1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vai trò của giáo dục đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở việt nam hiện nay tt

25 323 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 283 KB

Nội dung

Nhận thức sâu sắc về vai trò củagiáo dục - đào tạo trong quá trình phát triển đó, Đảng Cộng sản ViệtNam đã nhiều lần khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là qu

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Nhân loại hiện đang tiến công mạnh mẽ vào kinh tế tri thức vớicuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm động lực nhằm tạo ranhững biến đổi căn bản, sâu sắc trong sức sản xuất và trên tất cả cácmặt của đời sống xã hội Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đang nỗlực đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với pháttriển kinh tế tri thức Đó là đòi hỏi tất yếu, khách quan, là cơ hội đểViệt Nam thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh” Để quá trình này tiến hành có hiệu quảthì nhân tố con người với vốn tri thức và năng lực sáng tạo giữ vai tròquyết định Bởi vậy, chúng ta cần phải có được những con người đápứng tốt yêu cầu của cuộc sống và sự phát triển của xã hội hiện đại,tích cực đào luyện ra những nhân cách toàn diện đó Trong sự nghiệpnày, giáo dục - đào tạo có vai trò rất quan trọng mà các lĩnh vực kháckhông dễ gì có được

Giáo dục - đào tạo là một lĩnh vực của đời sống xã hội, trực tiếptác động đến sự phát triển toàn diện con người, đào tạo nguồn nhânlực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tạo ra, chuyểnhóa tri thức khoa học và công nghệ thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Do đó, giáo dục - đào tạo là điều kiện, là cơ sở và là động lực trongphát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam Nhận thức sâu sắc về vai trò củagiáo dục - đào tạo trong quá trình phát triển đó, Đảng Cộng sản ViệtNam đã nhiều lần khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học

và công nghệ là quốc sách hàng đầu”, “là nền tảng và động lực thúcđẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, “có sứ mệnh nâng caodân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quantrọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người ViệtNam”, phát triển kinh tế tri thức

Trong những năm qua, giáo dục - đào tạo đã đạt được nhữngthành tựu quan trọng, bước đầu tạo nền tảng, trở thành điều kiện và làđộng lực cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trên cơ sở phát triểncon người toàn diện, từ đó tạo ra lực lượng lao động có trí tuệ, góp phầnsáng tạo, chuyển hóa tri thức khoa học và công nghệ hiện đại vào tưliệu sản xuất, tạo ra tư liệu sản xuất thông minh và ứng dụng chúng vàomọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm gia tăng hàm lượng chất xámtrong từng sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nướcnhanh, bền vững Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, vai trò giáo dục - đàotạo chưa tương xứng với yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế tri thức

ở Việt Nam hiện nay Với chất lượng giáo dục - đào tạo còn thấp,nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, xét trên các phươngdiện số lượng, chất lượng và cơ cấu, còn nhiều hạn chế; con người ViệtNam chưa hội đủ năng lực và phẩm chất để thực sự trở thành chủ thể

Trang 2

phát triển kinh tế tri thức; đóng góp của giáo dục - đào tạo trong sángtạo, chuyển giao tri thức khoa học và công nghệ ở mọi lĩnh vực của đờisống xã hội còn thấp Do đó, phát triển kinh tế tri thức hiện vẫn còn đốidiện với nhiều khó khăn và thách thức Trong đó, khó khăn và tháchthức lớn nhất là sự thiếu hụt trầm trọng nguồn lực con người đủ nănglực, phẩm chất khai thác, sản sinh, vận dụng hiệu quả tri thức khoa học

và công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Thực tiễn đó

đã minh tỏ, giáo dục - đào tạo chưa thể hiện đầy đủ vai trò “quốc sách hàng đầu” của nó trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều công trìnhkhoa học quan tâm nghiên cứu về vai trò của giáo dục - đào tạo trongphát triển kinh tế tri thức, song bàn về vấn đề này ở góc độ triết học thìhiện nay, đây vẫn còn là mảnh đất cần được đầu tư thời gian và côngsức để nghiên cứu

Vì vậy, tác giả lựa chọn “Vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất những giảipháp cơ bản thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triểnkinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận ánLàm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của giáo dục - đào tạotrong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Đánh giá thực trạng và xác định những yêu cầu đặt ra đối vớiviệc thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế trithức ở Việt Nam hiện nay

Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm thực hiện vai trò của giáo dục đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

-3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của luận án: Những vấn đề bản chất vai

trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về vai trò của giáo

dục - đào tạo trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.Tiến hành điều tra, khảo sát đại diện tại một số cơ sở giáo dục - đàotạo Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu từ năm 2011 đếnnay (từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đến nay)

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận của luận án: Lý luận của chủ nghĩa Mác

-Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, hệ thống quan điểm, đường lối của ĐảngCộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế trithức, về giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay

Trang 3

Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học

có liên quan đến đề tài

* Cơ sở thực tiễn của luận án: Thực trạng thực hiện vai trò của

giáo dục - đào tạo trong phát triển đất nước nói chung và phát triểnkinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng cácphương pháp: Phân tích và tổng hợp, khái quát hoá và trừu tượng hóa,lôgíc và lịch sử, hệ thống hoá, so sánh, chứng minh, phương phápchuyên gia… Các phương pháp này được sử dụng phù hợp với từngnội dung của luận án

5 Những đóng góp mới của luận án

Chỉ ra và làm rõ vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triểnkinh tế tri thức ở Việt Nam

Góp phần đánh giá thực trạng và xác định những yêu cầu đặt rađối với việc thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triểnkinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện vai trò của giáodục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

* Về mặt lý luận: Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học

để các cơ quan chức năng nghiên cứu hiện thực hóa vai trò của giáodục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

* Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần tạo sự thống nhất về nhận

thức và hành động của các chủ thể thực hiện vai trò của giáo dục - đàotạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy,nghiên cứu những chuyên đề liên quan đến giáo dục - đào tạo trongphát triển kinh tế tri thức trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc

tế hiện nay

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình khoa học của tácgiả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu củaluận án gồm 4 chương (9 tiết)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến lý luận về vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Tác giả Ngô Qúy Tùng với công trình Nền kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỉ XXI, các tác giả Takashi Kiuchi, Tian Zhongqing,

Trang 4

Cheonsik Woo với công trình Kinh tế tri thức vấn đề và giải pháp: Kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển, tác giả Vũ Trọng Lâm với công trình Kinh tế tri thức ở Việt Nam - quan điểm và giải pháp phát triển, Kỷ yếu Hội thảo kinh tế tri thức - Khoa học và thực tiễn ở Việt Nam của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, tác giả Thế Trường với công trình Hành trang thời đại kinh tế tri thức, tác giả Nguyễn Thị Luyến với công trình Nhà nước với phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, tác giả Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm với công trình Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, tác giả Đặng Hữu với công trình Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam: Quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng, những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đề cập đến quan niệm về kinh tế tri thức, phát

triển kinh tế tri thức ở Việt Nam và vai trò của giáo dục - đào tạo đốivới phát triển kinh tế tri thức nói chung và phát triển kinh tế tri thứctrong điều kiện cụ thể ở Việt Nam

Tác giả Phạm Minh Hạc với công trình Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, tác giả Nguyễn Văn Hòa với công trình Phát triển giáo dục - đào tạo - một động lực để phát triển kinh tế tri thức

ở Việt Nam hiện nay, tác giả Nguyễn Công Trí với công trình Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức… không chỉ khẳng

định vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo, mà còn đề cập đếnmột số biểu hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tếtri thức ở Việt Nam Đó là, vai trò giáo dục - đào tạo trong sự pháttriển con người, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Đây là cơ sở,điều kiện để phát triển kinh tế tri thức Đến lượt nó, phát triển kinh tếtri thức lại làm thay đổi quan niệm về vai trò của giáo dục - đào tạomột cách cơ bản, làm cho lĩnh vực này thực sự trở thành “quốc sáchhàng đầu” trong chiến lược phát triển quốc gia

1.1.2 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến thực trạng thực hiện vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Tác giả Hoàng Tụy và cộng sự với công trình Kiến nghị của Hội thảo về chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục, tác giả Phạm Văn Linh với công trình Định hướng chiến lược, giải pháp đột phá nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, tác giả Trần Nam Bình với công trình: Đổi mới giáo dục Việt Nam: Một vài nhận định từ quan điểm chính sách kinh tế in trong Bàn về giáo dục, tác giả Lê Thị Hồng Điệp với công trình Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn), tác giả Lương Công

Lý với công trình Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân

Trang 5

lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Thiện Tống với công trình Giáo dục đại học Việt Nam chậm cải tổ in trong Bàn về giáo dục,tác giả Phùng Văn Hiền với công trình Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học… đã đề cập đến thực trạng giáo dục - đào tạo ở Việt

Nam hiện nay chỉ ra thành tựu và những hạn chế của lĩnh vực này ởnhiều phương diện tiếp cận, đã đưa ra một số kết quả liên quan đếnkhảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạotrong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, do góc độ và phạm vi nghiên cứu nên cho đến naychưa có công trình nào khảo sát, đánh giá thực trạng, chỉ ra nhữngyêu cầu đối với việc thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trongphát triển kinh tế tri thức hiện nay ở những biểu hiện cơ bản của nó

1.1.3 Những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến giải pháp thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Tác giả Trần Văn Tùng với công trình Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đối với giáo dục Việt Nam, tác giả Phạm Minh Hạc trong công trình Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Hội

đồng lý luận Trung ương - Bộ Khoa học và Công nghệ - chương trình

khoa học xã hội cấp nhà nước KX.02, Đề tài KX.02.03 Xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức và tác động của nó đến sự phát triển và lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, tác giả Nguyễn Thanh với công trình Vấn đề con người và giáo dục con người nhìn từ góc độ triết học xã hội, tác giả Võ Nguyên Giáp với công trình Nền giáo dục - đào tạo Việt Nam trong thời đại kinh tế tri thức, in trong Những vấn đề giáo dục hiện nay: Quan điểm và giải pháp, tác giả Nguyễn Thị Bình với công trình Một số vấn đề cốt lõi trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, tác giả Vũ Ngọc Hải với công trình Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, tác giả Hoàng Tụy với công trình Cải cách giáo dục toàn diện, mạnh mẽ và triệt để là yêu cầu của cuộc sống hiện đại in trong Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, tác giả Phan Văn Kha, với công trình Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả Hồ Tú Bảo và cộng sự trong Đề án cải cách giáo dục Việt Nam:Phân tích

và đề nghị in trong Bàn về giáo dục, tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến với công trình Cải cách giáo dục - điều kiện cần để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, tác giả Hoàng Tụy với công trình Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức in trong Giáo dục: xin cho tôi nói thẳng, tác giả Nguyễn Bá Dương với công trình Để giáo dục là quốc sách hàng đầu, Kỷ yếu

Trang 6

Hội thảo khoa học Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạodưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng… đã để lại nhữnggiá trị khoa học to lớn có thể kế thừa trong việc hoàn thiện nhữnggiải pháp thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triểnkinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đồng thời ba nhómgiải pháp: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lýcủa Nhà nước về giáo dục - đào tạo; phát triển và chuẩn hóa đội ngũnhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo ngang tầm nhiệm vụ pháttriển kinh tê tri thức ở Việt Nam hiện nay; đổi mới chương trình, nộidung, phương pháp giáo dục - đào tạo theo hướng phát triển toàndiện năng lực người học; xây dựng cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại

và môi trường giáo dục - đào tạo dân chủ, đạo đức, tạo điều kiện thựchiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ởViệt Nam hiện nay

1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết

1.2.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án

Một là, các công trình trên cơ bản thống nhất ở việc luận giải

về kinh tế tri thức: Kinh tế dựa vào tri thức khoa học và công nghệhiện đại, dựa vào con người trí tuệ; khẳng định tính tất yếu kháchquan của phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, mà chủ thể phát triển

là con người Việt Nam được giáo dục - đào tạo hội đủ năng lực vàphẩm chất để có thể khai thác, vận dụng, truyền bá, sáng tạo, đưa trithức khoa học và công nghệ hiện đại trở thành lực lượng sản xuấttrực tiếp Các công trình thống nhất khẳng định: Giáo dục - đào tạo

có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tri thức và đã phân tích,luận giải về vai trò của lĩnh vực này trong phát triển kinh tế tri thức ởViệt Nam với một số biểu hiện cơ bản của nó

Hai là, nhiều công trình nghiên cứu đã cung cấp số liệu, nhận

định, đánh giá liên quan đến thực trạng; đặt ra yêu cầu, nguyên tắc liênquan đến việc xác định yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện vai trò củagiáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Ba là, có nhiều công trình khoa học liên quan đến giải pháp thực

hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở ViệtNam hiện nay Với phương pháp tiếp cận, cơ sở lý luận và thực tiễnkhác nhau cho nên những giải pháp này mang tính đa dạng, phong phú

Có công trình khoa học đề ra những giải pháp nâng cao năng lực quản

lý của Nhà nước về giáo dục - đào tạo; có công trình đề ra giải pháp,biện pháp xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáodục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay; có công trình đề ra giải pháp, biệnpháp xây dựng cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại và môi trường giáo dục

Trang 7

đào tạo dân chủ, đạo đức, tạo điều kiện thực hiện vai trò của giáo dục đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

-Những nội dung trên là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọngđược tác giả luận án kê thừa và phát triển

1.2.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

Một là, về lý luận, phân tích và luận giải một cách hệ thống về

kinh tế tri thức; phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam với góc tiếpcận là một giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, quan niệm vềgiáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức, vai trò và nhữngbiểu hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế trithức ở Việt Nam

Hai là, về thực tiễn, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò,

nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, trên cơ sở đó, xác địnhnhững yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện vai trò giáo dục - đào tạotrong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Ba là, về giải pháp, đề xuất và luận giải tính khả thi những giải

pháp khoa học và thiết thực nhằm thực hiện vai trò của giáo dục - đàotạo trong phát triển kinh tế tri thức Việt Nam hiện nay

Kết luận chương 1

Các công trình khoa học nói trên có cách tiếp cận nghiên cứu ởnhiều góc độ khác nhau và bước đầu đề cập đến một số quan niệm vàkhái niệm cơ bản của luận án như: Kinh tế tri thức, phát triển kinh tếtri thức ở Việt Nam, giáo dục - đào tạo, vai trò của giáo dục - đào tạotrong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam; mội số biểu hiện vai tròcủa giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.Trong đó, có những công trình khoa học đã phân tích và làm nổi bậttính tất yếu của việc cải cách, đổi mới giáo dục - đào tạo và coi đó làmột trong ba khâu đột phá chiến lược, là giải pháp quan trọng để pháttriển kinh tế tri thức ở Việt Nam Tuy nhiên, chưa có công trình nàoluận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của giáo dục -đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở góc độ triết học, bằngphương pháp chuyên ngành duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT

NAM 2.1 Quan niệm về kinh tế tri thức và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

2.1.1 Quan niệm về kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là một giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, khi tri thức khoa học và công nghệ hiện đại trở thành yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Đó là giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, khi tri thứckhoa học và công nghệ, với tư cách là sản phẩm tư duy sáng tạo của

Trang 8

con người, được ứng dụng trong hoạt động sản xuất, được vật chấthóa thành máy móc, thành công cụ lao động để trở thành lực lượngsản xuất trực tiếp

Trong kinh tế tri thức là tri thức khoa học và công nghệ vượt

qua các yếu tố sản xuất truyền thống (vốn và sức lao động) để trởthành yếu tố quan trọng nhất góp phần phát triển kinh tế - xã hộinhanh và bền vững Mà, tri thức khoa học và công nghệ là sản phẩmchỉ có ở con người trí tuệ, kết quả chủ yếu của quá trình giáo dục -đào tạo lâu dài, có hệ thống và khoa học

Kinh tế tri thức được đặc trưng bởi lực lượng lao động đủ nănglực và phẩm chất trở thành chủ thể khai thác, tiếp nhận, ứng dụng,sáng tạo tri thức khoa học và công nghệ hiện đại; tư liệu sản xuấtthông minh, hiện đại, kết quả của quá trình “vật hóa” tri thức khoahọc và công nghệ hiện đại thường xuyên, liên tục nhằm nâng caonăng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất,góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhanh và bền vững

2.1.2 Quan niệm về phát triển kinh tế tri thức Việt Nam

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là quá trình phát triển lực lượng sản xuất dựa chủ yếu vào con người Việt Nam có đủ năng lực và phẩm chất trở thành chủ thể khai thác, truyền bá, ứng dụng, sáng tạo tri thức khoa học và công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhanh và bền vững.

Mục đích phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam thực chất là sự

phát triển lực lượng sản xuất nhằm đưa lực lượng sản xuất lên một trình

độ mới cao hơn về chất và lượng Nội dung của phát triển kinh tế tri

thức ở việt Nam là phát triển con người toàn diện và đưa họ trở thànhlực lượng lao động trí tuệ, không chỉ chiếm số lượng chủ yếu trong cơcấu lao động, mà còn là chủ thể thực hiện quá trình tri thức hóa tư liệusản xuất, tạo ra và đẩy mạnh sự phát triển của tư liệu sản xuất với tưliệu lao động ngày càng thông minh, hiện đại; đối tượng lao động ngàycàng phong phú, đa dạng góp phần nâng cao năng suất lao động, chấtlượng và hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

nhanh, bền vững Chủ thể phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là con

người Việt Nam có đủ năng lực và phẩm chất khai thác, truyền bá, ứngdụng, sáng tạo tri thức khoa học và công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhànước và sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là dựa vào việc tạo ra và

có được chủ thể ứng dụng, sáng tạo tri thức khoa học và công nghệ ởtất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội góp phần làm tăng giá trị từngsản phẩm; giảm chi phí lao động và nguyên vật liệu; tăng chất lượng,

Trang 9

hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng hiện đại Do đó, giáo dục - đào tạo là lĩnh vực có tác động lớnđến phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là tất yếu khách quan Nó

có vai trò quan trong trong chiến lược phát triển đất nước Đó là điềukiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống củanhân dân, giảm đói nghèo và tiến tới một xã hội giàu có mà kinh tếtài nguyên không thể thực hiện được; tạo điều kiện giải quyết vấn đềthất nghiệp bằng việc tạo ra việc làm mới gắn với những ngành kinh

tế tri thức; giúp tiết kiệm sức lao động, tăng hiệu suất lao động, gópphần giải phóng con người khỏi lao động nặng nhọc, thời gian laođộng giảm đi đáng kể Như vậy, phát triển kinh tế tri thức là phươngtiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhanh và bền vững, là hướng

đi đúng đắn của Việt Nam trên con đường hội nhập, phát triển Phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam có nhiều thuận lợi, nhưngcũng không ít khó khăn, thách thức, trong đó khó khăn, thách thứclớn nhất là vấn đề con người, nguồn nhân lực Để vượt qua khó khăn,thách thức, phát huy những thuận lợi, Việt Nam phải giải quyết nhiều

vấn đề, song, trước hết và quan trọng nhất là phát triển con người Việt Nam toàn diện, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhất

là nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học và công nghệ hiện đại trên cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo để hiện thực với hiệu quả ngày càng cao vai trò của lĩnh vực này trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

2.2 Giáo dục - đào tạo và vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

2.2.1 Quan niệm về giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

* Quan niệm về giáo dục - đào tạo

Giáo dục - đào tạo là một lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm hệ thống các quan điểm, tổ chức và các hoạt động nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất con người đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Giáo dục - đào tạo là sản phẩm của đời sống xã hội Đời sống xãhội như thế nào thì giáo dục - đào tạo như thế ấy, đời sống xã hội thayđổi thì giáo dục - đào tạo từ quan điểm, tổ chức đến hoạt động cũngphải thay đổi phù hợp, nhằm phát triển con người ứng với yêu cầu củagiai đoạn lịch sử đó

Tuy nhiên, giáo dục - đào tạo không chỉ chịu sự tác động mộtchiều, mà còn tác động trở lại sự phát triển đời sống xã hội Sự tác động

đó diễn ra theo cả hai hướng: Tích cực và tiêu cực Sự tác động theochiều hướng nào phụ thuộc vào sự thể hiện vai trò của giáo dục - đàotạo ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử

* Quan niệm về giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Từ quan niệm về phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam và quan

niệm về giáo dục - đào tạo, có thể quan niệm, giáo dục - đào tạo

Trang 10

trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là hệ thống quan điểm, tổ chức và hoạt động nhằm tạo ra chủ thể khai thác, vận dụng, sáng tạo tri thức khoa học và công nghệ hiện đại và đưa chúng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhanh và bền vững

Đó là lĩnh vực xã hội gồm: Hệ thống các quan điểm về giáo dục - đào tạo với quan điểm về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ

và giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo được thể hiện trong đườnglối lãnh đạo của Đảng, được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triểngiáo dục - đào tạo của Nhà nước và được luật hóa để thực thi trong

thực tiễn; hệ thống tổ chức giáo dục - đào tạo với các cấp học, bậc

học, loại hình được thiết lập phù hợp nhằm hiện thực hóa hệ thống

các quan điểm về giáo dục - đào tạo và hoạt động giáo dục - đào tạo

với các hoạt động cơ bản là dạy và học, nghiên cứu khoa học, chuyểngiao công nghệ, trải nghiệm, sáng tạo do các cơ sở giáo dục - đàotạo tổ chức, quản lý và điều hành Trên cơ sở chương trình, nội dung,phương pháp, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất, thiết

bị dạy và học tương ứng với từng cấp học, bậc học, đối tượng vàloại hình, phù hợp với mục tiêu đã đề ra, các cơ sở giáo dục - đào tạo

tiến hành tổ chức các hoạt động nhằm đạt mục đích phát triển toàn

diện năng lực và phẩm chất của con người trở thành chủ thể pháttriển phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Giáo dục - đào tạo là lĩnh vực có sự tham gia của nhiều chủthể: Đảng, Nhà nước, nhà trường, gia đình, xã hội, người học Mỗichủ thể có vị trí và vai trò riêng tác động đến việc hiện thực hóa vaitrò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế tri thức,cần có những quan niệm mới về các yếu tố cơ bản quy định chứcnăng, nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo như: Mục đích, chủ thể,chương trình, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất phục vụ giáodục - đào tạo

Thứ nhất, mục đích của giáo dục - đào tạo là phát triển con

người Việt Nam toàn diện về năng lực và phẩm chất, trở thành chủthể phát triển kinh tế tri thức nhằm khai thác, truyền bá, ứng dụng,sáng tạo tri thức khoa học và công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực củađời sống xã hội Bởi, phát triển kinh tế tri thức, ưu thế về tài nguyên,lực lượng lao động trình độ thấp, giá rẻ không còn nữa, thay vào đó

là nguồn lực con người với vai trò nổi bật của trí tuệ con người Hơn nữa, để phát triển kinh tế tri thức, giáo dục - đào tạo cònphải là lĩnh vực sản xuất, chuyển giao, vận dụng tri thức khoa học vàcông nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo động lựcthúc đẩy sự thành công của chiến lược “bắt kịp”, chiến lược pháttriển dựa vào tri thức khoa học và công nghệ hiện đại Do đó, giáodục - đào tạo phải trở thành một ngành sản xuất tri thức khoa học và

Trang 11

công nghệ hiện đại chứ không chỉ tiếp nhận, phổ biến tri thức khoahọc và công nghệ hiện đại đã được tạo ra

Thứ hai, các chủ thể giáo dục - đào tạo

Một là, Đảng, Nhà nước, chủ thể lãnh đạo và quản lý vĩ mô về giáo dục - đào Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu

quy định chất lượng và hiệu quả của giáo dục - đào tạo Điều nàycàng trở nên quan trọng trong phát triển kinh tế tri thức Sự lãnh đạo

đó được thể hiện ở đường lối cách mạng của Đảng và sự lãnh đạo,chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đường lối đó phù hợp với thực tiễnphát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Sự quản lý của Nhà nước về giáo dục - đào tạo là sự quản lý củacác cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lý từ Trung ươngđến địa phương đối với hệ thống giáo dục quốc dân với cơ cấu các cấphọc, bậc học, trình độ đào tạo, cùng các phương thức đa dạng với cơchế vận hành linh hoạt nhằm cụ thể hóa mục đích giáo dục - đào tạo đểphát triển kinh tế tri thức Trong đó, quản lý nhà nước bảo đảm chấtlượng giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng cao, con người phát triểntoàn diện, tạo ra nguồn nhân lực, nhân tài, qua đó tạo ra tri thức khoahọc và công nghệ hiện đại, đưa nó trở thành lực lượng trực tiếp thì pháttriển kinh tế tri thức ở Việt Nam trở thành hiện thực và ngược lại

Hai là, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo.

Đó là lực lượng then chốt quy định chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo, tạo ra điều kiện, cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức ở ViệtNam

-Nhà giáo là người làm nghề dạy học, thực hiện nhiệm vụ giảngdạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác từ cơ sở giáo dụcmầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấpnghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đạihọc, trường cao đẳng nghề Tập hợp những người làm nghề dạy họcthành một lực lượng có tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục -đào tạo được gọi là đội ngũ nhà giáo

Đội ngũ có nhiệm vụ phát triển toàn diện năng lực và phẩmchất người học, trở thành chủ thể phát triển kinh tế tri thức Để ngangtầm nhiệm vụ phát triển kinh tế tri thức, đội ngũ nhà giáo là lựclượng tổ chức cho người học tự giác, chủ động trong việc lĩnh hội,thâu thái tri thức khoa học và công nghệ; giúp người học biết cáchhọc, cách tiếp cận, cách phân tích và tổng hợp, biết cách giải quyếtvấn đề; tổ chức cho người học tham gia các hoạt động trải nghiệmsáng tạo, giao tiếp với xã hội, với thực tiễn sản xuất nhằm thực hiệncác nguyên lý giáo dục; có năng lực thu hút, năng lực lôi cuốn ngườihọc vào nhiệm vụ học tập, rèn luyện không ngừng để thích ứng linhhoạt và sáng tạo trong thế giới đổi thay nhanh chóng, đan xen những

cơ hội và thách thức

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo là tập hợp nhữngngười làm công tác hoạch định, tổ chức, quản lý và điều hành các hoạtđộng giáo dục - đào tạo được tổ chức thành một lực lượng nhằm thực

Trang 12

hiện mục tiêu đề ra Để ngang tầm nhiệm vụ phát triển kinh tế tri thức

ở Việt Nam, đội ngũ này phải là lực lượng điều hành một hệ thống lớn

và phức tạp, thực thi các chính sách giáo dục - đào tạo đa dạng và mềmdẻo, giải quyết một cách chủ động và sáng tạo các vấn đề nảy sinh nhưphân cấp quản lý, trách nhiệm xã hội, huy động nguồn lực, minh bạchhoá hoạt động, dân chủ hoá giáo dục, tin học hoá quản lý, hội nhậpquốc tế; tạo sự đồng thuận trong đội ngũ làm công tác giáo dục - đàotạo, tổ chức, hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dạy,người học thực hiện thành công mục tiêu đề ra

Như vậy, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo

là lực lượng không gì có thể thay thế được trong giáo dục - đào tạo.Nếu đội ngũ này được xây dựng đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảmbảo về phẩm chất và năng lực thì đó chính là nhân tố quy định vai tròcủa giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Ba là, gia đình và xã hội là chủ thể góp phần quan trọng trong

việc xây dựng môi trường giáo dục - đào tạo với các chuẩn mực ứng

xử văn hóa, đạo đức với tư cách là tiêu chí đánh giá và là sức mạnhđiều chỉnh suy nghĩ và hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực.Đồng thời, các chủ thể này không chỉ thụ hưởng sản phẩm của giáodục - đào tạo mà còn tham gia tích cực và có trách nhiệm vào quá trìnhgiáo dục - đào tạo, từ việc tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình,nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất đếnviệc giám sát mọi hoạt động của quá trình đó nhằm đạt mục tiêu đề ra

Bốn là, người học là lực lượng không thể thiếu của quá trình giáo

dục - đào tạo Để trở thành chủ thể phát triển kinh tế tri thức, người họckhông chỉ là đối tượng, mà còn phải là chủ thể của quá trình giáo dục -đào tạo Với tư cách là đối tượng, người học chịu sự chỉ dạy, địnhhướng, tác động của các chủ thể giáo dục - đào tạo nêu trên và sự chiphối của mục đích, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục -đào tạo ở từng cấp học, bậc học Với tư cách là chủ thể, người học trựctiếp quyết định quá trình tự học tập, tự nghiên cứu và tự rèn luyện, tự

tu dưỡng năng lực và phẩm chất của mình Đó là tính tích cực, chủđộng, độc lập, sáng tạo của người học trong tiếp nhận và xử lý nhữngtác động của các chủ thể khác; chuyển hóa quá trình giáo dục - đào tạothành tự giáo dục - đào tạo để từ đó hội đủ năng lực và phẩm chất, trởthành chủ thể phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Thứ ba, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo Những yếu tố này liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định nhau, hỗ trợ

nhau tạo ra cái cốt lõi của quá trình giáo dục - đào tạo, quyết định chấtlượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo

Thứ tư, cơ sở vật chất được các chủ thể sử dụng nhằm thực hiện

có hiệu quả nội dung, chương trình giáo dục - đào tạo đạt mục tiêu đề

ra Đó là một trong những yếu tố mà giáo dục - đào tạo để phát triểnkinh tế tri thức ở Việt Nam cần phải chú trọng

2.2.2 Thực chất vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Ngày đăng: 20/06/2018, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w