Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 76 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
76
Dung lượng
1,26 MB
Nội dung
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI KHOA VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN VĂN HOÁ CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ MƯỜNG Ở QUÝ HÒA, LẠC SƠN, HÒA BÌNH VỚI NGHỀ LÀM Y PHỤC TRUYỀN THỐNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS TRẦN BÌNH Sinh viên thực hiện : BÙI THỊ THANH THỦY Lớp : VHDT HÀ NỘI - 2015 2 LỜI CẢM ƠN Đề tài “Vai trò của phụ nữ Mường ở Quý Hòa, Lạc Sơn, Hòa Bình với việc xản xuất và sử dụng y phục truyền thống” được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình, của PGS.Ts Trần Bình, chính quyền xã Quý Hòa, chú Bùi Văn Dát – Chủ tịch UBND xã Quý Hòa; Bác Bùi Văn Chiến – Phó chủ tịch UBND xã Quý Hòa; Cô Bùi Thị Bư – Chủ tịch hội phụ nữ xã Quý Hòa; Chị Bùi Thị Nhương – Phó chủ tịch hội phụ nữ xã Qúy Hòa; chị Bùi Thị Diễm – Chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm Cáo, xã Qúy Hòa cùng toàn thể các Phòng, Ban thuộc UBND xã Qúy Hòa, gia đình chú Bùi Văn Thương xóm Khả 1, các cán bộ Thư viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, cô Bùi Thị Thủy – Phó phòng Văn hóa Huyện Lạc Sơn( Hòa Bình), nhân dân xã Quý Hòa (Lạc sơn, Hòa Bình),… Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả! Do khả năng có hạn, chăc chắn khóa luận sẽ không thể tránh khỏi những hạ n chế, thiếu sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ Thầy cô và những người quan tâm tới Khóa luận. Em xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015. Bùi Thị Thanh Thủy 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1. 10 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG 10 Ở QUÝ HÒA, LẠC SƠN, HÒA BÌNH 10 1.1. Đặc điểm địa bàn cư trú. 10 1.2. Nguồn gốc, tên gọi tộc người 11 1.3. Đặc đ iểm mưu sinh, xã hội truyền thống 12 1.4. Đặc điểm văn hóa 14 1.4.1. Văn hóa vật chất 14 1.4.2. Văn hóa tinh thần 23 CHƯƠNG 2. 33 PHỤ NỮ MƯỜNG Ở QUÝ HÒA VỚI SẢN XUẤT 33 VÀ SỬ DỤNG Y PHỤC TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG 33 2.1. Phụ nữ với việc làm sợi, nhuộm và dệt. 34 2.1.1. Làm sợi 34 2.1.3. Kỹ thuật dệt vải 39 2.1.4. Kỹ thuật dệt cạp váy 40 2.1.5. Lựa chọn hoa văn dệt. 40 2.2. Vai trò của phụ nữ trong nhuộm sợi, vải. 42 2.3. Cắt may và thiết kế kiểu dáng y phục 43 4 2.4. Vai trò của phụ nữ Mường trong trang trí y phục 44 2.4.1. Các thao tác trang trí 44 CHƯƠNG 3. 47 PHỤ NỮ MƯỜNG Ở QUÝ HÒA VỚI BẢO TỒN 47 Y PHỤC DÂN TỘC HIỆN NAY 47 3.1. Thực trạng y phục dân tộc Mường ở Quý Hòa hiện nay 47 3.1.1. Đặc điểm chung 47 Nghệ nhân làm y phục truyền th ống 48 Kỹ thuật sản xuất y phục 48 Vai trò của phụ nữ Mường trong sử dụng y phục Mường hiện nay 51 3.2. Vai trò của phụ nữ trong truyền dạy nghề làm y phục truyền thống. 54 3.2.1. Phụ nữ với việc truyền dạy. 54 3.2.2. Phụ nữ với việc ti ếp nhận nghề làm y phục truyền thống. 55 3.3. Những yếu tố tác động đến vai trò của phụ nữ trong cắt may và sử dụng y phục truyền thống hiện nay 57 Yếu tố văn hóa 57 Chính sách của Đảng, Nhà nước 58 Nhu cầu của phát triển du lịch 59 3.4. Vấn đề đặt ra và một số giải pháp khắc phục 59 3.4.1. Vấn đề đặt ra 59 3.4.2. Một số giải pháp khắc phục 60 3.5. Câu chuyện văn hóa 61 KẾT LUẬN 66 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC ẢNH 70 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự biến đổi văn hóa luôn là vấn đề nóng và được nhiều nhà nghiên cứu cũng như giới truyền thông quan tâm sâu sắc bởi biến đổi văn hóa không chỉ ảnh hưởng đến cả một nền văn hóa đất nước mà còn tác động tới cả một nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là kinh tế du lịch. Quan trọng hơn, nó còn có một s ự ảnh hưởng không nhỏ tới cả một hệ thống con người về mặt nhân cách, ứng xử… Trong đó, y phục dân tộc Mường là một thành tố văn hóa vật thể quan trọng nhất. Không chỉ có chức năng bảo vệ, che đậy cơ thể con người về thể chất mà y phục còn phản ánh một nền văn hóa, nếp sống tộc người, quan điểm thẩ m mĩ của tộc người và trình độ phát triển thủ công nghiệp của tộc người đó. Thông qua y phục chúng ta còn có thể đoán biết được môi trường sinh sống của họ ở đồng bằng hay miền núi, thậm chí có thể đoán biết được họ sinh sống xen kẽ với những tộc người nào rồi nhận diện được tộc người này với tộc người khác. Chính vì vậy, y phục hay trang ph ục là một trong những đối tượng nghiên cứu phổ biến của nhân học văn hóa. Bên cạnh đó, y phục Mường hiện nay ở xã Quý Hòa mặc dù vẫn còn khá phổ biến nhưng đã thay đổi nhiều về hình thức, cách thức sử dụng và tác động lớn nhất đến sự thay đổi này là sự biến đổi về vai trò của phụ nữ Mường đối với việc làm và sử dụ ng y phục. Chính vì những lí do trên chúng tôi lựa chọn: Vai trò của phụ nữ Mường ở Quý Hòa, Lạc Sơn, Hòa Bình với nghề làm y phục truyền thống làm đề tài Khóa luận Tốt nghiệp cử nhân ngành Văn hóa Dân tộc Thiểu số. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích: Khẳng định vai trò của phụ nữ Mường ở Quý Hòa đối với bải tồn v ăn hóa Mường truyền thống Nhiệm vụ: 7 Khái quát về người Mường ở Quý Hòa, văn hóa Mường ở Quý Hòa. Tìm hiểu các đặc điểm y phục Mường truyền thống, và thay đổi của nó hiện nay. Tìm hiểu vai trò của phụ nữ Mường ở Quý Hòa đối với việc sáng tạo và sử dụng y phục truyền thồng. Tìm kiếm một số giải pháp bước đầu, với mong muốn góp phần bảo tồn y phục truyền thống M ường ở xã Quý Hòa. 3. Lịch sử nghiên cứu Trang phục của người Mường đã được rất nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng đề cập đến trong các công trình của mình như Người Mường – Địa lí nhân văn và xã hội của Jean Cusinier (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người của Nguyễn Từ Chi (1995), Người Mường ở Hòa Bình của Trần Từ (1996), Người Mường ở Việt Nam của Vũ Tuyết Mai và Bùi Đức Tân (1999), Tang lễ của người Mường ở Hòa Bình của Nguyễn Thị Song Hà (2009)…Tuy nhiên những tác phẩm này mới chỉ đề cập đến các khía cạnh khác nhau của trang phục Mường mà chưa nêu được rõ nhất vai trò của phụ nữ trong làm trang phục cũng như sử dụng và bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó, tôi còn muốn thể hiên rõ hơn sự biến đổi vai trò c ủa phụ nữ làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn trang phục dân tộc như thế nào để từ đó có phương pháp giải quyết hoặc hạn chế sự mai một văn hóa trang phục Mường ở xã Quý Hòa. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Vai trò của phụ nữ Mường trong việc làm y phục truyền thống. Trong đó, trọng tâm nghiên cứu là y phục phụ nữ. Phạm vi thời gian: Truyền thống từ năm 1990 trở về trước và hiện tại là đầu năm 2015. 8 Phạm vi không gian : Xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Trong đó tập chung nghiên cứu chủ yếu ở Xóm Khả 1, Xóm Cốc, Xóm Cáo và xóm Thung 1, Thung 2 là những thôn điển hình về dệt thổ cẩm và có nhiều nghệ nhân giỏi dệt may trang phục truyền thống. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình hoàn thành khóa luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ được tuyệt đối tuân thủ. Đó là sự nhìn nhận y ph ục Mường ở Quý Hào và vai trò của phụ nữ Mường ở đây đối với việc sản xuất và sử dụng y phục truyền thống, trong sự tương tác tất yếu của của các yếu tố: tộc người (phong tục tập quán); đặc điểm môi trường cư trú, giao tiếp văn hóa; cũng như các chương trình kinh tế - xã hội khác, muốn bảo tồn y phục truyền thống M ường ở Quý Hòa buộc phải thỏa mãn các mối quan hệ trên. - Nghiên cứu thực địa là phương pháp tiếp cận chủ đạo của bài khóa luận này. Các kỹ thuật chủ yếu bao gồm: Tham dự, quan sát, phỏng vấn, hỏi chuyện, ghi chép,… được sử dụng trong quá trình điều tra, nghiên cứu thu thập tư liệu ở các xóm Mường Quý Hòa. Để thu thập tư liệu, tác giả đã nghiên cứu thực địa ở Quý Hòa nhiều đợt. Trong thời gian trên, tôi gặp gỡ các vị lãnh đạo, cán bộ các ban ngành, các cụ bà người cao tuổi, các cán bộ chi hội phụ nữ, các thợ dệt may giỏi và phụ nữ ở Quý Hòa, cũng như huyện Lạc Sơn,… Kết quả thu được từ các đợt nghiên cứu thực địa là nguồn tư liệu chính, để xem xét nghiên cứu, thực hiện khóa luận này. - Để bổ sung tư liệu, nghiên cứu tài liệ u thứ cấp, trong các tài liệu đã công bố, cũng được chú trọng thực hiện. Đó là những công trình nghiên cứu về trang phục, y phục, tổ chức xã hội, ma chay, cưới xin, tín ngưỡng, thờ cúng, cách thức tổ chức sản xuất, tổ chức cộng đồng, của người Mường và Quý Hòa nói riêng và ở Lạc Sơn nói chung; Những tài liệu liên quan đến 9 tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động của các chi hội phụ nữ ở địa phương; - Để xử lý, phân tích các dữ liệu, phương pháp thống kê, so sánh, đã được sử dụng trong quá trình thực hiện trong báo cáo này. 6. Đóng góp của Khóa luận Khóa luận sẽ góp phần bổ sung tài liệu về trang phục Mường truyền thống, và vai trò của phụ nữ Mường trong dệt may trang phục truyền thống, ở Quý Hòa nói riêng và cuả ng ười Mường ở Hòa Bình nói chung. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các cơ quan, cá nhân đang thực hiện công tác bảo tồn trang phục, văn hóa truyền thống Mường ở Quý Hóa, Lạc Sơn và ở Hòa Bình. 7. Nội dung và bố cục của Khóa luận Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận và Phụ lục ảnh. Khóa luận được trình bày trong 3 chương chính: Chương 1: Khái quát về người Mường ở Quý Hòa. Chương 2: Phụ nữ Mường ở Quý Hòa với việc sản xuất và sử dụng y phục trong xã hội truyền thống. Chương 3: Phụ nữ Mường ở Quý Hòa với sản xuất và sử dụng y phục dân tộc hiện nay ở Quý Hòa 10 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở QUÝ HÒA, LẠC SƠN, HÒA BÌNH 1.1. Đặc điểm địa bàn cư trú. Xã Quý Hòa được thành lập vào năm 1956, là xã đặc biệt khó khăn (xã 135 giai đoạn II theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Xã Quý Hòa nằm ở phía Bắc của huyện Lạc Sơn, là xã vùng cao của Huyện, cách trung tâm huyện 20 km. Về vị trí địa lý Phía Đông củ a xã tiếp giáp với xã Cuối Hạ của huyện Kim Bôi, xã Mỹ Thành, xã Văn Nghĩa của huyện Lạc Sơn; Phía Tây tiếp giáp xã Thượng Tiến của huyện Kim Bôi, và xã Miền Đồi của huyện Lạc Sơn; Phía Bắc giáp xã Kim Tiến của huyện Kim Bôi; Phía Nam giáp xã Tuân Đạo huyện Lạc Sơn. Khí hậu Xã Quý Hòa cũng như các xã khác trong toàn huyện nằm ở đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, chính vì vậy có phân thành mùa mưa và mùa khô rõ rệ t. Mùa mưa lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, nhiệt độ bình quân tháng từ 23 - 25 0 c, ngày nóng lên đến 36-40 0 c, mùa đông ngày rét xuống đến dưới 10 0 c. Độ ẩm không khí trung bình 84%, cao nhất 100%, thấp nhất 24%. Chế độ gió, hướng gió thịnh hành theo hai hướng Đông Nam và Đông Bắc. Số giờ nắng trung bình mùa hè 6-7giờ/ngày, mùa đông 3- 4giờ/ngày. Về thổ nhưỡng [...]... sức Y phục và trang sức của người Mường ở Quý Hòa cũng có nhiều nét độc đáo Nữ phục thường bảo lưu được nhiều nét truyền thống của dân tộc hơn y phục nam giới Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ Mường thường bao gồm: khăn đội đầu (mu), áo cánh (ạo pắn), áo dài (ạo chụng), khăn thắt áo (đẹt ạo), y m (y m/áo báng), v y (kloốc), thắt lưng (tênh) Vào những ng y hội, ng y lễ, ng y tết phụ nữ Mường mặc áo... bàn tay và trí tuệ của phụ nữ 2.1 Phụ nữ với việc làm sợi, nhuộm và dệt 2.1.1 Làm sợi Làm bông Bông là nguyên liệu chủ y u và quan trọng nhất trong việc làm y phục truyền thống của người Mường ở Quý Hòa Quá trình sinh trưởng và phát triển của c y bông từ khi gieo hạt đến ng y tận thu khoảng 5 đến 6 tháng Bởi trồng bông là hoạt động nằm trong hệ thống các hoạt động nông nghiệp của người Mường, y u cầu... của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa thì chiếc v y của phụ nữ Mường thực sự đóng vai trò trung tâm của hệ thống trang phục dân tộc Nó phủ không chỉ từ thắt lung trở xuống mà còn che cả phần ngực Hơn thế nữa trên phần cạp v y che ngực là nơi duy nhất phụ nữ Mường dụng công trang trí, là một mảng quan trọng còn lại của nghệ thuật tạo hình cổ truyền dân tộc Y phục truyền thống của nam giới người Mường ở Quý. .. quyết thách thức n y chính là tạo điều kiện phát triển văn hóa mà vẫn bảo tồn được truyền thống tộc người nói cách 31 khác, đó chính là sự lựa chọn thích hợp nhất trong bối cảnh hiện nay ở Quý Hòa 32 CHƯƠNG 2 PHỤ NỮ MƯỜNG Ở QUÝ HÒA VỚI SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG Y PHỤC TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG Từ thời kỳ nguyên th y, dựa trên những khác nhau về đặc điểm sinh thể (sinh lý và thể lực) của con người mà... cho hệ thống văn hóa truyền thống tộc người Bởi thế, văn hóa Mường nơi đ y vẫn bảo tồn được khá nhiều y u tố truyền thống Trong đó có y phục Mường Ng y nay, Quý Hòa đang từng bước một được đ y mạnh phát triển về kinh tế, bảo lưu về văn hóa tộc người bởi các chính sách văn hóa của chính quyền địa phương Điều n y tạo nên ở quý hòa những thách thức về bảo tồn/thích ứng văn hóa đáng lưu ý Giải quyết thách... đám tang, thường thì người Mường sẽ không giữ lại bộ tang phục để dự các đám tang sau n y, mà thay vào đó họ đợi sau một trăm ng y rồi đem quần áo trắng đi nhuộm đen để có thể sử dụng làm trang phục khác, trừ có cái Y m của phụ nữ Tuy nhiên ở Quý Hòa cũng có nhiều trường hợp phụ nữ sau khi dự tang lễ vẫn giữ lại v y tang để dùng cho các lần sau để tiết kiệm vải và tiện sử dụng Ngoài số vải làm đồ tang,... loại c y ăn quả lưu niên, chè, mía, và các loại rau, đậu khác Ng y nay, làng xóm và nhà ở của người Mường ở Quý Hòa đã thay đổi rất nhiều Đa số các gia đình người Mường ở Quý Hòa ở gần đường 15 giao thông chính, các thị trấn, thị xã, đều đã ở trong các ngôi nhà x y lợp ngói, hoặc mái bê tông Tổ hợp kiến trúc nhà ở của họ có nhiều thay đổi Nhà ở, nhà bếp và chuồng trại gia súc dược thiết kế, x y dựng... rượu n y họ thường dùng vào các dịp lễ tết, cưới xin, ma chay hoặc thết khách Thường ng y, theo tập quán người Mường ở Quý Hòa uống nước nấu bằng lá hoặc rễ pạng Hiện nay hàng ng y họ cũng uống nước chè tươi, chè khô, và các loại nước giải khát có ga khác Cổ truyền người Mường ở Quý Hòa đã có tập quán hút thuốc lào Không chỉ nam giới mà phụ nữ người Mường ở Quý Hòa cũng nghiện thuốc lào Điếu c y hút... Phú Thọ và một số khu vực miền núi, trung du khác Người Mường tự nhận là Mol, Mual, Mon, Muan, Mó…có nghĩa là “người” Ng y nay, Mường là tên gọi chính thức được Nhà nước công nhận, và sử dụng trong các văn bản hành chính Hiện nay, Hòa Bình với bốn mường cổ: Bi, Vang, Thành, Động, vẫn được coi là cái nôi gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Mường 1.3 Đặc điểm mưu sinh, xã hội truyền thống Xã Quý Hoà... hay còn gọi là đóng đôi Các phù rể mặc quần lụa tơ tằm, đầu đội nón lá dứa, chân đi gi y Gia Định Ng y nay hầu như không còn kiểu trang phục n y, chàng rể và các chàng trai Mường đều mặc quần âu, áo trắng và áo com lê giống như người Kinh 18 Trang phục trong đám tang ( đám Hiếu) Tang phục của người Mường gọi chung là đồ tem Toàn bộ thân nhân của người quá cố đều phải mặc đồ tang Với phụ nữ: váy . thuật sản xuất y phục 48 Vai trò của phụ nữ Mường trong sử dụng y phục Mường hiện nay 51 3.2. Vai trò của phụ nữ trong truyền d y nghề làm y phục truyền thống. 54 3.2.1. Phụ nữ với việc truyền. Mường ở Quý Hòa. Tìm hiểu các đặc điểm y phục Mường truyền thống, và thay đổi của nó hiện nay. Tìm hiểu vai trò của phụ nữ Mường ở Quý Hòa đối với việc sáng tạo và sử dụng y phục truyền thồng trò của phụ nữ Mường đối với việc làm và sử dụ ng y phục. Chính vì những lí do trên chúng tôi lựa chọn: Vai trò của phụ nữ Mường ở Quý Hòa, Lạc Sơn, Hòa Bình với nghề làm y phục truyền thống