1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của Khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 1992 – 2012

8 559 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 346,93 KB

Nội dung

Vai trò của Khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 1992 – 2012 Nguyễn Thành Duy Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia

Trang 1

Vai trò của Khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn

1992 – 2012 Nguyễn Thành Duy

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60 34 04 12

Nghd: PGS.TS Nguyễn Văn Kim

Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Quản lý điều hành; Khoa học công nghệ; Kinh tế xã hội; Sóc Trăng; Thời kỳ

Contents:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thực tiển đã chứng minh muốn phát triển KT -XH ở mô ̣t đi ̣a phương, mô ̣t vùng miền hay

mô ̣t quốc gia thì nhất thiết phải quan tâm đến viê ̣c nghiên cứu và ứng du ̣ng KH &CN Tuy nhiên hiê ̣n nay có không ít các đi ̣a phương chưa quan tâm kha i thác hết tiềm năng của KH &CN, còn không ít sự lãng phí về tiền của , nguồn nhân lực KH&CN, dẫn đến cản trở cho sự phát triển KT

-XH ở đi ̣a phương

Sóc Trăng là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp và thủy sản, trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá nhanh và ổn định, tuy nhiên Sóc Trăng vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo lên đến gần 40% và đa số là trong lĩnh vực nông nghiệp Một trong những nguyên nhân khiến cho nền kinh tế tỉnh chưa phát triển đúng với tiềm năng của địa phương chính là do việc

Trang 2

ứng dụng KH&CN vào các lĩnh vực kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ còn nhiều hạn chế, bất cập

Tôi cho ̣n đề tài “Vai trò của KH&CN trong phát triển KT -XH ở tỉnh Sóc Trăng, giai

đoa ̣n 1992-2012 và giải pháp đến năm 2020” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành

Quản lý KH&CN với mục đích:

Thứ nhất, khái quát về tình hình phát triển KT-XH của ST giai đoạn 1992-2012;

Thứ hai, đánh giá vai trò của KH&CN trong việc thúc đẩy phát triển KHXH ST giai đoạn

1992 – 2012, từ đó tìm ra những mặt ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của việc ứng dụng KH&CN vào phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 1992 – 2012;

Thứ ba, dựa trên cơ sở khoa học và những vấn đề thực tiễn trong quá trình ứng dụng

những thành tựu KH&CN để đề xuất những chủ trương, giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng dụng KH&CN vào phát triển KT-XH của ST giai đoạn tiếp theo

2 Tổng quan ti ̀nh hình nghiên cứu

Từ trước tới nay chưa có tổ chứ c hay cá nhân nào nghiên c ứu, phân tích, đánh giá về vai trò của KH &CN ở tỉnh Sóc Trăng tác đô ̣ng như thế nào đến sự phát triển KT -XH của tỉnh nhà , nhất là kể từ khi tái lâ ̣p tỉnh (năm 1992) đến nay Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã nhận thấy có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu và các văn bản tổng kết có liên quan đến đề tài Cụ thể:

- Trong bài viết của Tăng Văn Khiên, Vai trò của KH&CN đối với phát triển KHXH1

đã

đề cập trực tiếp đến vai trò của KH&CN đối với phát triển KHXH và đi đến khẳng định: “Có thể khẳng định là KH&CN nước ta, dù mới phát triển và không khỏi chập chững trong những bước

đi ban đầu nhưng đã thực sự góp phần đáng kể vào đẩy mạnh phát triển KT-XH của đất nước, đặc biệt trong những năm gần đây Điều đó được thể hiện qua kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế dưới đây:

+ Tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, GDP tăng bình quân/năm thời kỳ 1996 - 2000

là 7,0%, thời kỳ 2001 - 2005 là 7,51%

1

http://vienthongke.vn/thong-tin-khoa-hoc/chuyen-san/114-nam-2007-chuyen-san-khcn-voi-su-phat-trien-kinh-te/517-vai-tro-cua-khoa-hoc-cong-nghe-doi-voi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi

Trang 3

+ Cả 3 khu vực kinh tế đều phát triển, trong đó công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng khá cao (công nghiệp chế biến tăng 13,5%/năm) Nông nghiệp (kể cả lâm nghiệp và thủy sản) vào loại khá trên thế giới: Thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân 5,7%/năm, 2001 - 2006 tăng 5,4%/năm Năm 2005, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, thứ tư về cao su và thứ nhất về hạt điều An ninh lương thực được giữ vững, chất lượng gạo xuất khẩu được nâng lên và đã đưa giá xuất khẩu xấp xỉ giá gạo của Thái Lan

- Hàng hóa và dịch vụ chẳng những bảo đảm nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tăng nhanh giá trị xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân/năm trên 21%, 2001-2005 tăng 17,5%

- Tiềm lực KH&CN nước ta được tăng cường một bước đáng kể Hiện nay cả nước ta hiện có khoảng 2,4 triệu người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, gần đây mỗi năm sinh viên ra trường trên dưới 200 nghìn người là lực lượng tiềm năng tham gia hoạt động KH&CN”

Tác giả Minh Ngọc có bài viết đăng trên báo Điện tử Chính phủ với tựa đề Khoa học,

: “Khoa học tự nhiên đã góp phần nâng cao trình độ và năng lực

của khoa học cơ bản Khoa học kỹ thuật và công nghệ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đưa tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khá cao, đưa hàng hoá Việt Nam đến hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Xuất khẩu sản phẩm KH&CN tăng khá.”

Luận án tiến sĩ Luật h ọc của nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Hằng với đề tài: Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghê ̣ ở nước ta trong giai đoạn hiê ̣n nay; đã làm sáng tỏ cơ sở lý

luận, pháp lý và thực trạng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ để đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay Đây là vấn đề rất quan trọng nhằm tìm ra giải phát tăng cường đội ngũ quản lý KH&CN trong quá trình ứng dụng KH&CN vào phát triển KH-XH của đất nước

Luận án tiến sĩ: "Thị trường KH&CN ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" của nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã đề cập vấn đề xây dựng chiến lược phát

triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới Cách tiếp cận và kết quả nghiên cứu về phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam dưới tác động của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế còn có thể áp dụng cho những thị trường khác

2

http://baodientu.chinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/Khoa-hoc-cong-nghe-Dong-luc-phat-trien/192853.vg

Trang 4

Tác giả Tạ Doãn Trịnh - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN đã có bài

viết về “Chính sách KH&CN Việt Nam: Thời cơ và Thách thức” đã chỉ ra vai trò của KH&CN

trong các giai đoạn PTKT, yêu cầu đối với chính sách KH&CN cũng như các chủ trương, chính sách hiện nay, đồng thời, nêu rõ thời cơ, thách thức đối với chính sách phát triển KH&CN đang gặp phải

Võ Minh Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng đã có bài viết: “Sóc Trăng chú trọng đầu tư khoa học - công nghệ để tăng cường hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới”3

đã khẳng định “Việc quan tâm đầu tư nghiên cứu, từng bước tiếp cận và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ (KH - CN) mới, tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH - CN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn, những năm qua, ST đã tạo ra nhiều loại nông sản có giá trị, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường Những

nỗ lực áp dụng tiến bộ KH - CN vào sản xuất và đời sống còn góp phần rất lớn trong việc tạo ra những tiền đề cần thiết để Sóc Trăng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra mục tiêu tổng quát về KH-CN: "… Tập trung thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Tiếp tục đẩy mạnh, bồi dưỡng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực đi đôi với nâng cao năng lực ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống…" Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết

đề ra là: "Đổi mới và phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo, tạo bước đột phá về phát triển nguồn nhân lực từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển; ứng dụng tốt các thành tựu về KH&CN; tích cực, chủ động bảo vệ môi trường"

Ngoài ra còn có các văn bản báo cáo tổng kết việc ứng dụng KH&CN vào quá trình phát triển KH-XH của các tỉnh khu vực ĐB.SCL của ST Đây là những văn bản quan trọng góp phần khẳng định vai trò của KH&CN trong đời sống xã hội hiện nay nói chung và đặc biệt là góp phần vào việc trình phát triển KHXH nói riêng

Các tác phẩm trên đã khẳng định được vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của

KT-XH nước ta Những thành tựu mà nước ta đạt được là thành quả trong đó có sự góp sức quan trọng của KH&CN Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở việc đánh giá tổng quan chứ chưa đánh giá cụ thể được vai trò của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH của một địa phương Với cách tiếp cận phần tử và đánh giá vai trò với những đặc trưng riêng của từng địa phương thì càng

3

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2012/17536/Soc-Trang-chu-trong-dau-tu-khoa-hoc-cong-nghe-de.aspx

Trang 5

khẳng định và nhấn mạnh hơn được vị trí của KH&CN đối với sự phát triển của KT-XH Với vai trò là một cán bộ đang làm việc tại ST, tôi nhận thấy nhiệm vụ quan trọng của mình trong việc nghiên cứu vai trò của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH ở ST để xây dựng nền tảng cho kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh nhà dựa trên phát triển KH&CN

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cư ́ u

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá tác động của KH&CN đến sự phát triển KT-XH của ST giai đoạn 1992-2012, từ

đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của KH&CN trong quá trình phát triển KT-XH của ST trong những năm tiếp theo

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận về KH&CN, mối quan hệ giữa KH&CN với KT-XH gắn với phân tích thực tế, luận văn sẽ khái quát về hiện trạng phát triển KH&CN ở Sóc Trăng Thông qua việc phân tích thực trạng, luận văn sẽ khái quát hóa các tác động tích cực, tiêu cực của KH&CN đến phát triển KT-XH

- Từ đó luận văn sẽ đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm vượt qua rào cản để phát triển KH&CN tại địa phương để thúc đẩy việc phát triển KT-XH đến năm 2020

4 Phạm vi nghiên cứu

Dựa trên th ực tiễn về KH&CN đang diễn ra ở tỉnh Sóc Trăng trong giai đoa ̣n từ năm 1992-2012, tác giả muốn khái quát lại bằng những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân hạn chế để đánh giá vai trò của KH &CN đối với sự phát triển KT -XH của tỉnh , từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy kinh tế, xã hội ở tỉnh Sóc Trăng phát tri ển bền vững hơn trong tương lai

Phạm vi nội dung : Đánh giá vai trò của KH &CN trong phát triển KT -XH ở tỉnh Sóc Trăng, giai đoa ̣n 1992-2012 và giải pháp đến năm 2020

Phạm vi thời gian: Khảo sát sự phát triển của KH&CN trong thời gian 20 năm kể từ khi thành lập tỉnh (1992-2012)

Trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng sẽ vận dụng những thành tựu khoa học có liên quan đến việc ứng dụng KH&CN đã được một số nhà khoa học nghiên cứu với phạm vi rộng đơn giới hạn phạm vi nghiên cứu để làm sáng rõ thêm mục đích của đề tài

5 Mẫu kha ̉ o sát

Trang 6

Đề tài dự kiến thực hiê ̣n trong ph ạm vi ta ̣i t ỉnh Sóc Trăng, một số nội dung số liệu được lựa chọn từ Sở KH&CN tỉnh, đây là cơ quan đầu mối chủ trì thực hiện và chuyển giao ứng dụng các tiến bộ KH&CN trên đi ̣a bàn tỉnh

Đề tài cũng cho ̣n mô ̣t số đi ̣a phương lân c ận trong khu vực ĐB.SCL có nhiều thành tựu trong phát triển KT -XH và đi ̣a phương còn k hó khăn để so sánh , đánh giá mức đô ̣ tác đô ̣ng của KH&CN tớ i phát triển KT -XH của từng đi ̣a phương Ở đề tài này tác giả chọn tỉnh An Giang và tỉnh Hậu Giang làm cơ sở so sánh tác động của KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, vì cả 3 tỉnh (Sóc Trăng, An Giang và Hậu Giang) đều có những tương đồng về điều kiện tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên An Giang hiện nay đang đứng đầu khu vực ĐB.SCL về năng suất lúa, trong khi Hậu Giang là tỉnh thấp nhất còn Sóc Trăng là tỉnh có năng suất lúa ở mức trung bình Với sự so sánh mức độ ứng dụng KH&CN vào trong lĩnh vực nông nghiệp (là thế mạnh của cả 3 tỉnh) sẽ cho thấy được hiệu quả của KH&CN trong phát triển nông nghiệp của mỗi tỉnh

6 Câu ho ̉i nghiên cứu

KH&CN có tác động như thế nào đến phát triển KT -XH ở tỉnh Sóc Trăng , giai đoa ̣n 1992-2012?

Cần có những giải pháp nào để nâng cao vai trò của KH&CN nhằm thúc đẩy sự phát triển KH-XH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020?

7 Giả thuyết nghiên cứu

Kể từ khi tái lập đến nay, nền kinh tế của tỉnh Sóc Trăng phát triển với tốc độ khá, đó là

do tỉnh đã xác định được KH&CN có vai trò là động lực và có sự tác động hiệu quả đến sự phát triển KTXH của tỉnh

Đầu tư đúng, đầy đủ và phát huy tối đa các kết quả đề tài, đề án NCKH, ứng dụng các thành tựu của KH&CN hợp lý sẽ giúp cho tình hình KT-XH của tỉnh Sóc Trăng phát triển tốt hơn trong tương lai

8 Phương pha ́ p nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: mục đích nhằm nghiên cứu các tài liệu tin cậy để tìm hiểu các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và phân tích số liệu dựa trên báo cáo của các cơ quan Quản lý nhà nước

Trang 7

- Phương pháp thống kê, điều tra: Dựa trên các số của các tài liệu tham khảo và các văn bản nghiên cứu

9 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục số liệu, luận văn có nội dung chính gồm 03 chương

và 16 tiết:

- Chương 1 Cơ sở lý luận về KH&CN và mối quan hệ giữa KH&CN và phát triển

KT-XH

- Chương 2 Đánh giá tác động của KH &CN đến KT-XH củ a tỉnh Sóc Trăng, giai đoa ̣n (1992-2012)

- Chương 3 Đề xuất một số giải pháp tăng cường vai trò KH&CN trong phát triển

KT-XH ST

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

năm 2012

Trăng – tháng 10/1996

6 Tham khảo thông tin trên các website của : Bộ KH&CN; Sở KH &CN tỉnh Sóc Trăng ;

Cổng TTĐT UBND tỉnh Sóc Trăng

7 PGS.TS Tăng Văn Khiên- Vai trò của KH&CN đối với phát triển KHXH

(www.vienthongke.vn)

8 Luâ ̣t khoa ho ̣c và công nghê ̣ số 21/2000/QH10 được Quốc Hô ̣i thông qua ngày 09/6/2000

và Luật KH&CN sửa đổi

Trang 8

9 TS Lê Thành Ý, Xu thế chi ́nh sách và phát triển khoa học và công nghê ̣ trong suy thoái

kinh tế toàn cầu www.nistpass.gov.vn

10 TS Hồ Ngọc Luật - KH&CN với phát triển kinh tế - xã hội địa phương

(http://laocai.gov.vn)

11 Sở Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ tỉnh Sóc Trăng – Danh mục các chương trình , đề tài, dự án

cấp bộ, cấp tỉnh từ năm 1992-2011 Xí nghiệp in Sóc Trăng

12 Thông tin khoa học thống kê số 4/2002: “Giới thiệu bản chất của TFP và phương pháp

nghiên cứu sự biến động của nó” – Tác giả: Lê Dân, Bộ môn Kinh tế học – Đại học Đà

Nẵng

13 Văn kiện Chương trình Nghị sự 21- Chương trình PTBV ST (2009) và các văn bản: Nghị

quyết số 21/2006/NQ-HĐND, ngày 09/12/2006 của HĐND tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 9

về Chương trình Phát triển bền vững ST giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 50/2006/QĐ-UBND ngày 25/12/2006, của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình Phát triển bền vững ST giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm

2020

Ngày đăng: 25/04/2015, 11:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w