Phụ nữ với việc truyền dạy

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ mường ở quý hòa, lạc sơn, hòa bình với việc sản xuất và sử dụng y phục truyền thống (full) (Trang 54)

Y PHỤC DÂN TỘC HIỆN NA

3.2.1. Phụ nữ với việc truyền dạy

Ngay từ khi những người con gái mới được sinh ra, và ngày đầy tháng của chúng, người đến dự thường đem tặng cháu bé 5 vuông vải tự dệt, một con gà. Khi trao quà cho cháu bé, người ta thường đọc lời chúc bằng thơ :

Án con cái cả cho chóng Án ti cách tắc, bễ mùn, bễ cúi Án ti là pô ông, là phải

Với chí da ụn hảy.

Nghĩa là :

Được con gái lớn cho nhanh Để đi hái rau, lấy măng, lấy củi Biết làm bông dệt vải

Với mẹ con nhé.

Trong truyền thống, những người phụ nữ họ dạy con từ khi còn trong bụng mẹ bằng những câu thơ, câu ca dao tục ngữ về truyền thống dệt vải, cho tới khi sinh con, tới khi đầy tháng đầy năm bằng những vuông vải, bằng các mảnh con thoi…Rồi tới khi con lớn hơn theo mẹ đi lên nương trồng bông, quay sợi…sự truyền dạy ấy dường như là tất yếu, điều sẽ quyết định tương lai cả cuộc đời người con gái sau này.

Hiện nay, trong số 30 phụ nữ đang tham gia chính sách kinh tế xóa

đói giảm nghèo bằng việc phát triển nghề dệt thổ cẩm tại Quý Hòa, toàn bộ

họ đều là những người đã lập gia đình, có con và biết dệt từ khi còn rất trẻ. Bởi vì tổ chức dệt tập chung nhóm trong các thôn với nhau nên việc giao lưu, trau dồi học hỏi lẫn nhau là điều thường xuyên diễn ra. Những người lớn tuổi hơn thường có nhiều kinh nghiệm hơn khi dệt các hoa văn khó có nhiều go, họ luôn sẵn sàng truyền dạy cho những người khác các kỹ thuật dệt của mình.

Tuy vậy, với một chút ít thông tin mang tính khả quan trên thì vẫn chỉ

như một ánh lửa mập mờ trong cơn giông mà thôi, so với số lượng hơn 1 nghìn phụ nữ trưởng thành đang sống và làm việc tại địa bàn xã Quý Hòa thì con số 30 thực sự là rất nhỏ.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ mường ở quý hòa, lạc sơn, hòa bình với việc sản xuất và sử dụng y phục truyền thống (full) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)