1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay

23 655 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 54,08 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ MIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 60.22.80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĂN HÒA Huế, 2012 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, bất kỳ một hình thái kinh tế - xã hội nào cũng đều tồn tại nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế đó là một nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội. Tính tất yếu đó bắt nguồn từ quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đây chính là một trong những quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội loài người. Trong đó lực lượng sản xuất là yếu tố đóng vai trò quan trọng và quyết định đến quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất không chỉ là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của con người mà nó còn là nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi chế độ xã hội. Đồng thời, lực lượng sản xuất cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động của xã hội. Suy cho cùng, sự vận động của xã hội từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác đều bắt nguồn từ sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất. Vì thế, phát triển lực lượng sản xuất là một vấn đề mà mọi quốc gia luôn chú trọng. Đối với Việt Nam, khi lực lượng sản xuất của chúng ta đang ở trình độ thấp gây cản trở đối với sự phát triển của đất nước, cho nên việc phát triển lực lượng sản xuất là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay. Có thể thấy, với chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, điều đó có nghĩa chúng ta đã thiết lập được quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ đang còn thấp của lực lượng sản xuất ở nước ta. Nhìn lại chặng đường hơn 25 năm đổi mới, sự phát triển của các thành phần kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần quan trọng hàng đầu trong việc huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều quan trọng hơn cả, sự phát triển của các thành phần kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta. Trên cơ sở đó đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm các nước đang phát triển, thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được củng cố và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc 5 phòng được giữ vững, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Đây chính là những tiền đề, động lực quan trọng cho chúng ta vững bước đi lên trên con đường đã chọn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì các thành phần kinh tế còn tồn tại những hạn chế như là: năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các thành phần kinh tế phát triển chậm, thiếu hài hòa, thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, khoa học và công nghệ vẫn còn nhiều yếu kém, đây chính là những rào cản đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Vấn đề đặt ra hiện nay chúng ta cần phải xác định rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ của các thành phần kinh tế đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, để từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của các thành phần kinh tế đối với sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định nước ta tồn tại 4 thành phần kinh tế đó là: Thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trò quan trọng khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, trong đó Đảng ta đã xác định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Thành phần kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực để phát triển kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển” [16, tr.73-74]. Các thành phần kinh tế đều có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế nước ta, giữa các thành phần kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại, vừa hợp tác vừa mang tính chất cạnh tranh trong cùng một nền kinh tế quốc dân thống nhất. Tất cả các thành phần kinh tế trên đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cho nên, việc phát triển đồng bộ và hài hòa các thành phần kinh tế sẽ là một trong những động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Trong xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ vừa tạo ra những cơ hội vừa tạo ra những thách thức cho chúng ta, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải bám sát những chỉ dẫn khoa học lý luận của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin và tư tưởng Hồ Chí 6 Minh để vận dụng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhằm tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, hướng đến mục tiêu xây dựng nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động về nhiều mặt: giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tạo ra cạnh tranh trên thị trường, thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế, đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội; là con đường để xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Với những lý do trên tôi chọn đề tài “Các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Các công trình, các tác phẩm nghiên cứu có liên quan đến đề tài được các nhà khoa học, trung tâm nghiên cứu cụ thể là: “Phát triển các thành phần kinh tế và các tổ chức kinh doanh ở nước ta hiện nay” của GS.TS. Vũ Đình Bách và GS.TS. Ngô Đình Giao (Đồng chủ biên) (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1997); “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của GS.TS. Vũ Đình Bách (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2006); “Sở hữu nhà nước, kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Cúc và PGS.TS. Kim Văn Chính (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2006); “Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của PGS.TSKH. Nguyễn Bích Đạt (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2006); “Phát triển kinh tế kinh tế thị trường ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của PGS.TS. Nguyễn Văn Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006); “Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Nguyễn Thanh Tuyền (Chủ biên) (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2006). "Luận điểm khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của C.Mác và vấn đề phát triển kinh tế tri thức hiện nay" của PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Trầm (Tạp chí Triết học số 8, 2008); “Về vấn đề phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Đức Luận (Tạp chí Triết học, số 7, tháng 7 - 2008). 7 “Phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ ở nước ta” của GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu (Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 7 - 2011); “Vai trò của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Huyền (Tạp chí Triết học, số 242, tháng 7 - 2011); “Quan điểm của đại hội XI về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của GS.TS. Đỗ Thế Tùng (Kỷ yếu hội thảo, tháng 8 - 2011); “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI” của Đảng Cộng sản (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2011); “Những vấn đề kinh tế - xã hội trong cương lĩnh” (Bổ sung, phát triển năm 2011), của GS. TS. Trương Giang Long và PGS.TS. Trần Hoàng Ngân (Đồng chủ biên) (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2011). “Một số đề xuất nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Cao Thu Hằng (Tạp chí Triết học, số 3 (250), tháng 3 - 2012); “Đổi mới mô hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế” của PGS.TS. Vũ Văn Phúc (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2012); “Đổi mới nhận thức về doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Vũ Văn Phúc (Tạp chí Cộng sản, số 838, tháng 8 - 2012); “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam” của Chu Văn Cấp (Tạp chí Cộng sản, số 839, tháng 9 - năm 2012); “Để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội” của TS. Trần Đắc Hiến (Tạp chí Triết học, số 6 (253), tháng 6 - 2012); “Đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và một số thách thức đặt ra” của TS. Hồ Sỹ Hùng (Tạp chí Cộng sản, số 840, tháng 10 - 2012). Những công trình nghiên cứu trên đây đã phần nào lý giải một số vấn đề quan trọng của các thành phần kinh tế và lực lượng sản xuất: Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; tính tất yếu về sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta; thực trạng và giải pháp phát triển của các thành phần kinh tế; mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta; đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản 8 xuất; vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay; tác động của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất; phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và làm rõ vai trò của các thành phần kinh tế đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay chưa có tác giả nào đề cập một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tác phẩm, những công trình nghiên cứu của các tác giả trên, đề tài “Các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” đã góp phần làm sáng tỏ hơn, hoàn chỉnh hơn trong quá trình thực hiện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề ti này nhằm mục đích góp phần làm rõ vai trò của các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của các thành phần kinh tế góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển ở Việt Nam hiện nay. Để đạt được mục đích này, luận văn phải làm rõ các nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận của các thành phần kinh tế và lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. - Làm rõ vai trò của các thành phần kinh tế với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. - Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài đã quy định đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng là nghiên cứu các thành phần kinh tế và lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu là tập trung làm rõ vai trò của các thành phần kinh tế với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Cơ sở lý luận: Luận văn này được thực hiện dựa trên cơ sở các nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, đề tài này có sử dụng các tác phẩm, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến vấn đề. 9 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó luận văn còn dựa trên các phương pháp phân tích - tổng hợp, lôgích - lịch sử, so sánh và hệ thống hóa nhằm làm sáng tỏ “Các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của sự tồn tại các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời, làm rõ vai trò của các thành phần kinh tế đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng và giải pháp để phát huy vai trò của các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục các tài liệu tham khảo luận văn gồm 2 chương 6 tiết: Chương 1. Lý luận về lực lượng sản xuất và các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Chương 2. Phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế nhằm phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay NỘI DUNG CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Lực lượng sản xuất, vai trò của lực lượng sản xuất trong sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay 1.1.1. Khái niệm lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm hai bộ phận chủ yếu: người lao động và tư liệu sản xuất. Trước hết, người lao động, đây là nhân tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất. Trong đó, lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động, đây là những chủ thể đích thực của quá trình lao động. 10 Thứ hai, tư liệu sản xuất là tổng thể các yếu tố vật chất của quá trình lao động, là sự thống nhất giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đối tượng lao động là một vật hay sự tổng hợp những yếu tố vật chất mà lao động của con người luôn luôn hướng đến, đây chính là cội nguồn sản phẩm lao động của con người. Tư liệu lao động, là vật truyền dẫn hoạt động của người lao động vào đối tượng lao động. Tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động và các phương tiện lao động khác nhằm hỗ trợ cho con người trong quá trình lao động. Công cụ lao động là bộ phận tác động trực tiếp đến đối tượng lao động, là hệ thống xương cốt, bắp thịt của sản xuất và là nơi tập trung nhất sức mạnh của tư liệu lao động, làm cầu nối truyền tải sức lao động của con người đến đối tượng lao động, là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất. Cùng với công cụ lao động, phương tiện lao động là bộ phận không thể thiếu trong trong tư liệu lao động bao gồm nhà máy, kho, xưởng, bến cảng, sân bay, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống điện, đường sá, viễn thông, vv Trong lực lượng sản xuất, ngoài hai yếu tố cơ bản là người lao động và tư liệu sản xuất, còn có khoa học và công nghệ, đây là một bộ phận hợp thành ngày càng quan trọng của lực lượng sản xuất. Ngày nay, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng đầu tàu của sức sản xuất xã hội. Như vậy, lực lượng sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản xuất tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất xã hội. Tất cả các yếu tố trong lực lượng sản xuất đều có mối liên hệ tác động qua lại một cách khách quan, trong đó con người đóng vai trò quan trọng là nguồn lực của mọi nguồn lực. Ở nước ta, với trình độ lực lượng sản xuất còn thấp. Do vậy, việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt đó là sự phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất của nước ta, mặt khác nó cũng là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. 1.1.2. Vai trò của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Thứ nhất, lực lượng sản xuất là cơ sở, nền tảng của hoạt động sản xuất vật chất xã hội. Thứ hai, lực lượng sản xuất là nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Thứ ba, lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định đến năng suất lao động xã hội [...]... và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất ở nước ta ngày một phát triển hơn 1.2.3 Vai trò của các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, các thành phần kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực trong lực lượng sản xuất - Các thành phần kinh tế góp phần giải... thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất CHƯƠNG 2 PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ NHẰM PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Vai trò của các thành phần kinh tế với việc phát huy sử dụng và phát triển các yếu tố của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay 17 2.1.1 Các thành phần kinh tế với việc phát huy sử dụng và phát triển các yếu tố của... lớn để phát triển lực lượng sản xuất Sự phát triển của các thành phần kinh tế còn là cở sở để chúng ta từng bước xác lập quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay Để phát huy tốt hơn nữa vai trò của các thành phần kinh tế với sự phát triển của lực lượng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên cơ sở những... đoạn hiện nay ở nước ta Động lực cho sự phát triển của lực lượng sản xuất chính là đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế, đây là con đường để chúng ta từng bước củng cố và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, qua đó tạo động lực để thúc đẩy lực lượng sản xuất ở nước ta ngày một phát triển Sự ra đời và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. .. nghệ Thứ tư, đa dạng hóa các loại hình, nghành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong các thành phần kinh tế Tiểu kết chương 2 Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế góp phần tạo động lực cho sự phát triển của lực lượng sản xuất Để phát huy tốt hơn nữa vai trò của các thành phần kinh tế với sự phát triển của lực lượng sản xuất, trên cơ sở những phương hướng chúng... chắc của nền kinh tế quốc dân, kinh tế tư nhân là một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển Do vậy, sự phát triển của các thành phần kinh tế góp phần khai thác tốt hơn mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội Các thành phần kinh tế góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực; phát triển tư liệu sản xuất; thúc đẩy... lao động ở nước ngày một nhanh và hợp lý hơn 2.1.2 Các thành phần kinh tế với việc phát huy sử dụng và phát triển các yếu tố của tư liệu sản xuất ở Việt Nam hiện nay Trong giai đoạn hiện nay, phát triển các thành phần kinh tế trong giai đoạn hiện nay không chỉ góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất sẵn có mà nó còn là cơ sở để mở rộng và phát triển tư liệu sản xuất ngày một hiện đại... lập quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay 2.2.1 Tác động của các thành phần kinh tế với việc xác lập quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định đến bản chất của quan hệ sản xuất, quyết định đến toàn bộ nền sản xuất xã hội Các thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau... so với các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, phát triển các thành phần kinh tế trong giai đoạn hiện nay, nhằm phát huy tốt hơn nữa mọi nguồn lực của đất nước, là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển 1.2 Các thành phần kinh tế trong nền kinh. .. nghệ hiện đại; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất ở nước ta ngày một phát triển 23 Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế góp phần: thứ nhất các thành phần kinh tế góp phần phát huy việc sử dụng và phát triển yếu tố con người trong lực lượng sản xuất; thứ hai, các thành phần kinh tế . các thành phần kinh tế và lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu là tập trung làm rõ vai trò của các thành phần kinh tế với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam. nghĩa ở Việt Nam hiện nay Chương 2. Phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế nhằm phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay NỘI DUNG CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ CÁC THÀNH. sản xuất, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất ở nước ta ngày một phát triển hơn. 1.2.3. Vai trò của các thành phần kinh tế với sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, các thành

Ngày đăng: 03/12/2014, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w