Y PHỤC DÂN TỘC HIỆN NA
3.1.1. Đặc điểm chung
Khi tôi tới Quý Hòa, nhận diện đầu tiên của tôi về nơi này : Sự hiện diện của những bộ trang phục Mường khá ít ỏi. Tôi chỉ bắt gặp vài trường hợp các bà đi làm đồng cột váy lên tới đầu gối, hình ảnh một số mẹ già quá nửa đời người đi chợ phiên vào các ngày cuối tuần, hay một số cô gái Mường có tiết mục biểu diễn văn nghệ trên xã, trên trường. Tuy nhiên tôi không buồn vì sự ít ỏi đó, bởi tôi hiểu trong cái xã hội mà người người, nhà nhà đang gia tăng phát triển kinh tế, đang phấn đấu hướng ra bên ngoài không gian làng bản chật hẹp kia để tới với không gian thị trấn, thủ đô rộng mở thì mấy ai lại không thích thú với những bộđồ thời trang mới mẻ, đẹp đẽ
theo phong trào, theo sốđông của cả một đất nước.
Bên canh đó, tại xã Quý Hòa trong nhiều năm trở lại đây không có một văn bản, chính sách cụ thể nào được ban bố hay triển khai thực hiện về
việc bảo tồn trang phục dân tộc Mường. Một vài vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc như Tín ngưỡng, Ẩm thực, Văn học nghệ thuật… chỉ được lồng ghép vào các chính sách khác như kinh tế, chính trị… mà không thực hiện chuyên biệt, vậy nên hiệu quảđối với việc bảo tồn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Mường nói chung, văn hóa vật chất – trang phục truyền thống của dân tộc nói riêng không cao.
Nghệ nhân làm y phục truyền thống
Gần như tất cả phụ nữ Mường trong địa bàn xã đều phải thường xuyên đi sang xã khác lân cận để may trang phục Mường. Hoặc mua ngoài các chợ phiên chứ không thể tự may hoặc may trong xã bởi trong địa bàn xã không có nhà may nào, cũng như họ không còn tự làm ra vải mà phải mua ngoài các cửa hàng, ngoài chợ phiên. Khi có vải họ cũng sẽ không tự may trang phục vì bản thân họ đã quá lâu để có thể có đủ khả năng may một bộ
trang phục Mường trọn vẹn, đẹp đẽ. Họ cũng nghĩ rằng không cần mất nhiều thời gian và công sức trong khi họ chỉ cần bỏ một khoản tiền thì sẽ nhanh chóng có được một bộđồ như ý muốn.
Tuy nhiên, ngược lại với hoạt động may vá thì số lượng nhân lực dệt cạp váy lại chiếm sốđông so với các địa bàn xã khác do được hưởng và thực hiện chính sách phát triển nghề dệt thổ cẩm nhằm xóa đói giảm nghèo năm 2012.
Toàn xã Qúy Hòa hiện có hơn 30 khung cửi được phân đều ra 3 thôn
điểm là Thôn Khả 2 có 10 khung cửi ; thôn Thung 1 và Thung 2 mỗi thôn 10 khung cửi. Tuy nhiên trong quá trình triển khai có gặp nhiều vấn đề nên xã
đã thay đổi các điểm thực hiện thành Thôn Cáo 20 khung cửi, Thôn Cốc và thôn Khả mỗi thôn 5 khung cửi. Ngoài ra trong các thôn xóm khác phụ nữ tự
tiến hành dệt chiếm khoảng 5 khung, ở các gia đình này các dụng cụ dệt gần nhưđã có từ lâu, những người dệt cũng đều là phụ nữđã lớn tuổi do sở thích cũng như thói quen của bản thân mà tiếp tục nghề dệt trong gia đình.
Kỹ thuật sản xuất y phục
Không còn giống như trong quá khứ, trang phục dân tộc Mường ở
Quý Hòa cũng như hầu hết các nơi khác hiện nay đều được may bằng các loại vải, sợi công nghiệp không rõ nguồn gốc, kể cả chiếc Cạp váy.
Khi muốn may một bộ trang phục trong hiện nay, phụ nữ Mường chỉ
cách để có một bộ trang phục cho mình, họ có thể ra các chợ phiên hàng tuần, tìm đến các gian hàng bán trang phục Mường và lựa chọn màu sắc, kiểu dáng, loại vải. Có những chiếc váy Mường đã may sẵn cạp váy thì chỉ
cần ưng là họ đã có ngay một bộ đồ mới mà không cần mất nhiều tời gian, giá thành cho một bộ trang phục dân tộc Mường loại trung bình khoảng 700
đến 800 nghìn đồng. Cụ thể : Chân váy 350 - 400 nghìn ; Cạp váy gồm Cao và Rang dưới là 140 nghìn ; Áo thường 150 nghìn ; Khăn chít đầu 30 nghìn ; Khăn thắt lưng (tênh) là 50 nghìn.
Trong trường hợp phụ nữ muốn có một bộ đồ vừa vặn và đẹp hơn về
kiểu dáng thường sẽ mua vải mà mình thích rồi đặt may ở các tiệm may. Giá thành của mỗi bộ đi may cũng tùy thuộc vào chất liệu vải và độ phức tạp khi may, có những bộ đồ có giá thành tới 1,2 – 1,5 triệu đồng. Hiện nay tại xã Quý Hòa không có nhà may tư nhân phục vụ may trang phục Mường truyền thống, những nhà may được nhiều phụ nữưa chuộng và thường xuyên lui tới may đồ nằm ở các xã lân cận, đặc biệt là xã Tân Lạc, xã Tuân Đạo.
Nói riêng về chuỗi dây đeo hông (xà tích) trong trang phục của phụ nữ
Mường. Chuỗi dây đeo này có mục đích truyền thống trừ tà ma và trang trí cho bộđồ trở nên đẹp hơn, thể hiện nét trang nhã, sang trọng cho người mặc. Chất liệu của chuỗi dây này hiện nay cũng có nhiều sự thay đổi. Một chuỗi dây bằng bạc nguyên chất giống như trong truyền thống gồm có 4 dây chính, có thể có thêm vài dây nhỏ trang trí đi kèm, chiều dài khoảng 30 – 40cm, có giá thành khá đắt, khoảng 5 – 6 triệu một chuỗi, có những chuỗi có giá trị
cao vềđộ tinh xảo và khối lượng, chất lượng bạc có giá tới 12 triệu. Để mua các chuỗi dây loại này, người Mường thường mua lại của những người có quen biết – việc này sẽ khẳng định được giá trị thật của chuỗi dây bạc. Ngoài ra họ có thể đặt làm tại các cửa hiệu vàng bạc trên địa bàn phố chợ, thị trấn huyện, tỉnh đểđảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của nhiều gia đình, đặc biệt là phụ nữ
khác nhau, hầu hết những phụ nữ ở Quý Hòa hiện nay đều làm nghề nông trồng ngô trồng lúa là chính cho nên chi phí dành cho việc sắm sửa một chuỗi dây đeo trang trí cho bản thân không được cao, họ thường thay dây bạc bằng các loại dây có chất liệu gần giống với bạc như nhôm, inox hoặc hợp kim khác. Giá cả cho những chuỗi dây loại này khá rẻ, vừa túi tiền của nhiều người, tức khoảng 300 – 600 nghìn một chuỗi. Những chuỗi dây giả
bạc loại này được bày bán tại các chợ phiên hàng tuần khá nhiều, giá cả
cũng có thể mặc cả thay đổi.
Làm Cạp váy
Là một trong các sản phẩm dệt thổ cẩm được UBND xã Quý Hòa đưa vào tiểu dự án Sản xuất vải thổ cẩm, trong Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc Giai đoạn 2 theo công văn 192/NMPRP2 ngày 20 / 2 / 2012. Bởi vậy mà những nét văn hóa truyền thống của dân tộc được thể hiện qua chiếc cạp váy Mường không những vẫn còn được lưu giữ mà còn đang trên
đà phát huy, mở rộng hơn trong môi trường xã hội mới.
Không chỉ còn là vật phẩm làm ra để phục vụ cho nhu cầu trong gia
đình nữa mà cạp váy Mường ở Quý Hòa hiện nay làm ra còn là sản phẩm thủ công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập trong gia đình. Cụ thể hơn, Cạp váy trong truyền thống chỉ mang vai trò văn hóa, ứng dụng thì hiện nay nó còn gánh vác thêm ý nghĩa kinh tế cho mỗi hộ gia đình người Mường ở Quý Hòa.
Theo kết quả điều tra về tiến độ thực hiện trong chính sách phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Quý Hòa, trung bình cứ mỗi phụ nữ dệt được một chiếc cạp váy trong thời gian một tuần. Thời gian mà họ sử dụng không phải là toàn bộ
thời gian của cả tuần mà chỉ là sự tranh thủ thời gian dỗi trong ngày, ước tính trung bình mỗi ngày họ dành ra khoảng 2 giờ vào buổi trưa và buổi tối để dệt. Sau một tuần như thế họ hoàn thành chiếc cạp váy gồm Cao và Rang dưới.
Phụ nữ Mường ở Quý Hòa nói riêng và nhiều xã khác của huyện Lạc Sơn giờ đây hầu hết đều không dệt Rang trên nữa, điều này đồng nghĩa với việc chiếc cạp váy giờ đây họ sử dụng chỉ gồm có hai mảnh là Rang dưới và Cao. Lí do gần nhất cho hiện tượng này đó là sự thay đổi về quan niệm thẩm mỹ của người mặc. Nhiều phụ nữ Mường nói rằng họ không thích mặc váy Mường có Rang trên bởi Rang trên rất dày, mặc sẽ cộm lên khiến người mặc rất to, nóng và khó chịu.
Vai trò của phụ nữ Mường trong sử dụng y phục Mường hiện nay 3.1.1.1. Thời gian mặc trang phục dân tộc
Tại Quý Hòa hiện nay gần như 100% những phụ nữ có độ tuổi từ 45 trở xuống không mặc trang phục dân tộc Mường khi diễn ra các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Tức là họ chỉ mặc đồ Mường khi nào cần thiết đi dự
lễ hội, chụp ảnh kỷ niệm, các ngày lễ kỷ niệm mà chính quyền xã yêu cầu. Những người có độ tuổi từ 58 trở lên thường mặc trang phục Mường vào tất cả các ngày, ngày lễ cũng như ngày thường, khi đi làm cũng nhưđi chợ.
Những phụ nữ còn lại, tức là có độ tuổi từ 45 tuổi đến 58 thì hay thay
đổi tùy vào sở thích, công việc cũng như thói quen. Họ có thể thích mặc đồ
Mường khi họ đi dự chợ phiên, hay khi đi dự đám cưới, đám hiếu (đám tang), ăn hỏi, làm nhà mới…trong dòng họ, trong làng bản mà không cần thiết phải yêu cầu hay bắt buộc.
Đối với những phụ nữ lớn tuổi, trang phục Mường là truyền thống, là quá khứ, là văn hóa, là tập quán, là thói quen, là nét đẹp, là niềm tự hào của họ từ trước cho đến nay, họ hoàn toàn không cảm thấy chút phiền phức nào khi phải quấn váy để làm việc, điều đó cũng giống như người Việt mặc quần dài hai ống để làm đồng, lội ruộng, họ xắn gấu quần lên cao khỏi mặt nước thì ở đây, phụ nữ Mường dùng dây chuối hoặc dây rừng hay bất cứ loại dây nào khác để buộc quanh thân váy, kéo chỗ buộc cao lên để đoạn thân váy
trên chùng lại khiến cho gấu váy ở cao hơn theo ý người mặc muốn. Với cách làm như vậy, họ có thể thoải mái làm bất cứ công việc đồng áng nào mà vẫn kín đáo, truyền thống. Ngược lại, đối với những phụ nữ Mường lớn tuổi khi cả cuộc đời họ chỉ quen mặc đồ Mường thì để thay đổi thói quen này chuyển sang mặc dạng quần hai ống hay áo phông như người Việt lại trở
nên rất khó khăn. Họ không cảm thấy tự tin hay thoải mái khi diện những bộ đồ thể hiện rõ vóc dáng người mặc như vậy.
Bên cạnh đó, phụ nữ Mường luôn đeo một chiếc rọ nhỏ bên hông, tiện cho thói quen nhặt nhạnh rau, vài con cua, ốc hay những thứ phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của họ.
3.1.1.2. Cách thức sử dụng y phục có nhiều biến đổi
So với trang phục truyền thống của các dân tộc khác thì trang phục phụ nữ dân tộc Mường không rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều. Toàn bộ trang phục phần lớn chỉ có hai màu đen và trắng, những hoa văn trên cạp váy tuy
đặc sắc nhưng lại phô bày quá ít. Trang phục tuy truyền thống nhưng quá giản dị đó đang phải cạnh tranh gay gắt với các bộ trang phục sặc sỡ về màu sắc và đa dạng về kiểu dáng của các dân tộc anh em khác, đặc biệt là trang phục của người Kinh và người Thái.
Hiện nay số phụ nữ còn vừa mặc trang phục truyền thống vừa tham gia các hoạt động sinh hoạt thường ngày chiếm số lượng rất ít, chủ yếu là những phụ nữ có độ tuổi từ 56 tuổi trở lên. ở những phụ nữ này, họ vẫn mặc trang phục chuẩn truyền thống, cả về kiểu dáng và chất liệu làm trang phục bởi những bộđồ họ đang mặc đều là từ xưa còn lại, do chính đôi tay họ làm ra.
Những phụ nữ trưởng thành dưới 56 tuổi thường chỉ mặc trang phục dân tộc Mường vào các ngày lễ, Tết, các ngày họđi chợ phiên, ngày có đám tang hay đám cưới và các ngày hội, kỷ niệm mà xã yêu cầu. Trong đó, một
số lượng không ít những bộ trang phục bị biến tấu theo sở thích của người mặc.
Xu hướng biến đổi thường gặp nhất là dạng áo Cóm của người Thái mặc với váy Mường và cạp váy chỉ có Rang dưới và Cao. Ngoài ra còn bắt gặp một số thay đổi nhỏ trong kiểu dáng như đính thêm khuy bướm vào áo cánh Mường thay cho việc sử dụng kim băng để cài áo hay chuyển đổi từ cổ
áo tròn thành cổ tim…
3.1.1.3. Y phục trong cưới xin biển đổi mạnh mẽ
Ngày nay rất nhiều cô dâu đều tổ chức đám cưới gần giống như của người Việt, khi họ mặc váy cưới màu trắng, đi giày cao gót. Tuy vậy họ
cũng mặc trang phục Mường khi chụp ảnh cưới, có thể khi ăn hỏi và sau khi lễ cưới diễn ra.
Trang phục của cô dâu thì gần như không còn là do cô tự làm rồi tự may như trong truyền thống, điều này là sự tất yếu phải xảy ra khi các cô gái trẻ thời nay nhiều người không còn biết đến nghề dệt vải hay dệt thổ cẩm, và không thể
không kểđến lí do nghề nghiệp của họ cũng như sự thay đổi về yêu cầu của nhà chồng không còn là những vỏ chăn hay những bộđồ truyền thống.
Để chuẩn bị một bộ đồ Mường cho đám cưới, các cô gái thường ra nhà may để đặt may theo vóc dáng của mình. Và dĩ nhiên, vì ngày quan trọng nhất cuộc đời mình cô sẽ lựa chọn may cho mình những bộ đồ đẹp nhất và có chất lượng. Thông thường phụ nữ Mường nghĩ rằng chân váy Mường phải có chất liệu Nhung loại một mịn mượt và bền đẹp, áo cánh thì màu sắc sặc sỡ như màu hồng cánh sen hoặc màu vàng đậm có cài thêm một hoặc hai chiếc khuy bướm giống như áo Cóm của người Thái
3.1.1.4. Biến đổi trong tang phục
Trong tất cả các hoạt động văn hóa của hầu hết các dân tộc thiểu số thì hoạt động tang ma luôn là những hoạt động còn giữ được yếu tố truyền