Y PHỤC DÂN TỘC HIỆN NA
3.2.2. Phụ nữ với việc tiếp nhận nghề làm y phục truyền thống
Trong tâm tưởng của phụ nữ Mường, nghề dệt không chỉ là một nghề
thủ công truyền thống có vai trò về kinh tế hay giá trị về văn hóa mà hiện nay đang được đề cao bảo tồn. Đối với họ, nghề dệt còn là nghĩa vụ phải
thừa kế từ thế hệ bà, mẹ đi trước và cũng là trách nhiệm phải truyền lại cho con cháu gái của mình. Điều này được thể hiện rõ nhất là lúc gia đình có
đám tang, khi người mẹ hay người bà qua đời, người con dâu sẽ cầm thoi dệt vải đứng bên linh cữu, ý nói sẽ giữ nghềđưa thoi dệt vải của mẹ và mang lại sựấm êm đầy đủ cho mái nhà sàn nơi mẹđã từng sống.
Sau những đêm mo, nghi lễ đưa ma được tiến hành rất trịnh trọng. Với quan niệm, người đàn bà sau khi chết về trở mường trời vẫn tiếp tục sống và lao động như khi ở trần gian, nên trước khi đưa quan tài ra khỏi nhà, người ta trải hai chiếc chiếu trước gian khách (vóng tông), tên đó bày đầy đủ
các công cụ sản xuất có nhiều mối liên hệ với người chết như : Sa quay sợi, xoong, nồi, dần, sàng…
Những thủ tục trong đám tang truyền thống đó khiến cho những người tham dự bùi ngùi cảm động về tình cảm, tình nghĩa keo sơn của gia đình nói riêng, đậm chất nhân văn sâu sắc của cộng đồng người Mường nói chung. Chính những sắc thái văn hóa đó đã mang đến cho tổng thể văn hóa Mường thêm đậm đà, sâu sắc.
Tuy nhiên theo kết quả của khoảng hơn 20 cuộc phỏng vấn những phụ
nữ ở địa phương đang tiến hành dệt và khoảng 10 cô gái còn trẻ từ 15 đến 23 tuổi (trong đó có 4 người đã kết hôn) về vấn đề muốn học tập và tiếp tục nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho ta thấy tình trạng hiện tại không có nhiều khả quan, thuận lợi cho việc tiếp tục truyền dạy và tiếp nhận nghề dệt, trong
đó :
Tất cả 20 người phụ nữđó đều không có yêu cầu bắt buộc đối với con em của mình về nghề dệt thổ cẩm. Bởi hiện tại, những lựa chọn nghề nghiệp và học tập của con cái đều do chúng tự quyết, sau khi chúng học xong cấp ba, thậm chí là cấp hai. Trong khoảng thời gian do cha mẹ định hướng, tức từ khi sinh ra cho tới khi chúng 12, 13 tuổi - đang ở độ tuổi nhiều điều tò mò, muốn khá phá, nhiều đứa trẻ muốn học theo mẹ, bà của mình dệt cạp,
dệt mặt phà. Tuy nhiên khi chúng lớn hơn, khi chúng tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài có nhiều điều thú vị và khi chúng đã cảm thấy chán nản với công việc dệt may lâu la, nhàm nhạt thì không tránh khỏi rằng dệt may thổ cẩm không còn hứng thú với chúng nữa. Những người mẹ, người bà cũng có nhiều suy nghĩ mong muốn con gái của mình có thể có cuộc sống tốt hơn bản thân họ, không phải là ngồi một chỗ dệt cửi mà thay vào đó, chúng nên ra ngoài kia, học tập, đi nhiều nơi, biết nhiều điều và mang lại thành công về công danh hay kinh tế như chính họđã từng mơước.
Chính vì thế, không có gì lạ khi trong mười cô gái có 3 cô gái độ tuổi từ 20 đến 23 biết dệt cạp váy, họ học kỹ thuật dệt từ mẹ và bà của mình. Tuy nhiên, ba cô gái cho biết họ học dệt vì bà và mẹ của họ là những người dệt từ khi còn rất bé, có kỹ thuật dệt giỏi và muốn truyền dạy lại cho họ chứ
không xuất phát từ mong muốn chủ quan của chính mình. Tất cả họ dường như không có ý định học nghề dệt thổ cẩm làm nghề lâu dài. Lý do được đưa ra nhiều nhất rằng họ không có nhiều hứng thú với nghề dệt, từ nhỏ hầu hết những gì họđược truyền dạy ở nhà và trường học là học tốt để tìm kiếm một công việc tốt cho bản thân, làm giàu cho gia đình và quê hương mình. Những nghi lễ trong tang ma hay lễ hội… liên quan đến nghề dệt mà họ
chứng kiến chỉ còn mang tính hình thức, phong tục mà mọi người phải thực hiện.