Những yếu tố tác động đến vai trò của phụ nữ trong cắt may và

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ mường ở quý hòa, lạc sơn, hòa bình với việc sản xuất và sử dụng y phục truyền thống (full) (Trang 57)

Y PHỤC DÂN TỘC HIỆN NA

3.3. Những yếu tố tác động đến vai trò của phụ nữ trong cắt may và

và sử dụng y phục truyền thống hiện nay

Yếu tố văn hóa

Đối với người Mường truyền thống, công việc dệt vải, may vá là công việc bình thường của phụ nữ. Hoạt động dệt vải, chuẩn bị những bộ quần áo, váy cho các thành viên trong gia đình đã được giao phó cho họ từ bao đời

nay, điều này đã trở thành một thói quen, một ngĩa vụ hằn sâu trong tâm tưởng của tất cả các thành viên trong gia đình cũng như trong xã hội.

Hơn nữa, phụ nữ là người có cảm quan sâu sắc, nhạy bén hơn về tính thẩm mỹ, về nét đẹp của con người. Đồng thời cũng là những người có thiên hướng chinh phục và nắm giữ cái đẹp hơn đàn ông.

Chính vì những lí do trên mà qua quá trình thời gian, văn hóa trở

thành lí do cốt yếu nhất tác động đến quan niệm cũng như hành xử của phụ

nữ đối với việc cắt may, sử dụng trang phục dân tộc hiện nay. Một quan niệm và hành xử mặc dù theo xu hướng hiện đại, trào lưu nhưng vẫn không thể nào dứt bỏđược truyền thống lâu đời đã thấm nhuần trong máu thịt từng con người. Đối với họ, y phục Mường truyền thống vẫn là một niềm tự hào không bao giờ cũ, bởi với nó, phụ nữ Mường mới mang đầy đủ những thành tố tạo nên văn hóa Mường và mới thực sự là người Mường trọn vẹn.

Ngày nay, để phù hợp nhiều hơn với môi trường sống đổi mới, người Mường ở Quý Hòa quan tâm nhiều hơn tới sự phát triển, thoát ly nền kinh tế

nông nghiệp nghèo nàn. Và kinh tế thay đổi, đồng nghĩa với việc các thành tố văn hóa cũng bị kéo vào vòng xoáy thay đổi ấy, trong đó y phục dân tộc Mường là một trong các thành tố có tốc độ biến đổi nhanh và mạnh nhất. Nếu không có các biện pháp để kìm hãm lại, y phục Mường sẽ chỉ còn lại giá trị lịch sử mà thôi, bởi y phục được sáng tạo ra để phục vụđời sống của con người và đại diện cho cộng đồng người đó, nên nếu như y phục một ngày không còn vai trò phục vụ đời sống con người nữa, thì tương đương với việc những bộ y phục đó chỉ còn là vật chứng cho một thời đã qua mà thôi.

Chính sách của Đảng, Nhà nước

Trong nhiều năm gần đây, mặc dù Quý Hòa gần như không có văn bản, chính sách cụ thể nào về vấn đề bảo tồn trang phục tryuền thống tuy

nhiên. Dựa trên các phương hướng, đường lối của Đảng và Nhà nước, UBND xã Quý Hòa cũng thường xuyên lồng ghép vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc trong các chính sách phát triển kinh tế, chính trị thực hiện tại địa bàn.

Đặc biệt từ năm 2012 trở lại đây, xã có trực tiếp triển khai chính sách phát triển nghề dệt thổ cẩm nhằm tạo thêm công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo cho người dân. Điều này không chỉ phần nào tăng thêm thu nhập trong kinh tế các gia đình tại xã, mà nó còn góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn nghề dệt cổ truyền Mường Vang nổi tiếng trong lịch sử.

Bên cạnh đó, trong mỗi một tổ chức, một đơn vị hoạt động tại địa bàn xã, các yêu cầu cơ bản nhất là đối với phụ nữ khi tham gia các hoạt động của

đơn vị như hội họp, văn nghệ thì tất cẩđều phải mặc y phục Mường

Đồng thời, chính sách trên cũng góp một phần không nhỏ vào công tác bảo tồn, thúc đẩy, phát huy những đặc sắc trong trang phục dân tộc truyền thống, khơi gợi đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ một ký ức xưa kia đậm đà sắc tộc Mường qua trang phục của dân tộc mình.

Nhu cầu của phát triển du lịch

Nhiều loại hình du lịch phát triển hiện nay, đặc biệt là du lịch cộng

đồng, du lịch gắn với văn hóa của từng tộc người sinh sống tại địa bàn. Hiện tượng này đã, đang và sẽ là động lực rất lớn thúc đầy phát triển các ngành nghê thủ công, động lực để các chủ thể văn hóa tộc người tiếp tục duy trì và phát huy những đặc sắc trong văn hóa truyền thống của chính mình nói chung, bảo lưu và phát triển nghề làm trang phục truyền thống dân tộc Mường nói riêng.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ mường ở quý hòa, lạc sơn, hòa bình với việc sản xuất và sử dụng y phục truyền thống (full) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)