Câu chuyện văn hóa

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ mường ở quý hòa, lạc sơn, hòa bình với việc sản xuất và sử dụng y phục truyền thống (full) (Trang 61)

Y PHỤC DÂN TỘC HIỆN NA

3.5.Câu chuyện văn hóa

Với một môi trường sinh sống đang theo đà phát triển của đất nước, người Mường ở Quý Hòa hiện nay đã, đang và sẽ tiếp tục cởi mở hơn, hội nhập nhiều hơn với môi trường xung quanh về kinh tế và văn hóa, đó là sự

tất yếu để xã hội phát triển . Tuy nhiên, bên trong lòng con suối văn hóa

đang cuồn cuộn chảy về tương lai ấy, vẫn còn những ngôi nhà không còn mới, những con người không còn trẻ vẫn sống cùng dấu ấn của lịch sử, dấu

ấn của truyền thống văn hóa, những dấu ấn mà tôi lo sợ rằng chỉ vài năm nữa thôi chúng sẽ chẳng còn.

 Câu chuyện thứ nhất : Bá Bùi Thị Nhẹm, 54 tuổi tại xóm Cốc, xã Quý Hòa. Từ nhỏ bá sinh sống trong một gia đình rất nổi trội về nghề dệt vải và dệt thổ cẩm, vậy nên từ khi 13, 14 tuổi bá đã có khả năng dệt vải thường và biết dệt thổ cẩm loại ít go. Cho tới khi về nhà chồng năm 19 tuổi, bá đã mang theo những mảnh vỏ chăn thổ cẩm, những bộ quần áo mới do chính tay bá làm ra trong hầu hết tất cả các khâu.

Trong nhiều năm làm vợ, làm mẹ bá vẫn tiếp tục trồng bông, nuôi tằm, dệt vải và làm ra rất nhiều các sản phẩm dệt khác nhau có chất lượng tốt, hoa văn cầu kỳ, tinh xảo.

Cho đến khoảng những năm 1998, 1999 khi xu hướng chuyển đổi cây trồng mới để phát triển kinh tế nở rộ. Rất nhiều gia đình, rất nhiều phụ nữ đã từ bỏ việc trồng bông, nuôi tằm để lấy đất trồng các loại cây lượng thực nhằm hỗ trợ cho kinh tế gia đình như sắn, ngô, khoai…Gia đình bá Nhẹm cũng không nằm ngoài xu thế đó. Có lẽ bắt đầu từ đó, Bá và những phụ nữ khác đã tìm kiếm những nguyên liệu khác như sợi len, chỉ tổng hợp thay thế cho bông, tằm khi dệt thổ cẩm. Có lẽ cũng từ thời điểm này, phụ nữ Mường nơi đây không còn tự dệt vải cho mình mà tìm kiếm những loại vải tổng hợp được bày bán để thay thế chúng.

Đến những năm gần đây, do lớn tuổi, mắt bá cũng kém dần nên bá

không còn tiếp tục được nghề dệt trong gia đình. Trong bốn người con, bá có một cô con gái, hiện nay con gái bá đã lập gia đình và có con nhỏ. Theo bá Nhẹm, bá cũng muốn dạy lại nghề dệt cho người con gái, nhưng mọi điều kiện đều không cho phép. Con gái bá, chị Hoa (tên thay thế cho tên thật của nhân vật)được đi học từ nhỏ, lên cấp 2 và cấp 3 lại học nội trú trên trường Huyện, ít khi về nhà. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, chị Hoa thi vào ngành dược và được đào tạo trong đó 3 năm. Sau khi tốt nghiệp về quê chị lập gia đình và mở hiệu thuốc nhỏ tại gia. Chính vì vậy, cơ hội được truyền lại cho con gái những kỹ năng của mình về nghề dệt thổ cẩm gần như không có. Còn chưa kể đến ý kiến chủ quan của chị Hoa về nghề dệt :« Chị không thích dệt lắm, bởi vì dệt thổ cẩm chỉ làm khi mình làm nông nghiệp rồi thời gian dỗi mình làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Còn giờ chị đã có nghề ổn định rồi, chị dệt thổ cẩm làm gì ? Bây giờ vừa không có thời gian lại chẳng bán được hàng. » Hiện tại, bá Nhẹm đang sống cùng chồng tại xóm Cốc, bá vẫn còn lưu giữ rất nhiều y phục Mường và vỏ chăn, vỏ gối do chính tay bá tự làm

ra trong tất cả các khâu : từ trồng bông dệt vải cho tới cắt nhuộm. Tôi may

mắn được tận mắt xem, tận tay sờ những sản phẩm dệt của bá, đặc biệt là

những chiếc vỏ chăn thổ cẩm được dệt và tạo hoa văn một cách vô cùng tinh xảo với gần 100 go được cài.

Ở Quý Hòa, hầu như ai cũng biết đến khả năng dệt thổ cẩm rất tuyệt

vời của bá Nhẹm, điều đó không chỉ chứng minh cho sự tài hoa của mình mà nó còn thể hiện cho phẩm chất « nữ công gia chánh » của bá, khiến nhiều người, đặc biệt là những phụ nữ khác ngưỡng mộ.

 Câu chuyện thứ hai : Chị Bùi Thị Diễm, cư trú tại xóm Cáo, xã Quý Hòa, năm nay 32 tuổi. Chị Diễm tham gia hoạt động Đoàn xã từ năm 2001 đến năm 2010, hiện tại chị đang là Chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm Cáo. Mẹ của chị, bá Bùi Thị Tâm vốn nổi tiếng là một người chăm chỉ dệt vải và thổ cẩm nên từ bé chị đã theo mẹ làm những công việc trồng bông, dệt vải. Lớn lên trong một môi trường thường xuyên phải tiếp xúc và làm việc với nghề dệt truyền thống như vậy đã tạo cho chị một khả năng, kinh nghiệm khá tốt. Cũng vì vậy mà hiện nay chị đang đảm nhận vai trò Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ xóm Cáo, cũng là người quán xuyến, sát sao đối với tập thể phụ nữ tham gia dệt thổ cẩm trong chính sách kinh tế xóa đói giảm nghèo ở xã, cụ thể là có tất cả 20 khung cửi đặt tại 20 gia đình trong xóm.

Chi Diễm cho biết, trước khi sinh đứa con thứ hai gần đây thì mỗi ngày tranh thủ thời gian vào buổi trưa và buổi tối, sau một tuần chị dệt được một chiếc cạp váy gồm có Rang dưới và Cao. Ở xóm thì hầu hết phụ nữ nào cũng vậy cả bởi ban ngày còn bận đi làm đồng, lên nương trồng ngô trồng sắn, hay chăn nuôi gia súc gia cầm. Thời gian dành cho việc dệt thổ cẩm chỉ chiếm khoảng 2 giờ một ngày.

Sau khi dệt xong cạp váy các chị có thể bán cho những phụ nữ khác trong xóm hoặc các xóm khác để may trang phục Mường. Mỗi chiếc cạp váy gồm Cao và Rang dưới như thế giá trung bình là 90 nghìn đồng ( Cao : 40

nghìn ; Rang dưới: 50 nghìn đồng). Chị không dệt Rang trên bởi hiện giờ hầu hết phụ nữ đều không thích dùng Rang trên nữa, nó khiến cho nhiều người cảm thấy chiếc váy quá dày, cộm và khó sử dụng.

Mặc dù biết dệt từ khi còn nhỏ, nhưng đến khi chị Diễm bắt đầu tham gia công tác Đoàn xã chị mới sắm sửa cho mình những bộ trang phục Mường truyền thống. Đến nay chị có khoảng ba bộ đồ Mường để thay đổi trong các ngày quy định.

Chị Diễm cho biết, quy định của Chi hội vào các ngày lễ, Tết, các ngày kỷ niệm, các chị em phụ nữ đều phải mặc trang phục Mường đầy đủ, có thể không cần quấn khăn trên đầu. Những ai không thực hiện đúng thì yêu cầu thu phạt 10 nghìn đồng một người. Điều này có vẻ có chút không thỏa đáng khi trang phục mặc của các thành viên cộng đồng lại không được tự do lựa chọn, nhưng tuyệt nhiên không một ai phản đối hay không tuân thủ, ngược lại tất thảy mọi người đều cảm thấy vui mừng, coi điều đó như một sự hiển nhiên và đều tự giác mặc trang phục Mường khi dự lễ hay họp hành.

Chị cũng kể thêm, ở xã rất nhiều chị em phụ nữ dùng chiếc áo Cóm của người Thái mặc với váy Mường và coi đó là trang phục Mường truyền thống của mình, bởi vì áo Cóm so với áo cánh Mường thì đẹp hơn về kiểu dáng thon gọn, màu sắc sặc sỡ dễ trang trí nên hầu như ai cũng thích, bản thân chị cũng rất muốn mặc, nhưng do ở vị trí là một Chi hội trưởng chị cần phải thực hiện đúng với bản sắc truyền thống của mình, không thể vì nó đẹp

mà đua theo. Hơn nữa, đôi khi chị cũng thấy áo cánh Mường đơn giản mà

có gì đó rất trang nhã, thoải mái nên chị quyết tâm sẽ vẫn luôn yêu quý và mặc đúng với bản sắc thật sự của dân tộc mình.

Tiểu kết chương 3

Các chính sách mở cửa hội nhập, giao lưu hợp tác cùng phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lên của nhiều lĩnh vực trong đất nước.

Nhưng bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ đối với nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung, dân tộc Mường ở xã Quý Hòa nói riêng.

Cùng hòa theo chiều hướng phát triển về kinh tế, chính trị đó thì người Mường ở Quý Hòa cũng đang dần mất đi những bản sắc văn hóa tộc người vốn đã hiếm, nay còn hiếm hơn. Vốn đã quý về mặt lịch sử văn hóa nay còn quý hơn. Sự biến đổi đó thể hiện rõ nét nhất qua văn hóa vật chất,

đặc biệt là trang phục dân tộc của phụ nữ Mường. Từ đó ta có thể ngược dòng lại và nhìn thấy vai trò của phụ nữđối với việc sản xuất, sử dụng trang phục dân tộc đã biến đổi nhanh chóng như thế nào.

Sự biến đổi đó dường như là tất yếu không thể ngăn cản, nhưng nếu từng con người, từng gia đình, từng cộng đồng cùng chung tay bảo vệ, nâng niu nền văn hóa dân tộc ấy thì chắc chắn tốc độ biến đổi sẽ chậm hơn rất nhiều. Hoặc ít ra ta cũng sẽ có những biện pháp hiệu quả hơn trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Chúng ta có thể hiểu thêm về hiện trạng sản xuất và sử dụng y phục Mường ở Quý Hòa cũng như nghề dệt cổ truyền dân tộc Mường qua một số

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Y phục là một yếu tố đặc biệt tạo nên bản sắc độc đáo của từng dân tộc. Mỗi bộ y phục của mỗi dân tộc là một tác phẩm nghệ thuật do bàn tay và khối óc của bao thế hệ phụ nữ các dân tộc làm nên, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên.

Trải qua bao đời, để tồn tại, y phục các dân tộc đã có những cải tiến, những đổi mới nhất định để ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn.

Trong một xã hội hép kín với nền kinh tế tự cấp tự túc, sản xuất hàng hóa và sự giao lưu còn hạn chế, dân tộc Mường cũng như các dân tộc ở nước ta phải vất vả tốn nhiều thời gian và công sức để làm nên những bộ y phục cho mình. Ở giai đoạn ấy, có thể nói họ phải chấp nhận có gì dùng đấy, dần dần thành thói quen, thành phong tục. Có nhiều cái hay, cái đẹp những có lẽ

không phải là tất cả.

Phải chăng vì lí do đó mà sau quá trình phát triển của xã hội ngày càng hiện đại hơn, lớp trẻ hiện nay không còn coi trọng, không còn hứng thú với y phục truyền thống của dân tộc mình ? Người mặc đã ít, người biết làm ( dệt, nhuộm, may…) càng ít hơn. Lớp trẻ chính là tương lai, mà một lớp trẻ

không coi trọng bản sắc dân tộc mình nói chung, y phục truyền thống nói riêng thì cũng như một tương lai không còn bản sắc dân tộc đó vậy. Một tương lai như thế chúng ta có thể hoàn toàn đổ lỗi cho lớp trẻ ?

Lớp trẻ là lớp tiếp nhận. Lớp truyền dạy là lớp những người bà, người mẹ. Còn lớp tác nhân tác động và tạo điều kiện để truyền dạy chính là Nhà nước hay các chính sách của Nhà nước. Vậy, cái trọng trách đảm bảo cho một tương lai đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc sẽđặt lên vai ai ? Trọng trách

đó quá nặng nề, nó phải được san đều cho tất cả.

Nhưng trước đó, tất cả chúng ta phải nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các thành tố có thểđảm bảo được việc bảo tồn văn hóa

dân tộc nói chung, y phục truyền thống dân tộc Mường nói riêng. Trong đó, vị trí và tầm quan trọng của vai trò người phụ nữ Mường cần phải giữ kiên cố và làm sáng tỏ trước tiên. Điều này là vô cùng quan trọng, nó đảm bảo

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Từ Chi(1996), Góp phần nghiên cứu Văn hóa và Tộc người, NXB Văn hóa Thông tin, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.

2. Cao Thị Ly(2014), KLTN - Trang phục của phụ nữ Mường ở xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa ; ĐHVHHN .

3. Nguyễn Thị Song Hà(2009), Tang lễ của người Mưởng ở Hòa Bình, Tạp chí Dân tộc học số 4.

4. Jeanne Cuisinier(1994), Người Mường địa lí nhân văn và xã hội học, NXB Lao Động.

5. Bùi Thị Luyến, KLTN - Rằng thường của người Mường xã Ngọc lâu, huyện Lạc Sơn, Tỉnh Hòa Bình, ĐHVHHN 2014.

6. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên), Văn hóa truyền thống một số tộc người ở Hòa Bình, NXB Văn hóa Dân tộc.

7. Nguyễn Thị Thanh Nga(2003), Nghề dệt của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Vi Hồng Nhân(2004), Văn hóa các Dan tộc thiểu số từ một góc nhìn, NXB Văn hóa Dân tộc.

9. Ngô Đức Thịnh, Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 1994.

10. Đinh Thị Thủy, Tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, ĐHVHHN 6/2014.

11. Trần Từ (1996), Người Mường ở Hòa Bình, NXB Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

12. Trân Từ, Xã hội cổ truyền Mường và Hoa văn cạp váy, NXB Dân tộc và Thời đại, 2005.

13. Trần Từ(1978), Hoa văn Mường, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

14. Trang thông tin điện tử Huyện Lạc Sơn, Giới thiệu huyện Lạc Sơn.

15. Viện nghiên cứu Văn hóa, Tục ngữ - Tổng tập Văn học dân gian các Dân tộc thiểu số, NXB Khoa học Xã hội 2007 – 2010.

PHỤ LỤC ẢNH

 

Nhà sàn Mường truyền thống vân còn khá phổ biến

(Nguồn: Tác giả) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 

 

Nhà sàn Mường cũng có nhiều biến đổi để thích nghi với xã hội mới

 

Phụ nữ Mường lớn tuổi mặc y phục dân tộc đi dự chợ phiên

 

Cạp váy được bày bán ngoài chợ phiên

(Nguồn: Tác giả)

Đồ trang sức và xà tích được bày bán ngoài chợ

  phụ nữ Mường đi dựđám tang (Nguồn: Tác giả)   Nghệ nhân dệt và vỏ chăn tự dệt (Nguồn: Tác giả)

  Mẫu hoa văn độc đáo của mặt phà (Nguồn: Tác giả)   Sản phẩm dệt chưa tiêu thụđược (Nguồn: Tác giả)

  Vải tơ tằm (Nguồn: Tác giả)     Nghệ nhân và sản phẩm dệt (Nguồn : Tác giả)

 

Khung cửi dệt thổ cẩm

(Nguồn: Tác giả)

 

Rang dưới - Cạp váy Mường

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ mường ở quý hòa, lạc sơn, hòa bình với việc sản xuất và sử dụng y phục truyền thống (full) (Trang 61)