu đối với trào lưu duy tân cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương, biện pháp duy tân cải cách củaPhan Bội Châu và những đóng góp, hạn chế của Phan Bội Châu đối với trào lưuduy tân cải cách đầu thế kỷ XX

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương duy tân cải cáchcủa Phan Bội Châu trên các mặt biểu hiện của nó

Về thời gian: Trong khoảng từ năm 1901 đến năm 1925

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

- Các trước tác của Phan Bội Châu

- Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã đượccông bố trên các tạp chí

5.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp lịch sử kết hợp vớiphương pháp lôgic, trên cơ sở so sánh và đối chiếu tư liệu Đồng thời sử dụng cácphương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… để trình bàynội dung của luận văn

6 Đóng góp của luận văn

Về mặt khoa học: Luận văn góp phần hệ thống tư liệu về chủ trương duy tân

cải cách của Phan Bội Châu; Góp phần làm sáng tỏ những đóng góp và hạn chế củaPhan Bội Châu đối với trào lưu duy tân cải cách đầu thế kỷ XX

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu để tham khảo, học tập, giảng

dạy về chủ trương, quan điểm tiến bộ của Phan Bội Châu trong vấn đề duy tân cảicách Đồng thời đây là nguồn tài liệu tham khảo để học tập Lịch sử cận đại Việt Nam

Trang 14

7 Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung củaluận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Trào lưu duy tân cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Chương 2: Chủ trương và hoạt động duy tân cải cách của Phan Bội Châuđầu thế kỷ XX

Chương 3: Những đóng góp và hạn chế của Phan Bội Châu đối với trào lưuduy tân cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Trang 15

CHƯƠNG 1 TRÀO LƯU DUY TÂN CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

1.1 Sự ra đời của trào lưu duy tân cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Vào cuối thế kỷ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nướcchâu Á, trong đó Việt Nam cũng không tránh khỏi Đứng trước nguy cơ xâm lượccủa thực dân, thái độ của trí thức phong kiến có sự phân hóa Một số trí thức yêunước Việt Nam đương thời đã dâng lên vua Tự Đức các bản điều trần, kêu gọi nhàNguyễn mở cửa canh tân đất nước nhưng vì nhiều lý do khác nhau, những tư tưởngcải cách đó được thực thi không đáng kể, có khi bị triều đình phản đối Phong trào

vũ trang khởi nghĩa của văn thân sĩ phu được phát động rầm rộ sau khi vua HàmNghi rời khỏi kinh thành Huế phát dụ Cần Vương (13-7-1885) đến năm 1896 cũng

đã đi vào thời kỳ tàn lụi với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê và sự hisinh của chủ tướng Phan Đình Phùng Duy chỉ có cuộc đấu tranh của Hoàng HoaThám (Đề Thám) lãnh đạo vẫn còn hoạt động trong vòng vây của kẻ thù

Với sự thất bại của phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến do cácvăn thân, sĩ phu lãnh đạo, thực dân Pháp đã căn bản hoàn thành cuộc bình địnhbằng quân sự đối với trung du và thượng du Bắc Kỳ Trong buổi giao thời của xãhội Việt Nam lúc đó, một số nhà ái quốc nước ta đã phải tìm một cuộc sống ẩn dật

chờ thời, số khác thì “bó tay về với triều đình” thực ra là hợp tác với kẻ xâm lược

Tuy vậy, cũng không ít sĩ phu vẫn một lòng với sự nghiệp cứu nước cứu dân Sốnày được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, ngày đêm trăn trở với câuhỏi: làm thế nào và đi bằng con đường nào để chuyển bại thành thắng? Câu hỏi này

là động cơ thúc giục các sĩ phu yêu nước mạnh dạn tiếp thu những tư tưởng tiến bộ

từ bên ngoài dội vào Đó chính là gương tự cường của Nhật Bản và cuộc vận độngcải cách ở Trung Quốc thông qua những Tân thư, Tân văn bên ngoài dội vào

Trước năm 1868, Nhật Bản là nước phong kiến thực hiện chính sách bế quantỏa cảng, bị các nước Phương Tây đòi mở cửa thông thương Nhờ có duy tân, đổimới, Nhật Bản không chỉ giữ vững nền độc lập, trở thành một nước cường thịnh mà

đã sớm có chính sách bành trướng thực dân Chiến tranh Nga - Nhật nổ ra (1904),Nhật đại thắng, sự kiện này vang dội khắp năm châu, tác động mạnh đến các nhàyêu nước Việt Nam cũng như nhiều nhà yêu nước trong khu vực Châu Á Chiến

Trang 16

thắng của một dân tộc da vàng đánh bại một cường quốc da trắng khiến cho NhậtBản được các nước tôn làm anh cả, đầu đàn cho cả châu Á đứng dậy, trở thành

“cứu tinh” của các dân tộc da vàng Tin tưởng vào tính chất “đồng văn”,“đồng chủng”, một số người Việt Nam yêu nước nghĩ rằng muốn đánh Pháp phải sang cầu

viện ở ngoài, mà không đâu bằng sang Nhật Phong trào Đông du do Phan BộiChâu khởi xướng xuất hiện từ đó

Ngoài tác động của các sự kiện Nhật Bản, thời kỳ này còn có các sự kiện

diễn ra tại Trung Hoa Trung Hoa không chỉ là nước “đồng văn”, “đồng chủng”

mà còn là nước cùng cảnh ngộ, ảnh hưởng Nho giáo Trung Hoa đến nước ta rất sâuđậm Nhiều trí thức tư sản và các sĩ phu tiến bộ đã mạnh dạn đòi cải cách Cuộc đấu

tranh nói trên đã dẫn tới cuộc cách mạng Tân Hợi (191l) do Đồng minh hội - một tổ

chức yêu nước của giai cấp tư sản Trung Quốc đứng đầu là Tôn Trung Sơn lãnhđạo Đối với Việt Nam, những sự kiện trên đây đã ảnh hưởng mạnh mẽ và tạo điềukiện khách quan thuận lợi cho tư tưởng duy tân cải cách nảy nở

Một yếu tố quan trọng bên ngoài tác động đến các sĩ phu yêu nước đầu thế

kỷ XX đó là Tân thư, Tân văn Tân thư, Tân văn trình bày, phản ánh hiện trạng củaTrung Quốc và thế giới Đó là những nguồn tư liệu chủ yếu về các trào lưu tiến bộ,duy tân trên thế giới để phần lớn tầng lớp sĩ phu Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX hấpthụ, tham chiếu, học hỏi, giác ngộ, mà xây dựng nên các phong trào dân tộc, dânchủ mới mẻ ở nước ta thời kỳ đó Nhờ ảnh hưởng của các triết thuyết tiến bộ, họhiểu sâu sắc giá trị của tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái, giao lưu quốc tế, cáchmạng, ủng hộ đức hy sinh như là một đạo đức lối sống xã hội, các ý tưởng, tư tưởngmới mẻ vì cộng đồng thường được khuyến khích và phát triển Có thể nói các tưtưởng tiến bộ của phương Tây khi thâm nhập vào phương Đông tựa như luồng giómới, như ánh sáng rực rỡ, hấp dẫn lôi cuốn cả triệu người tham gia Một làn sóng

cách mạng diễn ra mà người ta gọi là thời kỳ “Châu Á thức tỉnh” Các trí thức đó

đã say sưa, phấn khích bàn về lịch sử duy tân nước Nhật, lịch sử thống nhất nướcĐức, lịch sử cách mạng Pháp, lịch sử tư tưởng Tây Âu, các sự kiện thế kỷ ánh sáng

ở Châu Âu, triết học thế kỷ XVII của Pháp, lịch sử Italia, những thách thức củaTrung Quốc thời nhà Thanh trước sự văn minh vượt trội, hùng mạnh của phươngTây được các tác phẩm Tân thư lần đầu tiên quảng bá sang Việt Nam Các tácphẩm nổi tiếng của Môngtekiơ, Rútxô, Vônte , sách của hai nhà cách mạng Trung

Trang 17

Hoa Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, các nhân sĩ lớp mới như Nghiêm Phục, LâmLạc Tri, Từ Kế Dư, Dương Hồ Mạnh đã giúp các nhà Nho nhìn nhận lại đạo lýKhổng Mạnh, thấy được phần lạc hậu, trì trệ của các học thuyết cũ kỹ, hư học, lôicuốn họ say sưa nhìn lại thế giới, xem lại mình với cái nhìn rộng hơn, khách quanhơn, có nhiều đối sánh để phân tích rút ra các bài học kinh nghiệm và được thực

tiễn kiểm chứng “Những Thanh Nghị báo, Tân Dân tùng báo, Ẩm băng thất, Tự do thư, Trung Quốc hồn đã đánh thức sĩ phu ta, gần như trực tiếp vì trong đó nói chuyện Tàu mà có nhiều chỗ trùng bệnh người mình lắm” [29, tr.24].

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp góp phần phá vỡnền kinh tế tự cung tự cấp của Việt Nam Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩakiểu công thương nghiệp xuất hiện làm cho bộ mặt nền kinh tế thương nghiệp ViệtNam sầm uất hơn Nhiều đô thị mới xuất hiện Các trung tâm công nghiệp, thươngmại lần lượt ra đời như Cẩm Phả, Hồng Gai, Hải Phòng, Bến Thủy… Dưới tácđộng của cuộc khai thác thuộc địa, giai cấp cũ phân hóa, giai cấp tầng lớp mới bắtđầu hình thành Sự hình thành tầng lớp thị dân ngày càng đông, tư duy của tầng lớpnày thoát khỏi nhiều ràng buộc của nhiều quan niệm cổ hủ, dễ dàng tiếp nhận vănminh phương Tây Tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ xuất thân từ nền giáo dục Nhohọc, có tinh thần yêu nước là tầng lớp nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với thờicuộc Khi xã hội chưa hình thành giai cấp tiên tiến lãnh đạo cách mạng, chính họ làtầng lớp có vai trò tích cực nhất đi tiên phong trong các phong trào tiếp thu vàtruyền bá tư tưởng DCTS ở Việt Nam và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lậpdân tộc theo hướng DCTS Âu - Mỹ

Tuy nhiên ở Việt Nam, trào lưu duy tân cải cách mang màu sắc riêng biệt, đó

là giai cấp lãnh đạo phong trào duy tân cải cách không phải là các nhà trí thức tưsản Tây học mà là những chí sĩ xuất thân từ nền Nho học cổ truyền Đó là giảinguyên Phan Bội Châu, Phó bảng Phan Chu Trinh, Tiến sĩ Trần Quý Cáp, Tiến sĩHuỳnh Thúc Kháng, Cử nhân Lương Văn Can, Hoàng giáp Nguyễn ThượngHiền… Có người từng tham gia lãnh đạo phong trào Cần Vương như Tiểu LaNguyễn Thành, Tăng Bạt Hổ ; có người đi theo thực dân Pháp phục thiện như LêKhiết… trong bối cảnh dân tộc Việt Nam đang rên xiết dưới ách khốn cùng của chủnghĩa thực dân, trào lưu tư tưởng DCTS phương Tây như tia thái dương, luồng gió

mới, giúp họ vượt qua giới hạn của giai cấp “tháo củi sổ lồng”, “quên ăn quên

Trang 18

ngủ”, vươn lên làm cách mạng Như chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng nhận xét: “Địa ngục mấy tầng, ngọn triều Âu trào vào bốn mặt, đồng nội mịt mù, đêm dài vằng vặc, bỗng đâu gà gáy lên một tiếng, giấc mộng quần chúng thoạt tỉnh dậy…” [44,

tr.106] Từ đó, trào lưu duy tân cải cách đã hình thành với các phong trào: phong

trào Duy Tân (PTDT) (1903-1908), Duy Tân hội và phong trào Đông du 1909), Việt Nam Quang phục hội (VNQPH) (1912-1917).

(1904-1.2 Nội dung tư tưởng

1.2.1 Duy tân về chính trị

Các nhà Nho duy tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã tự phủ định tư tưởngchính trị phong kiến nòng cốt là “tôn quân” để tiếp thu tư tưởng DCTS Họ nhậnthức rằng muốn giải phóng dân tộc, phát triển đất nước phải kết hợp chặt chẽ cứunước với duy tân, tức là học theo văn minh tư sản phương Tây

Động thái đầu tiên của các sỹ phu là phê phán cái cũ, cái lạc hậu của nhànước phong kiến, sự lỗi thời của tư tưởng Nho giáo Huỳnh Thúc Kháng - người

được mệnh danh là “nhà sử học của PTDT” cho rằng: “Ở cái thế giới ngày nay mà đem cái chính trị của cụ Khổng ra mà ứng phó, thật không khác gì chèo thuyền nan

mà đua với tàu thủy, cưỡi ngựa trạm mà chạy theo xe hơi, chỉ mệt nhọc mà không công hiệu gì” [80, tr.290] Nguyễn Thượng Hiền chỉ thẳng nguyên nhân mất nước

là do chính quyền ngu ngốc và hẹp hòi trong điều kiện thế giới đã thay đổi “sóng cạnh tranh lai láng khắp hoàn cầu”, sự xâm lược của ngoại bang có lẽ là không

tránh khỏi Phan Bội Châu phê phán chế độ phong kiến:

Cơm ngự thiện, bữa nghìn quan, Ngoài ra dân đói, dân hàn mặc dân [88, tr.396].

Nội dung chủ yếu trong tư tưởng duy tân của các sĩ phu yêu nước là thay đổi

quan niệm về vai trò, vị trí của dân hay bàn về vấn đề dân chủ hay quân chủ Từ đó

họ đặt ra mục tiêu đấu tranh là giành tự chủ cho nhân dân, tự quyền cho dân tộc, tự

cường cho đất nước “Phê phán trở thành một hiện tượng trong sinh hoạt tư tưởng, sinh hoạt xã hội của trí thức yêu nước bấy giờ Họ phê phán trên tinh thần yêu nước, trách nhiệm với sự hưng vong của đất nước, của nền văn hiến của dân tộc, phê phán là khởi đầu cho sự sáng tạo và phát triển” [32, tr.82].

Thời kỳ đầu duy tân, ở tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ đã hình thành ý thức

về việc thành lập về chính thể quân chủ lập hiến theo hình mẫu Nhật Bản là tiến bộ,

Trang 19

là cần thiết Tiểu La Nguyễn Hàm (Nguyễn Thành) cho rằng: “Tình thế liệt cường bây giờ, nếu không phải đồng chủng, đồng văn thì không ai chịu giúp ai Nước Tàu

đã chịu nhượng Việt Nam cho Pháp, lại thêm hiện nay quốc thể suy hèn, cứu mình không xong mà cứu được ai Duy nước Nhật Bản là một nước tân tiến trong nòi giống da vàng mới đánh được Nga, dã tâm đang hăng lắm… vậy nên chúng ta đứng khóc sân Tần không chi bằng Nhật Bản là phải” [13, tr.76-77] Từ đó,

Nguyễn Hàm và Phan Bội Châu cùng một số đồng chí của mình đã vận động để đi

đến thành lập Duy Tân hội Theo Phan Bội Châu, nhân dân có vai trò và vị trí rất quan trọng; dân và nước gắn bó chặt chẽ với nhau: “dân là của nước, nước là của dân” [88, tr.396]; Một nước độc lập là nước có nhân dân, đất đai và chủ quyền,

trong đó nhân dân có vị trí quan trọng nhất

Phan Chu Trinh người được xem là khởi xướng cho tư tưởng dân chủ ở ViệtNam thì nêu nhiệm vụ chống triều đình phong kiến lên hàng đầu, thiết lập ngay một

chế độ dân chủ ở Việt Nam theo mô hình phương Tây Ông viết: “…Năm 1911 tôi được qua Tây để xem xét cái học thuật văn minh Âu châu Đã mười hai năm tôi ăn nằm trên cái mảnh đất dân chủ, hớp cái hơi không khí tự do, nhờ đó mà tôi hiểu được cái chánh đáng trong thế giới, và cũng biết được chắc cái mục đích của nước nhà nên thay đổi lại thế nào Chúng ta bây giờ cần phải đánh thức nhau dậy,…làm

co tiệt hẳn cả cái sức ma quỷ chuyên chế nó đã ám ảnh chúng ta mấy ngàn năm nay…” [25, tr.592] Từ đó ông đề xuất: “Không cần hô hào đánh Pháp, chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã giác ngộ rồi mới mưu tính đến việc khác” [7, tr.72].

Nhìn chung các Nho sĩ nhận thấy điểm ưu việt của chủ nghĩa dân trị so vớiquân trị, ra sức kêu gọi đồng bào hiểu thấu mọi lẽ, đồng lòng góp sức lo toan việcnước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và các chí sĩ nhất trícao mô hình xã hội được quản lý bằng pháp luật Các ông coi hiến pháp là công cụpháp lý để hạn chế quân quyền độc tôn

Từ sau sự kiện Nhật - Pháp hợp tác với nhau, tư tưởng của các nhà Nho đã

có sự thay đổi Họ từ bỏ tư tưởng nhà nước quân chủ lập hiến, tiếp cận tư tưởngDCTS, đến với tư tưởng cách mạng theo kiểu phương Tây hoặc theo tư tưởng dân

chủ của Tôn Trung Sơn Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập VNQPH với mục đích: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam” [7, tr.13] Dẫu quân chủ lập hiến hay dân chủ cộng hòa, dù

Trang 20

dùng bạo lực cách mạng hay đấu tranh ôn hòa thì mục tiêu đấu tranh của những nhàNho duy tân cũng thống nhất để đưa đất nước phát triển theo CNTB phương Tây.Đây chính là tư tưởng DCTS mà những chí sĩ duy tân ở nước ta đầu thế kỷ XX luôntheo đuổi và hướng phong trào yêu nước vận hành theo luồng tư tưởng đó

1.2.2 Duy tân về văn hóa, giáo dục

Thực dân Pháp không chỉ bóc lột nhân dân ta về kinh tế mà còn nô dịch dântộc ta về văn hóa Chính cái hư danh hủ bại của Nho giáo đã giết chết sự sáng tạo

và tư duy của con người “Này nhé: nào là kinh nghĩa, là phú, là thơ, là chiếu, là biểu, là luận, là văn sách, đều là phép thi của ta cả đấy Nhưng không biết những lối phá, thừa, khởi, thức, thanh, luật, biền ngẫu có ích cho thực dụng không? Mực thước đến thế cũng đã hết chỗ nói Nhưng chẳng qua chỉ làm cho người ta bó buộc cái tính tự do, suy sút tinh thần hăng hái, để chăm vào cái học vấn rất vô dụng mà thôi” [99, tr.125-126] “Đó là cái thứ học u mê, nếu có một vĩ nhân từ đó mà ra đi nữa thì chỉ là một cái may mắn thôi” [29, tr.62].

Đầu thế kỷ XX, thông qua đọc hiểu Tân thư, Tân văn, các Nho sĩ đã chútrọng đến vấn đề văn hoá, giáo dục và họ ý thức được trách nhiệm của mình trướclịch sử Họ công khai tuyên chiến với ý thức hệ lạc hậu phong kiến, tố cáo chính

sách làm ngu dân của bọn thực dân xâm lược Điều đầu tiên họ muốn thực hiện đó

là “khai dân trí” “Khai dân trí” là mở mang hiểu biết, trí tuệ cho dân Theo Phan

Chu Trinh, việc học là của toàn dân, không phân biệt già trẻ, giới tính, địa vị xã

hội… “Khai dân trí” trước hết bằng cách bỏ lối học “tầm chương trích cú”, thơ

văn, phù phiếm của người xưa, cần mở trường dạy chữ quốc ngữ, kiến thức khoahọc thực dụng, bài trừ hủ tục lạc hậu, xa hoa, học nghề thực dụng

Để mở mang dân trí, Phan Bội Châu cho rằng, phải phát triển giáo dục, bởigiáo dục là gốc rễ để xây dựng nền chính trị Tư tưởng về khai dân trí thực sự làmcho dân tộc thay đổi nếp nghĩ cũ kĩ để vươn lên tầm nhận thức mới cao hơn, phùhợp với sự phát triển của thời đại

Duy tân về giáo dục là vấn đề cơ bản và quan trọng giữ vị trí bậc nhất trong

tư tưởng duy tân của các Nho sĩ Khác hẳn với mục đích giáo dục trong tư tưởngNho giáo cũ, mục đích giáo dục của các Nho sĩ duy tân là đào tạo con người mới,

xóa bỏ tính ỷ lại, tạo con người có “não chất độc lập”, dám nghĩ dám làm, tự lực tự

Trang 21

cường, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, tạo ra thế hệ người Việt Nam mới có

đủ trí lực để đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước mà lịch sử đặt ra

Đối tượng, nội dung và phương thức giáo dục cũng phải thay đổi cho phùhợp, phương tiện giáo dục tối ưu là sử dụng chữ quốc ngữ để truyền tải hết nhữngtri thức khoa học của thời đại Nội dung giáo dục cũng được đổi mới cho phù hợp,phải phong phú, thực tế, học thực nghiệp, học đi đôi với hành Ngoài các môn cơbản như địa lý, lịch sử, phép toán, vật lý thì các trường học còn dạy nghệ thuật, thểthao, kĩ năng hoạt động tập thể… Trong lĩnh vực giáo dục, các Nho sĩ duy tân đã đềxuất mô hình trường lớp mới, phương pháp và nội dung giáo dục mới nhằm nângcao dân trí, chấn dân khí Họ xem đây là khâu đột phá trong tiến trình cách mạnggiải phóng dân tộc ở Việt Nam

1.2.3 Duy tân về kinh tế

Đối với các chí sĩ duy tân đầu thế kỷ XX, kinh tế phát triển là điều kiện thuận

lợi để nâng cao dân trí Đó chính là tư tưởng “hậu dân sinh”, tức là phải làm cho

cuộc sống của nhân dân ngày càng đầy đủ, tiến tới văn minh, làm cho mọi người biếtphát triển kinh tế, mở mang ngành nghề, làm cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc Tưtưởng về kinh tế và làm kinh tế là tư tưởng hoàn toàn xa lạ với tư tưởng của Nho sĩtruyền thống nhưng đối với Nho sĩ duy tân đầu thế kỷ XX, tư tưởng kinh tế đã hìnhthành và phát triển với nhiều nội dung phong phú Nho sĩ quan niệm rằng, dân sinhđược phát triển là điều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí, chấn dân khí

Phan Chu Trinh đã quan niệm rằng phát triển đất nước phải dựa trên cơ sởchú trọng đẩy mạnh ngành công thương, cải tạo nghề nông, sản xuất hàng hóa nônglâm sản xuất khẩu, dựa vào chính sách của Pháp để phát triển kinh tế Ông đãkhuyên người nước Nam phải học nghề, chung vốn làm ăn, lối sống giản dị, cải tiếnmáy móc, làm ăn có giờ giấc, sản xuất nhiều hàng hóa, buôn bán với nước ngoài để

có thêm nhiều tư bản

Nghề càng ngày càng đua càng tới, Rộng bán buôn khắp bốn phương trời Vật càng ngày càng mới dễ coi.

Chở chuyên đi bán nước người.

Lợi trong đã được, lợi ngoài lại thêm.

Được nhiều lời càng thêm tư bổn.

Trang 22

Rộng bán buôn khắp bốn phương trời [26, tr.146].

Trong bộ ba chí sĩ Quảng Nam: Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và TrầnQuý Cáp thì Trần Quý Cáp là người đã dành nhiều công sức đi khắp thôn quê thànhthị, hăng hái diễn thuyết bài xích khoa cử phong kiến lạc hậu, đề xướng tân học, chủxướng phát triển kinh tế trong nhân dân, xây dựng học hội, hội nông Thông quanhững buổi diễn thuyết và việc làm của Trần Quý Cáp mà những thuật ngữ chính trị,kinh tế của phương Tây như dân chủ, dân quyền, nhân quyền, công lý, thương mại

đã thâm nhập vào tư tưởng và hành động của nhân dân, làm thay đổi nhận thức của họ

Nguyễn Thượng Hiền cũng kêu gọi mọi người khai phá đất đai để trồng trọt,

chăn nuôi, mở hiệu buôn, “trước một đồng, sau hóa muôn vàn”, kinh tế dồi dào,

đầu óc mở rộng, dân trí, dân khí được nâng cao và nước nhà sẽ phồn vinh, thịnhvượng Về biện pháp buôn bán để sinh lợi, ngoài vấn đề chú trọng đến việc giao lưuhàng hóa giữa các khu vực kinh tế khác nhau trong nội địa giữa miền núi và đồngbằng, trong Nam và ngoài Bắc Phan Bội Châu cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng

của vấn đề buôn bán với nước ngoài để khắc phục tình trạng: “Mấy lâu nay của cải của dân ta như dầu mỡ cứ ra hoài mà không vào” Ông kêu gọi “Phải tổ chức các hội công, nông, thương, học là người trong nước biết có đoàn thể, dễ dàng cho cuộc vận động” [7, tr.59].

1.2.4 Duy tân về xã hội

Dưới sự cai trị độc đoán, hà khắc của chế độ thực dân, phong kiến, các sĩphu yêu nước mong muốn hình thành một thế giới dân chủ, tự do, bình đẳng trong

đó dân có thực quyền và được bảo về bằng pháp luật Đó chính là tư tưởng “chấn dân khí” “Chấn dân khí” là làm cho mọi người thức tỉnh tinh thần dân tộc, khuyến

khích ý thức tự lực, tự cường, giác ngộ được quyền lợi của mình, giải phóng khỏi

sự kìm kẹp của chế độ quân chủ chuyên chế và đàn áp thực dân Trong ba vấn đềquan trọng: học thuật, nhân tài, dân khí thì chấn dân khí là nhiệm vụ đầu tiên, làm

cơ sở cho nuôi nhân tài, đổi học thuật

Phan Bội Châu coi cả dân tộc là bình đẳng về mặt nhân tính, đều là con Lạc,cháu Hồng, đều có lòng yêu nước, thương nòi, yêu tự do Khi đất nước được duytân rồi thì tư cách nội trị, quyền lợi ngoại giao đều do người Việt nắm giữ, ngườidân là những người được lợi nhiều nhất trong xã hội văn minh, đồng bào được sung

sướng Phan Bội Châu đã nhiệt huyết phân tích về một “Tân Việt Nam” đổi mới

Trang 23

toàn diện; trong xã hội đó mỗi thành phần xã hội có tư cách mới, trách nhiệm xã hộimới Trong số các Nho sĩ duy tân, có thể nhận thấy, Phan Bội Châu bàn luận khátích cực đến từng thành phần xã hội, từng giới, với mục đích làm cho mọi ngườiđều nhận ra trách nhiệm của mình trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng nhưtrong xây dựng xã hội mới dân chủ, dân quyền.

Nho sĩ duy tân chủ trương “chấn dân khí” đối với từng đối tượng như: trí

thức, nông dân, thương nhân, phụ nữ, thanh niên Điểm khá nổi bật thế hiện tưtưởng dân chủ theo phương Tây là họ bàn đến vị trí, vai trò bình đẳng của phụ nữtrong bảo tồn và phát triển xã hội, từ đó vận động xã hội công nhận và bản thân phụ

nữ phải đấu tranh đòi nữ quyền, bình quyền Cho đến nay, chúng ta đã gặt hái đượcnhiều thành quả cách mạng trong đó có giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳnggiới Thành tựu đó chắc chúng ta không thể quên những người gieo những hạt mầmđầu tiên là các Nho sĩ duy tân yêu nước đầu thế kỷ XX

Phan Chu Trinh khẳng định những mặt tốt của nền luân lý Tây phương vàcho rằng nhờ những đức tính tốt đó mà giảm được sự phân cách giàu nghèo và có

sự bình đẳng con người trong xã hội

Chấn dân khí được các sĩ phu yêu nước xem như là “gọi hồn nước”, mà sau này khi ĐCSVN ra đời gọi là “giác ngộ”, là một nhu cầu khách quan của xã hội Việt Nam đương thời khi mà cái bệnh “chết lòng” phổ biến, nước ta như cái xác

không hồn, còn thở thoi thóp mà không ý thức bản thân

Dân khí suy giảm có nguyên nhân từ việc không có hội, đoàn để ai ai cũngđược tỏ bày tư tưởng, tình cảm với quê hương, đất nước Hơn nữa lòng lợi kỷ, tính

tự ti từ lâu đã quá nặng nề nên hạn chế người Việt không dám nghĩ đến việc cải

cách Theo các ông, biện pháp hữu hiệu để tập hợp lực lượng, “chấn dân khí” là tổ

chức nhân dân thành hội, đoàn Từ tư tưởng lập hội, đoàn, đảng chính trị, các Nho

sĩ tiến hành thực hiện trong thực tế Họ lập các hội buôn, hội học, hội diễn thuyết,hội trồng cây, hội hớt tóc ngắn, mặc quần áo Tây, hội nuôi tằm Sinh hoạt của cáchội góp phần tích cực phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần độc lập,tính tự lập, tự cường Những tập quán xưa cũ, những lễ giáo cổ hủ từ trong gia đìnhđến ngoài xã hội đều được số đông trong hội, đoàn bác bỏ, thực hành những chủthuyết mới dân chủ, tiến bộ

1.3 Phương thức hoạt động của trào lưu duy tân cải cách đầu thế kỷ XX

Trang 24

Gắn liền với tư tưởng cứu nước mới là phương thức đấu tranh mới, Nho sĩduy tân đầu thế kỷ XX hình thành ra hai phái trong công cuộc vận động cứu nước.Một phái chủ trương giành độc lập trước nhất, phải vũ trang bạo động, nếu sứcmình chưa đủ thì tìm viện trợ ở ngoài Những nhà Nho đi theo con đường này được

xem là nằm trong tổ chức bí mật, gọi là ám xã, theo xu hướng bạo động Người đại

diện cho phái ám xã là chí sĩ Phan Bội Châu Còn một bên tiến hành vận động đổimới ngay trong nước, tìm cách khai thác triệt để những điều kiện công khai, hô hàonâng cao dân trí, với danh nghĩa là thúc đẩy cho quần chúng thấy rõ cái hủ bại của

đất nước dưới chế độ phong kiến quân chủ Việc làm này lợi dụng chiêu bài “khai hóa” của bọn thực dân nên tiến hành đàng hoàng trước bộ máy chính quyền thực dân và tay sai Vì thế, người ta gọi họ là ở trong phái minh xã, theo xu hướng cải cách Người đứng đầu lãnh đạo đó là chí sĩ Phan Chu Trinh Minh xã hay ám xã, thì

vẫn cùng chung mục đích đổi mới đất nước, giải phóng dân tộc

Tuy có sự phân biệt trong xu hướng cứu nước giữa những người khởi xướng,song các sĩ phu yêu nước và nhân dân Việt Nam không có sự phân biệt giữa bạođộng và cải cách Tất cả đều hưởng ứng chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu

và Phan Chu Trinh vì “tương phản nhi tương thành” như Huỳnh Thúc Kháng đã

nhận xét Vì vậy trong phong trào yêu nước cuối thế kỷ XX, bên cạnh phương thứcđấu tranh vũ trang của thời kì trước được tiếp tục duy trì, nhiều phương thức đấutranh mới được áp dụng nhằm tạo ra thực lực về kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sựcho cuộc giải phóng và phát triển đất nước Đó là thành lập các tổ chức để tập hợp

lực lượng (Duy Tân hội, VNQPH), tiến hành một cuộc vận động duy tân, cải cách

sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: lập hội buôn, hội nông, hộihọc, xuất bản sách báo, tuyên truyền vận động, bình văn, diễn thuyết, đưa kiến

nghị, biểu tình, thực hiện sự đoàn kết quốc tế (tham gia thành lập Đông Á đồng minh hội, Liên minh Điền - Quế - Việt, Hội Chấn hưng Á).

1.4 Vai trò, ý nghĩa lịch sử của trào lưu duy tân cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Quá trình hình thành, chuyển biến về tư tưởng của Nho sĩ duy tân đầu thế kỷ

XX là một tất yếu của lịch sử Trải qua quá trình trăn trở, tìm tòi, các sĩ phu yêunước đã tự phủ định những hạn chế về mặt nhận thức chính trị, xã hội so với lớpNho sĩ cuối thế kỷ XIX, đồng thời tiếp tục phát huy những tinh thần yêu nước, ý chí

Trang 25

quyết tâm đấu tranh giải phóng dân tộc, tinh thần “tự tân”, “tự học”, “tự nhiệm”

của Nho sĩ Việt Nam Tư tưởng và hành động duy tân cải cách của Nho sĩ đã cónhững tác động trực tiếp và gián tiếp đến mọi mặt đời sống của Việt Nam đầu thế

kỷ XX Nho sĩ duy tân có tác dụng tích cực trong việc thức tỉnh dân tộc, thay đổinếp sống cổ hủ, trì trệ, lạc hậu của người Việt Nam trong giai đoạn những năm đầuthế kỷ XX Những hoạt động văn hóa, giáo dục đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc,tính tự giác đổi mới trong nhân dân Mặc dù chưa đặt ra mục tiêu xóa bỏ chế độphong kiến nhưng qua mô hình hoạt động của nền giáo dục mới, nền văn hóa mới,trào lưu duy tân cải cách của những nhà Nho yêu nước đã dùng mọi phương tiện,cách thức khác nhau đả phá vào tư tưởng Nho giáo lỗi thời, làm thay đổi tư duycách nghĩ, cách làm của người Việt Nam

Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ duy tân yêu nước Việt Nam đầuthế kỷ XX là sự phát triển tiếp tục truyền thống đổi mới của lịch sử tư tưởng dântộc, đã bước đầu đưa lịch sử tư tưởng Việt Nam sang một giai đoạn phát triển mới

Từ đây trở đi, giới trí thức Việt Nam tìm con đường giải quyết khủng hoảng tưtưởng, khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc theo đường hướng của cách mạng

vô sản Quá trình này như chặng trung gian, chuyển tiếp cần thiết giữa hai giai đoạnphát triển của ý thức hệ Việt Nam nhưng đều xoay quanh trục chính là chủ nghĩayêu nước Dẫu là đấu tranh công khai hay bí mật thì tư tưởng duy tân cải cách củacác chí sĩ duy tân cũng đã khẳng định một thực tế lịch sử rằng: muốn độc lập dântộc, đem lại quyền tự do dân chủ cho nhân dân không có con đường nào khác làphải canh tân đất nước, hội nhập với thế giới bên ngoài để học tập, tiếp thu tinh hoacủa nhân loại

Trong bối cảnh Việt Nam đang rên xiết dưới chế độ sưu cao thuế nặng, tưtưởng duy tân cải cách của những chí sĩ yêu nước đã thổi bùng lên ngọn lửa đấutranh của nhân dân cả nước Họ giác ngộ được quyền sống, quyền tự do, quyền làm

người của mình Như làn sóng “tức nước vỡ bờ”, phong trào kháng thuế ở Trung

Kỳ năm 1908 là phong trào công khai đầu tiên của nhân dân ta bằng bạo lực đã thểhiện sức mạnh và ý chí của nhân dân Việt Nam Dưới sự tác động, ảnh hưởng củacác sĩ phu yêu tiến bộ, phong trào chứng tỏ khả năng cách mạng, ý chí đấu tranh vàkhát vọng có được quyền dân chủ của nhân dân ta, làm tỉnh ngộ quần chúng nhândân đồng thời ảnh hưởng lâu dài về sau, làm chấn động chính trường nước Pháp

Trang 26

Có thể thấy rằng, những đóng góp của phong trào Duy Tân không chỉ ở nộidung tư tưởng, những phương pháp cách mạng mà còn đóng góp cả một lực lượng

lớn lao cho cách mạng Việt Nam Những chí sĩ duy tân xứng đáng là “những người trồng mầm khai hóa đầu tiên ở Việt Nam” Không ít trong số những nhà

duy tân cũ là lãnh đạo của những cuộc đấu tranh bạo động cách mạng sau này, đó

là Thái Phiên, Trần Cao Vân, Trần Hoành…Trong phong trào giải phóng dân tộc

do ĐCSVN lãnh đạo đều có sự góp mặt nhiệt tình của những chiến sĩ Duy tân, đặc

biệt là trong cuộc vận động dân chủ năm 1936-1939 Họ là những cán bộ lãothành của cách mạng, trong số đó một số người được chứng kiến và được hưởngthành quả của Cách mạng Tháng Tám 1945 như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi,Trần Đình Phiên, Hoàng Văn Khải

Trào lưu duy tân cải cách đầu thế kỷ XX đã để lại nhiều bài học kinhnghiệm về nội dung và phương thức tiến hành cách mạng cho phong trào yêunước ở Việt Nam sau này Đó là bài học muốn độc lập tự chủ phải nâng cao dântrí, đào tạo nhân tài, phải tin vào nội lực quốc dân, tránh thái độ tự tôn và cũng

không mặc cảm tự tin; Đó là bài học về tính cấp thiết muốn “đổi mới” xã hội, phải

thành lập tổ chức, hội, đoàn thể để tập hợp lực lượng tham gia cách mạng, phảikết hợp các hình thức đấu tranh để đạt đến mục tiêu chung của cuộc cách mạng,

đó là đấu tranh bí mật kết hợp đấu tranh công khai, bạo động kết hợp với ôn hòa ,phải biết kết hợp giữa kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa vănhoá của nhân loại Đó là bài học về tinh thần quyết tâm và kiên trì đổi mới vì sựphát triển của dân tộc; Là bài học về tính tất yếu phải chuẩn bị lực lượng vật chất

và tinh thần cho toàn xã hội tiếp nhận và thực hiện công cuộc đổi mới… Nhữngbài học đó cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị

Trang 27

Tiểu kết chương 1

Trước sự chuyển biến của tình hình quốc tế và yêu cầu của lịch sử dân tộc,

xu hướng duy tân cải cách đầu thế kỷ XX đã thu hút đông đảo nhiều tầng lớp trong

xã hội tham gia, đặc biệt là tầng lớp Nho sĩ tiến bộ Tuy ở mỗi địa phương có nhữngđiều kiện và biểu hiện khác nhau song nhìn chung phong trào cách mạng thời kỳnày diễn ra toàn diện với nhiều hình thức và nội dung phong phú nhằm từ bỏ conđường quân chủ phong kiến, hướng tới con đường cách mạng DCTS

Mặc dù có sự phân hóa về xu hướng cứu nước nhưng trong trào lưu duy tâncải cách đầu thế kỷ XX, các Nho sĩ không có sự đối lập sâu sắc mà hỗ trợ, kết hợp

với nhau như cụ Huỳnh Thúc Kháng nhận xét: “tương phản nhi tương thành”, tạo

nên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân Trường ĐôngKinh nghĩa thục là cầu nối giữa hai khuynh hướng cách mạng với mục tiêu đấutranh chung đó là giải phóng dân tộc Tuy mỗi phương pháp đều có những hạn chếriêng của nó nhưng quan điểm của các nhà bạo động thì đúng trong chiến lượccòn quan điểm của các nhà tư tưởng theo phương pháp ôn hòa thì đáp ứng yêu cầuthực tế của xã hội

Về phương châm là như vậy, nhưng do hoàn cảnh xuất thân cũng như dựatrên sự cấm đoán của thực dân, phong kiến, mà những chí sĩ duy tân chưa thể tiếpxúc trực tiếp với hệ tư tưởng DCTS Con đường tiếp thu tư tưởng tư sản của họthông qua các tác phẩm lược dịch, biên dịch, với nhiều trung gian chuyển ngữ Do

đó, nhiều nội dung tư tưởng bị rơi rụng hoặc thông qua lăng kính của người khác.Mặc dù vậy phong trào đã kịp thổi luồng gió mới DCTS vào trong phong trào cáchmạng, làm bùng phát phong trào của quần chúng lao động, tạo tiền đề phát triển chophong trào cách mạng chống phong kiến và đế quốc của nhân dân Việt Nam saunày Trong quá trình đó, Phan Bội Châu đã có những đóng góp vào sự phát triểncủa trào lưu duy tân cải cách đầu thế kỷ XX

Trang 28

CHƯƠNG 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG DUY TÂN CẢI CÁCH

CỦA PHAN BỘI CHÂU Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX

2.1 Tư tưởng duy tân cải cách của Phan Bội Châu

2.1.1 Chủ trương xây dựng một nước Việt Nam tiến bộ

Trước sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến, mà nòng cốt là tư tưởng Nhogiáo, yêu cầu của lịch sử dân tộc là tìm ra một mô hình nhà nước mới cho dân tộcViệt Nam Bước sang đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới và trong nước chỉ chophép dân tộc ta lựa chọn con đường DCTS DCTS là một hệ tư tưởng xuất hiệnhàng trăm năm trước ở phương Tây nhưng đối với các nước ở châu Á, trong đó cóViệt Nam đây là điều mới mẻ, tiến bộ Với lòng yêu nước nồng nàn, tài năng và

sự mẫn cảm của mình, chí sĩ Phan Bội Châu đã tìm kiếm và tiếp nhận những tràolưu tư tưởng phương Tây qua Tân, thư Tân văn của nước ngoài, đã lãnh đạo cuộccách mạng của dân tộc theo con đường DCTS Quá trình hình thành tư tưởng

chính trị của Phan Bội Châu trải qua nhiều giai đoạn Với Duy Tân hội rồi VNQPH và dự định lập Đảng Quốc dân Việt Nam, Phan Bội Châu tiến từ quân

chủ lập hiến đến dân chủ cộng hoà và hướng tới XHCN Đó là một quá trình mòmẫm, đấu tranh, tìm tòi không ngại hi sinh gian khổ của chí sĩ Phan Bội Châu đểđem lại độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân

Ngay từ đầu, trong tư duy của cụ Phan đã hình thành trong tư tưởng của

mình một mô hình nhà nước mới khi Cụ đề ra tôn chỉ, mục đích của Duy Tân hội:

“cốt khôi phục Việt Nam, lập nên một Chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ

nghĩa gì khác” [7, tr.33] Đến năm 1905, sau khi sang Nhật, tiếp xúc với các nhà

tư tưởng Trung Hoa và Nhật Bản thì tư tưởng quân chủ của Cụ Phan đã biếnchuyển sang bước phát triển mới: quân chủ lập hiến Đến năm 1906, chương trình

của Duy Tân hội khẳng định mục đích: “khôi phục Việt Nam, thành lập nước quân chủ lập hiến” [69, tr.69].

Nhà nước quân chủ lập hiến theo quan điểm của Phan Bội Châu phải cónhững yếu tố sau:

Trang 29

Thứ nhất, đó là phải có hiến pháp: Có thể nói Phan Bội Châu là người Việt

Nam đầu tiên nêu ra vấn đề hiến pháp

Phan Bội Châu khẳng định tầm quan trọng của Hiến pháp trong một nước:

“Tôi thiết tưởng nước ta từ xa vẫn chưa có Hiến pháp, nay lập bản Hiến pháp không những là một sự hay, lại còn là một điều cần Thế nào cũng phải có Hiến pháp, lẽ ấy tất nhiên ( )” [11, tr.244] Cụ phác họa sơ lược về Hiến pháp Việt Nam của mình: “Hiến pháp của tôi là châm chước theo Hiến pháp của các nước quân chủ như nước Anh, nước Nhật; theo Hiến pháp của các nước Mỹ, nước Đức, nước Nga Lại phải tuỳ theo các trình độ dân ta mà lựa chọn lấy những điều thích hợp, thì mới có thể gọi là hoàn thiện được ” [11, tr.244]

Thứ hai, hiến pháp phải gắn liền với chủ quyền quốc gia và các biểu tượng quốc gia Đối với một quốc gia, vấn đề quan trọng hơn hết là độc lập Một khi

chính quyền ở nước ta về tay Pháp, đất đai ta bị quân Pháp chiếm đóng, nhân dân

ta bị Pháp cai trị, thì đó là nước ta đã mất Cho nên, đối với Cụ Phan, giành lại độc

lập, giành chủ quyền dân tộc là vấn đề số một Cụ viết: “Điều quan trọng nhất là chủ quyền; điều quan trọng của chủ quyền là độc lập, chủ quyền hoàn toàn, đối nội lẫn đối ngoại” [24, tr.212] Phan Bội Châu không thừa nhận một “chủ quyền”

bị cắt xén, bị hạn chế, không thừa nhận một sự độc lập giả hiệu, hình thức Đối

với Phan Bội Châu, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền dân tộc là “ở trong nước thì che chở được cho đồng bào, ở ngoài thì tranh hùng được với dị tộc, làm cho dị tộc phải kính sợ” [29, tr.142] Thể hiện tư tưởng ấy, suốt từ đầu thế kỷ cho

đến chiến tranh thế giới thứ nhất, Phan Bội Châu toàn tâm, toàn ý tuyên truyền, tổchức vận động không mệt mỏi cho độc lập dân tộc, chủ quyền dân tộc bằng bạođộng cách mạng

Về quốc hiệu, quốc kỳ: Phan Bội Châu đề xuất lấy quốc hiệu nước ta là Việt Nam chứ không dùng quốc hiệu là Đại Nam hay An Nam như trước đây Các tổ

chức do Phan Bội Châu tổ chức và lãnh đạo cũng như các tác phẩm của Cụ đều

dùng tên gọi Việt Nam: Việt Nam Quang phục, Việt Nam Quốc dân, Việt Nam vong quốc sử, Việt Nam quốc sử khảo Dưới thời quân chủ, nước ta không có quốc kỳ Chỉ có cờ vua chứ không có cờ nước Phan Bội Châu đã có nhận xét: “Xa nước ta chỉ có cờ hoàng đế mà không có cờ nước, cũng là một việc quái gở” [13, tr.219].

Cụ đã kỳ vọng: “Cờ nước ta phất phới ở trên thành Pari, và sắc nước ta chói rạng

Trang 30

ở trong địa cầu ( )” [9, tr.255] Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Phan Bội Châu là người đầu tiên nêu vấn đề quốc kỳ cho nước ta, theo Phan Bội Châu Niên biểu, năm 1912, khi thành lập VNQPH thì Quốc kỳ Việt Nam cũng sáng

chế từ lúc đó

Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của công dân: Dù khi còn bảo vệ thuyết quân

chủ lập hiến (khoảng năm 1906 về trước) hay khi đã chuyển hẳn sang dân chủ cộnghoà (từ năm 1912 về sau), tư tưởng của Phan Bội Châu vẫn là đề cao nhân dân, đề

cao dân quyền Bởi vì, “dân quyền mà được đề cao thì nhân dân được tôn trọng

mà nước cũng mạnh Dân quyền bị xem nhẹ thì dân bị coi khinh mà nước yếu Dân quyền hoàn toàn mất thì dân mất, mà nước cũng mất” [9, tr.386] Cụ cho rằng:

Chữ dân thời lại gốc trong chữ quyền!

Dân sống lâu, bởi quyền tôn trọng, Dân không quyền dân sống được đâu!

Không quyền là ngựa là trâu, Dân đã đến thế nước đâu được còn! [12, tr.59].

Phạm vi các quyền của công dân rất rộng rãi: quyền tự do ngôn luận, tự do

tư tưởng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do kinh

doanh với Phan Bội Châu thì quyền lợi gắn liền với nghĩa vụ: “Nghĩa vụ bao nhiêu, bấy nhiêu quyền lợi” Làm người ai cũng phải có nghĩa vụ phải lao động.

Đó là nghĩa vụ làm người:

Tằm siêng kéo tơ, ong chăm gây mật.

Mèo lo bắt chuột, gà cần gáy đêm.

Chức phận phải làm, vật gì cũng có.

Huống người ta đó, nghĩa vụ rất to.

Trời đã phó cho, mình nên gánh vác ( ) [12, tr.16].

Ngoài ra, con người cần phải làm tròn nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ nộp thuế

để xây dựng và phát triển đất nước

Thứ tư, về cơ chế thực hiện quyền lực của nhà nước Một quan điểm lớn

trong tư tưởng lập hiến của Phan Bội Châu là việc xây dựng và củng cố nhà nướccộng hoà dân chủ, độc lập, thể hiện chủ quyền của một quốc gia Nhà nước ấy do

dân bầu lên và bãi miễn Trong Tân Việt Nam, Phan Bội Châu đã vạch ra cách thức

mà nhân dân cần phải thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình: “Trên là vua

Trang 31

nên để hay nên truất; dưới là quan nên thăng hay nên giáng, dân ta đều có quyền đoán cả Những vua tệ quan hư không hợp với công đạo thì hội nghị viện, dân ta hội nhau, công nghị được quyền khiển trách và trừng phạt” [9, tr 256].

Trong một nước dân chủ, Nghị viện là cơ quan đại diện cho nhân dân có

quyền rộng rãi Khi Việt Nam độc lập rồi: “Giữa đô thành nước ta đặt một toà Nghị viện lớn Bao nhiêu việc chính trị đều do công chúng quyết định ( ) [9, tr 256] Trong Việt Nam quốc sử khảo, Cụ cũng khẳng định vai trò của Nghị viện nhân dân: “Hình pháp, chính lệnh, thuế khoá, tiêu dùng đều do Nghị viện quyết định mà Nghị viện đều do nhân dân tổ chức nên” [9, tr.387] Trong tư tưởng Phan

Bội Châu, có sự phân công rõ ràng giữa Nghị viện là cơ quan đại biểu nhân dân và

Chính phủ là cơ quan hành pháp, hành chính “Những điều nhân dân cho là phải, Chính phủ không thể không làm; những điều nhân dân cho là trái, Chính phủ không được làm Tuy rằng sắc chiếu của Hoàng đế rất là đáng tôn trọng, nhưng nếu Nghị viện không đồng ý thì cũng phải thu hồi mệnh lệnh đó” [9, tr.387] Sự

chuyển biến trong tư tưởng Cụ về thể chế lập hiến đã thể hiện một tinh thần khaiphóng, xuất phát từ động cơ tích cực, cái tích cực của một người con chí hiếu đốivới mẹ cha đang lâm trọng bệnh, trong việc chạy chữa tới cùng, hễ thấy phươngthuốc nào không hiệu nghiệm là vội đi tìm thứ thuốc khác ngay, nhất là thứ đangđược người láng giềng sử dụng có vẻ hiệu nghiệm Như vậy, tư tưởng dân chủ củaPhan Bội Châu không đợi phải là cộng hòa mới có mà khi có vua cũng cần dân chủ

Tư tưởng này đã góp phần nâng cao toàn bộ tư tưởng của Phan Bội Châu lên mộtđỉnh cao mà hiếm có những người cùng thời theo kịp

Ở cuộc họp thành lập hội VNQPH, Phan Bội Châu tuyên bố: “ Từ lâu, chủ nghĩa quân chủ đã đặt ra ở sau ót Sở dĩ chưa dám xướng to lên, là vì lúc đầu tôi mới xuất dương, vẫn đã tiêu ngọn cờ quân chủ mà thủ tín với người ( ) Bây giờ thì cuộc diện đã thay đổi rồi, tôi mới đề xuất nghị án ra trước công chúng là đổi quân chủ chủ nghĩa là dân chủ ( ) Kết quả thì đa số khuynh hướng về dân chủ chủ nghĩa” [13, tr.211-212] Phan Bội Châu khẳng định: “Chính thể cộng hòa là một chính thể rất tốt đẹp Quang phục quân trong khi đánh đuổi giặc Pháp đồng thời cũng xây dựng một nước cộng hòa dân chủ” [10, tr.135]

Có thể nói, ngoài chủ nghĩa yêu nước, Cụ không có một chủ nghĩa nhất định.Quân chủ lập hiến hay dân chủ cộng hòa không phải là tư tưởng tiến bộ nhất của

Trang 32

thời đại khi mà phương Tây đang đứng trước ngưỡng cửa của CNXH Nhưng tưtưởng xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường DCTS của Phan Bội Châu cótác dụng tích cực, đóng một vai trò to lớn, đã động viên mọi người đứng lên chống

đế quốc Pháp và tay sai Có thể nói, Phan Bội Châu là một chiến sĩ cách mạng tiênphong và xuất sắc nhất ở nước ta vào đầu thế kỷ XX Đường lối, chủ trương của Cụrất toàn diện và tư tưởng lập hiến của Cụ đã thể hiện tính chất toàn diện ấy mộtcách sâu sắc

2.1.2 Chủ trương cải tổ xã hội, canh tân trên các lĩnh vực

2.1.2.1 Đổi mới con người

Theo Phan Bội Châu, để thực hiện “duy tân”, trước hết phải xây dựng con

người Trong toàn bộ những sáng tác thơ văn của Phan Bội Châu đều là sự phảnánh nỗi đau, nỗi nhục mất nước của dân tộc Việt Nam, mà nguyên nhân được ông

chỉ ra là xuất phát từ con người, theo ông: “biến cố do người gây nên, vận trời theo liền đó” Phan Bội Châu bàn về trời, về quỷ thần, về tôn giáo không phải chỉ mang

tính chất triết học thuần túy là vì con người, nhằm giải phóng con người Những gì

mà con người đó có được không phải là con người hèn nhát, sợ giặc, mà là conngười có nghĩa lớn, có ý chí và trí tuệ, là người dám chấp nhận hy sinh cho sự sốngcòn của dân tộc Đối với Phan Bội Châu, nghĩa đồng bào chẳng những là nguyênkhí của quốc gia mà còn là thiên chức của con người Việt Nam Đó là vốn quý củacon người Việt Nam và là một trong những nguồn cội tạo nên sức mạnh của dân tộcViệt Nam

Trước hết, Phan Bội Châu vạch ra mười điều mà ông gọi là “tệ bệnh của quốc dân”:

1 Tính ỉ lại

2 Lòng giả dối.

3 Thói nhút nhát

4 Tham lợi riêng

5 Đua những việc hư danh.

6 Không thực lòng yêu nước

7 Không biết nghĩa hiệp quần.

8 Không thương nòi giống.

9 Không biết đường kinh tế.

Trang 33

10 Mê tín những tục cổ hủ [82, tr.102].

Trong Tạp ký, Phan Bội Châu viết: “Cái lo của người học giả không có gì hơn là tự mình không có tai mắt mà phải nhờ người làm tai mắt mình, không có chân tay mà phải mượn người làm chân tay mình, không có tâm tư mà phải mượn tâm tư người làm tâm tư mình, không có tinh thần mà phải nhờ tinh thần người làm tinh thần mình Các học phái ở nước ta có ai khỏi bệnh đó chưa? Không có não chất độc lập nên mới như thế đấy” [88, tr.353]

Với Phan Bội Châu, tự do vừa là đạo lý, vừa là khát vọng của con người, nên lẽ đương nhiên là người Việt Nam không bao giờ chấp nhận làm thân phận của

kẻ nô lệ, mà trái lại, phải vùng dậy đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc Có thể nói rằng tư tưởng về tự do như vậy đã góp phần thắp sáng lên niềm tin mãnh liệt và tinh thần quật cường của dân tộc, vào sức mạnh của chính nghĩa và làm bùng lên khát vọng tự do vốn âm ỉ, nung nấu trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam Thời đại mà Phan Bội Châu sống là khoảnh khắc giao thời giữa hai thế kỷ, là thời

kì chuyển giao mạnh mẽ giữa những luồng tư tưởng lớn Để có tự do, đòi hỏi con người Việt Nam phải được giải phóng về mặt tư tưởng để họ có đủ lý trí để nhìn thẳng về phía trước, chớp lấy thời cơ “đem sức ta mà giải phóng cho ta”

Khác hẳn với quan niệm “thiên mệnh” của các nhà Nho cũ, Phan Bội Châu không đề cao Trời, Thần mà đề cao con người Cụ khẳng định “nhân dân

là quan trọng nhất, nhân dân còn thì nước còn, nhân dân mất thì nước mất ” Theo Phan Bội Châu: ta phải tự mài “gương tri thức ta” cho tường, ta phải tự khêu “đèn tri thức ta” cho sáng, ta phải biết tự mình suy, tự mình nghĩ, tự mình làm, ta phải biết “tự tân” để “tự tồn”, ta phải biết tự trọng tự chủ, tự bán “cái

dã man”, tự mua “cái văn minh” trong tủy Phan Bội Châu cho rằng, trong cuộc đấu tranh cho độc lập, nếu không thể cầu ở lực lượng thần bí nào mà phải cầu sức người sức của ở chính mình, con người cần cho cuộc đấu tranh độc lập

đó phải là con người tự lập, có trí tuệ, có chí khí, nhiệt tình cách mạng, có “não chất độc lập” Với Phan Bội Châu, con người đã chiếm được vị trí trung tâm trong tự nhiên và lịch sử, là “giống nhân”, “giống Thánh” ở trên đời Con người với sức mạnh ý chí và trí tuệ của mình sẽ làm nên lịch sử của mình làm cho lịch sử phát triển không ngừng, đưa xã hội từ trạng thái dã man bước sang thời đại khai hóa để tiến tới một xã hội văn minh.

Trang 34

Trên cở sở nhận thức như vậy, Phan Bội Châu đề ra các phương cách để chấn hưng dân khí theo Cụ nên: triệt tận gốc nạn hối lộ, khích lệ lòng của những kẻ

sĩ, cổ vũ khí chất kiên cường Bên cạnh đó phải mở mang công ích, muốn mở mang

công ích cần định ra một sách chặt chẽ rộng khắp các quy tắc về lao động tiềnlương, làm cho các ông chủ không thể lẫn tránh, người nghèo có chỗ nương tựa,mọi người có thể bằng công tâm mà hoàn thành công việc Ngoài ra, cần uốn nắnnhững tệ hại của cách đánh thuế, giảm những thứ thuế có hại cho người nghèo, trợsức dân, trái lại tăng tất cả những thứ thuế có hại cho người giàu (thuế thuốcphiện ) kích thích để họ căm phẫn người ngoài, tăng cường phê phán sự hiểm độccủa thực dân Pháp

Theo Phan Bội Châu, sức mạnh để thực hiện công việc giải phóng đó khôngphải ở thế giới bên kia mà ở tồn tại ngay trong thế giới con người Việt Nam đangrên xiết dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Phan có một lòng tin mãnh liệtvào đồng bào, vào khả năng cách mạng của nhân dân Nếu được tôi luyện, đào tạo,chính con người của nước Việt Nam sẽ giành được độc lập Đặc biệt, tư tưởng đổimới của Phan Bội Châu chú trọng đến tất cả những đối tượng cần kêu gọi, thanhniên và phụ nữ Trong Bài ca chúc tết thanh niên Cụ kêu gọi:

Đừng ham chơi ! Đừng ham mặc ! Ham ăn ! Dựng gan óc để đánh tan sắt lửa

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ ! Mới thế này là mới hỡi chư quân Chữ rằng: Nhật nhật tân, hựu nhật tân! [88, tr.436].

Nói một cách khác, con người có ý thức, giác ngộ, hiểu biết, dám muốn, dámlàm thì mới làm cách mạng được, những người mê muội, vô tri, lệ thuộc thì không

làm cách mạng được Người có “não chất độc lập” trở thành mục tiêu xây dựng

con người mới, mục đích của mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, có tác dụng kích thích suy nghĩ độc lập, tư tưởng độc lập Nhờ đó mà có hàng trăm học sinh sinh viên không ngại gian khổ xuất dương cầu học, hàng triệu con người Việt Nam yêu nước đứng lên làm cách mạng, cứu giống nòi.

2.1.2.2 Giáo dục

Tuy có học vấn uyên thâm nhưng sống trong thời khắc mạt kỳ của chế độphong kiến cùng với nền Nho học lạc hậu, Phan Bội Châu không chọn con

Trang 35

đường cử nghiệp để lập thân mà đem thân mình hy sinh cho sự nghiệp cáchmạng của dân tộc Phan Bội Châu tỏ rõ thất vọng đối với nền Hán học, đồng thời

căm phẫn nền giáo dục “nô lệ” của thực dân Pháp, chính hoàn cảnh đen tối đã

chôn sống mất bao nhiêu thiếu tuấn thông minh, thật đáng phàn nàn Cụ vạchtrần âm mưu, luận điệu giả dối của thực dân Pháp Bọn thực dân coi dân ta nhưtrâu như chó, như cỏ như rơm, chứ chẳng có gì gọi là khai hóa văn minh cả.Phan Bội Châu không ảo tưởng về kẻ thù mà coi chúng là giặc, là quân ăn cướp

Cụ khinh bỉ, mỉa mai cái gọi là văn minh của chúng

Trong cuốn Hải ngoại huyết thư, Cụ phê phán:

Trường quốc học đặt tên Pháp Việt, Dạy người Nam đủ biết tiếng Tây.

Đến như trăm thứ nghề hay, Binh, cơ, điện, hoá không thầy dạy khôn!

Lối nông học hãy còn ngơ ngẩn, Việc công trường thờ thẫn biết chi.

Trăm nghề Pháp học tinh vi, Người mình mình cứ ngu si mặc mình [21, tr 149].

Trong cuốn Niên biểu, Cụ viết: “Quyền giáo dục nước tôi hoàn toàn trong tay giặc Pháp, nhà trường mà giặc Pháp lập ra hoàn toàn là giáo dục nô lệ ; Sống trong muôn vàn cái chết, chỉ nghĩ có bạo động mà thôi, bạo động tức làm môi giới cho sự cải lương giáo dục” [7, tr.144-145]

Phan Bội Châu rất đề cao vai trò của giáo dục Theo Cụ, tri thức là dấu hiệu

cơ bản để phân biệt, so sánh con người với vạn vật và đưa con người lên vị trí ưu

đẳng, đóng vai trò là “bậc tôn trưởng ở trong vạn vật” Trình độ học vấn và dân trí

của một nước có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng nguồn nhân lực Phan BộiChâu cho rằng con người không có trí thức giống như súc vật, chỉ biết ăn, uống hay

chỉ là “giá áo túi cơm” mà thôi Quy luật của cạnh tranh là mạnh được, yếu thua,

mà theo Phan Bội Châu, trong cạnh tranh thì "cạnh tranh bằng tâm trí” ngày càng đóng vai trò quan trọng: "Cuộc cạnh tranh thế giới hiện nay, tri thức với kinh tế chiếm phần rất lớn, còn dũng lực thì chỉ bộ phận mà thôi” [13, tr.467-468] Chính

vì thế, Dân trí phát đạt thì kinh tế mới được mở mang, dân trí lên cao thì dân quyềnđược tôn trọng Vì vậy, sức mạnh nội lực sẽ được tăng cường trên cơ sở nâng cao

Trang 36

dân trí, vun đắp nhân tài “Phàm người trong một nước mà giàu mạnh được có thể cùng thế giới tranh đua, giành sự sống còn phải lấy giáo dục làm cơ sở” [10,tr.525-526] Hoạt động chính trị phải dựa trên tri thức, nâng cao trình độ học vấncủa người dân là cơ sở vững chắc để xác lập vị thế, sự sống còn, sự giàu mạnh của

đất nước cũng như của mỗi người dân “Nền cộng hòa của nước Pháp, nước Mỹ là

do dân trí mà có; nền lập hiến của Nhật, Anh, Đức cũng do dân trí mà ra” [9,

tr.392] Phan Bội Châu tin tưởng rằng trong cuộc cạnh tranh giữa Việt Nam với cácdân tộc khác thì chiến thắng sẽ thuộc về dân tộc Việt Nam vì người Việt Nam vốn

có tư chất thông minh Trong Việt Nam vong quốc sử, Phan Bội Châu viết: “Người

Việt Nam nhờ được chính khí của ly hỏa sẵn thông minh dễ dạy” [11, tr.268].

Năm 1907, Cụ đề ra mười điều sung sướng (thập đại khoái) Trong mười

điều đó thì điều thứ bảy là “không có nền giáo dục nào là không hoàn thiện” [9,

tr.253] Và Cụ đã đề ra chủ trương duy tân cải cách về giáo dục

Thứ nhất, về mục đích, mục tiêu của giáo dục: Theo Phan Bội Châu, suy đến

cùng thì mục đích của việc học là học để làm người, học để trở thành công dân tốt

của xã hội “Bất kỳ dân tộc nào, kẻ thượng trí cùng hạ ngu thường thường có ít mà trung nhân thì có nhiều, nên cách giáo dục cho phần nhiều đều có cái phổ thông tri thức” [9, tr.392] Giáo dục phải đào tạo ra con người mới, phải xóa bỏ tính ỷ lại,

cách suy nghĩ lối tầm chương, trích cú, cũng như cách học theo đạo nghĩa suông

Tạo cho con người có “não chất độc lập”, dám nghĩ, dám làm, tự tin ở chính mình,

phát huy được năng lực thực sự của con người Việt Nam, phục vụ cho sự nghiệpđấu tranh, giải phóng dân tộc

Phan Bội Châu đã chỉ cho mọi người thấy rằng, ngu thì mê muội, ngờ vựcnhau, ghét nhau, chia lìa nhau, ngu thì dại, ngu thì hại nhau, ngu thì bạc nhược, camchịu, yếu hèn Mà yếu thì mất, mất thì diệt, diệt thì tuyệt Vì thế, để thoát khỏi họa

diệt chủng thì dân tộc Việt Nam phải vươn lên để tự khẳng định bằng tài năng và

trí tuệ của bản thân mình "Gương tri thức ta nếu không mài cho trong còn ai là

người mài hộ; Đèn tri thức ta nếu ta không khêu cho rạng; còn ai là kẻ khêu giùm? Dùng sức đầu óc mình để đua đuổi với bạn văn minh, dùng cái sức tự

động của mình, mà mở mang lấy tri thức mình ” [11, tr.93-94].

Mục đích xuyên suốt của giáo dục là nâng cao trình độ dân trí, con ngườimuốn có tri thức phải thông qua con đường học tập, rèn luyện Giáo dục là biện pháp

Trang 37

hữu hiệu nhất để nâng cao trình độ dân trí, dân trí được nâng cao, dân quyền được tôn

trọng, kinh tế được mở mang, chứ không phải học để thăng quan tiến chức Vì thế, xã

hội phải quan tâm đến giáo dục, giáo dục là quyền được học của người dân Giáo dụcphải giúp cho con người làm chủ vận mệnh của nước nhà, chứ không phải giống nhưnền giáo dục đương thời mà thực dân Pháp thục hiện ở nước ta nhằm biến người dânViệt Nam thành những con trâu, con bọ ngoan ngoãn, những tên nô lệ mắt mù, taiđiếc, chân tay tê liệt, những kẻ chỉ biết cúi đầu phục tùng

Thứ hai, về đối tượng của giáo dục: Theo Phan Bội Châu, giáo dục là sự

nghiệp chung của tất cả mọi người, đối tượng giáo dục không trừ bất cứ ai; khôngphân biệt đó là bậc trượng trí hay là kẻ hạ ngu; không phân biệt là nam hay nữ, là

sang hay hèn Vì “trong cuộc cạnh tranh bằng trí lực giữa các nước, cái quyết định không phải là trí khôn của một số người mà phải là tri khôn của tất cả mọi người”

[21, tr.270] Do đó, phải biết giúp đỡ đoàn kết lại để trở thành một cái khôn lớn

Cụ chú trọng đến đối tượng cần được giáo dục hơn hết là binh lính và phụ nữ

Cụ cho rằng người lính được phân chia thành pháo binh, công binh, kỵ binh, thủy binh,

bộ binh được giáo dục theo những cách thức khác nhau; sĩ quan cũng vậy Người línhkhông chỉ được giáo dục để làm nhiệm vụ của binh nghiệp mà còn được dạy để giúpngười làm ruộng, người đi buôn, người mở đất giúp nước ngày càng hùng mạnh

Đối với giáo dục phụ nữ, Phan Bội Châu đã vượt lên trên nhân sinh quan

Nho giáo để tiếp cận quan điểm tiến bộ hiện đại: giáo dục phụ nữ để làm người mẹ tốt, người vợ hiền, người tài giỏi và “phường khăn yếm” cũng được bia đá tượng đồng lưu danh muôn thuở chẳng kém gì “mày râu” “Nước mà được duy tân thì việc giáo dục nữ giới là trọng lắm Sách để dạy chị em phụ nữ phải là những sách hay sách tốt Trường học để dạy chị em chọn phụ nữ phải chọn những thầy giáo tốt

và giỏi hơn Bao nhiêu những trường công nghệ, nhà dưỡng bệnh, sở thương mại, kho bạc, bưu điện, xe hơi, tàu điện mà có quan hệ trong nền tài chính, thì dùng người phụ nữ có học hành giỏi là hơn cả, họ cũng sẽ ra tay giúp nước chẳng khác

gì nam giới” [9, tr.264] Điều này khác hẳn với nền giáo dục của nước ta thời phong

kiến, quy định đối tượng giáo dục rất ngặt nghèo, nhất là đối tượng phụ nữ bị loại

bỏ hoàn toàn trong hệ thống giáo dục, thi cử

Trong tư tưởng của mình, Cụ mong muốn sau khi đã duy tân, phải phổ cập giáo dục Cụ mong muốn: “Người trong nước không ai là không được học đến bậc

Trang 38

tiểu học hoặc tiểu học trở lên Lại trước khi vào trường tiểu học, mọi người đã biết chữ quốc ngữ, đã xem được báo chí, đọc biết tin tức mới lạ, đọc được các bài luận bàn” [53, tr.127] Bên cạnh đó, Phan Bội Châu nêu ra đối tượng cần được giáo dục

hơn cả là những người chịu thiệt thòi trong xã hội như người mù, người câm điếc,người tàn tật, trẻ nghèo khó, trẻ mồ côi, người đã từng mắc tội bị tù đày… Tưtưởng toàn dân được giáo dục của Phan Bội Châu trở thành nền tảng, là tố chất nộitại của tư tưởng xây dựng nền giáo dục cách mạng sau này

Thứ ba, về mô hình, phương thức giáo dục: Phan Bội Châu nhận thức rõ hạn

chế của nền giáo dục khoa cử thời phong kiến, giáo dục không được phân cấp, phâncông, nhiệm vụ rõ ràng Từ đó họ tiếp thu tư tưởng của phương Tây trong mô hìnhgiáo dục, tổ chức trường học Ông chủ trương xây dựng một nền giáo dục quốc dân:

“Mở trường để cho người nước ta bất kỳ giàu nghèo, sang hèn, trai gái, hễ từ năm tuổi trở lên thì vào học trường ấu trĩ viện, để chịu giáo dục của bậc ấu trĩ; Tám tuổi trở lên thì vào học ở bậc tiểu học, để chịu sự giáo dục của bậc tiểu học; Mười bốn tuổi trở lên thì vào học bậc trung học, để chịu sự giáo dục của bậc trung học; Đến mười tám tuổi thì tài chất đã khá, thì vào trường cao đẳng, để chịu sự giáo dục của trường cao đẳng chuyên nghiệp” [9, tr.262].

Thứ tư, về nội dung của giáo dục: Nội dung cơ bản nhất của giáo dục theo

Phan Bội Châu không phải là những triết lý của nền Nho giáo cổ hủ, lạc hậu mà là

nguồn tri thức mới Nội dung giáo dục phong phú, thực tế, học thực nghiệp, học

phải đi đôi với thực hành, các môn học được giảng dạy gần gũi với đời sống như:triết học, văn học, sử học, chính trị, kinh tế, quân sự, luật pháp, công nghiệp, nôngnghiệp, thương nghiệp, nữ công, y thuật, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, thể dục, âmnhạc Ngoài ra học sinh còn được học về nghệ thuật, thể thao kỹ năng hoạt độngtập thể Nội dung giáo dục được hiển thị thông qua sách giáo khoa và tài liệu thamkhảo được quy chuẩn thống nhất cơ bản trong hệ thống giáo dục quốc dân, thôngqua nghị viện, có tính pháp lý

Cụ cũng mong trong nước có nhiều trường dạy nghề như trường công nghệ,trường bách công, trường học về mỏ, về nữ công, y thuật, lâm nghiệp Quan niệmnày của Phan Bội Châu không những có tác dụng lay động, thức tỉnh nhân dân ta,

mà còn dấy lên các phong trào Duy tân, Đông du do Cụ đứng đầu hoạt động khá sôinổi ở nước ta trong hai thập niên đầu của thế kỷ XX Nó còn đáp ứng được khát

Trang 39

khao cháy bỏng về một nước Việt Nam mới do người Việt Nam làm chủ.

Sau bao nhiêu năm bôn ba hải ngoại, mong tìm đường cứu nước nhưng thấtbại, Cụ Phan Bội Châu nhận thức được rằng căn bản của vấn đề cứu nước, dựngnước phát triển đất nước chính là vấn đề giáo dục con người Vì vậy, trong suốt thời

gian bị an trí ở Bến Ngự, Huế, viết sách làm thơ để răn dạy con cháu (Lời gia huấn), để giáo dục quốc dân (Nam quốc dân tu tri, Nữ quốc dân tu tri trong tập Giác quần thư) và nêu lên quan niệm rất mới, rất sáng tạo, rất tiến bộ của Cụ về giáo dục theo tinh thần Khổng giáo (Khổng học đăng) Tư tưởng giáo dục của Cụ

Phan mà ta có thể rút ra từ các tác phẩm này rất phong phú, có thể là đề tài chonhững công trình nghiên cứu giáo dục Việt Nam về sau này

2.1.2.3 Quân sự

Phan Bội Châu là người Việt Nam đầu tiên ở thế kỷ XX đề xướng chủtrương bạo động cách mạng Chính vì vậy vấn đề xây dựng, phát triển quân sự luônđược Cụ chú trọng Ba kế hoạch lớn trước khi xuất dương mà Phan Bội Châu đề ra

đó là: tổ chức hội, tiền quỹ và võ trang cách mạng Trong ba mục tiêu đó thì haimục tiêu đầu có vẻ như Cụ Phan đã thu xếp ổn thỏa còn vấn đề thứ ba tức vũ khí là

khó nhất Phan Bội Châu viết: “Các ông sách sĩ (người chuyên nghĩ mưu tính kế) trong Đảng chúng tôi lúc ấy gặp những vấn đề to lớn, khó khăn mà không sao giải quyết được ấy chính là vấn đề quân giới” [10, tr.169] Và cách để tháo gỡ khó khăn

duy nhất lúc này là cử người xuất dương cầu viện

Trước những thành công của Nhật Bản trong cuộc cải cách duy tân, một sốcác sĩ phu yêu nước muốn dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế của Nhật để đòi lạiđộc lập cho dân tộc Việt Nam Nghe theo lời khuyên của Nguyễn Hàm, tin tưởng

vào tính chất “đồng văn”, “đồng chủng”, Phan Bội Châu một mặt truyền bá tư

tưởng duy tân trong nước, một mặt nêu gương của Nhật Bản làm chỗ dựa cho côngcuộc duy tân, nhất là để học tập về quân sự Trong tư tưởng của Phan, xây dựngquân đội cần chú trọng các vấn đề:

Thứ nhất: xây dựng quân đội chính quy Trong cuốn Việt Nam quang phục quân phương lược Phan Bội Châu dự kiến xây dựng một quân đội mới cụ thể là về

tôn chỉ, nghĩa vụ, kỷ luật, binh chế, chức viên, lương bổng của lực lượng quân đội

Về tôn chỉ, Cụ ghi rõ: “Phải xây dựng quân đội ta để đánh bọn quỷ dữ, khiến tụi Pháp xâm lược phải trả lại đất nước ta, để non sông thống nhất và giương cao ngọn

Trang 40

quốc kỳ 5 sao làm rạng rỡ nước Việt Nam trên mặt địa cầu, để trở thành một nước độc lập hoàn toàn” [Phan Bội Châu toàn tập, tập 2, tr 367] Đó chính là tôn chỉ duy

nhất của Việt Nam quang phục quân

Bên cạnh quân đội chính quy của cách mạng, Phan Bội Châu còn đặt vấn đề tổ chức đội hương binh hưởng ứng và tham gia chiến trận Từ đó có thể

bổ sung cho đội quân chính quy “Phàm trong quốc dân ai có khả năng tổ chức

quân đội riêng mà đi đánh lấy lại đựợc thành, được ấp hoặc làm phản chính các thành ấp mà ưng theo bản quân thì sẽ được bổ sung theo bản quân” [79, tr.68].

Mặt khác, Quang phục hội sẽ lựa chọn những người hăng hái nhất trong quầnchúng để tổ chức thành đội ngũ tập luyện quân sự Theo Phan Bội Châu, mong

muốn: " Quân đội của nước Việt Nam mới là quân đội hùng mạnh Người tính phải được giáo dục chuyên môn và rèn luyện tinh thần chiến đấu, làm người cầm quân phải mưu trí, gan dạ” [54, tr.69]

Cụ đã cho một số đông thanh niên ưu tú vào học ở trường Chấn Võ (Nhật Bản),sau đó về lại Trung Quốc học ở trường sĩ quan Bắc Kinh, trường lục quân QuảngĐông Nhiều người trong số lưu học sinh này đã trở thành những sĩ quan có năng lựcnhư Lam Quảng Trung, Hoàng Trọng Mậu, Trần Hữu Lực, Đặng Hữu Quỳ

Thứ hai, Phan Bội Châu quan tâm đặc biệt là vũ khí Đối với Cụ, vũ khí có

tầm quan trọng đặc biệt “Vũ khí thô sơ như giáo mác thì chỉ chặt cây đánh Tần

đuổi Sở được, chớ đời nay dùng nó thì làm nên trò vè gì Phải biết vũ khí của

người Pháp tinh nhuệ hơn mình muôn lần, ngàn lần” [79, tr.69-70] Phan Bội Châu

cho rằng, một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu vũ khí Cụ đặt vấn đề mua hoặc xin viện trợ vũ khí ở nước ngoài rồi tìm cách bí mật chở về nước Cụ đặt nhiều kì vọng ở sự giúp đỡ của Nhật Bản nhưng bị khước từ Từ đây, Phan Bội Châu thấy không thể trông chờ ở nước ngoài cả vấn đề vũ khí cũng như các vấn đề khác, mà phải dựa vào thực lực trong nước là chính do đó cần xây dựng các cơ sở cách mạng, thành lập các binh công xưởng trong nước để tự lực sản xuất vũ khí và đào tạo cán bộ quân giới Đây cũng chính là một trong những mục đích cơ bản của cuộc vận động Đông du sau này.

Thứ 3, vận động lính tập Để vận động lính tập, Phan Bội Châu không chỉ kể

ra cái cảnh khổ nhục vì mấy đồng lương mà phải đem thân làm hại làng nước họ

Ngày đăng: 16/10/2018, 08:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Bang (2005), “Về chủ nghĩa yêu nước của Phan Bội Châu”, Tạp chí Huế Xưa & Nay, số 71, tr 10-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chủ nghĩa yêu nước của Phan Bội Châu”, "Tạp chí HuếXưa & Nay
Tác giả: Đỗ Bang
Năm: 2005
2. Huỳnh Công Bá (2004), Lịch sử Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Công Bá
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2004
3. Huỳnh Công Bá (2012), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Công Bá
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2012
4. Phan Trọng Báu (2006), “Hình ảnh một nước Việt Nam mới trong Tân Việt Nam của Phan Bội Châu”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử , số 12, tr 55-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình ảnh một nước Việt Nam mới trong Tân ViệtNam của Phan Bội Châu”, "Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
Tác giả: Phan Trọng Báu
Năm: 2006
5. G. Boudarel (1998), Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông, Nxb Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông
Tác giả: G. Boudarel
Nhà XB: NxbHội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Năm: 1998
6. Trương Bá Cẩn (1988), Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo
Tác giả: Trương Bá Cẩn
Nhà XB: NxbThành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1988
7. Phan Bội Châu Niên biểu, Phạm Trọng Điềm, Tôn Quang Phiệt dịch (1957), Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên biểu
Tác giả: Phan Bội Châu Niên biểu, Phạm Trọng Điềm, Tôn Quang Phiệt dịch
Nhà XB: Nxb Văn Sử Địa
Năm: 1957
8. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, Tập 1, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 1990
9. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, Tập 2, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 1990
10. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, Tập 3, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 1990
11. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, Tập 4, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 1990
12. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, Tập 5, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 1990
13. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, Tập 6, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 1990
14. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, Tập 7, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 1990
15. Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, Tập 8, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 1990
16. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, Tập 1, Nxb Thuận Hoá và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá và Trung tâm Vănhóa Ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2000
17. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Thuận Hoá và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá và Trung tâm Vănhóa Ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2000
18. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Thuận Hoá và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá và Trung tâm Vănhóa Ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2000
19. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb Thuận Hoá và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá và Trung tâm Vănhóa Ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2000
20. Phan Bội Châu (2001), Toàn tập, Tập 1, Nxb Thuận Hóa và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa và Trung tâm Vănhóa Ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w