1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vai trò của giáo dục đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở việt nam hiện nay

210 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 210
Dung lượng 25,27 MB

Nội dung

Do đó, giáo dục - đào tạo làđiều kiện, là cơ sở và là động lực trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục - đào tạo trong quá trình phát triển

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nghiên cứu sinh Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không trùng lập với các công trình khoa học đã công bố

Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Thu Huyền

Trang 2

PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài

1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học

tiêu biểu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH

2.1 Quan niệm về kinh tế tri thức và phát triển kinh tế tri thức ở

2.2 Giáo dục - đào tạo và vai trò của giáo dục - đào tạo trong

phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 43

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI

VỚI VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI

3.1 Thực trạng thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong

phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay 773.2 Những yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện vai trò của giáo dục

- đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay 106

Chương 4 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC

HIỆN VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở

4.1 Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý

của Nhà nước về giáo dục - đào tạo 1204.2 Phát triển và chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo

4.3 Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục

-đào tạo và xây dựng cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại, môitrường giáo dục - đào tạo dân chủ, đạo đức 143

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Nhân loại hiện đang tiến công mạnh mẽ vào kinh tế tri thức với cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư làm động lực nhằm tạo ra những biến đổi cănbản và sâu sắc trong sức sản xuất và trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đang nỗ lực đẩy mạnh công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Đó là đòi hỏi tất yếu,khách quan, là cơ hội để Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Để quá trình này tiến hành có hiệuquả thì nhân tố con người với vốn tri thức và năng lực sáng tạo giữ vai trò quyếtđịnh Bởi vậy, chúng ta cần phải có được những con người đáp ứng tốt yêu cầucủa cuộc sống và sự phát triển của xã hội hiện đại, tích cực đào luyện ra nhữngnhân cách toàn diện đó Trong sự nghiệp này, giáo dục - đào tạo có vai trò rấtquan trọng mà các lĩnh vực khác không dễ gì có được

Giáo dục - đào tạo là một lĩnh vực của đời sống xã hội, trực tiếp tácđộng đến sự phát triển toàn diện con người, đào tạo nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tạo ra, chuyển hóa tri thức khoa học

và công nghệ thành lực lượng sản xuất trực tiếp Do đó, giáo dục - đào tạo làđiều kiện, là cơ sở và là động lực trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục - đào tạo trong quá trình phát triển

đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: “Giáo dục và đào tạocùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” [24, tr.35], “là nềntảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [26, tr.94-95], “có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhântài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và conngười Việt Nam” [28, tr.77], phát triển kinh tế tri thức

Trong những năm qua, giáo dục - đào tạo đã đạt được những thành tựuquan trọng, bước đầu tạo nền tảng, trở thành điều kiện và là động lực cho pháttriển kinh tế tri thức ở Việt Nam trên cơ sở phát triển con người toàn diện, từ

Trang 4

đó tạo ra lực lượng lao động có trí tuệ, góp phần sáng tạo, chuyển hóa tri thứckhoa học và công nghệ hiện đại vào tư liệu sản xuất, tạo ra tư liệu sản xuấtthông minh và ứng dụng chúng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm giatăng hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế -

xã hội đất nước nhanh, bền vững Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, vai trò giáodục - đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế trithức ở Việt Nam hiện nay Với chất lượng giáo dục - đào tạo còn thấp, nguồnnhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, xét trên các phương diện số lượng,chất lượng và cơ cấu, còn nhiều hạn chế; con người Việt Nam chưa hội đủnăng lực và phẩm chất để thực sự trở thành chủ thể phát triển kinh tế tri thức;đóng góp của giáo dục - đào tạo trong sáng tạo, chuyển giao tri thức khoa học

và công nghệ ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội còn thấp Do đó, phát triểnkinh tế tri thức hiện vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn và thách thức Trong

đó, khó khăn và thách thức lớn nhất là sự thiếu hụt trầm trọng nguồn lực conngười đủ năng lực, phẩm chất khai thác, sản sinh, vận dụng hiệu quả tri thứckhoa học và công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Thực tiễn

đó đã minh tỏ, giáo dục - đào tạo chưa thể hiện đầy đủ vai trò “quốc sách hàng đầu” của nó trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoahọc quan tâm nghiên cứu về vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triểnkinh tế tri thức, song bàn về vấn đề này ở góc độ triết học thì hiện nay, đâyvẫn còn là mảnh đất cần được đầu tư thời gian và công sức để nghiên cứu

Vì vậy, tác giả lựa chọn “Vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp

cơ bản thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế trithức ở Việt Nam hiện nay

Trang 5

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của giáo dục - đào tạo trongphát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Đánh giá thực trạng và xác định những yêu cầu đặt ra đối với việc thựchiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Namhiện nay

Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạotrong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của luận án: Những vấn đề bản chất vai trò

của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về vai trò của giáo dục

-đào tạo trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam Tiến hành điềutra, khảo sát đại diện tại một số cơ sở giáo dục - đào tạo Số liệu được sử dụngtrong nghiên cứu chủ yếu từ năm 2011 đến nay (từ Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI của Đảng đến nay)

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận của luận án: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ chí Minh, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản ViệtNam, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tri thức, về giáo dục - đàotạo trong giai đoạn hiện nay

Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liênquan đến đề tài

* Cơ sở thực tiễn của luận án: Thực trạng thực hiện vai trò của giáo

dục - đào tạo trong phát triển đất nước nói chung và phát triển kinh tế tri thức

ở Việt Nam hiện nay

* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp:

Trang 6

Phân tích và tổng hợp, khái quát hoá và trừu tượng hóa, lôgíc và lịch sử, hệthống hoá, so sánh, chứng minh, phương pháp chuyên gia… Các phương phápnày được sử dụng phù hợp với từng nội dung của luận án.

5 Những đóng góp mới của luận án

Chỉ ra và làm rõ vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tếtri thức ở Việt Nam

Góp phần đánh giá thực trạng và xác định những yêu cầu đặt ra đối vớiviệc thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ởViệt Nam hiện nay

Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện vai trò của giáo dục đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

-6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

* Về mặt lý luận: Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học để các

cơ quan chức năng nghiên cứu hiện thực hóa vai trò của giáo dục - đào tạotrong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

* Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức

và hành động của các chủ thể thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trongphát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứunhững chuyên đề liên quan đến giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế trithức trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay

7 Kết cấu của luận án

Ngoài mở đầu, kết luận, các công trình khoa học của tác giả đã đượccông bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4chương (9 tiết)

Trang 7

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến

đề tài luận án

1.1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến lý luận về vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Từ những năm 70 của thế kỷ XX cho đến nay, do sự phát triển mạnh

mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, tri thức khoa học vàcông nghệ thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, kinh tế tri thức hìnhthành và trở thành xu thế phát triển tất yếu của nhân loại hiện nay Từ đó, việctìm hiểu về kinh tế tri thức, phát triển kinh tế tri thức và vai trò của giáo dục -đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức trở thành tiêu điểm cho các cuộc thảoluận, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo, nhiều học giả trên toàn thếgiới Kết quả là, nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã ra đời Ở ViệtNam, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sảnViệt Nam cho đến nay, việc nghiên cứu về vấn đề này cũng nhận được sựquan tâm sâu rộng và đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ tiếp cậnkhác nhau Cùng với đó, nhiều công trình của các học giả nước ngoài cũngđược dịch ra tiếng Việt, trong đó phải kể đến các công trình tiêu biểu sau:

Hội thảo khoa học toàn quốc đầu tiên về vấn đề kinh tế tri thức với chủ

đề Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam [3] do Ban khoa

giáo Trung ương - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Ngoại giaophối hợp tổ chức đã thu hút nhiều học giả và các nhà lãnh đạo tham gia.Trong các công trình nghiên cứu về chủ đề trên, các tác giả khẳng định: Kinh

tế tri thức là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội trong thế kỉ XXI, lối cuốnmọi quốc gia tham gia trong quá trình phát triển; xây dựng kinh tế tri thức đòihỏi mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia phải luôn bố sung tri thức mới,

do đó, phải đầu tư cơ sở vật chất, phát triển giáo dục - đào tạo phù hợp vớimọi đối tượng nhằm phát huy thế mạnh tri thức của con người trong xã hội

Trang 8

Vận dụng vào Việt Nam trong điều kiện hiện nay, các tác giả khẳng định:Khâu đột phá để phát triển kinh tế tri thức là giáo dục - đào tạo.

Tác giả Ngô Qúy Tùng, với công trình Nền kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỉ XXI [126] đã hệ thống hóa các quan niệm về kinh tế tri thức

của các nhà chính trị, các học giả, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế trênthế giới trong khoảng 30 năm từ thập niên 70 của thế kỷ XX với nhiều cáchtiếp cận khác nhau Dựa vào sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, tác giảcho rằng: Kinh tế tri thức là “nền kinh tế mà trong đó nhân tố quan trọng nhất

là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và việc sáng tạo, phân phối và sửdụng tri thức trong các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao”[126, tr.28-29] Tác giả tiếp cận kinh tế tri thức với tư cách là “nền kinh tế”,trong nền kinh tế này, các ngành sản xuất dựa vào khoa học kỹ thuật cao đóngvai trò chủ yếu Tác giả cũng chỉ ra tám đặc điểm của nền kinh tế tri thức đểphân biệt với kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp [Phụ lục 1]

Bàn về vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức,xuất phát từ nhân tố nổi bật, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế trithức là năng lực trí tuệ của con người, năng lực mà con người có được chủyếu nhờ giáo dục - đào tạo, tác giả nhấn mạnh: “Xét kỹ lại theo tư duy về sảnxuất thì giáo dục chính là nhu cầu của kinh tế tri thức” [126, tr.197] Giáo dục

là đào tạo nhân tài, nhân tài là sản phẩm của giáo dục Do vậy, tác giả nhậnđịnh về tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong kinh tế tri thức là “cựclớn” với chỉ số đầu tư chiếm trên 7% GDP của một nền kinh tế, trong khi tầmquan trọng của lĩnh vực này trong kinh tế nông nghiệp là không lớn, chỉ sốđầu tư chỉ chiếm dưới 1% GDP và trong kinh tế công nghiệp, chỉ số đầu tư đóchiếm khoảng từ 2-4% GDP Trong nền kinh tế tri thức, “luận án tiến sỹ cóthể là cơ sở thành lập các xí nghiệp” [126, tr.197]

Các tác giả Takashi Kiuchi, Tian Zhongqing, Cheonsik Woo, với công

trình Kinh tế tri thức vấn đề và giải pháp: Kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển [109], đã phân tích xu thế phát triển kinh tế - xã hội

của các nước phát triển và đang phát triển ở khu vực Đông Á, qua đó chỉ rõ xu

Trang 9

thế tăng trưởng kinh tế ở các nước này chủ yếu dựa vào tri thức, do đó, pháttriển kinh tế tri thức ở các nước trong khu vực này là tất yếu khách quan Từ

đó, các tác giả chỉ ra sự tác động của kinh tế tri thức với chính quyền, vớidoanh nghiệp và với hoạt động nghiên cứu khoa học

Tiếp cận kinh tế tri thức ở góc độ bao trùm, tác giả Vũ Trọng Lâm, với

công trình Kinh tế tri thức ở Việt Nam - quan điểm và giải pháp phát triển [66]

cho rằng: “Kinh tế tri thức thực chất là một loại môi trường kinh tế - văn hóa xãhội mới, có những đặc tính phù hợp và thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới

và sáng tạo” [66, tr.62] Phân tích về sự phát triển kinh tế tri thức của các nướctrên thế giới, tác giả rút ra năm bài học cho Việt Nam, trong đó, việc hình thànhnguồn vốn nhân lực, khuyến khích và bồi dưỡng nhân tài, lấy con người - trungtâm của mọi sự phát triển là bài học đầu tiên và quan trọng nhất Tác giả tánđồng quan điểm cho rằng: Vai trò của giáo dục - đào tạo là rất quan trọng (nếukhông muốn nói là bậc nhất) đối với sự phát triển nhân lực, phát triển công nghệthông tin và thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật số Vì thế, tiếp cận và phát triểnkinh tế tri thức, “các nước từ Mỹ, EU, Nhật Bản đến Trung Quốc, Ấn Độ,Sinhgapo, Malaysia… đều rất chú trọng đến giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực”[66, tr.99], do đó, các nước này đều chủ trương tăng cường đầu tư, xúc tiến cảicách, hiện đại hóa hệ thống giáo dục - đào tạo, gắn giáo dục - đào tạo với doanhnghiệp, với việc làm Như vậy, theo quan điểm của tác giả, vai trò của giáo dục

- đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức được thể hiện ở việc tạo nguồn vốnnhân lực, khuyến khích và bồi dưỡng nhân tài, lấy con người là trung tâm củamọi sự phát triển được cho là việc đầu tiên và quan trọng nhất

Bàn về phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, Hội thảo kinh tế tri thức

- Khoa học và thực tiễn ở Việt Nam [67], do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ

thuật Việt Nam tổ chức đã tập hợp nhiều công trình của các tác giả về chủ đề

trên, tiêu biểu là công trình: “Phát triển kinh tế tri thức, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” của tác giả Đặng Hữu Tác giả quan

niệm: “Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là tăng cường sử dụng tri thứcmới, công nghệ mới để đẩy nhanh dịch chuyển cơ cấu và tốc độ tăng trưởng

Trang 10

kinh tế” [67, tr.14] Để thành công trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại

hóa “rút ngắn” dựa vào tri thức, Việt Nam phải tăng cường năng lực nội sinh,

chủ động hội nhập quốc tế, trong đó “yếu tố quyết định nhất đối với năng lựcnội sinh của một dân tộc là văn hóa, giáo dục, khoa học, cũng tức là sức mạnhtinh thần và trí tuệ của dân tộc” [67, tr.18] Trong đó, giáo dục - đào tạo tạo ranguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài được xác định là đột phátrong chiến lược phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Tác giả Thế Trường, với công trình Hành trang thời đại kinh tế tri thức

[123], cho rằng: Để phát triển kinh tế tri thức, học tập được xem là một loại nănglực, là chìa khóa mở cánh của thời đại Khi đó, giáo dục - đào tạo có vai trò quantrọng giúp người học bồi dưỡng năng lực học tập, khả năng học, cách học, họcsuốt đời Trong đó, giáo dục chính quy ở bậc đại học sẽ trở thành giai đoạnchuẩn bị cho mỗi người bước vào xã hội và nếu không được giáo dục - đào tạomột cách có hệ thống thông qua giáo dục chính quy, con người sẽ khó tồn tại vàphát triển trong thời đại kinh tế tri thức Do đó, giáo dục - đào tạo, nhất là giáodục chính quy là nền tảng trong quá trình phát triển kinh tế tri thức

Tác giả Nguyễn Thị Luyến, với cuốn sách Nhà nước với phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa [70], tập hợp những công trình lược thuật, các

công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài được dịch ra tiếng Việt và cáccông trình của các tác giả trong nước xoay quanh chủ đề: Kinh tế tri thức - Lý luận

và thực tiễn Liên quan đến đề tài luận án có các công trình tiêu biểu như: Chủ nghĩa Mác và kinh tế tri thức và Cơ sở lý luận của kinh tế tri thức cung cấp cho

chúng ta khái niệm, quy luật hình thành, phát triển, đặc điểm và xu thế phát triểnkinh tế tri thức Các tác giả khẳng định, kinh tế tri thức là thành tựu quan trọng củaloài người mà Việt Nam cần nắm lấy và vận dụng để phát triển lực lượng sản xuất,

xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; công trình Kinh tế mới toàn cầu hóa và thách thức đối với các nước đang phát triển, chỉ rõ: Đối với các

nước đang phát triển như Việt Nam, phát triển kinh tế tri thức vừa là thời cơ, vừa làthách thức, trong đó những thách thức nổi bật là khả năng cạnh tranh, thu hút đầu

tư, đào tạo nhân lực, cơ sở pháp lý và đặc biệt là tài năng của giới lãnh đạo đất

Trang 11

nước; công trình Kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức của các nước phát triển và các nước đang phát triển, chỉ ra: Trong chiến lược phát triển kinh tế tri thức, các

nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản đưa ra những chính sách ưu tiên phát triểncác ngành kỹ thuật cao, nghiên cứu và triển khai, đầu tư cho vốn con người; cácnước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Á khác đưa ranhững chính sách tận dụng lợi thế của đất nước mình để phát triển kinh tế tri thức.Tuy có những khác biệt, song điểm chung mà các nước đều hướng đến là phảinhanh chóng tiến hành cải cách giáo dục - đào tạo, giữ vững sự ổn định chính trị vàcoi đó là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế tri thức

Tiếp cận ở một góc độ khác, các tác giả Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm,

với công trình Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức [20], cho rằng: Phát

triển kinh tế tri thức là tất yếu khách quan, là quá trình phát triển lịch sử củalực lượng sản xuất mà cốt lõi là sự phát triển của trí tuệ loài người Bàn vềphát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, các tác giả khẳng định: Kinh tế tri thức

đã tác động đến Việt Nam với sự xuất hiện của những ngành công nghệ cao,quá trình “tri thức hóa” ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và sự bùng

nổ của giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học và cao đẳng Với chủ

đề “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta”, trên cơ sở hệ thống hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công

nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, tác giả nhận địnhchủ trương này chỉ thành công khi Việt Nam dựa vào đào tạo, sử dụng,khuyến khích tiềm năng tri thức quốc gia, nắm bắt khoa học và công nghệhiện đại, phát triển mạnh các ngành, các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng

cao dựa nhiều vào tri thức công nghệ cao Từ đó, các tác giả chỉ ra một số

bước đi cụ thể để phát triển kinh tế tri thức gắn với công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước hiện nay, trong đó vai trò nổi bật là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng

nhân tài khoa học và công nghệ

Tác giả Đặng Hữu, với công trình Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam: Quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng, những vấn đề lý luận và thực tiễn [59], khẳng định: Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là một bước

Trang 12

chuyển biến chiến lược trọng đại, chuyển nền kinh tế từ dựa vào tài nguyênsang dựa chủ yếu vào tri thức và năng lực sáng tạo của con người, trong đó,nhiệm vụ phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là tái cấu trúc nền kinh tế theohướng tăng nhanh các ngành có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức,công nghệ mới; sử dụng tri thức để đổi mới, hiện đại hóa tất cả các ngành, cắtgiảm các dự án đầu tư lớn, tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng mà hiệuquả thấp, phát triển các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ dựa nhiều vàotri thức, chấm dứt bán tài nguyên thô, nhập công nghệ thay cho nhập sảnphẩm chế biến, FDI phải đi kèm chuyển giao tri thức, tăng mạnh vốn đầu tưvốn người Tác giả cho rằng: Vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triểnkinh tế tri thức ở Việt Nam là gấp rút đào tạo nguồn nhân lực, nguồn nhân lựcchất lượng cao có phẩm chất, bản lĩnh, có trách nhiệm với xã hội, dám nghĩdám làm, có tư duy độc lập, năng lực sáng tạo, năng lực tiếp thu, làm chủ trithức mới, vận dụng linh hoạt sáng tạo vào thực tiễn Chỉ có như vậy, ViệtNam mới có thể đi vào phát triển kinh tế tri thức.

Bàn về vai trò của giáo dục - đào tạo, tác giả Phạm Minh Hạc, với công

trình Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI [40], cho rằng: Vai

trò của giáo dục - đào tạo được xác định là “hình thành và phát triển nhân cáchcon người, trên cơ sở phát triển giáo dục nhằm thực hiện nhiệm vụ nâng caodân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài… phát triển con người bềnvững” [40, tr.230] Giáo dục - đào tạo con người có đạo đức và có năng lựcsáng tạo, có ích cho xã hội, cho cộng đồng là nhân tố quyết định vận mệnh củađất nước Trên cơ sở đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đòn bẩycủa các vấn đề kinh tế - xã hội Bởi, trong thế kỷ XXI, vũ khí cạnh tranh chủyếu của các quốc gia là giáo dục - đào tạo và kỹ năng của người lao động Tácgiả nhấn mạnh “toàn bộ sự nghiệp giáo dục là nhằm phát triển con người, trong

đó tri thức phải trở thành kỹ năng, thái độ, trí tuệ phải trở thành trí lực, tậpluyện thân thể để thành thể lực” [40, tr.230]

Tiếp cận vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở

Việt Nam với góc độ khác, tác giả Nguyễn Văn Hòa với công trình Phát triển

Trang 13

giáo dục - đào tạo - một động lực để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay [48], cho rằng: Trong kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố chủ yếu của

sản xuất, là lợi thế của cạnh tranh, là chất lượng của nguồn nhân lực, là sứcmạnh của nội lực và là sức hút chủ yếu của ngoại lực Chất lượng nguồn nhânlực, tri thức con người phải thông qua giáo dục - đào tạo mới có được Dovậy, tác giả khẳng định, nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng và phát huynguồn nhân lực con người Việt Nam trên cơ sở phát triển giáo dục - đào tạo làđộng lực phát triển kinh tế tri thức, là vấn đề có ý nghĩa sống còn của đấtnước trước xu thế toàn cầu hiện nay

Cũng đề cập đến vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tếtri thức ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Công Trí, với luận án tiến sỹ chuyên

ngành Triết học: Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức [122], cho

rằng, giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và pháttriển đội ngũ trí thức, bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng caođáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay Từ đó, tácgiả khẳng định: Giáo dục - đào tạo là yếu tố đóng vai trò quan trọng trongphát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả luận án kế thừa, tiếp thu, trên

cơ sở đó đưa ra quan niệm về kinh tế tri thức, quan niệm về phát triển kinh tếtri thức ở Việt Nam và quan niệm về vai trò của giáo dục - đào tạo trong pháttriển kinh tế tri thức ở Việt Nam theo phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận

và luận giải của mình

1.1.2 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến thực trạng thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Đánh giá về thực trạng thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo Việt Namtrên các phương diện thể hiện về dân trí, nhân lực, nhân tài, tác giả Hoàng Tụy và

cộng sự trong công trình Kiến nghị của Hội thảo về chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục, in trong Những vấn đề giáo dục hiện nay: Quan điểm và giải pháp

[91] nhận định: Giáo dục Việt Nam tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực

Trang 14

và trên thế giới… về cả ba phương diện dân trí, nhân lực và nhân tài, những bấtcập đều quá rõ Cụ thể trên từng mặt, tác giả đánh giá: “Dân trí thấp, biểu hiện trênlối sống và suy nghĩ, tập quán, tác phong, tư tưởng, ý thức… Đạo đức bị sói mòn,thói gian dối, thiếu trung thực đang tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống xãhội Nhân lực không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, yếu kiến thức, kém kỹnăng thực hành, ít khả năng xoay sở, thiếu óc tưởng tượng và năng lực sáng tạo,

đó là những đặc trưng của chất lượng lao động khiến sức cạnh tranh rất thấp…phát hiện và bồi dưỡng nhân tài kém… chất xám bị lãng quên nghiêm trọng” [91,tr.32-33] Thực trạng đó phản ánh việc thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạochưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Tổng hợp các cách đánh giá về thực trạng giáo dục - đào tạo Việt Nam,qua đó chỉ ra thực trạng thực hiện vai trò của lĩnh vực này trong phát triển kinh

tế tri thức, từ sự đánh giá của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cơ quan quản

lý nhà nước, của các đề tài nghiên cứu khoa học và của các cơ quan nghiên cứu

nước ngoài, tác giả Phạm Văn Linh, trong công trình Định hướng chiến lược, giải pháp đột phá nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Việt Nam [69], chỉ rõ: Xét từ góc độ quản lý nhà nước, “cách đánh giá này tập

trung trước hết vào đầu ra của giáo dục trên bốn chiều đo cơ bản là: Quy mô,chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội…, về đầu vào (nhà giáo, chươngtrình giáo dục, cơ sở vật chất, tài chính), về quá trình (quản lý giáo dục,nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế)” [69, tr.161] Dựa vào nội dung đánhgiá này, tác giả cho rằng: “Giáo dục - đào tạo chưa thực sự là quốc sách hàngđầu, chưa là động lực chính cho sự phát triển” [69, tr.164]

Xét từ góc độ nghiên cứu khoa học, một số công trình, đề tài khoa họccấp Nhà nước đánh giá về giáo dục - đào tạo Việt Nam ở các phương diện: Vềquản lý; về hệ thống giáo dục quốc dân; về chương trình giáo dục phổ thông,sách giáo khoa; đào tạo bồi dưỡng giáo viên Tác giả nhận định: Bên cạnhnhững thành tựu bước đầu, những mặt này còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cậplàm chất lượng và hiệu quả của giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu pháttriển của đất nước trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong điều kiện phát triển

Trang 15

kinh tế tri thức Do đó, vai trò “quốc sách hàng đầu” của giáo dục - đào tạochưa được thể hiện đầy đủ

Đánh giá của một số cơ quan nghiên cứu nước ngoài dựa vào việc đolường bằng các chỉ số, trên cơ sở so sánh với giáo dục - đào tạo của các nướctrên thế giới ở một số phương diện và xếp hạng theo các chỉ số như HDI, KEI,EDI, GCI; đánh giá thực trạng từng bậc học, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân củanhững hạn chế đó, tác giả cho rằng: “Đánh giá của các cơ quan quốc tế cho tathấy, một bức tranh khá toàn diện về thực trạng giáo dục Việt Nam trong bốicảnh kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước và trong tương quan so sánh chủ yếuvới các nước đang phát triển trong khu vực hoặc các nước có mức thu nhậptương đương” [69, tr.178] và dù đánh giá ở góc tiếp cận nào thì sự thể hiện vaitrò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức vẫn chưa đầy đủ Vaitrò đó mới tồn tại ở dạng tiềm năng là chính

Tiếp cận thực trạng thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo ở góc độ tiếp

cận khác, tác giả Trần Nam Bình, với công trình Đổi mới giáo dục Việt Nam: Một vài nhận định từ quan điểm chính sách kinh tế in trong Bàn về giáo dục

[92], đã khái lược hiện trạng giáo dục - đào tạo Việt Nam với việc tóm tắt lạimột số hiện tượng hạn chế chính yếu như: Sự thiếu thốn của nguồn lực, nhất làchi phí công dành cho giáo dục; hiệu quả ứng dụng nguồn lực trong ngành giáodục - đào tạo thấp với thực trạng tổ chức và quản lý không thích hợp, tỷ lệ sinhviên tốt nghiệp thất nghiệp cao và tăng dần; lượng giáo viên yếu về chất lượngcũng như số lượng và đang bị lão hóa; học sinh sinh viên học nhồi nhét, kémsáng tạo, thiếu trung thực, chỉ lo đậu lấy bằng là chính; chất lượng giáo dụcthấp…; không có sự liên kết chặt chẽ giữa các trường trung học chuyên nghiệp,cao đẳng, đại học và viện nghiên cứu với các doanh nghiệp lớn; thành quả giáodục nói chung vẫn kém so với các nước láng giềng; cơ cấu nguồn lực con ngườimất cân đối và các vấn đề công bằng xã hội như quyền đi học, chênh lệch giớitính,… trở nên nghiêm trọng hơn Từ đó, tác giả nhận định: “Riêng về giáo dụcthì tuy nhà nước luôn coi là quốc sách hàng đầu và đã cố gắng cải tổ, nhưng

Trang 16

chưa có thành quả thật đáng kể” [92, tr.285] Hơn nữa, giáo dục - đào tạo chưađảm bảo sự cân đối trong cơ cấu nguồn lực con người Đào tạo học sinh, sinhviên chưa đủ khả năng chuyên môn để làm việc cho khu vực công và tư, chưa

“sản xuất” ra được giới kinh doanh, những người sẽ góp phần quan trọng trongquá trình đổi mới sáng tạo nhằm phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Tiếp cận thực trạng thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo ở góc độ pháttriển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, tác giả Lê Thị

Hồng Điệp, với công trình Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn) [34], cho rằng: Giáo dục - đào tạo là một trong những điều kiện thúc đẩy

quá trình hình thành và phát triển kinh tế tri thức, mà sự thể hiện vai trò của nó

là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao Trong đó, đào tạo (đặc biệt là đào tạođại học) là một yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức Phân tích thựctrạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhìn từ góc độ đào tạo đại học ởcác phương diện: Thực trạng gia tăng số lượng; sự điều chỉnh cơ cấu và chấtlượng, tác giả chỉ ra “những hạn chế trong giáo dục đại học chính là nguyênnhân gây nên những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”[34, tr.156] Đó là hạn chế trong xây dựng hệ thống giáo dục đại học, trong thựchiện cơ chế quản lý giáo dục đại học, mà nổi bật là vấn đề tự chủ về nội dung,chương trình, phương pháp; về vấn đề tài chính; về tổ chức nhân sự

Với nhận định: Giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng với việc pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế trithức ở Việt Nam hiện nay, Tác giả Lương Công Lý, với luận án tiến sỹ chuyên

ngành Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử: Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay [71], khảo sát thực trạng vai trò giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao ở Việt Nam ở phương diện tổng kết những thành tựu và nhữnghạn chế của vai trò trên ba mặt thể hiện của nó: Giáo dục - đào tạo giúp cho

Trang 17

người học có tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội; giúp cho người học phát triển và hoàn thiện nhâncách, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao thể chất đáp ứng yêu cầu phát triển đấtnước; giúp người học có được phương pháp làm việc khoa học và khả năngthích ứng nhanh với biến đổi của môi trường làm việc trong nước và quốc tế.Đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức, tác giả đánh giá:Giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đápứng được yêu cầu phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.

Tác giả Nguyễn Thiện Tống, với công trình Giáo dục đại học Việt Nam chậm cải tổ in trong Bàn về giáo dục [92], cho rằng: Giáo dục đại học Việt

Nam không đổi mới kịp thời dẫn tới cuộc khủng hoảng kép về số lượng và chấtlượng Với nhiều vấn đề xuất hiện và tồn tại như: “Kém hiệu quả và chất lượngthấp, phương tiện thiếu thốn,… mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo vàcứng nhắc với nhu cầu ngành nghề sử dụng linh động của nền kinh tế thịtrường liên tục biến đổi… chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạycòn theo quán tính của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung” [92, tr.450] Do đó, hệthống giáo dục đại học Việt Nam khó có thể hội nhập với khu vực và quốc tế.Với thực trạng đó, giáo dục - đào tạo, nhất là giáo dục đại học chưa thể hiệnđược vai trò trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Bàn về vai trò của giáo dục - đào tạo trong công tác nghiên cứu khoa

học, tác giả Phùng Văn Hiền, với công trình Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học [47]

chỉ ra thực trạng của hoạt động nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đạihọc với những biểu hiện như: Tình trạng đối phó trong nghiên cứu khoa học ởcác trường đại học, học viện khá phổ biến; sự gắn kết giữa nghiên cứu và giảngdạy còn thấp; nhiều đề án nghiên cứu thiếu kinh phí thực hiện nhưng ngân sáchdành cho nghiên cứu khoa học lại phân phối không hết… đã dẫn tới các cơ sởgiáo dục đại học chưa thể hiện được vai trò sáng tạo ra tri thức khoa học vàcông nghệ đóng góp vào sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Trang 18

Đây là cơ sở thực tiễn để tác giả kế thừa, tiếp thu, từ đó tiến hành khảosát, đánh giá thực trạng và chỉ ra những yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện vaitrò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.

1.1.3 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến giải pháp thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Tác giả Trần Văn Tùng, với công trình Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đối với giáo dục Việt Nam [127], cho rằng: Phát triển kinh tế tri thức ở Việt

Nam cần phải xem xét và tìm ra các giải pháp thực hiện vai trò của giáo dục đào tạo Tác giả khẳng định: Hiện thực hóa vai trò của giáo dục - đào tạo phảixây dựng nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại Do đó, cần tập trung vàocác giải pháp cơ bản như: Về tài chính, “nhà nước cần có chính sách tăng đầu

-tư cho giáo dục bằng cách tạo ra môi trường pháp lý để thu hút vốn từ các nhàđầu từ nước ngoài, từ các thành phần kinh tế trong nước”; “người học và các tổchức sử dụng lao động qua đào tạo cần phải đóng kinh phí đào tạo” [127,tr.203-204]; về quản lý, cần điều chỉnh cơ cấu đào tạo phù hợp với quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội để tránh lãng phí nguồn lực qua đào tạo; đa dạng hóahình thức giáo dục - đào tạo nhưng cần phải “đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặtcho việc thành lập một trường đại học ngoài công lập”, “tạo ra cơ chế thịtrường cạnh tranh trong giáo dục” để nâng cao chất lượng trong hệ thống cáctrường; coi trọng vấn đề công bằng trước các cơ hội được giáo dục - đào tạocủa người dân, nhà nước có chính sách hỗ trợ học sinh nghèo học giỏi; nângcao chất lượng thông qua việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, “cơ sở đào tạonào nếu kiểm tra chất lượng không đạt tiêu chuẩn thì Bộ Giáo dục và Đào tạonên quyết định đóng cửa” [127, tr.210]; chú trọng vấn đề giáo trình, đội ngũgiáo viên và sử dụng lao động qua đào tạo

Tác giả Phạm Minh Hạc, với công trình Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI [40], khẳng định: Muốn Việt Nam phát triển, hơn

bao giờ hết phải có quyết sách đúng đắn để chấn hưng giáo dục - đào tạo, phải

Trang 19

xây dựng nhà trường ở các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dânđào tạo ra những con người văn minh; phải giải quyết được bảy cặp quan hệtrong giáo dục - đào tạo là: “Quan hệ giữa toàn cầu hóa và địa phương; quan hệgiữa toàn cầu và cá thể; quan hệ giữa lâu dài và trước mắt; quan hệ giữa cạnhtranh và bình đẳng cơ hội; quan hệ giữa khối lượng tri thức ngày càng tăng quánhanh với khả năng tiếp thu của con người; mối quan hệ giữa tinh thần và vậtchất” [40, tr.272-273] Từ đó, giáo dục - đào tạo Việt Nam phải tập trung vàocác giải pháp chiến lược sau: Tăng cường các nguồn lực đầu tư, xây dựng độingũ giáo viên, đổi mới nội dung, phương pháp và công tác quản lý, thực hiệncông bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo

Hội đồng Lý luận Trung ương - Bộ Khoa học và Công nghệ - chương

trình khoa học xã hội cấp nhà nước KX.02, Đề tài KX.02.03 Xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức và tác động của nó đến sự phát triển và lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam [60], đề xuất giải

pháp cải cách triệt để nền giáo dục - đào tạo đảm bảo đào tạo thế hệ trẻ đủnăng lực làm chủ đất nước trong bối cảnh quốc tế đầy biến động, truy cập vàokho tri thức toàn cầu, sử dụng và sáng tạo tri thức góp phần phát triển đấtnước nhanh và bền vững Để nhanh chóng đưa giáo dục - đào tạo Việt Namngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, chúng ta cần thực hiện cácphương hướng và giải pháp cụ thể sau:

Chuyển trọng tâm của giáo dục từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng rènluyện phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề, khả năng tự đàotạo, năng lực thích nghi và năng lực sáng tạo; chuyển dần sang mô hình giáodục - đào tạo mở theo chế độ học tập suốt đời, tạo điều kiện cho người laođộng không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, hoàn thiện nhân cách để đápứng ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn yêu cầu sản xuất kinh doanh và phát triểnđất nước; triển khai mạnh chủ trương đa dạng hoá các loại hình trường, lớp,các hình thức đào tạo; khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển hệ thốnggiáo dục; đẩy nhanh phổ cập giáo dục trung học phổ thông Nâng tỷ lệ sinh

Trang 20

viên trên một vạn dân ít nhất là bằng với các nước tiên tiến trong cộng đồngASEAN; vận dụng thật sự khoa học và hợp lý cơ chế thị trường để huy độngcác nguồn lực, tạo thêm động lực cho phát triển giáo dục; xây dựng chiến lượcđào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài phù hợp với quá trình phát triển kinh

tế tri thức, hội nhập quốc tế; mở rộng giao lưu với các nước, chủ động tiếp cận

và tích cực áp dụng những mô hình giáo dục - đào tạo tiên tiến một cách sángtạo vào Việt Nam; mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết với các đại học nướcngoài để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế

Từ góc độ tiếp cận triết học xã hội mác-xít, tác giả Nguyễn Thanh, với

công trình Vấn đề con người và giáo dục con người nhìn từ góc độ triết học

xã hội [113], cho rằng, chìa khóa nâng cao khả năng hội nhập vào ngôi nhàchung của khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng cuộc sống là nguồn nhânlực có trí tuệ, sản phẩm của giáo dục - đào tạo Do đó, giáo dục - đào tạo đểmỗi người trở thành chủ thể đích thực của lịch sử thì phải tôn trọng cá thể hóa

cá nhân, không được phép cào bằng cá nhân, nhất thể hóa cá nhân Đây làđịnh hướng quan trọng trong giáo dục - đào tạo đảm bảo sự phát triển nhữngnăng lực sẵn có của con người, tiềm lực để phát triển kinh tế tri thức ở ViệtNam Ở góc độ tiếp cận này, tác giả cho rằng, phát triển giáo dục - đào tạo cầntập trung vào các giải pháp như: Tăng cường đầu tư; chú trọng cả đào tạo banđầu, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên; đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơcấu nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; cải cách nội dung, phương pháp giảngdạy; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực này

Tác giả Võ Nguyên Giáp, với công trình Nền giáo dục - đào tạo Việt Nam trong thời đại kinh tế tri thức, in trong Những vấn đề giáo dục hiện nay: Quan điểm và giải pháp [91], cho rằng nền giáo dục - đào tạo Việt Nam trong

thời đại kinh tế tri thức phải là một nền giáo dục mở, hướng tới đối tượngtrung tâm là người học, có trách nhiệm tạo điều kiện và môi trường cho cánhân người học được trang bị một nền học vấn vừa đậm đà bản sắc văn hóadân tộc, vừa hiện đại về tri thức khoa học và công nghệ Để xây dựng nền

Trang 21

giáo dục - đào tạo này, cần tập trung vào các giải pháp như: Tổ chức lại vàkiện toàn Hội đồng giáo dục Quốc gia cho ngang tầm với nhiệm vụ; tổ chứcnghiên cứu rà soát lại hệ thống chương trình và sách giáo khoa; nghiên cứu tổchức hệ thống giáo dục quốc dân cho hợp lý; triển khai tích cực công tác pháthiện, tuyển chọn nhân tài, tổ chức đào tạo trong nước và ngoài nước để sớm

có một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, bồi dưỡng thành đội ngũgiảng viên đại học, đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng của cấp này; tăngđầu tư và quan trọng hơn là cần quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách đầu

tư Mức đầu tư phải tạo điều kiện cho giáo dục - đào tạo đi trước, phục vụ đắclực cho phát triển đất nước nói chung và phát triển kinh tế tri thức nói riêng

Tác giả Nguyễn Thị Bình, với công trình Một số vấn đề cốt lõi trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam in trong Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam [6], cho rằng: Đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục - đào tạo là tất yếu và cần tập trung vào những vấn đề cốt lõi như: Về

sứ mạng và mục tiêu giáo dục - đào tạo; cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốcdân chứ không thể chỉ chỉnh sửa một vài bộ phận, hoặc một vài mặt nào đótrong công tác giáo dục - đào tạo; đổi mới về nội dung và phương pháp, chínhsách nhà giáo để xây dựng được đội ngũ có chất lượng; về vấn đề quản lý, tácgiả đặt vấn đề, cơ chế quản lý giáo dục - đào tạo ở Việt Nam có ba cấp: Trungương, địa phương và cơ sở… đột phá từ cấp nào để thống nhất giữa nhận thức

và hành động của các nhà quản lý ở các cấp nhằm góp phần hiện thực vai trò

“quốc sách hàng đầu” của giáo dục - đào tạo

Tác giả Vũ Ngọc Hải, với công trình Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, in trong Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam [6], cho rằng: “Giải pháp đột phá để phát triển giáo dục nhanh,

đảm bảo chất lượng bền vững là đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục phù hợpvới cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện hệ thống giáo

Trang 22

dục quốc dân theo hướng mở, hiện đại và liên thông; xây dựng và phát triểnnhanh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giỏi” [6, tr.80-81]

Tác giả Hoàng Tụy, trong công trình Cải cách giáo dục toàn diện, mạnh

mẽ và triệt để là yêu cầu của cuộc sống hiện đại, in trong Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam [6], cho rằng, để giáo dục - đào tạo đáp ứng

yêu cầu phát triển của thực tiễn xã hội thì phải tập trung vào bốn nội dung sau:Thay đổi cách học và thi; giáo dục phổ thông và dạy nghề - đào tạo theo nhu cầu

xã hội; cải cách mạnh mẽ, hiện đại hóa đại học; chính sách đối với giáo viên.Trong đó, vấn đề then chốt nhất là xây dựng chính sách đối với giáo viên

Tiếp cận ở góc độ khác, tác giả Phan Văn Kha, với công trình Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn [62], đã khẳng

định: Hiện thực hóa vai trò của giáo dục - đào tạo trong bối cảnh hiện nay phảiđổi mới căn bản và toàn diện lĩnh vực này, trong đó đổi mới căn bản công tácquản lý, đảm bảo dân chủ, thống nhất, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hộicủa các cơ sở giáo dục - đào tạo, coi trọng quản lý chất lượng được xác định làgiải pháp đột phá Đổi mới quản lý giúp thiết lập định hướng phát triển giáo dục

- đào tạo thông qua tầm nhìn và các mục tiêu đặt ra, tổ chức, chỉ đạo sự vậnhành của các hệ thống vĩ mô, vi mô, kiểm soát, điều khiển các nguồn lực theonhững nguyên tắc, giá trị đã được thiết lập để đạt tới tầm nhìn và các mục tiêu

đã đề ra Từ đó, tác giả phân tích các vấn đề quản lý vĩ mô như cơ cấu khung,phân cấp quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục quốc dân trong cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; phát triển đội ngũ lãnhđạo, quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo các cấp và những vấn đề quản lý vi

mô nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo Những nộidung này gợi ý cho tác giả đề xuất giải pháp mang tính đột phá để thực hiện vaitrò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Tác giả Hồ Tú Bảo và cộng sự trong Đề án cải cách giáo dục Việt Nam: Phân tích và đề nghị, in trong Bàn về giáo dục [93], cho rằng: Xây

dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, nhân bản, tiến bộ, làm bật lên sức

Trang 23

mạnh trí tuệ, khả năng của mỗi công dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau: Trả lương đủsống cho giáo chức từ phổ thông đến đại học; mở rộng hệ thống trường dạynghề và tăng cường tổ chức dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phân luồng họcsinh từ cấp tiểu học, trung học cơ sở theo kinh nghiệm Nhật Bản; tiếp tụcphân nhánh học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng đại học hoặccao đẳng; cần tổ chức một ủy ban quốc gia xem xét, điều chỉnh chuẩn kiếnthức, tiêu chuẩn đánh giá xây dựng chương trình; mở rộng đối tượng viết sáchgiáo khoa; xây dựng đại học chất lượng cao; xây dựng kế hoạch giáo dục -đào tạo trên cơ sở dự báo về nguồn nhân lực và dự báo dân số…

Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến, trong công trình Cải cách giáo dục - điều kiện cần để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh

tế tri thức [118], đưa ra nhận định: Trước những tồn tại hiện có và trước

những cơ hội, thách thức của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, không thể tiếp tục bằng giải pháp đổimới như vừa qua, mà “nhất thiết phải chuyển giáo dục lên một bước phát triểnmới về chất để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cạnh tranh trong bối cảnhhội nhập kinh tế tri thức toàn cầu” [118, tr.3] Do đó, cần “phải tư duy lại mộtcách nhất quán mọi vấn đề cơ bản của giáo dục, kể cả những vấn đề vốn đượccoi là bất biến” [118, tr.3]; tập trung vào giải pháp quán triệt tư tưởng Hồ ChíMinh về nền giáo dục của dân, do dân, vì dân sẽ có cách nghĩ mới phù hợpvới hoàn cảnh cụ thể hiện nay trong việc xây dựng nền giáo dục - đào tạo đápứng yêu cầu học tập, phục vụ lợi ích của dân, phát huy sức mạnh của dân,thực sự do dân làm chủ; cần phải nhận thức sâu sắc hơn để thấy rõ “người họccần gì về dân trí, doanh nghiệp cần gì về nhân lực, đất nước cần gì về nhântài” [118, tr.4], từ đó xác định mục tiêu cụ thể cho từng cấp học, trình độ đàotạo và cần biết giáo dục - đào tạo Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới

Tác giả Hoàng Tụy, trong công trình Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức in trong Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng [130], cho rằng: Để

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức phải hiện đại hóa giáo dục - đào tạo

Trang 24

Đó là nhiệm vụ cấp bách nếu chúng ta không muốn bị thua thiệt khi hội nhập

và cạnh tranh quốc tế Tác giả chỉ ra, giáo dục - đào tạo trong thế kỷ XXI phảitập trung vào những nội dung chính như: Cần coi trọng tri thức và chú ý rènluyện trí tưởng tượng, làm cơ sở cho tư duy sáng tạo để người học ngay từ nhỏphải làm quen độc lập suy nghĩ, tập nghiên cứu, sáng tạo, tập phát hiện và giảiquyết vấn đề, hơn là học thuộc lòng và nhồi nhét kiến thức, đặc biệt đại họccàng phải coi trọng đầu óc, phong cách và kỹ năng nghiên cứu khoa học; thựchiện công bằng, dân chủ để đảm bảo cho mọi công dân quyền bình đẳng về cơhội học tập, cơ hội thành đạt trong học vấn; tôn trọng và phát triển cá tínhngười học, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho thế hệ trẻ phát triển tài năng; phổ cậptrung học phổ thông, thực hiện đại học cho số đông; phải rất chú trọng tài năng;thực hiện xã hội học tập, rèn luyện thói quen tự học, tự đọc, tự tham khảo sáchbáo, tư liệu, v.v.; sử dụng rộng rãi internet, công nghệ thông tin trong mọi khâugiáo dục, từ nội dung đến phương pháp, tổ chức; phải thay đổi cách quản lýgiáo dục Tác giả đưa ra ba giải pháp cần phải thực hiện ngay là: “Cải thiện cơbản chính sách đối với người thầy, giải tỏa nghịch lý lương/thu nhập, để nhàgiáo ở mọi cấp an tâm làm việc, toàn tâm toàn ý với trách nhiệm cao cả củamình”; “đổi mới căn bản việc học và thi ở trung học phổ thông khắc phục giáodục đồng loạt và xóa bỏ khổ dịch thi cử”; “xây dựng mới một hay hai đại học

đa ngành hiện đại, đạt các chuẩn mực quốc tế về mọi mặt, làm hoa tiêu thúcđẩy toàn ngành đại học hội nhập với thế giới” [130, tr.140, 142, 144]

Tác giả Nguyễn Bá Dương, trong công trình Để giáo dục là quốc sách hàng đầu, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng [53], cho

rằng: Để “đưa giáo dục - đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu trênthực tiễn chứ không phải trên lời nói, trên giấy, lý luận suông” [53, tr.53], cầntập trung vào các giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng

bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục - đào tạo theo hướng coi trọng phát triểnnăng lực và phẩm chất của người học; đổi mới căn bản công tác quản lý, bảođảm dân chủ, thống nhất, tăng quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội của các cơ sở

Trang 25

giáo dục - đào tạo, coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo,cán bộ quản lý; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động các nguồn lực,tăng hiệu quả đầu tư; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụngkhoa học và công nghệ, nhất là khoa học giáo dục, khoa học quản lý

Qua tổng quan các công trình nêu trên cho thấy, tuy cách tiếp cận vàphạm vi nghiên cứu khác nhau, nhưng khi bàn về giải pháp thực hiện vai trò củagiáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, các công trình nàyđều hội tụ tại một điểm là: Phải chấn hưng, đổi mới, cải cách giáo dục - đào tạovới các giải pháp đa dạng, phong phú Đây là những chỉ dẫn quan trọng giúp tácgiả đề xuất những giải pháp cơ bản, khả thi nhằm thực hiện vai trò của giáo dục -đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

1.2.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án

Nghiên cứu về phát triển kinh tế tri thức và vai trò của giáo dục - đào tạotrong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong những năm qua được Đảng,Nhà nước và các nhà nghiên cứu rất quan tâm Số lượng các công trình nghiêncứu về vấn đề này ngày càng đa dạng và phong phú Điều đó thể hiện sự nhậnthức sâu sắc hơn, toàn diện hơn về phát triển kinh tế tri thức, về tầm quan trọngcủa giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức Có thể khái quát một sốnét chính về các kết quả của các công trình đã được công bố như sau:

Một là, các công trình nghiên cứu nêu trên ở các cấp độ và cách tiếp

cận khác nhau về kinh tế tri thức, về cơ bản có ba cách tiếp cận: Tiếp cận kinh

tế tri thức với tư cách là nền kinh tế tri thức; tiếp cận kinh tế tri thức với tưcách là một môi trường kinh tế - xã hội và tiếp cận kinh tế tri thức với tư cách

là một giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất Dù tiếp cận ở các góc độ

Trang 26

khác nhau, song các tác giả đều đồng thuận cho rằng: Kinh tế tri thức là kinh tếdựa vào tri thức, dựa vào con người trí tuệ, sản phẩm của giáo dục - đào tạo

Về phát triển kinh tế tri thức, các công trình đều thống nhất khẳng định:

Đó là xu thế phát triển tất yếu của nhân loại ngày nay Ở Việt Nam, phát triểnkinh tế tri thức là con đường đúng đắn để “rút ngắn” quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại Các tác giả đưa ra quan niệm về phát triển kinh tế tri thức ở ViệtNam theo hướng phát triển kinh tế dựa vào tri thức khoa học và công nghệhiện đại, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành kinh tếdựa vào tri thức, dựa vào nguồn nhân lực có chất lượng Bởi vậy, giáo dục -đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tri thức Cáctác giả của những công trình nêu trên đã phân tích và luận giải về vai trò quantrọng của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam Từ

đó, các tác giả cho rằng: Giáo dục - đào tạo là yếu tố then chốt trong pháttriển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Hai là, các tác giả cũng thấy rõ những hạn chế của giáo dục - đào tạo

Việt Nam hiện nay Những hạn chế đó làm cho vai trò của giáo dục - đào tạochưa được thể hiện đầy đủ trong thực tiễn phát triển kinh tế tri thức ở Việt Namhiện nay Từ đó, các công trình này khẳng định sự cần thiết phải cải cách, đổimới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo nhằm thực hiện vai tròcủa lĩnh vực này trong phát triển kinh tế tri thức Điều này không chỉ là hiệnthực đối với Việt Nam, mà còn là hiện thực cần phải đối diện của tất cả cácnước trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế tri thức, ngay cả nhữngnước có nền giáo dục - đào tạo phát triển như Mỹ, châu Âu, Nga, Nhật Nhưvậy, có thể nói nhiều công trình nghiên cứu đã cung cấp số liệu, nhận định,đánh giá liên quan đến thực trạng; đặt ra yêu cầu, nguyên tắc liên quan đến việcxác định những yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện vai trò của giáo dục - đàotạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Trang 27

Ba là, phần lớn các công trình khoa học đã công bố tập trung luận chứng

và đưa ra nhiều giải pháp nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạoViệt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Có nhiều côngtrình khoa học liên quan đến giải pháp thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạotrong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay Với phương pháp tiếp cận,

cơ sở lý luận và thực tiễn khác nhau cho nên những giải pháp này mang tính đadạng, phong phú Có công trình khoa học đề cập đến giải pháp nâng cao nănglực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước về giáo dục - đào tạo; cócông trình đề ra giải pháp, biện pháp xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo,cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay; có công trình đề ra giảipháp, biện pháp xây dựng cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại và môi trường giáodục - đào tạo dân chủ, đạo đức, tạo điều kiện thực hiện vai trò của giáo dục -đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Như vậy, nhận thức về vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triểnkinh tế tri thức ngày ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ Trong các công trìnhnghiên cứu nêu trên đều khẳng định: Để thực hiện thành công mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phải đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, tạo bước đột phá trongphát triển lực lượng sản xuất, thực hiện phương thức phát triển hợp lý giữachiều rộng và chiều sâu, dựa vào sự phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học vàcông nghệ hiện đại

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của giáo dục - đào tạo;những yêu cầu, phương hướng và giải pháp, những kiến nghị đổi mới giáo dục

- đào tạo ở Việt Nam hiện nay được nghiên cứu và luận giải khá rõ theo đốitượng, nhiệm vụ nghiên cứu của từng công trình, sẽ được tác giả luận án kếthừa, vận dụng và phát triển trong công trình nghiên cứu của mình Những vấn

đề đó giúp tác giả có thêm cơ sở khoa học, căn cứ lý luận, căn cứ thực tiễn đểluận giải và làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án

Trang 28

1.2.2 Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

Ngoài thành tựu cơ bản nêu trên, liên quan đến đề tài luận án của tác giảvẫn còn có những vấn đề đặt ra, cần tiếp tục giải quyết Trong đó, qua tổngquan cho thấy, vấn đề vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế trithức ở Việt Nam hiện nay được nhiều tác giả luận giải ở nhiều góc độ khácnhau Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiêncứu một cách cơ bản, có hệ thống dưới góc độ triết học những vấn đề lý luận và

thực tiễn “Vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay” Do đó, luận án đặt ra và tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Một là, về lý luận, đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến kinh tế

tri thức, phát triển kinh tế tri thức và vai trò của giáo dục - đào tạo trong pháttriển kinh tế tri thức ở Việt Nam Nhưng, vấn đề kinh tế tri thức tiếp cận ở góc

độ phát triển lực lượng sản xuất; phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam vớigóc tiếp cận là một giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, quan niệm vềgiáo dục - đào tạo thích ứng trong phát triển kinh tế tri thức, vai trò và nhữngbiểu hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở ViệtNam chưa được các công trình phân tích và luận giải một cách hệ thống Cáccông trình nêu trên chủ yếu tiếp cận giáo dục - đào tạo với tư cách là một giảipháp quan trọng để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam Hơn nữa, khi bàn

về vai trò của giáo dục - đào tạo, các công trình nêu trên chủ yếu luận giảimột cách khái quát về tầm quan trọng của lĩnh vực này đối với phát triển củanền kinh tế tri thức, chưa có công trình nào luận giải đầy đủ ba biểu hiện cơbản vai trò của giáo dục - đào tạo trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ởViệt Nam Do đó, luận án cần phải tập trung làm rõ những vấn đề trên

Hai là, về thực tiễn, trong các công trình khoa học kể trên, có rất ít

công trình đề cập đến và luận giải trực tiếp về thực trạng thực hiện vai trò củagiáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay vớinhững biểu hiện cơ bản của nó; chưa có một công trình khoa học nào đánh giámột cách toàn diện, đầy đủ nguyên nhân thực trạng thực hiện vai trò của giáo

Trang 29

dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay Các tác giảchủ yếu tập trung đánh giá thực trạng giáo dục - đào tạo Việt Nam hiện nayvới những lát cắt về thành tựu và những hạn chế Do đó, đánh giá đúng thựctrạng thực hiện vai trò, nguyên nhân của những thành tựu, đặc biệt là nguyênnhân của những hạn chế, trên cơ sở đó, xác định những vấn đề đặt ra đối vớiviệc thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ởViệt Nam hiện nay là vấn đề luận án cần nghiên cứu, giải quyết.

Ba là, về giải pháp, phần lớn các công trình khoa học đã công bố tập

trung luận chứng và đưa ra nhiều giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáodục - đào tạo Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Đây là những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạogóp phần phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay Song, xem xét mộtcách khách quan và toàn diện, những giải pháp mà các công trình này luận giảimới chỉ là những giải pháp mang tính định hướng, gợi mở, có ý nghĩa phươngpháp luận là chủ yếu Vì vậy, đề xuất và luận giải tính khả thi những giải phápkhoa học và thiết thực nhằm thực hiện vai trò giáo dục - đào tạo trong pháttriển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay là vấn đề đặt ra, luận án cần phảinghiên cứu và giải đáp một cách thỏa đáng

Những vấn đề đặt ra trên đây là cơ sở để tác giả luận án tiếp tục đi sâunghiên cứu làm sáng tỏ trong đề tài luận án

Trang 30

tế tri thức, phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, giáo dục - đào tạo, vai trò vànhững biểu hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức

ở Việt Nam; có những công trình khoa học đã phân tích và làm nổi bật tính tấtyếu của việc cải cách, đổi mới giáo dục - đào tạo và coi đó là một trong bakhâu đột phá chiến lược, là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế tri thức

ở Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, có thể thấy chưa có công trình nào làm rõ thực chất vai trò

của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam với tư cách

là một giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất dựa chủ yếu vào con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện có đủ năng lực và phẩm chất, thực sự trở thànhchủ thể khai thác, vận dụng, truyền bá, sáng tạo và đưa tri thức khoa học vàcông nghệ hiện đại trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; chưa có công trìnhnào tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng, xác định những yêu cầu đặt ra đốivới việc thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế trithức ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cơ bản, cótính khả thi nhằm hiện thực hóa vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triểnkinh tế tri thức Việt Nam hiện nay Đồng thời, chưa có công trình nào tiếp cậnnghiên cứu vai trò của giáo dục - đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ViệtNam hiện nay ở góc độ triết học, bằng phương pháp chuyên ngành chủ nghĩaduy vật biện chứng và duy vật lịch sử Do đó, việc lựa chọn hướng nghiêncứu của tác giả đề tài luận án là hoàn toàn mới, không trùng lặp với các côngtrình khoa học đã được công bố

Trang 31

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 2.1 Quan niệm về kinh tế tri thức và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

2.1.1 Quan niệm về kinh tế tri thức

Trên phạm vi thế giới và ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều quan niệm vềkinh tế tri thức Kế thừa các quan điểm đó, tiếp cận kinh tế tri thức từ góc độ

phát triển lực lượng sản xuất, có thể quan niệm, kinh tế tri thức là một giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, khi tri thức khoa học và công nghệ hiện đại trở thành yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Ở góc độ tiếp cận này, kinh tế tri thức không phải là nền kinh tế trithức, cũng không phải một hình thái kinh tế - xã hội, mà là một giai đoạn pháttriển của lực lượng sản xuất, khi tri thức khoa học và công nghệ trở thành lựclượng sản xuất trực tiếp Có thể nói, tri thức khoa học không phải lúc nàocũng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Với tư cách là sản phẩm tư duysáng tạo của con người, tri thức khoa học chỉ khi được ứng dụng trong hoạtđộng sản xuất, được vật chất hóa thành máy móc, thành công cụ lao động đểtạo ra của cải vật chất thì nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Phân tích

về vấn đề này, C.Mác cho rằng: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số

cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp, do đó nó cũng là chỉ số cho thấy những điều kiện

của chính quá trình sống của xã hội đã phục tùng đến mức độ nào sự kiểmsoát của trí tuệ phổ biến và được cải tạo đến mức độ nào cho phù hợp với quátrình ấy; những lực lượng sản xuất xã hội đã được tạo ra đến mức độ nàokhông những dưới hình thức tri thức, mà cả như là những cơ quan thực hành

xã hội trực tiếp, những cơ quan trực tiếp của quá trình sống hiện thực” [79, tr.372-373] Khi tri thức khoa học và công nghệ đã làm cho nhà máy, máy móc,

Trang 32

công cụ, phương tiện vật chất được dùng trong sản xuất chuyển hóa đến mức

độ cao với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo, in 3D, internet vạn vật kết nối thì nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Cùng với đó, là sự gắn kết giữatri thức khoa học và công nghệ với giáo dục - đào tạo tạo ra lực lượng laođộng có đủ năng lực và phẩm chất trở thành chủ thể phát triển kinh tế tri thức

Và, “lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng

lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quầnchúng” [73, tr.580] Như vậy, sự phát triển của tri thức khoa học và công nghệhiện đại đã trở thành nguyên nhân trực tiếp của những biến đổi to lớn trongsản xuất và trong đời sống xã hội Khi đó, tri thức khoa học và công nghệ hiệnđại được coi là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại và khi thâm nhậpsâu vào quá trình sản xuất, nó sẽ chuyển hóa thành lực lượng sản xuất trựctiếp, trở thành lực lượng sản xuất có tính độc lập Kinh tế tri thức ra đời phảnánh một một giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất, khi tri thức khoahọc và công nghệ vừa là sản phẩm, vừa là động lực của sản xuất Một giaiđoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất dựa vào việc chi phối, chiếm hữunguồn tài nguyên trí lực, lấy việc sử dụng, phân phối, sản xuất tri thức khoahọc và công nghệ làm nhân tố chủ yếu đang thực sự bắt đầu Nói ngắn gọnhơn, đây là giai đoạn mà tri thức khoa học và công nghệ trở thành lực lượngsản xuất trực tiếp

Như vậy, đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức là tri thức khoa học vàcông nghệ vượt qua các yếu tố sản xuất truyền thống (vốn và sức lao động) đểtrở thành yếu tố quan trọng nhất góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh vàbền vững Mà, tri thức khoa học và công nghệ là sản phẩm chỉ có ở con ngườitrí tuệ, kết quả chủ yếu của quá trình giáo dục - đào tạo lâu dài, có hệ thống vàkhoa học Do đó, giáo dục - đào tạo trở thành nhu cầu của kinh tế tri thức.Nhận thức rõ điều này, Đảng ta khẳng định: “Quá trình quốc tế hóa sản xuất

và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng Việc tham gia vào mạngsản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh

Trang 33

tế”; “kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trởthành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia” [28, tr.96-97].

Là một giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, kinh tế tri thức đượcđặc trưng bởi lực lượng lao động có đủ năng lực và phẩm chất, trở thành chủ thểkhai thác, tiếp nhận, phổ biến, sáng tạo tri thức khoa học và công nghệ; tư liệusản xuất thông minh, hiện đại, kết quả của quá trình “vật hóa” tri thức khoa học

và công nghệ thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao năng suất lao động, chấtlượng, hiệu quả của quá trình sản xuất góp phần phát triển nhanh và bền vững

Trong kinh tế tri thức, vấn đề không chỉ là thu nhận, truyền bá, sử dụng hiệuquả tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, mà còn là đổi mới, sáng tạo tri thứckhoa học và công nghệ hiện đại Do đó, đổi mới, sáng tạo là động lực, là linh hồncủa kinh tế tri thức Nó liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng tri thức, nhất là

ở những ngành sản xuất ra sản phẩm có hàm lượng cao về trí tuệ Đó là quá trình trithức khoa học và công nghệ hiện đại được tạo ra, thâm nhập, chi phối mọi hoạtđộng kinh tế, dẫn dắt các ngành kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp truyềnthống và dịch vụ với mục đích tiết kiệm, sử dụng hiệu quả ở mức cao nhất tàinguyên thiên nhiên, năng lượng, bảo vệ môi trường, nâng cao hơn nữa năng suấtlao động, tạo điều kiện cho con người có cuộc sống đầy đủ hơn, có nhiều cơ hộihơn để phát triển toàn diện Do đó, kinh tế tri thức là phương tiện phát triển kinh tế -

xã hội nhanh và bền vững với sự phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ ứng dụngcông nghệ cao; với cơ cấu giá trị gia tăng chủ yếu do lao động trí óc đem lại và lựclượng lao động chủ yếu là “công nhân tri thức” trong cơ cấu lao động Sự phân biệtgiữa cán bộ quản lý, nghiên cứu và công nhân sẽ bị rút ngắn và có tính chất tươngđối; chi tiêu cho giáo dục - đào tạo chiếm tỷ trọng cao trong GDP

Như vậy, có thể nói, kinh tế tri thức là một giai đoạn phát triển của lựclượng sản xuất, được đánh dấu bởi sự phát triển vượt bậc của con người, của trítuệ con người, kết quả chủ yếu của giáo dục - đào tạo, lĩnh vực ngày càng đóngvai trò quyết định đối với sự phát triển đất nước nhanh và bền vững trong thời

Trang 34

kỳ toàn cầu hóa, quốc tế hóa với sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ tư

2.1.2 Quan niệm về phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, phát triển là một phạm trùtriết học dùng để chỉ sự biến đổi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoànthiện hơn Sự phát triển diễn ra ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duycon người Trong đó, sự phát triển của xã hội khởi nguồn từ sự phát triển củalực lượng sản xuất, mà trước hết và xét đến cùng là sự phát triển của con ngườivới tư cách “lực lượng sản xuất hàng đầu” Khi con người, trí tuệ con ngườiphát triển đến trình độ tạo ra tri thức khoa học và công nghệ hiện đại và đưa nótrở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì phát triển kinh tế tri thức trở thành conđường tất yếu để các quốc gia phát triển bền vững

Phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế, tham giavào “sân chơi” toàn cầu, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển

so với các nước trong khu vực và trên thế giới Trong quá trình đó, Việt Nam

“cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước đi tuần tự, vừa có nhữngbước nhảy vọt, phát huy những lợi thế của đất nước, nhất là phát huy đượcnguồn lực trí tuệ, sức mạnh vốn có của con người Việt Nam, tranh thủ ứngdụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựumới về khoa học và công nghệ” [24, tr.91] Do đó, đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đạiphải gắn với phát triển kinh tế tri thức, phát triển kinh tế tri thức ngay trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đó là cơ sở của quá trình phát triển kinh tế

- xã hội nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào con người với giá trị cốt lõi là trithức, năng lực sáng tạo để phát huy những nguồn lực sẵn có, sử dụng tri thứcmới, công nghệ mới tạo ra của cải nhiều hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn Đây làphương thức phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam khi nguồnlực tài chính, nguồn lực khoa học và công nghệ còn hạn chế, đồng thời phù hợpvới xu thế phát triển của nhân loại trong thời đại hiện nay

Trang 35

Từ đặc điểm cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, có thể quan

niệm: Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là quá trình phát triển lực lượng sản xuất dựa chủ yếu vào con người Việt Nam có đủ năng lực và phẩm chất trở thành chủ thể khai thác, truyền bá, ứng dụng, sáng tạo tri thức khoa học

và công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhanh và bền vững.

Theo quan niệm trên, có thể thấy, mục đích phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam thực chất là sự phát triển lực lượng sản xuất dựa chủ yếu vào con

người đủ năng lực và phẩm chất, trở thành chủ thể khai thác, truyền bá, ứngdụng, sáng tạo tri thức khoa học và công nghệ hiện đại nhằm đưa lực lượng sản

xuất lên một trình độ mới cao hơn về chất và lượng Nội dung của phát triển kinh tế tri thức ở việt Nam là phát triển con người toàn diện về năng lực, phẩm

chất và đưa họ trở thành lực lượng lao động trí tuệ, không chỉ chiếm số lượngchủ yếu trong cơ cấu lao động, mà còn là chủ thể thực hiện quá trình tri thứchóa tư liệu lao động, tạo ra và đẩy mạnh sự phát triển của tư liệu lao động ngàycàng thông minh, hiện đại; đối tượng lao động ngày càng phong phú, đa dạnggắn với những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;sáng tạo, đưa tri thức khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trựctiếp góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất,thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững Như vậy, con ngườiViệt Nam có đủ năng lực và phẩm chất với tính cách là “lực lượng sản xuất

hàng đầu” vừa là nội dung, vừa là chủ thể phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Do đó, phương thức “phát triển kinh tế tri thức ở nước ta là chính sách phát

triển dựa vào con người, lấy con người làm trung tâm, là chính sách phát triểndựa vào và bằng giáo dục và khoa học, kết hợp sức mạnh dân tộc với trí tuệ củathời đại” [56, tr.127] Trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, tri thức khoahọc và công nghệ hiện đại là nguồn vốn quý nhất, nguồn nhân lực được giáodục - đào tạo có chất lượng cao là nguồn lực quyết định nhất

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam xuất phát từ trình độ sản xuất lạchậu, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên đặc điểm cơ bản

Trang 36

của nó là phải dựa vào nguồn nhân lực nắm bắt tri thức khoa học và côngnghệ mới của thời đại, nhất là công nghệ nền tảng của cách mạng công nghiệplần thứ tư như: Điện toán đám mây, internet vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo,công nghệ in 3D, công nghệ gen, công nghệ tế bào… để hiện đại hóa nôngnghiệp, phát triển nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành dịch vụ, các ngành có giá trị giatăng cao, tránh hậu quả tai hại của việc đơn thuần phát triển công nghiệp chếtạo gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thất nghiệp,… Do đó, pháttriển kinh tế tri thức ở Việt Nam là dựa chủ yếu vào việc tạo ra chủ thể “đẩymạnh việc ứng dụng tri thức vào tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế làmtăng giá trị gia tăng ở từng sản phẩm; giảm chi phí lao động và nguyên vậtliệu; tăng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy mạnh chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng hiện đại” [56, tr.128]

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng côngnghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển biến chiến lược từphát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, dựa nhiều vào tài nguyên, vốn, laođộng trình độ thấp sang kết hợp phát triển theo chiều rộng với chiều sâu, màthực chất là phát triển kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức khoa học và công nghệhiện đại, năng lực sáng tạo của con người, lấy giáo dục - đào tạo, khoa học vàcông nghệ là “quốc sách hàng đầu” Bởi, tài nguyên thiên nhiên thì có hạn vàngày càng cạn kiệt, còn năng lực sáng tạo của con người thì vô hạn Do đó,giáo dục - đào tạo cùng với môi trường kinh tế, thể chế thuận lợi cho sáng tạo,

sử dụng tri thức khoa học và công nghệ; hệ thống cách tân; hạ tầng cơ sở thôngtin là những trụ đỡ cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, trong đó, giáodục - đào tạo là trụ đỡ quan trọng

Như vậy, vấn đề cốt lõi trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở ViệtNam là giáo dục - đào tạo để con người trở thành chủ thể khai thác, vận dụng,sáng tạo tri thức khoa học và công nghệ, đưa giáo dục - đào tạo trở thành mộtngành sản xuất tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, trên cơ sở nhữngnguồn lực sẵn có ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội góp phần phát triển kinh

Trang 37

tế - xã hội đất nước nhanh và bền vững Do đó, giáo dục - đào tạo nguồn nhânlực, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển con người toàn diện, tạo ra, xãhội hóa, ứng dụng có hiệu quả tri thức khoa học và công nghệ hiện đại vừa làbiểu hiện, vừa là điều kiện, là cơ sở và là động lực quan trọng trong phát triểnkinh tế tri thức Giáo dục - đào tạo không làm cho con người phát triển toàndiện, chất lượng nguồn nhân lực thấp, tri thức khoa học và công nghệ hiện đạikhông được tạo ra, không được xã hội hóa để trở thành lực lượng sản xuấttrực tiếp thì phát triển kinh tế tri thức chỉ dừng ở lý luận suông.

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là tất yếu khách quan Sự pháttriển này bước đầu được hiện hữu với sự hình thành, phát triển của các ngànhkinh tế dựa vào tri thức khoa học và công nghệ hiện đại như: Công nghệthông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, những ngành sử dụngcông nghệ cao, internet vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo được làm chủ bởinhân lực có chất lượng cao với tinh thần đổi mới và sáng tạo không ngừng

Phát triển kinh tế tri thức có vai trò quan trong trong chiến lược pháttriển đất nước Đây là điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chấtlượng đời sống của nhân dân, giảm đói nghèo và tiến tới một xã hội giàu có màkinh tế tài nguyên không thể thực hiện được Có thể nói, từ khi giành độc lậpdân tộc, thống nhất đất nước, Việt Nam phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào tàinguyên và sức lao động trình độ thấp, tuy kinh tế đất nước có bước tăng trưởngnhưng chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng và các nguồn lực đầu

tư Vì thế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầungười thấp, khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước trong khu vực

và trên thế giới ngày càng xa hơn Cho nên, phát triển kinh tế tri thức, dùngnguồn trí lực để khai thác tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác mộtcách có hiệu quả sẽ giải quyết được vấn đề trên Sự phát triển ở một số nướcnhư Sinhgapo, Hàn Quốc , những nước không có nguồn tài nguyên giàu có,nhưng biết dựa vào nguồn tài nguyên trí lực nên đã xây dựng đất nước thịnhvượng như ngày nay là minh chứng rõ nhất về phát triển kinh tế tri thức Do

Trang 38

đó, phát triển kinh tế tri thức đặt ra yêu cầu đối với giáo dục - đào tạo Việt Nam

là phải tạo ra nguồn nhân lực hội đủ năng lực và phẩm chất để phát huy triệt đểlợi thế cạnh tranh của đất nước trong giai đoạn hiện nay

Phát triển kinh tế tri thức còn tạo điều kiện giải quyết vấn đề thất nghiệpbằng việc tạo ra việc làm mới gắn với những ngành kinh tế dựa vào tri thức Nócũng tạo ra điều kiện để giải quyết những vấn đề trọng đại của nhân loại ngàynay như: Lương thực, nhân khẩu, sức khoẻ, khủng hoảng năng lượng, môitrường sinh thái Chẳng hạn như việc sử dụng công nghệ sinh học trong ngànhnông nghiệp với công nghệ tế bào, công nghệ gen để cải tạo và tạo ra nhữngcây, con giống mới cho sản lượng cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng bệnh,giàu dinh dưỡng; sử dụng công nghệ cao, internet vạn vật kết nối trong canh tác

có thể giải quyết được vấn đề lương thực, thực phẩm cho con người hiện nay.Việc áp dụng công nghệ gen, trí tuệ nhân tạo giúp con người đạt những thànhtựu mới về y học, phát hiện ra nhiều loại thuốc kháng bệnh, các cách chữa bệnhmới, góp phần nâng cao sức khoẻ và tuổi thọ của con người Cùng với đó, vấn

đề nan giải của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ô nhiễm môitrường, mất cân bằng sinh thái sẽ tìm được lời giải khi áp dụng công nghệ caovào sản xuất, thực hiện sản xuất sạch, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinhhọc Điều này đặt ra yêu cầu cho giáo dục - đào tạo phải tạo ra nguồn nhân lực

ở những ngành kinh tế mà Việt Nam xác định là mũi nhọn; tạo ra, chuyển hóatri thức khoa học và công nghệ hiện đại trong mọi yếu tố của lực lượng sản xuấtđưa lực lượng sản xuất lên một trình độ mới cao hơn về chất và lượng so vớithời kỳ công nghiệp hóa truyền thống

Hơn nữa, phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh cách mạng côngnghiệp lần thứ tư với các thế hệ máy móc thông minh ra đời, các thao tác tạo rasản phẩm được thực hiện bằng máy móc tự điều khiển, bằng máy tính với độchính xác, nhanh nhạy cao sẽ tiết kiệm nhiều sức lao động, tăng hiệu suất laođộng, góp phần giải phóng con người khỏi lao động nặng nhọc, thời gian laođộng giảm đi đáng kể Điều đó giúp người lao động có thời gian tham gia cáchoạt động nâng cao năng lực trí tuệ, giải trí, thể dục thể thao tăng cường sức

Trang 39

khoẻ, làm phong phú đời sống tinh thần, tạo điều kiện phát triển con người toàndiện, hoàn thiện những năng lực sẵn có ở mỗi người để họ thực sự trở thành chủthể sáng tạo tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, sáng tạo ra lịch sử

Phát triển kinh tế tri thức là cơ hội để Việt Nam “rút ngắn” khoảng

cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới, nâng tầm Việt

Nam trong “sân chơi” toàn cầu Phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam có nhiều

thuận lợi Trong đó, thuận lợi quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất làcông cuộc đổi mới toàn diện đất nước được thực hiện từ Đại hội VI (12/1986)

đến nay đạt được nhiều thành tựu “có ý nghĩa lịch sử” Đất nước chuyển từ

kinh tế kế hoạch hóa, tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, hội nhập quốc tế; thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác với tất cả cácnước trên thế giới ở nhiều bình diện Thế và lực của đất nước lớn mạnh hơnnhiều Cơ sở vật chất được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng,

an ninh vững chắc Quan hệ ngoại giao rộng mở, môi trường hòa bình, hợptác ngày càng phát triển

Trên nền tảng đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng taluôn nhất quán chủ trương phát triển kinh tế tri thức và đã có những hành động

cụ thể mở đường cho phát triển kinh tế tri thức Đó là chủ trương phát triển dựavào thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; chủ trương chuyển đổi, tái cơcấu mô hình tăng trưởng, chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang

mô hình “kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, nâng caochất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất laođộng, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng caochất lượng nguồn nhân lực ” [31, tr.22]

Hơn nữa, dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hóa tốt đẹp với lòngyêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết chặt chẽ, ý chí kiên cường, bất khuất…

Đó là sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy người Việt Nam luôn nỗ lực vươnlên trong mọi hoàn cảnh để làm rạng danh đất nước Con người Việt Nam cần

cù, thông minh, sáng tạo, có ý chí, nghị lực phi thường trong chiến đấu chống

Trang 40

giặc ngoại xâm cũng như trong lao động sản xuất Những giá trị đó được kếttinh qua hàng ngàn năm lịch sử, trở thành sức mạnh nội sinh của đất nướctrong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Với sự lựa chọn nhất quán về con đường phát triển đất nước, độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ

và công bằng xã hội, trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng, Nhà nước cónhiều chủ trương, giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ… Nhờ đó, chỉ số HDI củaViệt Nam hiện đứng ở mức trung bình của thế giới Tiềm lực con người ViệtNam là rất lớn và không thua kém các nước trên thế giới Con người Việt Nam

có khả năng tiếp thu nhanh tri thức mới, dễ đào tạo Tại thung lũng SiliconValley có nhiều người gốc Việt đang làm việc, trong đó có những chuyên giađầu ngành có thể điều hành cơ sở kinh doanh và nghiên cứu khoa học giỏi Ởtrong nước, hàng triệu nhà khoa học, cán bộ kỹ sư, công nhân viên có trình độcao đang làm việc trong các lĩnh vực có trình độ ngang tầm với trình độ khoahọc và công nghệ tiến tiến của thế giới Hơn nữa, Việt Nam có quy mô dân sốlớn với cơ cấu dân số vàng, trong “92,7 triệu người thì lực lượng lao động từ

15 tuổi trở lên của cả nước đạt 54,45 triệu người” [122, tr.25] Đây là cơ hộivàng để cất cánh nếu nguồn nhân lực này được giáo dục - đào tạo đủ năng lực

và phẩm chất tiếp nhận, vận dụng, sáng tạo tri thức khoa học và công nghệhiện đại ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội góp phần phát triển kinh tế - xãhội đất nước nhanh và bền vững

Xét ở phương diện vị trí địa lý, Việt Nam thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương, trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - kinh tế -chính trị chiến lược quan trọng trên thế giới Đây còn là khu vực hội tụ sứcmạnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Do đó, trong xuthế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Việt Nam có cơ hội tiếp thu nhữngthành tựu tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý,

Ngày đăng: 20/06/2018, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w