1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội và vận dụng trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay.DOC

22 4,7K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Lực Lượng Sản Xuất Trong Đời Sống Xã Hội Và Vận Dụng Trong Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ở Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Thể loại bài luận
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 189,5 KB

Nội dung

Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội và vận dụng trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU I.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết , ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa phát triểnngày càng mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và dần dần trở thành một xu thếkhách quan cuốn hút tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia Động lực chính củacủa xu hướng toàn cầu hóa là sự phát triển của lực lượng sản xuất mà lực lượng sảnxuất thì không ngừng lớn mạnh, đây là quy luật chung của mọi quốc gia, mọi thờiđại và mọi chế độ xã hội Sự lớn mạnh đó không chỉ theo cấp số cộng mà còn theocấp số nhân.Các cấp số này lớn mạnh đến mức nào không chỉ phụ thuộc vào khoahọc công nghệ mà còn phụ thuộc vào các cách tổ chức quản lý sản xuất và càng vềsau càng mở rộng

Trong xã hội phong kiến trình độ của lực lượng sản xuất còn hết sức thấp kém,của cải vật chất sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của con người.Bên cạnh đó quá trình tái sản xuất lại chỉ vận động trong lãnh thổ của một vùnghoặc một quốc gia theo kiểu “ nội bất xuất ngoại bất nhập”

Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ nhất diễn ra làm cho lực lượng sản xuấtphát triển thêm một bước cao hơn, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất phong kiến ngày càng trở lên gay gắt, quan hệ sản xuất ấy đã không còn cóthể dung nạp nổi lực lượng sản xuất nữa Để ra giải quyết mâu thuẫn cuộc cáchmạng tư sản đã nổ ra quật đổ chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa đã rađời Đó là một bước tiến lớn trong sự phát triển mới của xã hội loài người.Nhờ vậy

mà lực lượng sản xuất được giải phóng, của cải vật chất được sản xuất nhiều hơn vàthị trường dân tộc được hình thành thay cho thị trường vùng trước kia.Nhưng củacải vật chất được sản xuất ngày càng nhiều dư thừa để đáp ứng nhu cầu trong nước

và yêu cầu đặt ra là phải mở rộng thị trường ra các nước khác.Các cuộc chiến tranhxâm lược thuộc địa, cuộc đại chiến thế giới thứ nhất và thứ hai do các nước tư bảnphát động chủ yếu là vì mục đích này

Càng phát triển, chủ nghĩa tư bản ngày càng thể hiện rõ bản chất bóc lột xấu xacủa nó Mâu thuẫn giữa chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và tính xã hội hóa ngày

Trang 2

càng cao của lực lượng sản xuất ngày càng trở lên gay gắt và yêu cầu giải quyếtmâu thuẫn để giải phóng lực lượng sản xuất trở thành một yêu cầu vô cùng cấp thiếtcần phải thực hiện ngay Đến thế kỷ XX cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đẩu tiên

nổ ra ở Nga lật đổ chế độ Nga hoàng, cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt cácnước xã hội chủ nghĩa đã một phần giải quyết được mâu thuẫn trên, lực lượng sảnxuất được giải phóng và phát triển mạnh mẽ hơn cả về bề rộng lẫn bề sâu, quá trìnhtái sản xuất xã hội ngày càng được nâng cao

Trong giai đoạn hiện nay, khi xu hướng chính của thế giới là các quốc giachuyển dần từ đối đầu sang đối thoại thì quá trình toàn cầu hóa càng có môi trườngphát triển Không một quốc gia nào có thể phát triển khi không tham gia quá trìnhtoàn cầu hóa trong đó có Việt Nam của chúng ta

Đảng và nhà nước ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần định hướng xã hội chủ nghĩa mà muốn phát triển kinh tế thì phát triển lựclượng sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng Bất cứ một quốc gia nào muốn pháttriển kinh tế cũng phải tập trung phát triển và nâng cao trình độ của lực lượng sảnxuất Với vai trò và vị trí quan trọng như vậy nên em đã chọn đề tài nghiên cứu “

Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội và vận dụng trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trang 3

B NỘI DUNG

I Lực lượng sản xuất và vai trò của lực lượng sản xuất.

1.Lý luận chung về lực lượng sản xuất.

1.1.Định nghĩa về lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con ngườinhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình

cụ sản xuất người lao động đã thực hiện cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu của conngười, tác động vào tự nhiên và sản xuất ra của cải vật chất C Mác đã từng nhấnmạnh rằng, "thiên nhiên không chế tạo ra máy móc, đầu máy xe lửa, đường sắt, điệnbáo, máy sợi con dọc di động Tất cả những cái đó đều là những cơ quan của bộ óccon người, do bàn tay con người tạo ra, đều là sức mạnh đã vật hoá của tri thức” [3]

1.2.2.Tư liệu sản xuất.

Tư liệu sản xuất gồm 2 yếu tố:

- Đối tượng lao động:Đối tượng lao động là một bộ phận của giới tự nhiên màcon người tác động và làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với nhu cầu củacon người

- Tư liệu lao động: Tư liệu lao động bao gồm: tư liệu lao động và công cụ hỗ

Trang 4

nhất của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất Công cụlao động là do con người sang tạo ra, là sức mạnh của tri thức đã được vật chất hóa,

nó “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình sản xuất Công cụ lao động làyếu tố động nhất của lực lượng sản xuất Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm,với những phát minh, những sáng chế khoa học, công cụ lao động không ngừngđược cải tiến và hoàn thiện Chính sự cải tiến và hoàn thiện đó đã làm biến đổi toàn

bộ tư liệu sản xuất Đó chính là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội Trình

độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của conngười, là tiêu chuẩn để phân biệt giữa các thời đại kinh tế [10]

1.2.3.Khoa học kỹ thuật.

Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật đóng vai trò ngàycàng to lớn Sự phát triển của khoa học kĩ thuật gắn liền với sản xuất là động lựcmạnh mẽ nhất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Sự phát triển của khoa học

kĩ thuật đến mức nó đã trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều hoạt động kinh tế

xã hội và đang dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Những tác động của khoahọc kĩ thuật vào công cụ lao động đã khiến công cụ lao động có những biến đổi sâusắc, càng ngày càng có nhiều công cụ mang tính tự động hóa, tính linh hoạt và độchính xác cao.Những tác động vào đối tượng lao động cũng khiến cho đối tượnglao động từ chỗ chủ yếu là sản phẩm của tự nhiên thì nay còn là sản phẩm của laođộng, của khoa học kĩ thuật Sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại cũngkhông còn chỉ là kinh nghiệm, thói quen mà còn là tri thức khoa học.Sự phát triểncủa khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi gần như hoàn toàn lực lượng sản xuất, nhữngthay đổi này là những thay đổi tích cực giúp cho lực lượng sản xuất ngày càng pháttriển

1.3.Ý nghĩa của quan hệ của các yếu tố trong cấu trúc của lực lượng sản xuất

3 yếu tố trong cấu trúc của lực lượng sản xuất có quan hệ mật thiết gắn bó và tácđộng qua lại lẫn nhau hay có thể nói rằng các yếu tố này có quan hệ biện chứng vớinhau

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trang 5

Thứ nhất là người lao động với vai trò là chủ thể của hoạt động sản xuất tácđộng vào tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất xã hội.LêNin đã từng nhận xétrằng “ lực lượng sản xuất hang đầu của toàn thể nhân loại là công nhân người laođộng” Bằng những tri thức thu thập được trong quá trình sản xuất tác động vàothiên nhiên, người lao động đã không ngừng cải tiến, nâng cao và phát triển tư liệusản xuất Trước kia đối tượng lao động chủ yếu là những bộ phận của tự nhiên thìtrong thời đại ngày nay đối tượng lao động còn là những bộ phận của sản phẩm củalao động, của khoa học, công nghệ mà hàm lượng vật liệu tự nhiên trong đó ngàycàng giảm Công cụ lao động cũng được cải tiến càng ngày càng hoàn thiện vớitrình độ cao hơn, từ chỗ chỉ là những công cụ lao động thô sơ sử dụng chủ yếu làsức người thì ngày nay những công cụ lao động ấy đã được thay thế bằng nhữngmáy móc tự động hóa với hàm lượng tri thức và tính chính xác cao.

Ngược lại, tư liệu sản xuất cũng có những tác động nhất định đến người laođộng Sự phát triển nhanh chóng của tư liệu sản xuất trong đó công cụ lao động làyếu tố động nhất đã làm biến đổi nhanh chóng người lao động Trình độ nhận thứccủa người lao động càng ngày càng cao, tính chuyên môn hóa trong lao động sảnxuất càng ngày càng mạnh mẽ làm cho tính xã hội hóa của lực lượng sản xuất càngngày càng sâu sắc Chính sự phát triển ấy đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triểnkhông ngừng không những tăng theo cấp số cộng mà còn theo cấp số nhân

2.Các yếu tố tác động đến lực lượng sản xuất.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến lực lượng sản xuất trong đó có thể kể đến 2 yếu

tố chính là quan hệ sản xuất và dân số.

2.1 Quan hệ sản xuất.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất.Chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động qua lại một cách biện chứng vớinhau, tạo thành quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ củalực lượng sản xuất Ở mỗi giai đoạn nhất định trình độ sản xuất của lực lượng sảnxuất lại khác nhau thể hiện ở trình độ của công cụ lao động kỹ năng lao động ngườilao động Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản

Trang 6

xuất Tính chất của lực lượng sản xuất phát triển từ tính cá nhân đến tính xã hội hóa.Khi sản xuất ở trình độ thấp kém thì tính chất của lực lượng sản xuất là tính cánhân Khi sản xuất đã đạt đến trình độ cơ khí hiện đại thì tính chất của lực lượng sảnxuất là tính xã hội hóa và tính xã hội hóa này càng trở lên sâu sắc hơn.

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và táisản xuất xã hội Muốn thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuấtphải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự phù hợp đó thể hiện

ở chỗ tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều là môi trường thuận lợi để phát triểnlực lượng sản xuất Khi đó lực lượng sản xuất phải tạo điều kiện sử dụng và kết hợpmột cách tối ưu giữa người lao động và tư liệu sản xuất tạo cơ sở để lực lượng sảnxuất phát huy tối đa khả năng của mình

Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất từchỗ phù hợp đã trở lên không phù hợp với lực lượng sản xuất Khi đó quan hệ sảnxuất lại là “ xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Và yêu cầukhách quan đặt ra là phải thay thế kiểu quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuấtmới phù hợp hơn để tạo điều kiện để lực lượng sản xuất phát triển.Các Mác đã từngnhận xét rằng “ tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng ta lực lượng sản xuấtvất chất xã hội mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có …trong đó từ trước đến naylực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ là những hình thức phát triển của lựclượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất Khi

đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội” Điều đó đã thúc đẩy xã hộiphát triển Từ đó có thể kết luận rằng sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyếtđịnh và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó

Với tư cách là một hình thức xã hội của sản xuất, quan hệ sản xuất cũng có tínhđộc lập tương đối tác động trở lại lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất quy địnhmục đích của sản xuất, tác động đến sự phân công quản lý lao động xã hội và do đótác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất phù hợp vớitính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất pháttriển Ngược lại quan hệ sản xuất không phù hợp, lỗi thời lạc hậu hoặc tiến tiến hơnmột cách giả tạo cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Và theo quy

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trang 7

luật chung thì quan hệ sản xuất cũ sẽ phải thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phùhợp hơn.

Quan hệ sản xuất là yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của lựclượng sản xuất Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm lực lượng sản xuất nhưng trongbất kì thời kỳ nào lực lượng sản xuất muốn phát triển đều phải tuân theo quy luậtphù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

2.2.Dân số.

Dân số là nguồn lực chính tạo ra người lao động- chủ thể của quá trình lao động sảnxuất Do đó quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số có ảnh hưởng trực tiếp tới người laođộng của lực lượng sản xuất Quốc gia nào có dân số trẻ thì nước đó rất có lợi thế vềlao động với nguồn lao động trẻ dồi dào, năng động và đầy tính sáng tạo Chấtlượng dân số cũng có tác động tới người lao động Đất nước nào có mức sống cao,giáo dục, y tế phát triển thì chắc chắn rằng chất lượng và trình độ nguồn lao động ởnước cũng sẽ ở mức cao Và sự phân bố dân cư cũng kéo theo sự phân bố nguồn laođộng Ở đa số các quốc gia dân cư phân bố không đều dẫn đến sự tập trung khôngđều của nguồn lao động Đa số lao động tập trung ở các khu vực thành thị, ở khuvực nông thôn chiếm tỷ lệ rất ít.Do vậy muốn phát triển lực lượng sản xuất ta cũngphải chú trọng tới vấn đề dân số

3.Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội

Lực lượng sản xuất biểu thị mối quan hệ tác động giữa con người với tự nhiên,biểu hiện trình độ sản xuất của con người , năng lực hoạt động thực tiễn của ngườitrong quá trình sản xuất ra của cải vật chất Do vậy lực lượng sản xuất có vai trò rấtquan trọng

Lực lượng sản xuất phát triển sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy nhanh quátrình tái sản xuất xã hội sản xuất ra nhiều của cải vật chất phục vụ đời sống conngười

Sự phát triển kinh tế suy cho cùng là sự phát triển của lực lượng sản xuất Dovậy Lực lượng sản xuất phát triển sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế và đưa tới sự tiến

bộ xã hội

Trang 8

Lực lượng sản xuất phát triển, của cải vật chất sản xuất ra nhiều hơn với chấtlượng cao hơn chính là điều kiện để nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, xóa đóigiảm nghèo, giảm bớt thất nghiệp, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, chính trị phát triển vàthực hiện thành công công bằng xã hội.

II Quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

1 Bối cảnh của quá trình phát triển lực lượng sản xuất.

1.1.Thế giới

Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thếgiới đã mở ra một trang sử mới cho sự phát triển của lực lượng sản xuất Rõ ràngrằng phương thức sản xã hội chủ nghĩa có tính ưu việt hơn so với phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa, nó đã xóa bỏ đi chế độ người bóc lột người trong sản xuất, ởđây tư liệu sản xuất là của chung của cả cộng đồng chứ không còn là của riêng giaicấp tư sản nữa Ở đó, lực lượng sản xuất được giải phóng và ngày càng phát triểnmạnh mẽ hơn theo đúng quy luật chung- quy luật phù hợp giữa lực lượng sản xuất

và quan hệ sản xuất Sự ra đời của phương thức sản xuất mới đã làm nảy sinh mộtcuộc đấu tranh có tính quy luật giữa cái mới và cái cũ, giữa chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa tư bản Trong cuộc chiến tranh gay gắt này có những lúc tưởng chừng như cáimới đã đẩy cái cũ tới bên bờ vực thẳm, nhưng chủ nghĩa tư bản đã kịp thời đưa ranhững điều chỉnh phù hợp nhằm xoa dịu mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ

và phương thức sản xuất tư bản lạc hậu và chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại song songvới chủ nghĩa xã hội.Còn trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, chủ

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trang 9

nghĩa xã hội đã có những bước đi sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là sự tan rãcủa một loạt các nước các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô – nước xã hộichủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Hệ thống xã hội chủ nghĩa bị đổ vỡ đã làm thay đổihoàn toàn tình hình chính trị trên thế giới.

Từ sau sự tan rã của hai cực IANTA và sự kết thúc của cuộc chiến tranh lạnh,thế giới đã xuất hiện một xu thế mới, đó là xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại,các quốc gia trên thế giới có xu hướng giải quyết các tranh chấp chính trị, kinhtế… bằng các biện pháp hòa bình, không xung đột không chiến tranh Cùng với đó

là sự ra đời của nhiều tổ chức chính trị, kinh tế lớn như Liên Hợp Quốc, KhốiASEAN, khối thị trường chung Châu Âu EEC… Sự xuất hiện của các khối nàychính là do tác động của xu hướng toàn cầu hóa mà nguyên nhân sâu xa là do sựphát triển ngày càng cao dẫn đến tính xã hội hóa sâu sắc của lực lượng sản xuất.Bên cạnh đó, sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các cuộc cách mạng côngnghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi hẳn tình hình sản xuất trên thếgiới Mức đóng góp của tri thức và kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế ngày cànglớn Do vai trò và vị trí ngày càng lớn của tri thức trong nền kinh tế, do thông tin vàtri thức ngày càng trở thành nguồn lực phát triển kinh tế chủ yếu, nên cơ cấu đầu tư

để phát triển lực lượng sản xuất có những thay đổi rất lớn Ở Hoa Kỳ, mỗi năm sốtiền chi vào việc sản xuất tri thức và các hoạt động liên quan khác chiếm khoảng20% GDP, trong đó, chi phí cho giáo đục chiếm 10% GDP Ngày càng có nhiều giátrị gia tăng kinh tế do trí tuệ tạo ra Trong lĩnh vực sản xuất, các máy tự động hóavới tính linh hoạt và độ chính xác cao liên tục ra đời đã chiếm vai trò quan trọngtrong ứng dụng sản xuất thực tiễn

1.2 Trong nước.

Nước ta vốn đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng

nề của chiến tranh Nền kinh tế mang nặng tính chất tự cấp tự túc, công nghiệp nhỏ

bé và lạc hậu, các ngành dịch vụ chưa phát triển Chiến tranh kéo dài làm tổn haolớn về người và của ; nhiều cơ sở công nghiệp mới được khôi phục và xây dựng đã

Trang 10

bị tàn phá ; đường sá và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị hư hỏng nặng ; đời sống kinh

tế xã hội bị đảo lộn

Trước đây, đặc biệt là trong thời kì chiến tranh, những cân đối lớn trong nền kinh

tế của đất nước được đảm bảo bằng viện trợ và vay nợ của nước ngoài Vì thế, tuy

có những năm mức tăng trưởng kinh tế tương đối khá, nhưng tỉ lệ nhập siêu rất lớn

Từ sau khi đất nước thống nhất, các nguồn viện trợ bị cắt giảm đột ngột, Hoa Kì lạiduy trì chính sách cấm vận chống Việt Nam trong nhiều năm Các quan hệ kinh tếxuất nhập khẩu trước đây bị phá vỡ Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, rơi vào tìnhtrạng khủng hoảng trầm trọng vào cuối thập kỉ 70, nửa đầu thập kỉ 80 của thế kỷXX

Công cuộc Đổi mới được triển khai từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đếnnay đã đưa nước ta từng bước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.Lạm phát được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nền kinh tế đã bắt đầu cótích luỹ nội bộ, tuy còn thấp Đời sống nhân dân được cải thiện

Tuy nhiên, trong quá trình Đổi mới, nền kinh tế của nước ta phải trải qua nhiềukhó khăn, thử thách Những đổi mới trong cơ cấu kinh tế còn chậm, tốc độ tăngtrưởng trong một số ngành còn chưa thật sự vững chắc Đời sống nhân dân ở nhiềuvùng còn gặp khó khăn Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao, tỉ lệ thất nghiệp ởthành thị còn khá trầm trọng Sự phân hoá giàu nghèo đang có xu hướng tăng

Vì vậy muốn phát triển nền kinh tế theo hướng tích cực loại bỏ những tiêu cựctồn tại, trước hết nước ta phải xây dựng một lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trang 11

cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội".Đây cũng là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới củacách mạng nước ta Trong hàng loạt phương thức và biện pháp để thực hiện sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề xây dựng và phát triển lực lượng sảnxuất là hết sức cần thiết và có tính chiến lược lâu dài, bởi lực lượng sản xuất đắcbiệt là người lao động đã, đang và sẽ tham gia đắc lực vào tiến trình công nghiệphóa hiện đại hóa là nguồn lực quyết định đối với các nguồn lực khác cũng quyếtđịnh sự thành bại của sự nghiệp cách mạng.

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xem conngười là yếu tố đặc biệt quan trọng, nên đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nguồnlao động đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đẩtnước và nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể

Về số lượng, nước ta hiện có 44,4 triệu lao động và vẫn tiếp tục tăng nhanh.Đáng lưu ý là lực lượng lao động này hầu hết (75,1%) ở nông thôn và tập trungđông nhất là 2 vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long Trong những nămgần đây, từ năm 2000 đến 2006 mỗi năm bình quân có gần một triệu người bướcvào tuổi lao động Như vậy, đến nay có thể nói rằng Việt Nam là một trong nhữngnước có nguồn lao động dồi dào.Và theo dự báo đến năm 2020 nước ta có 62.2 triệulao động đến lúc đó nước ta chắc chắn sẽ có nguồn lao động dồi dào để đáp chophát triển kinh tê.[6]

Về chất lượng: Trình độ học vấn của lao động Việt Nam, kể cả lao động ở khuvực nông nghiệp nông thôn được chuyên gia quốc tế đánh giá vào loại khá so vớinhiều nước trên thế giới, nếu như năm 2004 mới chỉ có 47% nguồn lao động cótrình độ phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, thì đến đầu năm 2006 con số này

là 58% [6] Điều đó đã chứng tỏ trình độ lao động của nước ta không những khôngthấp mà còn có lợi thế là lao động trẻ, năng động và nhiều tính sáng tạo

Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước ta cũng chủ trương đầu tư phát triển khoa học

kĩ thuật trong nước để theo kịp đà phát triển của các nước phát triển khác Mỗi nămĐảng và nhà nước ta dành 45 tỷ đồng để phát triển các ngành khoa học cơ bản Đó

Ngày đăng: 08/09/2012, 14:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3.Kinh tế tri thức xét từ giác độ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.Tác giả: Phạm Ngọc Quang- đăng ngày 08/10/2006 Website:http://www.chungta.net Link
6.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.Website:http://www.quangngai.gov.vn- ngày đăng:26/02/2007 Link
9.Về luận điểm khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.Tác giả: Lê Huy Thực- Ngày đăng: 10/10/2006 Website: http://www.chungta.com Link
2.Công suất sử dụng tư liệu sản xuất của doanh nghiệp nhà nước thấp Ngày đăng:05/04/2003. Website:http://vietnamnet.vn Khác
7.Sáu giải pháp phát triển nghiên cứu khoa học cơ bản.Tác giả:Nguyễn Văn Đạo- ngày đăng:25/10/2006 Khác
8. Toàn cầu hóa- cách tiếp cận, cơ hội và thách thức.Tác giả:bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển- ngày đăng: 17/01/2005 Khác
10. Giáo trình Triết Học Mac- LêNinNhà xuất bản:Chính trị quốc gia- xuất bản năm 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w