Người Mường ở Quý Hòa truyền thống nhuộm sợi tơ, sợi bông khi dệt thổ cẩm làm Cạp váy hay mặt phà(chăn), họ chỉ nhuộm vải tấm đối với loại vải thô và vải khổ lớn được dùng để may áo hoặc chân váy.
Thoạt nhìn ta cứ nghĩ rằng phụ nữ Mường chỉ dụng công vào nơi cạp váy, còn phần từ thân váy trở xuống có phần đơn điệu, xẩm tối. Thực ra không phải như vậy, Phụ nữ Mường nhuộm vải thân váy khá công phu, tạo nên mầu vừa bền vừa bóng.
Dù là nhuộm sợi cuộn hay nhuộm vải tấm, dù là lụa hay bông, trước
đây, họđều dùng loại quả, hạt hay cây lá tự nhiên để nhuộm. ví dụ: Mầu đen thì dùng tro bếp hòa tan với nước rồi dùng vải lọc sạch cặn; Để nhuộm ra màu vàng thì dùng quả Củng khu – một loại quả trong rừng hiện tại khá hiếm, có màu đỏ giã nát rồi đem đun sôi với vải mộc; Nhuộm màu nâu thì dùng củ nâu, gọt vỏ giã nhỏ, vải mộc được đem ngâm nước củ nâu sau đem
phơi nắng cho khô, nhuộm đi nhuộm lại 3 đến 4 lần tới khi nào màu vải sẫm như quả dâu chín là được…
Trước khi có phẩm nhuộm thì người Mường chỉ có thể sử dụng các loại sản vật tự nhiên để nhuộm được một số màu đơn giản như màu nâu, màu đen, màu vàng nhạt hay màu xanh. Sau này, họ mua được loại phẩm nhuộm Annilin thì màu sắc đa dạng hơn, sáng và đẹp họ chỉ thay đổi phương pháp của họ theo sản vật nhuộm được sử dụng, những sản vật đó không nhiều lắm; những chiếc bang vải có vẽ mầu, nhiều nhất là năm mầu, và đàn bà dùng phẩm nhuộm annilin cũng không vượt quá số mầu đó, vì sức mạnh của thói quen cổ truyền rất lớn.