Quá trình phát triển nhận thức về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội...38 1.3.. Một số nguyên tắc để giải quyết mối quan
Trang 1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Lê Thị Thu Hà
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành nhất, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâusắc tới thầy giáo PGS TS Nguyễn Văn Hòa đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫntôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phântích số liệu, giải quyết vấn đề v.v nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văncao học của mình
Đồng thời xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Lý luậnchính trị - Trường Đại học Khoa học Huế đã tận tình giảng dạy và tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thựchiện luận văn
Cuối cùng, tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè, gia đình đã luônđộng viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học
Huế, Tháng 9 năm 2015
Tác giả
Lê Thị Thu Hà
Trang 3MỤC L
MỞ ĐẦU i
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của luận văn 8
7 Kết cấu của luận văn 9
NỘI DUNG 10
Chương 1 LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆGIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI 10
1.1 Khái luận chung về tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội 10
1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, tiến bộ xã hội và công bằng xã hội 10
1.1.2 Quan hệ hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội 23
1.2 Quá trình phát triển nhận thức về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội 38
1.3 Một số nguyên tắc để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay 42
1.3.1 Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là quá trình giải quyết mâu thuẫn 42
Trang 41.3.2 Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội phải được thực hiện trong từng bước và trong
suốt quá trình phát triển xã hội 43
1.3.3 Sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là nhằm phát triển xã hội, phát triển con người 46
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY 49
2.1 Tăng trưởng kinh tế Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2014 49
2.1.1 Thành tựu tăng trưởng kinh tế 49
2.1.2 Hạn chế tăng trưởng kinh tế 51
2.2 Thực trạng gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Thừa Thiên Huế trong những năm qua 53
2.2.1 Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa 53
2.2.3 Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ xã hội 56
2.2.3 Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội 60
2.3 Giải pháp gắn kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Thừa Thiên Huế hiện nay giai đoạn 2015-2020 74
2.3.1 Nhóm giải pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa .75
Trang 52.3.2 Nhóm giải pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ xã
hội 78
2.3.3 Nhóm giải pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội 79
2.3.4 Mối quan hệ giữa các nhóm giải pháp 93
Kết luận chương 2 96
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Y
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tran g
Bảng 2.2 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện
hành phân theo thành thị, nông thôn, nguồn thu vàphân theo nhóm thu nhập
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội không chỉ là mục tiêu mà còn là khát vọng của toàn nhân loạitrong mọi thời đại Tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu đặt ra hàng đầu củacác quốc gia trên thế giới và các địa phương trong một quốc gia Một yêu cầutối thiểu của một quốc gia phát triển đó là chất lượng cuộc sống vật chất củaquốc gia đó phải cao và được phân phối một cách đồng đều thay vì chỉ giớihạn một cách bất hợp lý cho một bộ phận tối thiểu giàu có trong xã hội Caohơn yêu cầu tối thiểu đó, một quốc gia phát triển còn đề cập đến các quyền và
sự tự do của con người về mặt chính trị, sự phát triển về văn hoá và tri thức,v.v Mặc dù trong quá trình phấn đấu đạt tới bức tranh toàn diện nói trên, mỗinước có sự lựa chọn con đường đi khác nhau, song vấn đề trung tâm trong sựlựa chọn đó luôn là quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Xuất phát từ nhận thức và tư duy đổi mới, Nghị quyết Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Phải coi trọng việckết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt
là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm; gắn phát triển kinh tế với pháttriển văn hoá, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại,thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [10,tr.316]
Quán triệt đường lối sâu sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyếtĐại hội lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: “Gắn kết
Trang 8nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội,xoá đói, giảm nghèo, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cảnh quansinh thái” [11, tr.155] Tuy nhiên, ở Thừa Thiên Huế hiện nay, không khó đểnhận ra một thực tế: việc tổ chức triển khai thực hiện quan điểm gắn giữa tăngtrưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hộicòn chưa đồng bộ và triệt để Trong khi quy hoạch và xây dựng các chươngtrình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nơi mới chỉ tập trung vào lợi íchkinh tế, chưa chú ý đúng mức đến phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xãhội v.v Thực trạng nói trên đã chỉ cho chúng ta thấy rằng: việc đạt đượcmong muốn kép này là hết sức khó khăn, và trong thực tiễn đã có những ýkiến cho rằng có sự đối lập giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Những chính sách dựa trên mục tiêuphát triển văn hóa, tiến bộ, công bằng xã hội có thể dẫn đến triệt tiêu các độnglực tăng trưởng kinh tế Ngược lại, những chính sách chỉ nhằm tăng trưởngkinh tế có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, xã hội suy thoái về mặtđạo đức, lối sống, xuống cấp về văn hóa và đời sống tinh thần của con người,của cộng đồng.
Chính vì lẽ đó, luận văn khẳng định sự cần thiết khách quan phảinghiên cứu về lý luận và thực tiễn của vấn đề tăng trưởng kinh tế, của vấn đềgiữ gìn phát triển văn hóa, vấn đề tiến bộ, công bằng xã hội và sự cần thiếtphải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển vănhoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Vì vậy mà tác giả đã chọn đề tài:
“Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội ở Thừa Thiên Huế hiện nay” làm luận văn nghiên cứucủa mình
2 Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian gần đây, vấn đề tăng trưởng kinh tế với phát triển văn
Trang 9hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội được nhiều nhà khoa học quan tâm
và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, đã công bố rộngrãi dưới dạng sách tham khảo, bài báo cáo khoa học v.v Để đảm bảo tính kếthừa và khẳng định những đóng góp của luận văn, tác giả tiến hành chọn lọc
và thực hiện tổng quan những công trình nghiên cứu khoa học liên quan đếnluận văn như sau:
- Phạm Xuân Nam (2007), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản
điện tử, cập nhập ngày 22/01/2007 Về quan điểm, tác giả cho rằng quan điểmtổng quát của Đảng Cộng sản Việt Nam “tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảođảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển” cần phải cụthể hoá thành những nội dung chủ yếu như tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội phải làm tiền đề và điều kiện cho nhau, cần khắc phục tàn dư của chủnghĩa bình quân, đề cao vai trò của quản lý vĩ mô của Nhà nước và không thểtách rời yếu tố văn hoá trong phát triển Trên cơ sở quan điểm đó, tác giả kiếnnghị những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu “kép”, đó là các chínhsách vĩ mô cần tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cơ hội tiếp cận mộtcách công bằng với các đầu xuất kinh doanh, thực hiện phân phối theo laođộng, theo đóng góp và theo hiệu quả kinh tế, cần có chính sách điều tiết vàphân phối lại thu nhập, không chỉ qua phúc lợi xã hội mà cần mở rộng thành
hệ thống chính sách an sinh xã hội với nhiều tầng nấc khác nhau
- Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2009), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020 những vấn đề phương pháp luận, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội Tác giả đã phân tích, đánh giá thực tiễn 25 năm xây dựng và pháttriển nền văn hóa Việt Nam; chỉ rõ mối quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vựcphát triển kinh tế - xã hội; xây dựng văn hóa chính trị; đề xuất mục tiêu, quanđiểm, định hướng và các giải pháp có tính chất đột phá để phát triển văn hóadân tộc trong thập kỷ tới
Trang 10- GS.TS Hoàng Đức Thân, TS Đinh Quang Tỵ (đồng chủ biên) (2010), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội Tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và phương phápluận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội; bàihọc kinh nghiệm từ thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế vàtiến bộ, công bằng xã hội ở một số nước trên thế giới; phân tích, đánh giá thựctrạng (thành công, hạn chế và nguyên nhân) của mối quan hệ gắn kết giữatăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam giai đoạn từ sauđổi mới đến nay, đặc biệt là trong 10 năm gần đây; dự báo bối cảnh trong vàngoài nước (trong 10 năm tiếp theo) tác động đến mối quan hệ gắn kết giữatăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta, từ đó đề xuất hệthống quan điểm, mục tiêu, giải pháp nhằm bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởngkinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam; đề xuất và kiến nghị các giảipháp nhằm đẩy mạnh gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng
xã hội giai đoạn 2011-2020
- TS Bùi Đại Dũng (2012), Công bằng trong phân phối cơ sở để phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Trong phần đầu, tác giả trình
bày cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế vàcông bằng xã hội, trong đó tập trung vào mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và công bằng trong thu nhập Ở phần tiếp theo, tác giả phân tích, đánh giáthực trạng tăng trưởng kinh tế và vấn đề bình đẳng trong thu nhập ở nước tatrong giai đoạn năm 1986 đến nay Một trong những đóng góp quý báu củatác giả là đề xuất các định hướng và giải pháp điều chỉnh phân phối thu nhậpnhằm bảo đảm phát triển bền vững
- Phạm Hữu Hoành (2013), Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc giải quyết vấn đề công bằng xã hội ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Khoa học Huế Luận văn nghiên cứu, làm rõ một số quan
Trang 11điểm của triết học Mác - Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vềkinh tế - xã hội Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc giảiquyết vấn đề công bằng xã hội; thực trạng việc giải quyết mối quan hệ giữaphát triển kinh tế với vấn đề công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay Đề xuấtmột số giải pháp cơ bản có tính khả thi để gắn kết việc xây dựng và phát triểnkinh tế với việc giải quyết vấn đề công bằng xã hội.
- GS.TS.Nguyễn Xuân Thắng, PGS.TS.Vũ Văn Phúc, PGS.TS PhạmVăn Đức, PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu (đồng chủ biên) (2013), Văn kiện Đại hội XI của Đảng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội
Hà Nội Trong phần thứ tư, nội dung của các bài tham luận đều đề cập nhiềuvấn đề phong phú cả về lý luận và thực tiễn, có giá trị tham khảo quý trongviệc làm rõ mối quan hệ cơ bản cần nắm vững và giải quyết tốt trong quátrình đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Trong đó, nổi bật là mối quan
hệ cơ bản giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội
Những kết luận và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận văn
Trên cơ sở tổng quan những nội dung và kết quả chính của các côngtrình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tăng trưởng kinh tế với phát triển vănhóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội bước đầu luận văn rút ra một sốkết luận sau:
Thứ nhất, trong thời gian qua, vấn đề tăng trưởng kinh tế với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là một trong những chủ đềkhông chỉ thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, mà còn trở thànhchủ đề để các học viên cao học lựa chọn làm nội dung nghiên cứucho các luậnvăn của mình
Thứ hai,các công trình trên đều tập trung bảo vệ, làm sáng tỏ nhiều khía
cạnh về tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, tăng trưởng kinh tế với
Trang 12thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, vấn đề gìn giữ và phát triển văn hóatruyền thống, tiếp thu văn hóa hiện đại, vấn đề thu nhập, mức sống của cáctầng lớp xã hội, sự phân hóa giàu nghèo của dân cư, từ đó đề xuất các giảipháp nhằm góp phần tạo ra sự công bằng trong xã hội, bảo tồn các giá trị vănhóa, phát triển văn hóa lên tầm vóc toàn cầu.
Hầu hết các công trình nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu từng mặtmối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, hoặc giữa tăngtrưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Sự gắn kết giữa tăngtrưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hộichưa được bàn một cách toàn diện Đây là vấn đề rộng lớn liên quan đến cảkinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Cần phải nghiên cứu trong tổng thể mớigiải quyết triệt để vấn đề Những công trình được nêu trên đã giúp tác giả cónhững định hướng quan trọng trong việc xây dựng hệ thống lý luận luận vàphương pháp luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển vănhóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa cócông trình nghiên cứu nào hay tác phẩm nào đi sâu toàn diện việc vào nghiêncứu một cách hệ thống từ góc độ Triết học vấn đề giải quyết mối quan hệ giữatăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội tại một tỉnh thành cụ thể, ở đây là tỉnh Thừa Thiên Huế Vì vậy, trên cơ sở
kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, việc bổsung vào khoảng trống các vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ để hoàn thiện thêmnhững vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế vớiphát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Thừa Thiên Huếđược luận văn xác định là hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo
Trong luận văn của tác giả, ngoài việc khẳng định sự cần thiết kháchquan phải nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của vấn đề tăng trưởng kinh tếvới phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội còn đề cập phân
Trang 13tích và tổng kết được một số vấn đề có tính phương pháp luận, đưa ra nhữnggiải pháp có tính định hướng để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá, nêu lên phương hướng và giải pháp của việc giảiquyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội ở Thừa Thiên Huế hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữatăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội
- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc giải quyết mối quan hệ giữatăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội ở Thừa thiên Huế hiện nay
- Nêu lên phương hướng và giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ởThừa Thiên Huế trong những năm tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Thừa Thiên Huế hiện nay
Trang 14cứu trước đó Tác giả tiếp tục nghiên cứu vấn đề dưới góc độ Triết học; qua
đó, đề xuất phương hướng và giải pháp trong việc giải quyết mối quan hệ trên
ở Thừa Thiên Huế trong thời gian tới
Do vậy, luận văn chỉ giới hạn phạm vi sau:
- Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế vớiphát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Thừa Thiên Huế hiệnnay
- Về không gian, phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế
- Về thời gian, đề tài nghiên cứu các nội dung này trong giai đoạn từnăm 2010 đến năm 2020
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vàĐảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế để giải quyết những vấn đề đặt ra
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích và lý giải Ngoài ra, kết hợp cácphương pháp nghiên cứu khác như: phân tích và tổng hợp, so sánh và đốichiếu, quy nạp và diễn dịch, lý luận và thực tiễn v.v giúp đề tài chỉ ra nhữngvấn đề có tính nguyên tắc, những giải pháp có tính định hướng để giải quyếttốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội
6 Đóng góp của luận văn
- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc giải quyết mối quan hệ giữatăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội ở Thừa Thiên Huế hiện nay
Trang 15- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tếvới phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Thừa ThiênHuế trong những năm tới.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đếnvấn đề tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội ở Thừa Thiên Huế
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văngồm 2 chương, 6 tiết
Chương 1: Lý luận về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triểnvăn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Chương 2: Những vấn đề cần đặt ra cần giải quyết giữa tăng trưởngkinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở ThừaThiên Huế hiện nay
Trang 16NỘI DUNG Chương 1
LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA,
THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1.1 Khái luận chung về tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, tiến bộ
và công bằng xã hội
1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, tiến bộ xã hội và công bằng xã hội
a Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học được dùng để chỉ sựgia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định(thường là một năm) sau khi đã điều chỉnh lạm phát; là kết quả của tất cả cáchoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ do một nền kinh tế tạo ra, không kểcác hoạt động ấy được thực hiện trong nước hay nước ngoài Như vậy, tăngtrưởng kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng hàng đầu, có liên quan mật thiếtđến các biến số vĩ mô khác như việc làm, nghèo đói v.v Tuy nhiên, nếu chỉxem xét tăng trưởng kinh tế dưới góc độ số lượng thu nhập tăng lên thì chưa
đủ Thực tế cho thấy nhiều “loại” tăng trưởng không những không đem đếncho con người cuộc sống tốt đẹp hơn mà trái lại còn để lại những hậu quảkhông tốt mà các thế hệ tương lai phải gánh chịu Để chứng minh cho vấn đềnày, trước hết chúng ta hãy nhìn lại thực tiễn tăng trưởng kinh tế của các quốcgia trên thế giới
Trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tăng trưởng kinh tế được coi là mụctiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia trước yêu cầu tồn tại và phát triển Trongmột thời gian dài, bên cạnh mở cửa nền kinh tế cho đầu tư và thương mại, hầu
Trang 17hết các nước đã theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào tích luỹ tài sản vốnvật chất và các chính sách thường chú trọng vào thu hút các dòng vốn đầu tư,
kể cả nhập khẩu vốn Ở đây, tăng trưởng kinh tế được hiểu là việc tạo ranhiều của cải hơn nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội Tăng trưởng kinh tế thường
được được đánh giá chủ yếu thông qua các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng
trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm: Tổng giá trị sảnxuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP),tổng thu nhập quốc dân (GNI), trong đó, GDP thường là chỉ tiêu quan trọngnhất và được sử dụng phổ biến nhất Với các chỉ số này, tăng trưởng kinh tếchỉ đơn thuần đề cập đến gia tăng năng lực để tạo ra giá trị gia tăng thông quacác hoạt động kinh tế
Tuy nhiên, những năm 90 của thế kỷ XX đã chứng kiến hai bức tranhhoàn toàn trái ngược nhau Đó là sự tiến bộ vượt bậc của các nước trên thếgiới nhưng đồng thời cũng chứng kiến nền kinh tế các nước bắt đầu đi vàotình trạng thoái trào, trì trệ, kể cả ở những nước mà trước đây đã từng đạtđược tốc độ tăng trưởng mạnh Giai đoạn 1980-1992, một loạt nước châu Phiphải chịu thụt lùi về kinh tế với tốc độ tăng trưởng âm và tình trạng nghèo đóivẫn dai dẳng Trong khi đó ở châu Á, các nước công nghiệp mới nổi lên vớitốc độ tăng trưởng cao, có xu hướng bắt kịp các nước phát triển ở phương Tây
và tăng trưởng gắn với xóa đói, giảm nghèo
Trước những diễn biến đó, các nhà kinh tế mới nhận ra rằng, điều cốtlõi của quá trình tăng trưởng kinh tế không chỉ là tăng lên về quy mô, tốc độ
mà chất lượng tăng trưởng kinh tế mới là vấn đề có ý nghĩa quyết định Tăngtrưởng kinh tế phải được xem xét dưới góc độ số lượng và chất lượng Từ đó,chất lượng kinh tế bắt đầu được chú ý hơn khi nghiên cứu tính bền vững củatăng trưởng Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong các Báo cáo về pháttriển con người, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã đưa ra
Trang 18nhiều khái niệm khác nhau như tăng trưởng không gốc rễ (là sự tăng trưởngkhông khiến cho đời sống văn hóa của con người trở nên khô héo), tăngtrưởng không tương lai (tức tăng trưởng trong đó thế hệ hiện nay phung phínhững nguồn lực mà các thế hệ trong tương lai cần đến, trong đó phải đặc biệt
kể đến là môi trường và tài nguyên thiên nhiên), tăng trưởng không việc làm(tức là tăng trưởng không đi liền với mở rộng cơ hội tạo việc làm), tăngtrưởng không lương tâm (tức là thành quả của nó đem lại lợi ích chủ yếu chongười giàu, còn người nghèo được hưởng ít, khoảng cách giàu nghèo ngàycàng gia tăng), tăng trưởng không có tiếng nói (tức là tăng trưởng kinh tếkhông kèm theo việc mở rộng dân chủ hay là việc trao quyền lực cho dân, hạnchế những đòi hỏi được tham dự nhiều hơn vào đời sống xã hội của ngườidân) nhằm cảnh báo về sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, phân phối
cơ hội và tăng trưởng không gắn với phân phối thành quả của tăng trưởng,đồng thời cũng đưa ra khái niệm “tăng trưởng công bằng” Tại kỳ họp thứ 6các Bộ trưởng Môi trường của các nước Châu Á - Thái Bình Dương cuốitháng 9 năm 2010 tại Kazakhstan tái khẳng định: Chuyển từ tăng trưởng theo
số lượng sang chất lượng
Cho đến nay chưa có một khái niệm chính thức về “chất lượng tăngtrưởng kinh tế” tương tự như khái niệm “tăng trưởng kinh tế” Trên cơ sở lýthuyết và các kết quả nghiên cứu thực tiễn, một số nhà kinh tế đã nhất trí đưacác tiêu chuẩn chủ yếu, đó là: chất lượng tăng trưởng phải được thể hiện ởnăng suất, hiệu quả của các yếu tố đầu tư, phải đi liền với tính hiệu quả vànâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, bao gồm cả các yếu tố đầu vàonhư việc quản lý và phân bổ các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, lẫncác kết quả đầu ra của quá trình sản xuất với chất lượng cuộc sống được cảithiện, các sản phẩm đầu ra được phân phối đảm bảo tính công bằng
Từ một số cách tiếp cận trên, có thể thấy, đa số các quan niệm về tăng
Trang 19trưởng kinh tế đều được tiếp cận và nhìn nhận dưới góc độ chuyên ngànhKinh tế phát triển, còn dưới dưới góc độ chuyên ngành Triết học luận văn cho
rằng: Tăng trưởng kinh tế là quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững thể hiện thông qua sự tăng liên tục, trong dài hạn, có hiệu quả chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm); bên cạnh đó, yêu cầu tăng trưởng kinh tế còn bảo đảm tăng thu nhập phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi
xã hội và xoá đói giảm nghèo.
Với quan niệm này, cách nhìn nhận về tăng trưởng kinh tế trở nên toàndiện hơn và được nâng lên một bước so với trước Lượng và chất của tăngtrưởng là gắn liền với nhau và là hai mặt của một vấn đề Trong khi tốc độtăng trưởng thể hiện qua sự cải thiện về thu nhập bình quân đầu người thìchất lượng tăng trưởng lại được thể hiện qua sự cải thiện về phúc lợi, khíacạnh phân phối thành quả của tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo và khả năngduy trì tăng trưởng của một quốc gia, địa phương Từ đó, nếu quá trình tăngtrưởng chỉ thiên về mức tăng thì khó có thể duy trì trong dài hạn và đạt mụctiêu cải thiện phúc lợi Theo cách hiểu này thì tăng trưởng không nhất thiếtphải đạt tốc độ quá cao, mà chỉ cần cao ở mức hợp lý nhưng bền vững Vìvậy, hiện nay nói đến tăng trưởng giờ đây không chỉ đơn thuần là tăng thunhập bình quân đầu người, mà các mục tiêu khác không kém phần quantrọng Đó là:
- Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế xét theo các yếu tố bên trong của quá
trình sản xuất như tăng trưởng gắn liền với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăngtrưởng xét theo quan điểm hiệu quả của các yếu tố tác động đến tăng trưởng,tăng trưởng gắn liền với cạnh tranh lành mạnh
- Thứ hai, tăng trưởng kinh tế gắn liền với nâng cao mức sống vật chất
Trang 20và tinh thần của người dân; tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào cảithiện một cách bền vững phúc lợi xã hội, cụ thể là phân phối thành quả củaphát triển và xoá đói giảm nghèo.
b Khái niệm phát triển văn hóa
Xét quá trình lịch sử, “phát triển văn hoá” được đặt ra trong sự liênquan với phát triển kinh tế Trong vài thập kỷ trước đây, có một số quốc giacho rằng: chỉ cần tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng cơ chế kinh tế thịtrường cùng với việc phát triển sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự pháttriển Sau một thời gian thực hiện kết quả cho thấy, các quốc gia đó đạt đượcmột số mục tiêu về tăng trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xung đột gay gắttrong xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa ngày càng tăng Từ đó, kéotheo kinh tế phát triển chậm lại, mất ổn định xã hội tăng lên và cuối cùng là
sự phá sản của các kế hoạch phát triển kinh tế, đất nước rơi vào tình trạng suythoái, không phát triển được Đây là quan niệm phát triển nhanh bằng cách hisinh các giá trị văn hóa - xã hội cho sự phát triển Trên thực tế kết quả lạihoàn toàn trái ngược lại
Từ thực tế đó, một số quốc gia đã lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tếcùng với việc phát triển tài nguyên con người trên nền tảng văn hoá; conngười không chỉ giải quyết mối quan hệ giữa con người với nhau, ứng xử vớimôi trường sinh thái trong đời sống hiện tại mà còn giải quyết mối quan hệvới các thế hệ tương lai trong quá trình phát triển Mô hình này, tuy tăngtrưởng kinh tế không nhanh, nhưng lại bền vững, xã hội ổn định Đây là quanniệm phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, được các nhà khoahọc, các chính khách thừa nhận Vì vậy, cho nên ở đây có sự tương đồng vềnghĩa và khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa phát triển và văn hóa Văn hóabao trùm tất cả các phương diện của hoạt động xã hội
Từ cách tiếp cận trên, tác giả quan niệm: Phát triển văn hóa là một
Trang 21khái niệm đa nghĩa bao gồm sự thay đổi văn hóa theo xu thế tiến bộ và nhân văn, thể hiện trước hết là sự thay đổi về đời sống văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của xã hội, ở tất cả những lĩnh vực cơ bản của đời sống văn hóa dân tộc như phát triển con người, phát triển môi trường văn hóa cùng với các lĩnh vực hoạt động văn hóa cơ bản như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, thông tin đại chúng, dịch vụ văn hóa, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; đảm bảo sự đa dạng văn hóa giữa các dân tộc v.v nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của xã hội.
Như vậy, phát triển văn hóa không chỉ phát huy các vai trò của văn hóa
mà còn làm cho nó trở thành nền tảng, động lực của quá trình tiến bộ kinh tế
-xã hội và con người phù hợp với quy luật của lịch sử trong từng hoàn cảnhnhất định
c Khái niệm tiến bộ xã hội
Trong lịch sử xã hội, vấn đề tiến bộ xã hội được đặt ra rất sớm Tuỳthuộc vào hoàn cảnh lịch sử nhất định, vào địa vị xã hội và vào trình độ nhậnthức, có người quan niệm tiến bộ xã hội như thế này, có người lại quan niệmtiến bộ xã hội như thế khác Mặc dù vậy, trong lịch sử, dù các quan niệm nàydiễn ra theo hướng nào đi chăng nữa, thì phần đông các nhà tư tưởng đều chorằng: tiến bộ xã hội là một khái niệm phản ánh khuynh hướng biến đổi của xãhội nói chung thường bắt nguồn từ sự xung đột giữa người với người, trướchết trong những lĩnh vực kinh tế - xã hội (đặc biệt là mâu thuẫn về lợi íchkinh tế và địa vị xã hội) Rằng, việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích trong xã hộingày càng công bằng hơn chính là nguồn gốc, là động lực cho sự vận động vàphát triển theo hướng tiến bộ của xã hội Song, công bằng xã hội còn là thước
đo trình độ của tiến bộ xã hội trong tiến trình vận động, phát triển của lịch sử
và được thể hiện ra ở trình độ giải phóng con người
Trên cơ sở tiếp thu những hạt nhân hợp lý, tác giả quan niệm: Tiến bộ
Trang 22xã hội là một khái niệm phản ánh sự vận động của xã hội từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, là sự vận động của xã hội loài người
từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, hoàn thiện hơn, thể hiện ở sự phát triển ngày càng cao hơn của lực lượng sản xuất, đời sống ngày càng văn minh, dân chủ và các quyền của con người được bảo đảm
Như vậy, tiến bộ xã hội có nội dung toàn diện về kinh tế, chính trị, xãhội, văn hoá, tư tưởng, khoa học kỹ thuật v.v Nó bao quát trên cả phươngdiện vật chất và tinh thần của xã hội, được xem xét trên phạm vi quốc gia, dântộc cũng như trên quy mô thế giới gắn với từng giai đoạn lịch sử cụ thể Tiến
bộ xã hội không diễn ra một cách ngẫu nhiên, tự động, mà là kết quả hoạtđộng của con người Hoạt động của con người là động lực thúc đẩy tiến bộ xãhội Mỗi bước tiến bộ xã hội đều thể hiện sức mạnh của con người trước tựnhiên, giải phóng và nâng cao quyền con người trong xã hội Tiến bộ xã hội là
sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ xã hội dânchủ và công bằng Theo đó, tiến bộ xã hội thể hiện ở các mặt cơ bản sau:
- Thứ nhất, sự tiến bộ về kinh tế Đó là lực lượng sản xuất phát triển với
hàm lượng khoa học ngày càng cao và với quan hệ sản xuất phù hợp theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế tăng trưởng nhanh, có chất lượng cao vàbền vững
- Thứ hai, sự tiến bộ về chính trị - xã hội Đó là thể chế chính trị tiến
bộ, dân chủ được phát huy; hiệu quả thực tế của chính sách xã hội, quyền làmchủ của nhân dân đối với mọi mặt đời sống xã hội được bảo đảm, phân phốithành quả của tăng trưởng kinh tế một cách công bằng, dân chủ
- Thứ ba, sự tiến bộ về văn hoá Đó là đời sống tinh thần không ngừng
được nâng cao; giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ được mở mang,trình độ dân trí phát triển
Trang 23d Khái niệm công bằng xã hội
Công bằng xã hội là một trong năm thành tố của mục tiêu chung màchúng ta đang phấn đấu để đạt tới trên con đường xây dựng một nước ViệtNam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Trong tiếng Việt, khi nói tới công bằng, người ta thường liên tưởng đến
“sự bằng nhau”, tức sự bình đẳng Thật ra, công bằng xã hội và bình đẳng xãhội tuy có liên quan với nhau, nhưng đó là hai khái niệm hoàn toàn khácnhau Trong công bằng xã hội có thể có bình đẳng (là sự ngang bằng, bằngnhau), và có thể có bất bình đẳng Chẳng hạn, trước pháp luật, mọi công dânđều bình đẳng, không phân biệt đối xử (về chủng tộc, giới tính, văn hóa, tôngiáo hay tín ngưỡng v.v.); sự bình đẳng trong trường hợp này là một yêu cầucủa công bằng xã hội Ngược lại, trên phương diện kinh tế, sự thụ hưởng củamỗi cá nhân không thể bằng nhau (dựa trên nguyên tắc làm nhiều - hưởngnhiều; làm ít - hưởng ít; không làm - không hưởng; hoặc gây thiệt hại - phảibồi thường); sự chênh lệch hay sự bất bình đẳng về hưởng thụ do sự khôngngang nhau về phẩm chất và năng lực trong lao động, cống hiến trong trườnghợp này được pháp luật thừa nhận, xã hội đồng thuận và cũng là một yêu cầucủa công bằng xã hội
Công bằng xã hội được xem xét trên nhiều phương diện: kinh tế, chínhtrị, xã hội, văn hóa, đạo đức v.v Công bằng xã hội không phải là vấn đề cánhân, mà là mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội (giữa cá nhân với cá nhân,
cá nhân với tập thể, với cộng đồng xã hội, giữa công dân với nhà nước, giữacác nhóm xã hội v.v.) Khái niệm về công bằng xã hội, vì vậy, có nhiều ý kiếnkhác nhau tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi xã hội nên mang tính chủ quan,tương đối và đa diện Có thể nêu ra một vài quan niệm khác nhau về côngbằng xã hội sau đây:
Theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin, dưới chủ nghĩa xã
Trang 24hội, công bằng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa người và người trong xã hộichủ yếu về phương diện phân phối sản phẩm xã hội theo nguyên tắc: cốnghiến lao động ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau Khi đề cập đến nguyêntắc phân phối dưới chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủnghĩa xã hội là công bằng, hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít,không làm thì không hưởng Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhànước giúp đỡ chăm nom” [35, tr.175] Như vậy, vào thời của mình, các nhàkinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếunói về công bằng xã hội thể hiện tập trung ở chế độ phân phối theo lao độngdưới chủ nghĩa xã hội, nghĩa là: “làm theo năng lực hưởng theo lao động”.Còn về chế độ phân phối trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội- tức là thời
kỳ nằm ở nấc thang phát triển thấp hơn so với khi chủ nghĩa xã hội sẽ đượcxây dựng thành công thì các ông chưa có đủ điều kiện để bàn tới Và tất nhiênvới sự vận động và phát triển của chủ nghĩa xã hội, không phải trong mọi thờiđiểm những quan niệm này bao giờ cũng giống nhau Tiêu chuẩn cao nhất để
đo lường sự công bằng xã hội trong mỗi giai đoạn là ở sự hợp lý của nó só với
cơ sở thực tế và nhu cầu phát triển của xã hội Đây chính là điều mà Đảng ta
đã từng bước bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động của quátrình đổi mới toàn diện đất nước Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ:
“Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phốithông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội” [10, tr.74] Hiện nay, mỗithành viên bình thường trong xã hội bắt buộc phải lao động và sự hưởng thụcủa họ được phân phối theo sự đóng góp sức lao động về số lượng và chấtlượng
Liên hợp quốc đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI) và được sử
Trang 25dụng khá phổ biến để đánh giá sự phát triển của một đất nước Chỉ số nàyđược tính toán theo ba tiêu chí có tính bao quát, thể hiện được những yếu tốquan trọng nhất trong phát triển con người, đó là tuổi thọ, trí tuệ và mức sống.Những chỉ số đó cho thấy, công bằng xã hội không chỉ phản ánh các quan hệchính trị - xã hội và mức độ nhân văn của xã hội, mà còn phần nào phản ánh
cả xu hướng ổn định, bền vững của một nền kinh tế cũng như trật tự xã hội.Đây là vấn đề cần được tính đến trên con đường phát triển của các quốc gia
Như vậy, khác với khái niệm tăng trưởng kinh tế được thừa nhận kháthống nhất, khái niệm công bằng xã hội còn nhiều ý kiến tranh luận và đượcdiễn giải bằng nhiều khái niệm khác nhau Các khái niệm trên đều có giá trịlàm rõ nội dung của công bằng xã hội Tuy nhiên, sự đa dạng của các kháiniệm cho thấy công bằng xã hội được đánh giá trên cơ sở các yếu tố định tính
từ nhiều góc độ khác nhau Theo tác giả Bùi Đại Dũng: “Để đánh giá sự côngbằng, đòi hỏi phải so sánh phần hưởng thụ của các cá nhân, các nhóm xã hộivới phần đóng góp, cống hiến của họ Ở đây, phần hưởng thụ, về cơ bản, cóthể lượng hóa được một cách tương đối dễ dàng, còn phần đóng góp, cốnghiến, nhất là sự đóng góp, cống hiến về tài năng và trí tuệ thì rất khó có thểlượng hóa một cách chính xác được Đành rằng, lao động phức tạp là bội sốcủa lao động đơn giản, nhưng bội số hợp lý là bao nhiêu? Làm thế nào để sosánh chất lượng, hiệu quả của các công việc khác nhau? Lấy tiêu chuẩn nào
để so sánh chất lượng cống hiến của hai người vào hiệu quả công việc chung người lao động trực tiếp và người tổ chức, quản lý lao động - để đánh giá mức
-độ hưởng thụ của hai người là công bằng hay không công bằng?” [1, 14] Thêm vào đó sự đóng góp của cá nhân không những cần phải được xemxét trong hiện tại, mà còn phải tính đến cả sự đóng góp trong quá khứ vàtương lai, thí dụ, sự hy sinh xương máu của những anh hùng, liệt sĩ cho độclập tự do của Tổ quốc, những đóng góp của các nhà chính trị, khoa học, nghệ
Trang 26tr.13-thuật mà hiệu quả chưa thể tính được trong hiện tại nhưng lại có ý nghĩa rấtlớn trong tương lai Theo đó, “Sự đánh giá đơn giản, hời hợt vấn đề này cóthể dẫn đến việc ngộ nhận công bằng thành bất công hoặc ngược lại” [1,tr.14] Do vậy, có thể nói, xác định thế nào là công bằng, thế nào là bất côngkhông chỉ là vấn đề lý luận, mà còn là vấn đề thực tiễn Các tiêu chí định tínhnày chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố tập quán, tâm lý xã hội và có thể đưatới các kết quả rất khác biệt từ các đối tượng đánh giá khác biệt Đây là mộthạn chế của việc sử dụng các khái niệm trên trong bối cảnh có sự chênh lệchkhá xa về trình độ nhận thức, tập quán xã hội, hệ thống pháp luật giữacácnước trên thế giới hiện nay Có thể nói, công bằng xã hội là khái niệm mangtính chuẩn tắc phụ thuộc vào quan niệm khác nhau của mỗi giai cấp, mỗiquốc gia.
Khái quát lại, có thể hiểu công bằng xã hội là một giá trị cơ bản địnhhướng để con người sinh sống và phát triển trong các quan hệ giữa các thànhviên trong cộng đồng về vật chất cũng như về tinh thần Đó là những giá trị
cơ bản trong các quan hệ xã hội như: quan hệ trong kinh tế, tức là sự phù hợptương xứng giữa lao động, đóng góp của cá nhân, nhóm xã hội vào quá trìnhsản xuất với sự hưởng thụ những kết quả của sản xuất là phương diện cơ bảnnhất; trong chính trị, pháp quyền của công bằng xã hội là sự tương xứng giữacông lao, tham gia của những người đi chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp giảiphóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc với sự đánh giá, ghi công, đền đápcủa xã hội, hoặc giữa sự thiệt hại mà cá nhân gây ra cho xã hội với nhữnghình phạt của xã hội đối với họ; trong văn hóa, xã hội là cơ hội tham gia vàoquá trình giáo dục, khám chữa bệnh, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, nghệthuật, thể dục - thể thao
Từ những phân tích nói trên, tác giả quan niệm: Công bằng xã hội là một khái niệm mang tính lịch sử, bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Trang 27Công bằng xã hội là sự bình đẳng phân phối thu nhập, bình đẳng về điều kiện thực hiện cơ hội tiếp cận nguồn lực phát triển và bình đẳng về hệ thống an sinh xã hội.
Nói một cách cụ thể, khái niệm “Công bằng xã hội” có những nội hàmsau:
- Thứ nhất, công bằng xã hội trong phân phối thu nhập.
Thực tiễn cho thấy phân phối thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trongmọi xã hội cũng như trong mọi hình thái kinh tế vì phân phối thu nhập hỗ trợcho tiêu dùng và quá trình tái sản xuất, đảm bảo cho sự tồn tại của loài người.Công bằng trong phân phối thu nhập có nghĩa mỗi cá nhân được đánh giáđúng mức với công sức mà họ đã bỏ ra, nhằm nâng cao mức sống của họ, loại
bỏ tình trạng không làm mà vẫn được hưởng lợi, lao động vất vả mà cuộcsống vẫn khó khăn, thiếuthốn Phân phối thu nhập công bằng đối lập với chủnghĩa bình quân trong phân phối: mọi người có thu nhập tương tự như nhaubất kể năng lực và nỗ lực của họ rất khác nhau Chủ nghĩa bình quân trongphân phối sẽ triệt tiêu động lực học tập, làm việc vàsáng tạo của các cá nhân,
mà hệ quả tất yếu là một nền kinh tế trì trệ Như vậy, công bằng xã hội trongphân phối thu nhập đảm bảo tiền đề kinh tế - kỹ thuật để khuyến khích làmgiàu theo pháp luật đối với mọi chủ thể tham gia “sân chơi” thị trường.Những cá nhân, cộng đồng, tập thể, doanh nghiệp có đủ năng lực và nguồnlực hợp pháp được phép làm giàu hợp pháp để tối ưu hóa lợi ích cá nhân Đóchính là động lực thúc đẩy xã hội phát triển
Như đã nêu ở trên, công bằng trong phân phối thu nhập là một hìnhthức biểu hiện cụ thể của công bằng xã hội về khía cạnh kinh tế Công bằngtrong phân phối thu nhập là sự phân phối một cách hợp lý, phản ánh đúngtương quan giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa trách nhiệm và lợi ích Phânphối thu nhập vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trang 28và đảm bảo công bằng xã hội Từ khi đổi mới đến nay, việc nhấn mạnh trở lạiyêu cầu phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động vừa khắc phụcđược nguyên tắc phân phối bình quân, vừa khắc phục được sự bất công xãhội Chính vì vậy, nguyên tắc phân phối công bằng mà chúng ta thực hiện trởthành động lực quan trọng thúc đẩy cho sự phát triển của nền sản xuất nước
ta, nâng cao và cải thiện đáng kể đời sống của người lao động ở cả nông thôn
và thành thị
- Thứ hai, công bằng xã hội trong cơ hội tiếp cận nguồn lực phát triển.
Công bằng trong cơ hội tiếp cận nguồn lực phát triển là một trongnhững nội dung cơ bản của công bằng xã hội Đảng Cộng sản Việt Namkhẳng định: “Công bằng xã hội thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệusản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọingười có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” [7, tr.113-114]
và “Tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển” [10, tr.124]
Mở rộng cơ hội và nâng cao năng lực lựa chọn cho con người cũngchính là quan điểm phát triển con người mà Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra,trong đó mở rộng cơ hội có nghĩa là mở rộng không gian lựa chọn cho mỗicon người để họ có thể tiếp cận với tri thức (giáo dục), tình trạng dinh dưỡng(lương thực, thực phẩm) và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt (y tế), có cuộcsống ổn định về thu nhập (kinh tế), được bảo đảm an toàn khỏi tội phạm vàbạo lực, được nghỉ ngơi phù hợp, được tự do chính trị, văn hóa và quyền đượctham gia đóng góp vào tạo dựng môi trường nơi con người sinh sống, v.v.Còn nâng cao năng lực cho con người được coi là điều kiện cần thiết đểchuyển những cơ hội thành hiện thực Nâng cao năng lực cho con người ở đâytrước hết là năng lực về sinh học và năng lực về tinh thần Năng lực sinh học
là nâng cao sức khỏe cho con người Còn năng lực tinh thần là nâng cao kiếnthức, kỹ năng cho con người Khi con người có năng lực sẽ có nhiều cơ hội
Trang 29lựa chọn hơn trong cuộc sống, và đôi khi chính năng lực sẽ tạo ra những cơhội mới để con người có thể lựa chọn
Như vậy, có thể nói công bằng trong cơ hội tiếp cận nguồn lực pháttriển sẽ tạo tiền đề, nền tảng cần thiết và quan trọng để mọi thành viên trong
xã hội có thể tiếp cận bình đẳng các cơ hội cống hiến và hưởng thụ công bằng
xã hội
- Thứ ba, công bằng xã hội về hệ thống an sinh xã hội
Có thể nói, bản chất sâu xa của an sinh xã hội là góp phần đảm bảo thunhập và đời sống cho các công dân trong xã hội, bảo vệ cho họ không bị rơivào tình cảnh quá nghèo khổ, bần cùng hóa, với phương thức hoạt động làthông qua các biện pháp công cộng, các cơ chế chính sách Vì vậy có thể nói
an sinh xã hội góp phần đảm bảo được quyền sống của con người, đảm bảocông bằng xã hội Trên bình diện xã hội, an sinh xã hội là một công cụ để cảithiện các điều kiện sống của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với nhữngngười nghèo khó, những nhóm dân cư “yếu thế” trong xã hội Trên bình diệnkinh tế, an sinh xã hội là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thànhviên trong cộng đồng, được thực hiện theo hai chiều ngang và dọc Phân phốibảo đảm sự công bằng có thể hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và tình trạngbất bình đẳng vì sự nghèo đói ấy đang rơi vào những nhóm đối tượng rất ít,thậm chí không có điều kiện phát triển Như vậy, việc phân phối thông quaphúc lợi xã hội đã không chỉ là chính sách cứu trợ xã hội đơn thuần, mà nó trởthành động lực cho sự vươn lên của những đối tượng này Đối với các đốitượng này, sự quan tâm của nhiều bên liên quan, nhất là của Nhà nước là vôcùng cần thiết “Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phânhóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị” [10,tr.125]
1.1.2 Quan hệ hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực
Trang 30hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội là những mục tiêu về kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội rất quantrọng trong quá trình chúng ta xây dựng lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất,nhà nước và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Các mục tiêu này có mối quan hệchặt chẽ với nhau Giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội có mối quan hệ khăng khít với nhau Tuy nhiên,tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, trong mỗi thời kỳ
mà mối quan hệ này được thể hiện ra là không giống nhau Trong nhiềutrường hợp, tăng trưởng kinh tế là nhân tố quyết định đến phát triển văn hóa,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Song cũng có rất nhiều quốc gia cómức tăng trưởng kinh tế khá hoặc cao nhưng thiếu bền vững làm cho việcphát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội không được tăng lêntương ứng, thậm chí còn bị suy giảm Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội có tác động trở lại tăng trưởng kinh tế ở nhiều mức độ vàkhía cạnh khác nhau Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội vừa là động lực, vừa là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế
a Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa
Tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa đều có cùng mục đích phục
vụ con người và vì sự phát triển của con người Mối quan hệ giữa hai lĩnh vực
đó là mối quan hệ tương tác hữu cơ
Văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng, gắn bó hữu cơ với cơ sở hạ tầng,
vì thế, từ trong bản chất và tuân thủ quy luật chung, văn hóa ở trong kinh tế
và chính trị, văn hóa không thể đứng ngoài, mà có nhiệm vụ góp phần thúcđẩy tăng trưởng kinh tế Kinh tế là kết quả của văn hóa và văn hóa cũng là kếtquả của kinh tế Thực tiễn ngày càng cho thấy văn hóa không thể đứng ngoài,
mà phải ở trong kinh tế và chính trị Văn hóa không chỉ là mục tiêu, động lực
Trang 31mà nằm ngay trong quá trình phát triển kinh tế Như vậy, giữa tăng trưởngkinh tế và phát triển văn hóa có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng với nhau.Việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế vàphát triển văn hóa sẽ góp phần quan trọng trong hoạt động lãnh đạo quản lý vĩ
mô nền kinh tế Trước hết phải xoá bỏ quan niệm văn hoá tách rời kinh tế,xem văn hoá chỉ để giúp tu thân, nâng cao giá trị tinh thần của con người,thoát ly đời sống thực tiễn, những vấn đề thuộc về đời sống kinh tế Trên thực
tế văn hoá phải gắn bó hữu cơ với kinh tế Không có sự tiến bộ nào của kinh
tế mà lại không có sự tham gia của văn hoá, khi kinh tế tăng trưởng sẽ thúcđẩy văn hoá phát triển Tăng trưởng kinh tế là tiền đề, là điều kiện cần thiết đểphát triển văn hóa và ngược lại phát triển văn hóa sẽ góp phần thúc đẩy kinh
tế tăng trưởng và phát triển bền vững Giải quyết tốt vấn đề này sẽ giúp chocác nhà lãnh đạo đất nước, địa phương có chính sách đúng đắn, góp phần tạonên sự đồng bộ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phù hợp vớiquy luật và xu thế phát triển của xã hội hiện đại Mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế với phát triển văn hóa thể hiện ở hai khía cạnh:
+ Thứ nhất, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục
tiêu của tăng trưởng kinh tế
Xã hội loài người phải đứng trên hai nền tảng (nền tảng vật chất và nềntảng tinh thần), nếu chỉ có một nền tảng thì xã hội không thể đứng vững, vớitính cách là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là độnglực của sự phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế phải nhằm mục tiêu xây dựngmột xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, con ngườiđược hạnh phúc và phát triển
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội thực chất là nói đến nền móng
cơ bản hình thành đời sống tinh thần, nó mang tính quy định nằm sâu trongcấu trúc của mỗi xã hội, nó có khả năng quy định chiều hướng vận động của
Trang 32các cộng đồng, nó xây dựng năng lực và phẩm chất của con người trong pháttriển xã hội.
Trong thời đại ngày nay, mục tiêu tối cao trong chiến lược phát triểncủa bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải hướng tới việc nâng caochất lượng sống của mỗi thành viên trong xã hội Mục tiêu đó chỉ có thể đạtđược khi có sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhanh với cải thiệnđời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc Do đó, văn hóa ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế trước hết vì nóvừa là mục tiêu, vừa là động lực Vì vậy, tất cả các chiến lược, kế hoạch tăngtrưởng kinh tế đều phải hướng đến mục tiêu cao nhất là đảm bảo yêu cầu cơbản nhất là bảo vệ con người, phục vụ con người, nâng cao chất lượng cuộcsống con người Bất cứ chính sách, biện pháp kinh tế nào về sản xuất, lưuthông hay phân phối, về giá, lương, sản phẩm hàng hóa đều phải thực hiệnmục tiêu cao nhất đó yêu cầu cơ bản đó, tức là vì chính lợi ích của con người
Để tăng trưởng kinh tế bền vững phải có một mô hình tăng trưởng xuấtphát từ văn hóa và bằng tố chất văn hóa, đó là nguồn nhân lực chất lượng cao.Bằng nguồn tài nguyên quý nhất, vốn quý nhất là con người, chúng ta có thểlàm chủ được khoa học và công nghệ, tạo ra sức mạnh tác động vào hoạt độngkinh tế theo chiều sức mạnh thúc đẩy
Như thế, phát triển văn hóa không chỉ phát huy các vai trò của văn hóa
mà còn là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế
+ Thứ hai, phát triển văn hóa là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn
Trang 33bền vững cho đời sống kinh tế trong phạm vi tương ứng với chúng” Tuynhiên, chúng ta thấy rằng: trong những phân tích về sự tăng trưởng kinh tếcủa các nước phát triển, ít khi chúng ta tìm thấy vai trò của văn hoá trong sựtác động hay điều hoà các hoạt động kinh tế Sự tăng trưởng kinh tế được đobằng sự tăng lên của đời sống vật chất vẫn là mục tiêu trọng tâm trong chínhsách kinh tế của hầu hết các quốc gia này Các nhà kinh tế học thường cóchung một nhận thức rằng thành tựu tăng trưởng kinh tế có thể đạt được quaviệc xem xét các nhân tố như năng suất, công nghệ, chuyển dịch công nghiệp,
cổ phần, mức độ đầu tư, dòng vốn v.v Yếu tố văn hoá bị bỏ qua trong nhữngphân tích về các hoạt động tăng trưởng kinh tế
Trong quá khứ đã từng xuất hiện và chi phối tư duy, suy nghĩ của một
bộ phận xã hội trong một thời gian dài quan niệm rằng, văn hóa chỉ là hệ quảcủa kinh tế hoặc văn hóa là yếu tố đứng ngoài kinh tế, vì vậy, đó là lĩnh vực
“phi sản xuất”, “không sinh lợi”, “ăn theo” Đến nay, quan niệm đó vẫn còntác động không nhỏ trong thực tiễn đời sống Những quan niệm hạn hẹp đó đãkhông chỉ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển văn hóa mà còn đe dọađến sự bền vững của tăng trưởng kinh tế Văn hóa không phải là sản phẩm thụđộng của kinh tế mà có tác động trực tiếp đến quá trình kinh tế, vì vậy, kinh tếkhông tự mình tăng trưởng ổn định nếu thiếu nền tảng văn hóa
Văn hóa phát triển tương xứng là cơ sở cho phát triển kinh tế một cáchtoàn diện.Văn hóa và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ đa chiều Mỗi chiềucạnh của quan hệ này có thể phát huy khả năng của mình, nhưng các chiềucạnh đó lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng lúc phát huy nhiều nănglực khác nhau Với luận điểm này, tăng trưởng kinh tế làm tiền đề và kíchthích phát triển văn hóa và đến lượt văn hóa tạo ra những sân chơi và giá trị
để kinh tế tiếp tục tăng trưởng Văn hóa thể hiện trước hết thông qua chứcnăng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn lực con người về trí tuệ và tâm
Trang 34hồn, năng lực, sự thành thạo, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của cánhân và cộng đồng Chính vì thế, văn hóa sẽ là điều kiện không thể thiếu đểthúc đẩy kinh tế phát triển ổn định Thiếu một nền tảng tinh thần tiến bộ, lànhmạnh sẽ không có sự tăng trưởng kinh tế bền vững
Tổng kết sự tăng trưởng kinh tế xã hội nhân loại trong các thế kỉ vừaqua, đặc biệt trong mấy thập kỉ gần đây, người ta đi đến kết luận rằng, nhữngnước có sự tăng trưởng kinh tế nhanh là những nước biết coi trọng văn hoá,đầu tư phát triển văn hoá Ở châu Á, Nhật Bản là một ví dụ điển hình ThờiMinh Trị thiên hoàng, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến giáo dục Nhờ pháttriển giáo dục (giáo dục, khoa học đều là những thành tố của văn hoá), NhậtBản đã nhanh chóng tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật của phương Tây.Mặt khác, trong khi tiếp thu những thành tựu đó Nhật Bản sớm biết kết hợpnhững giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc làm cho tốc độ tăng trưởngkinh tế của Nhật phát triển nhanh chóng Bài học thành công đó vẫn có giá trịcho đến nay Trong quản lí kinh tế, người Nhật cũng khôn ngoan sử dụng vănhoá như phương tiện không thể thiếu nhằm nâng cao năng suất và ý thức tráchnhiệm của người lao động Văn hoá ở đây được xem là toàn bộ các giá trị,niềm tin, truyền thống và phong tục v.v tạo nên bản sắc và gắn kết các thànhviên trong cộng đồng với nhau Văn hoá ảnh hưởng qua cách mà các cá nhântrong cộng đồng nghĩ và hành động và cũng tác động mạnh mẽ đến cách ứng
xử của cộng đồng Đối với những cộng đồng có qui mô nhỏ như một doanhnghiệp, nơi mà bản sắc được xây dựng trên tinh thần hợp tác, hay đối vớicộng đồng lớn như một quốc gia, nơi mà các giá trị được các cá nhân chia sẻ
có thể bao gồm các niềm tin tôn giáo, tập quán xã hội, các giá trị truyền thốngv.v Trong cả hai trường hợp đó, yếu tố văn hoá được kết tinh thành bản sắc,giá trị sẽ hình thành diện mạo của cá nhân và do đó quy định hành vi kinh tếcủa họ Nói cách khác, văn hoá có thể được xem như là có ảnh hưởng hay
Trang 35thậm chí quyết định đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế Như vậy, tăng trưởngkinh tế và phát triển văn hóa là hai mặt thống nhất căn bản cần phải đạt được
để đảm bảo quá trình phát triển bền vững của đất nước, địa phương
Trong điều kiện xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, bản sắc vănhóa dân tộc không phải nhất thành bất biến mà nó mang tính lịch sử - cụ thể,luôn luôn tự đổi mới trên cơ sở loại bỏ những yếu tố tiêu cực và lạc hậu, sángtạo và xây dựng các giá trị văn hóa mới thích ứng với yêu cầu biến đổi củathời đại Vì vậy, trong bối cảnh các loại văn hoá tư tưởng giao tranh gay gắt,vứt bỏ truyền thống cũng có nghĩa là tự đánh mất chính mình; nhưng nếu chỉbiết khư khư giữ nếp cũ, tất sẽ nên lạc hậu Giữ gìn bản sắc phải đi liền vớiviệc chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán, lề thói cũ Do đó, mốiquan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa tốt là sự kết hợp mà ở
đó duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh các giá trị xã hội truyềnthống tích cực và nâng tầm đời sống tinh thần, nhân cách của con người Pháttriển văn hóa phải là mục đích là động lực của mọi hoạt động kinh tế, là làmcho văn hóa thấm sâu vào trong các hoạt động xã hội và thẩm thấu vào mọilĩnh vực sinh hoạt của con người Chính vì lẽ đó mà khi Chủ tịch Hồ ChíMinh bàn về bản chất của văn hóa đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đíchcủa cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụcho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộnhững sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp củamọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sảnsinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [33,tr.431]
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa cũng đượcnguyên Tổng Giám đốc UNESCO, F.Mayor nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của
Trang 36hai thập kỷ qua cho thấy rằng trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độphát triển kinh tế nào hoặc theo xu hướng chính trị nào, văn hóa và phát triển
là hai mặt gắn liền với nhau ( ) Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêuphát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ranhững mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năngsáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều ( ) Vì vậy phân tích đến cùng,các trọng tâm, các động lực và các mục đích của phát triển phải được tìmtrong văn hóa ( ) Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là một nguồn bổ sungtrực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một
vị trí trung tâm, mộtvai trò điều tiết xã hội ” [45, tr.23] Tư tưởng trên đâycho thấy tăng trưởng kinh tế phải nhằm phục vụ mục tiêu phát triển văn hóa.Nếu chỉ chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần thì sự tăng trưởng kinh tế đó
là không bền vững và nguy hại cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống củangười dân
b Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ xã hội
Về bản chất và trong tổng thể tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hộiphải là một thể thống nhất, và phụ thuộc lẫn nhau Sự thống nhất và phụ thuộclẫn nhau trong mối quan hệ hữu cơ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hộibiểu hiện ở hai khía cạnh:
- Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là cơ sở, tiền đề vật chất để thực hiện
tiến bộ xã hội
Chúng ta phải khẳng định rằng, không có tăng trưởng kinh tế thì khôngthể có tiến bộ xã hội Tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy những tiến bộ về cácmặt văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế
Tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập đã tạo điều kiện để phát triển giáodục, chăm sóc y tế, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên; thực hiện côngbằng trong phân phối, đa dạng hóa các loại hình sở hữu, các thành phần kinh
Trang 37tế, tạo nhiều cơ hội để mỗi người có thể tham gia làm kinh tế theo điều kiện
và khả năng có thể của mình, nhờ vậy tăng trưởng kinh tế ngày càng cao vàbền vững
Khi kinh tế được đảm bảo, sẽ kéo theo đời sống tinh thần của conngười được nâng cao v.v Và nếu không cần phải quá chăm lo, chú ý cho đờisống vật chất thì những giá trị thuộc về đời sống tinh thần sẽ xuất hiện để bùvào khoảng thời gian đáng lẽ ra được dùng cho quá trình lao động sản xuất.Lúc này các loại hình nghệ thuật, những lễ nghi, tập tục sẽ xuất hiện, các hìnhthức ăn, mặc trở nên phong phú, đa dạng hơn Con người sẽ có thời gian đi đó
đi đây quan sát, chiêm nghiệm, tìm tòi, khám phá, từ đó khoa học và nhữnghình thức khác nhau của khoa học sẽ ra đời và phát triển Đời sống tinh thầnkhông ngừng được nâng cao; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệđược mở mang, trình độ dân trí phát triển
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế thúc đẩy quá trình cải cách thể chế chínhtrị theo hướng tiến bộ, tạo ra môi trường thông thoáng về cơ chế chính sách
và chủ động hợp tác, kêu gọi các nhà đầu tư, không ngừng tạo môi trườngsinh hoạt lành mạnh trong dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườidân
- Thứ hai, thực hiện tiến bộ xã hội sẽ tạo điều kiện giữ vững ổn định
chính trị, giảm các xung đột lợi ích và là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinhtế
Tăng trưởng kinh tế đã giúp con người thoát khỏi đói nghèo và cảithiện cuộc sống của rất nhiều người khác trong vòng nửa thế kỷ qua Tuynhiên, ngày càng rõ ràng rằng một mô hình phát triển con người chỉ dựa vào
sự tăng trưởng kinh tế không thôi là chưa đủ Một xã hội mà thất bại trongviệc giải quyết những nhu cầu và quyền cơ bản của con người, trang bị chongười dân để cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, và tạo ra cơ
Trang 38hội cho nhiều người dân, thì không được coi là thành công Thực tế chỉ rarằng những quốc gia nào có sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và tiến
bộ xã hội thì ở nơi đó sự bất ổn chính trị Tiến bộ xã hội tụt hậu sẽ kìm hãm
sự tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia này Điều đó được thể hiện như sau:
+ Tiến bộ xã hội là một nhân tố ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của
xã hội, thông qua việc tạo điều kiện phát triển và khai thác triệt để tiềm lựccon người
Điều đó xuất phát trước hết từ vai trò của con người, của nguồn lực conngười với sức sáng tạo vô tận đối với sự phát triển xã hội Tiến bộ xã hội giảiquyết những vấn đề xã hội, do đó tạo điều kiện phát triển và khai thác triệt đểtiềm lực con người cho sự phát triển Vai trò này ngày càng to lớn khi cácquốc gia đang chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhân loạiđang bước sang thiên niên kỷ của trí tuệ, thời kỳ đòi hỏi hơn bao giờ hết phảiphát triển mạnh mẽ trí tuệ và khai thác tối đa trí tuệ con người cho sự pháttriển
Thực tế cũng đã chứng minh cho điều này Hiệu quả của sự tăng trưởngkinh tế rõ ràng phụ thuộc vào trình độ văn minh, trình độ tổ chức của xã hội
họ đang sống, vào trình độ văn hóa, hiểu biết của người lao động - tức là chấtlượng, kỹ năng lao động, tay nghề của họ Đồng thời, năng suất, hiệu quả laođộng còn chịu ảnh hưởng của điều kiện sinh sống hàng ngày, sự hưởng thụcác phúc lợi y tế, văn hóa, giáo dục Những yếu tố này giúp người lao độngnâng cao kiến thức và sức khỏe Được nghỉ ngơi giải trí, có khả năng nhanhchóng hồi phục sức lao động đã bị hao phí, thực hiện giải phóng sức sản xuất,tiềm năng lao động, hướng tới xây dựng con người làm chủ xã hội
+ Tiến bộ xã hội là công cụ góp phần điều chỉnh sự khác biệt về cơ cấu
xã hội để hướng tới sự công bằng, bình đẳng về vị thế, vai trò và lợi ích kinh
tế - chính trị - xã hội
Trang 39Hiện nay bất kỳ một quốc gia nào cũng có cơ cấu xã hội phức tạp vớinhiều nhóm xã hội mà vị thế, vai trò, lợi ích giữa các nhóm xã hội đôi khimâu thuẫn nhau Sự tác động nhiều mặt của kinh tế cũng làm nảy sinh các vấn
đề xã hội, cơ cấu xã hội không còn phù hợp và đặt ra nhiều vấn đề mà đòi hỏimọi người phải quan tâm giải quyết Để đảm bảo xã hội phát triển trong sự ổnđịnh nhất thiết phải có chính sách xã hội hợp lý và giải quyết thỏa đáng cácmối quan hệ xã hội trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau như: quan hệgiữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, quan hệ giữa các dân tộc trong cơ cấu xãhội - dân tộc đến hiện tượng diễn tiến xã hội: sự xuất hiện, phát triển hay sựsuy thoái của mỗi nhóm, tầng lớp người trong xã hội, sự mất cân đối về phân
bổ dân cư, sự biến chuyển về vai trò, vị trí của con người, nhóm cũng như cácquan hệ giữa các giai tầng, sự vận động và biến đổi của các loại hình nghềnghiệp, với vấn đề lao động và việc làm của nguồn lao động Chính vì vậy,tiến bộ xã hội có ảnh hưởng trực tiếp như một công cụ để khắc phục nhữngphân hóa, mâu thuẫn và khác biệt xã hội, để điều tiết các quan hệ xã hội nhằmphát huy khả năng của toàn xã hội vào những mục tiêu chung
+ Tiến bộ xã hội là công cụ góp phần điều chỉnh phân phối và phânphối lại thu nhập xã hội
Phân phối và phân phối lại thu nhập là quá trình liên quan đến sản xuất
và trao đổi, tiêu dùng, nó chi phối mạnh mẽ quan hệ lợi ích giữa người vớingười, giữa các nhóm và cộng đồng với nhau
Từ sự phân tích nói trên, chúng ta thấy rằng: tiến bộ xã hội sẽ tạo điềukiện giữ vững ổn định chính trị, giảm các xung đột lợi ích và là động lực thúcđẩy tăng trưởng kinh tế Do đó, không nên chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh
tế mà còn phải đầu tư vào tiến bộ xã hội
c Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ
Trang 40giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội và việc giải quyết mối quan hệnày.
Một trong những người đầu tiên bàn về mối quan hệ này là SimonKuznets Năm 1995 ông đã đưa ra quan điểm lý thuyết “chữ U ngược” về mốiquan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng Theo ông mức độ bất bìnhđẳng về thu nhập có xu hướng tăng trong các giai đoạn đầu của phát triểnkinh tế, sau đó sẽ giảm bớt đi, khi nền kinh tế đạt tới một trình độ phát triểncao hơn
Giống như Simon Kuznets, sau này nhà kinh tế học W Arthur Lewistrong tác phẩm kinh tế học “Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế” đã cho rằngtăng trưởng không chỉ đem lại bất công mà khi tăng trưởng kinh tế đạt đếnmột trình độ nhất định thì nó lại là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội vìtăng trưởng kinh tế làm tăng của cải xã hội từ đó mở rộng phạm vi chọn củacon người
Tuy nhiên về sau quan điểm của Simon Kuznets bị phản bác bởiDeumnger và Squire Hai ông cho rằng không có bằng chứng chứng minhmối quan hệ theo mô hình “chữ U ngược” trong quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế và bất bình đẳng về thu nhập khi xem xét các nước riêng lẻ Nghĩa làtăng trưởng kinh tế không làm bất bình đẳng gia tăng ngay cả trong giai đoạnđầu của phát triển ở các nước kém phát triển Củng cố cho điều này có côngtrình nghiên cứu của Adams (2002) dựa trên số liệu của của 50 nước trongthời kỳ 1988 đến 1999 Ông tiến hành nhiều lần quan sát, mỗi khoảng thờigian quan sát được tính là hai lần điều tra mức sống cấp quốc gia được nghiêncứu Kết quả nghiên cứu này cũng khẳng định tăng trưởng kinh tế có lợi choviệc xóa đói giảm nghèo, vì tăng trưởng kinh tế không có ảnh hưởng nhiềuđến bất bình đẳng
Hầu hết các quan niệm nói trên đều xuất phát từ sự phân tích quá trình