TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾKHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCNÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: K46C - KHĐTKhóa: 2012 - 2016
Huế, 05/2016
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn hết sức quan trọng, đây là thời gian để sinhviên tiếp cận với những kiến thức thực tế, vận hành những kiến thức đã được truyềnđạt trong nhà trường vào hoạt động thực tiễn, góp phần nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ của bản thân.
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này ngoài những nổ lực của chính bản thânthì đã có rất nhiều người ủng hộ và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể qúy Thầy Cô KhoaKinh tế và Phát triển đã tận tâm dìu dắt, truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quýbáu, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại mái trường Đại học Kinh tế Huế.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Mai Văn Xuân đãtrực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi làm đề tài tốt nghiệp này với tất cả tinhthần trách nhiệm và lòng nhiệt huyết.
Tiếp đến tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa ThiênHuế cùng tập thể cán bộ công nhân viên, các cô, các chú và các anh chị tại PhòngTổng Hợp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trongsuốt quá trình thực tập ở đó Mọi người nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc cũng nhưcung cấp tài liệu giúp tôi sớm hoàn thành bài luận văn này.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi và những bạn bè đã giúp đỡ,chia sẽ và chỉ dẫn cho tôi những điều bổ ích cho đề tài tốt nghiệp này.
Mặc dù đã rất cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song dobuổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũngnhư hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sótnhất định mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quýThầy, Cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05, năm 2016Sinh viên thực hiện
Trang 3Lê Thị Mộng Hằng
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vi
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Nguồn dữ liệu 3
4.2 Phương pháp phân tích 3
4.2.1 Phương pháp thiết kế mô hình phân tích các chỉ tiêu 3
4.2.2 Phương pháp phân tích thống kê 3
4.2.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Khái niệm đầu tư và đầu tư công 4
Trang 41.1.2 Khái niệm hiệu quả quản lý đầu tư công 5
1.1.3 Nội dung của quản lý đầu tư công 6
1.1.4 Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội 7
1.1.5 Đặc điểm của đầu tư công và vai trò của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội 9
1.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công 12
1.1.7 Quy trình thẩm định dự án đầu tư 13
1.1.8.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư 14
1.1.8.1 Đo lường hiệu quả đầu tư ở tầm vi mô 14
1.1.8.2 Ở tầm vĩ mô, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư thường hay được sử dụng là: 17
1.1.8.3 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư công 17
2.2.1 Công tác quản lý nhà nước và sử dụng ngân sách vào đầu tư công 20
2.2.1.1 Công tác quản lý nhà nước vào đầu tư công 20
2.2.1.2 Sử dụng ngân sách vào đầu tư công 24
2.2.2 Tổng vốn đầu tư và quy mô đầu tư công trên địa bàn 24
2.2.3 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công và tình hình sử dụng vốn đầu tư công tỉnh Thừa Thiên Huế 27
2.3 Hiệu quả của quản lý đầu tư công 31
2.3.1 Đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế bằng các chỉ tiêu vĩ mô 31
2.3.1.1 Cơ sở số liệu và phương pháp tính toán 31
2.3.1.2 Kết quả tính toán và đánh giá 32
Trang 52.3.2 Một số bằng chứng thực tế về các dự án công gây lãng phí, thất thoát
trên địa bàn tỉnh 34
2.3.3 Đánh giá bằng các chỉ tiêu vi mô 36
2.3 Nghiên cứu các hạn chế trong quản lý đầu tư công 37
2.3.1 Nghiên cứu năng lực của cơ quan nhà nước 38
2.3.2 Nghiên cứu thủ tục hành chính, các quy định pháp luật 39
2.3.2.1 Các vấn đề trong quy định về quản lý thi công 40
2.3.2.2 Các vấn đề trong quy định về quản lý đấu thầu 41
2.3.2.3 Các vấn đề trong quy trình phê duyệt và thẩm định án sử dụng vốn ngân sách theo quy định hiên nay 42
2.3.2.4 Vấn đề đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong thẩm định dự án 44
2.3.3 Nghiên cứu vấn đề kinh phí 44
2.4 Bài học kinh nghiệm từ thực trạng đầu tư công trong thời gian qua 45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 47
3.1 Hiệu quả đầu tư công và các hạn chế của đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 47
3.1.1 Hiệu quả quản lý đầu tư công 47
3.1.2 Các hạn chế trong quản lý đầu tư công 50
3.1.3 Nguyên nhân của các hạn chế 52
3.2 Các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao công tác quản lý đầu tư công trên địabàn tỉnh Thừa Thiên Huế 54
3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công 54
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1 Kết luận 59
2 Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 63
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
GDP Tổng sản phẩm quốc nộiICOR Hệ số gia tăng vốn đầu raNPV Giá trị hiện tại ròngIRR Hệ số hòa vốn nội bộB/C Tỷ lệ lợi ích/chi phí
BOT Xây dựng - vận hành - chuyển giao
BTO Xây dựng - chuyển giao - vận hành
BT Xây dựng - chuyển giao
VĐT Vốn đầu tư
NSNN Ngân sách nhà nướcKTTĐ Kinh tế trọng điểmUBNN Ủy ban nhân dânKTXH Kinh tế xã hội
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc giaTPCP Trái phiếu chính phủ
XDCB Xây dựng cơ bảnKCHT Kết cấu hạ tầng
DNNN Doanh nghiệp nhà nướcQLDA Quản lý dự án
TPCP Trái phiếu chính phủ
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thứcNGO Vốn viện trợ phi chính phủ
EPC Thiết kế - cung ứng vật tư - thi công
PPP Hợp tác đầu tư công tư
Trang 7DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ đầu tư/ GDP 25
Biểu đồ 2.2: Tổng vốn đầu tư các khu vực giai đoạn 2008 - 2015 26
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu đầu tư phân theo ngành giai đoạn 2008 - 2015 .30
Biểu đồ 2.4: Chỉ số ICOR tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo khu vực 52
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình quản lý các chương trình năm 2015 23
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư theo giá thực tế 27
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công 29
Bảng 2.4: Hệ số ICOR của thành phố so với cả nước 32
Bảng 2.5: Tỉ lệ GDP/đầu tư của thành phố so với cả nước 33
Bảng 2.6: So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án mở rộng đường trong 2 trường hợp 37
Trang 9DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Cơ cấu đầu tư phân theo ngành giai đoạn 2008 - 2015 63
Phụ lục 2: Một số chỉ tiêu về đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2008 - 2015 của tỉnh Thừa Thiên Huế 64
Phụ lục 3: Tốc độ tăng trưởng của các ngành trong cơ cấu GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế 64
Phụ lục 4: Cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn 65
Phụ lục 5: Huy động vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2015 66
Phụ lục 6: Vốn đầu tư từ NSNN, TPCP do tỉnh quản lý giai đoạn 2011 - 2015 67
Trang 10TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Qua quá trình phát triển của kinh tế học từ “bàn tay vô hình” của Adam Smithđến lý thuyết trọng cầu của Keynes hay gần đây nhất là “nền kinh tế hỗn hợp củaSanuelson” có thể thấy rằng nền kinh tế cần có sự điều tiết của Nhà nước thông quacác hoạt động đầu tư công Đầu tư công có vai trò thực sự quan trọng, nó không chỉđóng góp trực tiếp vào GDP mà còn có tác động thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triểnthông qua các hệ thống cơ sơ hạ tầng: điện, đường, trường, trạm…hay định hướngphát triển ngành thông qua các việc ưu tiên đầu tư vào các ngành trọng điểm Bằngviệc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, cải thiện đường giao thông và các hoạt động đầu tưcho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư công đã thể hiện vaitrò quan trọng cấp thiết của mình trong nền kinh tế Đầu tư công đóng vai trò tạonhững nền tảng vật chất kỹ thuật quan trọng cho đất nước, là “cú huých” đối với mộtsố ngành và vùng trọng điểm, đồng thời thúc đẩy thực hiện các chính sách phúc lợi xã
hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng Vì vậy đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác quản
lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” là cấp thiết và quan trọng.
Mục tiêu của đề tài đó là nhằm đánh giá thực trạng đầu tư công đã đạt được,những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và đề xuất, bổ sung cho hoàn thiện các giải phápđể nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2008 - 2015 nói riêng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói
chung Trước tiên đề tài nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về đầu tư vàđầu tư công để có cách hiểu đúng đắn hơn về hình thức này Địa điểm tiến hànhnghiên cứu là tỉnh Thừa Thiên Huế Để có thể phân tích sâu hơn và rõ hơn về đầu tưcông trên địa bàn, nghiên cứu chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từSở KHĐT và Niêm giám thống kê của tỉnh trong 2 năm 2010, 2014.
Thông qua việc thu thập và phân tích số liệu có thể thấy đầu tư đang dần có hiệuquả, thể hiện qua hệ số ICOR giảm xuống qua các năm, tuy nhiên, khi xét về tỷ trọngthì khu vực công trong giai đoạn này vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với khu vực tư,điều này phản ánh đầu tư công vẫn chưa thực sự có hiệu quả cao Do đó, bài nghiên
Trang 11cứu chủ trương đề xuất một số giải pháp khuyến nghị về nâng cao hiệu quả công tácquản lý nhà nước trong đầu tư công, thu hút vốn đầu tư khu vực tư để thực hiện đầu tưcông hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong dài hạn,giúp cho lãnh đạo Tỉnh tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách đầu tư vàphân bổ vốn đầu tư hiệu quả hơn.
Trang 12PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài.
Tỉnh Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố HàNội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển
nhất cả nước, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miềnNam - Bắc Là một trong những trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm giáo dục đào
tạo, y tế lớn nhất của cả nước và là cực phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung.Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, nềnkinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều bước phát triển đáng kể Kết quảcủa công cuộc đổi mới đã nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống của người dân, cảithiện bộ mặt chung của xã hội Để đạt được những thành tựu này, bên cạnh kết quả sảnxuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn có phần đóng góp rất lớn từ các chínhsách điều hành của chính quyền thành phố thông qua các hoạt động quản lý nhà nướccủa các cơ quan hành chính, hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách vào các lĩnh vực
phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Trong những chính sách, công cụ điều hành này, đầu tư công chiếm vai trò vôcùng cần thiết vì đây là công cụ khắc phục các hạn chế của nền kinh tế thị trường, làđòn bẫy kinh tế, tạo điều kiện cho đầu tư từ các khu vực còn lại phát huy hiệu quả caothông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, đồng thời đầu tư công cũng là độnglực quan trọng đối với một số ngành và vùng trọng điểm, thúc đẩy thực hiện các chínhsách phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng và còn giúp phát triển các mặt về xã hội màcác thành phần kinh tế tư nhân thường ít khi tham gia vào Bên cạnh đó, vốn đầu tư
công là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đăc biệt
đối với tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ miềnTrung, đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển để trở thành một trong nhữngtỉnh, thành phát triển của cả nước.
Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nóiriêng đang đối diện với một số thách thức, khó khăn như áp lực lạm phát, cơ sở hạ
Trang 13tầng không đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu,
sức ép cạnh tranh của các nước khi mở cửa nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế - xã
hội nói chung còn thấp Muốn vượt qua được những thách thức này, thành phố cầnphải mạnh mẽ cải cách hơn nữa về chất lượng quản lý nhà nước nói chung và nâng caohiệu quả công tác quản lý đầu tư công nói riêng Bên cạnh việc những biện pháp kinh
tế - xã hội chính hàng năm cần triển khai, việc quan tâm nhiều hơn nữa về công tác
quản lý đầu tư công trên địa bàn là không thể thiếu nhằm góp phần thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế trong dài hạn Đây cũng chính là lý do để lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư công trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” trong khóa luận tốt nghiệp.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Trang 144 Phương pháp nghiên cứu.4.1 Nguồn dữ liệu.
4.2.1 Phương pháp thiết kế mô hình phân tích các chỉ tiêu.
Thông qua các mô hình lý thuyết: Mô hình David Ricardo (1772 - 1823); môhình Harrod - Domar; trường phái Tân Cổ Điển,…
4.2.2 Phương pháp phân tích thống kê.
Phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích dữ liệu.
4.2.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
Các số liệu, tài liệu cần phải thu thập là: số liệu thống kê, báo cáo tổng kết, quyhoạch, sách báo, tạp chí, internet…có liên quan đến hoạt động đầu tư công.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Về mặt khoa học, theo lý thuyết kinh tế công, chính phủ thực hiện đầu tư côngnhằm đạt được tăng trưởng kinh tế và phát triển các mặt xã hội, môi trường, conngười Tuy nhiên không phải cứ đầu tư thật nhiều sẽ đạt được kết quả cao Một số nhàkinh tế còn cho rằng tăng đầu tư công quá mức sẽ gây tác động lấn ác đến đầu tư khuvực tư, trong khi hiệu quả đầu tư của khu vực tư thường cao hơn, khi đó sẽ làm chậmtốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Vì vậy đánh giá hiệu quả công tác quản lý đầu tưcông, xác định các vấn đề còn tồn tại sẽ làm cơ sở cho việc tổng kết đưa vào lý thuyếtvề quản lý kinh tế công.
Về mặt thực tiễn, việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý đầu tư công sẽ giúpđưa ra các chính sách quản lý đầu tư công một cách hiệu quả hơn, giúp duy trì tốc độphát triển kinh tế cao của thành phố trước các thách thức trong giai đoạn hiện nay.
Trang 15PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUCHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Cơ sở lý luận.
1.1.1 Khái niệm đầu tư và đầu tư công.
Khái niệm đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành cáchoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lailớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Nguồn lực có thể là tiền, làtài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ Các kết quả đạt được có thể là sựtăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.
Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở
hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn
lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanhtrong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Khái niệm đầu tư công
Để có một khái niệm thống nhất về đầu tư công Dự thảo Luật đầu tư công của ViệtNam đang đề nghị áp dụng khái niệm sau: Đầu tư công là việc sử dụng nguồn vốn nhà
nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không
nhằm mục đích kinh doanh Theo cách hiểu này thì lĩnh vực đầu tư công sẽ bao gồm:
- Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng - kĩ thuật, kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hóa thuộc cáclĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác.
- Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sữa chữa các tài sản cố
định của các tổ chức này.
Trang 16- Các dự án đầu tư của công cộng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội được hỗ trợ từ
vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo quan niệm này thì đầu tư nhằm mục đích kinh doanh của doanhnghiệp thuộc sở hữu nhà nước không nằm trong đầu tư công, như vậy là không hoàntoàn chính xác vì doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn chủ yếu và quan trọng từ ngânsách nhà nước, do đó không thể coi đó là đầu tư tư nhân được Hiện nay, khái niệm“đầu tư công” trước khi được luật hóa thì vẫn được quan niệm một cách đơn giản nhưsau: Đầu tư công bao gồm các khoản đầu tư do Chính phủ và các doanh nghiệp thuộckhu vực kinh tế nhà nước thực hiện Trong quan niệm này, đầu tư công được xem xéttừ góc độ sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư Như vậy đầu tư công là đầu tư bằngnguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm:
+ Vốn ngân sách nhà nước.
+ Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh.
+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
+ Vốn đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do nhànước quản lý Cách hiểu này là phổ biến, dể hiểu và đã phản ánh được đúng bản chấtcủa đầu tư công và thể hiên được đầu tư công là đối tượng của chính sách đầu tư củanhà nước hiện nay.
Nguồn hình thành vốn đầu tư công được lấy từ ngân sách, thu ngân sách bao gồmcác khoản sau:
- Thu nội địa: Thu từ các khu vực kinh tế (thuế đánh lên các doanh nghiệp), thu
từ các khu vực khác (thuế nhà đất, thuế nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thu xổ sốkiến thiết, thu phí xăng dầu, thu phí, lệ phí…).
- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: thuế xuất khẩu, nhập khẩu,thuế giá trị gia
tăng hàng nhập khẩu, thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu.
- Thu viện trợ không hoàn lại.
1.1.2 Khái niệm hiệu quả quản lý đầu tư công.
Để hiểu rõ khái niêm hiệu quả quản lý đầu tư công, ta thông qua việc tìm hiểukhái niệm hiệu quả và khái niệm hoạt động quản lý đầu tư công.
Trang 17- Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có
của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra với mứcchi phí thấp nhất và được lượng hóa bằng cách so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phíđầu vào.
- Hoạt động quản lý đầu tư công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người,do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện nhằm hỗ trợ các chủđầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu nhànước trong các dự án công; ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của dự án; kiểm tra,kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn ngân sách nhànước nhằm tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.
Từ sự tổng hợp các khái niệm trên, ta có cách hiểu sau: hiệu quả công tác quản lýđầu tư công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối vớicác quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người của các cơ quan trong bộ máynhà nước nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ củangười đại diện sở hữu nhà nước trong các dự án công; ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêucực của các dự án; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việcsử dụng vốn nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước; đảm bảo
hoạt động đầu tư công đạt được tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với chi phí
thấp nhất Chỉ khi đáp ứng được những yêu cầu này thì hoạt động quản lý đầu tư côngmới được coi là có hiệu quả
1.1.3 Nội dung của quản lý đầu tư công.
Công tác quản lý đầu tư công gồm 5 nội dung chính đó là:(1) Quản lý công tác hoạch định đầu tư.
Là quá trình quản lý các hoạch định đã được lựa chọn để hoàn thành mục tiêuđầu tư đã đề ra (bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn).
(2) Quản lý công tác chuẩn bị đầu tư.Bao gồm các nội dung sau:
+ Lập báo cáo đầu tư.
+ Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đầu tư.
Trang 18+ Lập, thẩm định và phê duyệt tổng dự toán.
+ Quản lý công tác đấu thầu, chỉ định thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu.(3) Quản lý công tác thực hiện đầu tư.
+ Quản lý tiến độ thực hiện dự án.+ Quản lý chất lượng dự án.+ Quản lý về nhân lực.+ Quản lý môi trường dự án.
(4) Quản lý công tác vận hành và nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
Là quá trình kết thúc đầu tư, tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình, thựchiện việc kết thúc xây dựng, vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình,bảo hành công trình, quyết toán vốn đầu tư, phê duyệt.
(5) Quản lý công tác giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư.
Là công cụ quan trọng để theo dõi tiến độ thực hiện nhằm cung cấp cho nhà quảnlý và các bên liên quan xác định được mức độ phù hợp, mức độ hoàn thành, tính hiệuquả, phù hợp hay không phù hợp của việc đầu tư.
1.1.4 Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Vai trò điều hành của nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội là một trong
những vấn đề nghiên cứu trọng tâm của các nhà kinh tế qua các thời kỳ Mỗi thời kỳ,mỗi giai đoạn lại có các học thuyết, mô hình khác nhau được đưa ra nhằm lý giải vềviệc nhà nước có nên tham gia tác động vào nền kinh tế và nếu có thì cách thức tácđộng như thế nào là thích hợp.
Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế với các đại diện là Adam Smith, DavidRicardo được đề ra vào những năm đầu phát triển của kinh tế tư bản cho rằng vai tròcủa chính phủ là hoàn toàn không cần thiết cho điều hành kinh tế Trên cơ sở những
khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng những năm 1919 - 1933, Keynes đã mạnh mẽ thay
đổi quan điểm cổ điển về nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đi đến cân đối mới,nơi có công ăn và việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người Trong các nghiên cứu củamình ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng và đi đếnkết luận, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, nhà nước phải thực hiện điều tiếtbằng các chính sách kinh tế nhằm tăng cầu tiêu dùng Để đạt được điều này, ông đề
Trang 19nghị sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng củanhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp Để thúc đẩy tăng trưởng và giảm lãisuất để kích thích đầu tư, chính phủ chấp nhận lạm phát có mức độ, đẩy mạnh đầu tưvào các công trình công cộng và các biện pháp khác nhau như một cú hích trợ lực khiđầu tư tư nhân giảm sút.
Trường phái kinh tế gần đây ra đời với đại diện là P.A Samuelson, những nộidung cơ bản của lý thuyết này là:
- Trên thực tế, sản lượng cân bằng thường ở dưới mức sản lượng tiềm năng, trong
điều kiện hoạt động bình thường, nền kinh tế luôn có thất nghiệp và lạm phát Nhà nướccần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được Sự cânbằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầu.
- Lý thuyết tăng trưởng kinh tế này cũng thống nhất với cách xác định của mô
hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất Họ cho rằng tổng mứccung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất, đó là nguồnlao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ Y = (K,L,R,T).
- Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Samuelson cho rằng thị trường là yếu tố cơ
bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế Mặt khác, trong sự phát triển kinh tế hiện nay,việc mở rộng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước không chỉ vìthị trường có những khuyết tật, mà còn vì xã hội đặt ra mục tiêu mà dù thị trường cóhoạt động tốt cũng không thể đáp ứng được.
- Theo Samuelson trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, chính phủ có bốn chức năng
cơ bản: thiết lập khuôn khổ pháp luật, xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; tácđộng vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; thiết lập các chươngtrình tác động đến việc phân phối lại thu nhập Chính phủ cần tạo ra môi trường ổn địnhđể cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình có thể tiến hành sản xuất và trao đổi sảnphẩm một cách thuận lợi Chính phủ cũng cần đưa ra những định hướng cơ bản về pháttriển kinh tế và những hướng ưu tiên cần thiết cho từng thời kỳ và sử dụng các công cụnhư thuế quan, chương trình tín dụng, trợ giá để hướng dẫn các ngành, các doanh nghiệphoạt động Chính phủ thường xuyên tìm cách duy trì công ăn, việc làm ở mức cao bằngcách đưa ra các chính sách thuế, chi tiêu và tiền tệ hợp lý Đồng thời, chính phủ khuyến
Trang 20khích một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống lạm phát và giảm ô nhiễm môitrường Chính phủ thực hiện phân phối lại thu nhập của cải giữa các doanh nghiệp vàcác hộ gia đình thông qua thuế thu nhập, thuế tài sản và những biện pháp khác Chínhphủ cũng thực hiện các hoạt động phúc lợi công cộng như cung cấp phúc lợi cho ngườigià, người tàn tật và những người thất nghiệp.
Cho đến nay, vẫn có nhiều nhà kinh tế tiếp tục nghiên cứu về vai trò của nhà
nước đối với phát triển kinh tế - xã hội Những nghiên cứu này được thực hiên trên
nhiều mặt, trên nhiều quốc gia và đã đạt được nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng,nhìn chung những nghiên cứu này đều xác định vai trò của nhà nước là cần thiết cho
phát triển - xã hội.
1.1.5 Đặc điểm của đầu tư công và vai trò của đầu tư công đối với phát triểnkinh tế - xã hội.
Đặc điểm của đầu tư công
Hàng hóa công có 2 thuộc tính nổi bật: Không có tính cạnh tranh trong tiêu dùngvà không có tính loại trừ Phần lớn hàng hóa công do Chính phủ cung cấp và ngoài racòn có thể huy động sự tham gia của khu vực tư để đáp ứng nhu cầu về hàng hóa côngcủa xã hội.
Hàng hóa công có tính tiêu dùng chung, khi tăng thêm một người tiêu dùng thìhàng hóa công sẽ không làm giảm đi lợi ích của người tiêu dùng hiện có và chi phí đápứng đòi hỏi của các đối tượng tiêu dùng tăng thêm là bằng không Khi hàng hóa côngđược cung cấp thì không thể loại trừ hoặc rất tốn kém để loại trừ một người nào đótiêu dùng hàng hóa mà không chịu trả tiền cho hành động tiêu dùng của mình.
Chính phủ đóng vai trò là một trung tâm của quá trình tái phân phối thu nhậpthông qua các khoản chi tiêu công Với ý nghĩa đó, đầu tư công đóng vai trò rất quantrọng trong giai đoạn nền kinh tế đang có những bước chuyển đổi nhằm sử dụng cácnguồn vốn đầu tư có hiệu quả Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, đầu tư công cho đầu tưphát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hôi, cho sự nghiệp giáo dục, y tế,xóa đói giảm nghèo.
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN) có một vai trò lớn trong đầu tư công đểtạo những bước đột phá phát triển đất nước Tuy nhiên, trong nền kinh tế nhiều thành
Trang 21phần thì khu vực tư nhân trong nước và khu vực nước ngoài cũng tham gia đầu tư, kinhdoanh cơ sở hạ tầng bằng các hình thức thích hợp (ví dụ như BOT, BTO, BT,…).
- Đầu tư công của ngân sách nhà nước là khoản chi tích lũy.
Chi đầu tư công trực tiếp làm gia tăng số lượng và chất lượng tài sản cố định, giatăng giá trị tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân Vấn đề này thể hiện rõ nét thôngqua việc nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như: giaothông, thủy lợi, y tế, giáo dục,…Sự tăng lên về số lượng và chất lượng của hàng hóacông này là cơ sở và nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trên các mặt:phát triển cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh tế trên lãnh thổ quốcgia, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự pháttriển của các thành phần kinh tế, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài và tạo độnglực cho sự tăng trưởng.
- Quy mô và cơ cấu chi đầu tư công của ngân sách nhà nước không cố định và
phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ vàmức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Theo kinh nghiệm phát triển cho thấy, trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lượccông nghiệp hóa, quy mô chi tiêu đầu tư công của ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ khálớn so với tổng đầu tư xã hội.
Ở giai đoạn này, do khu vực kinh tế tư nhân còn yếu trong khi chính sách thu hútvốn đầu tư chưa hoàn thiện nên nhà nước phải tăng cường quy mô đầu tư từ ngân sáchnhà nước để tạo đà cho tiến trình công nghiệp hóa Đi đôi với sự gia tăng quy mô theocơ cấu chi đầu tư công rất đa dạng để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn đặt ra, như chi hỗ
trợ,chi thực hiện chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội…Quy mô chi đầu tư công của
nhà nước sẽ giảm dần theo mức độ thành công của chiến lược công nghiệp hóa và mứcđộ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Khi đó chi đầu tư phát triển của nhà nướcchủ yếu tập trung vào điều chỉnh nhằm đạt tới sự ổn định của kinh tế vĩ mô và cáckhoản chi cho vay chỉ định, chi thực hiện chương trình mục tiêu kinh tế xã hội sẽ đượccắt giảm.
- Chi đầu tư công phải gắn chặt với chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả
vốn đầu tư.
Trang 22Sự phối hợp không đồng bộ giữa chi đầu tư với chi thường xuyên sẽ dẫn đến tìnhtrạng thiếu kinh phí để sữa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng Điều này sẽ làm giảm hiệuquả khai thác và sử dụng tài sản đầu tư Sự gắn kết giữa hai nhóm chi tiêu này sẽ khắcphục tình trạng đầu tư tràn lan, không tính đến hiệu quả khai thác.
Nội dung chi đầu tư công gồm bốn lĩnh vực: chi xây dựng các công trình kết cấukinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn; chi hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhànước; chi dự trữ nhà nước Trong đó, chi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là khoản chichiếm tỷ trọng lớn nhất và được thực hiện theo phương thức không hoàn trả Chi đầutư xây dựng cơ bản từ nguồn tài chính của nhà nước hướng vào cũng cố và phát triểnhệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, các ngành công nghiệp cơ bản, các công trìnhkinh tế có tính chất chiến lược, các công trình trọng điểm phục vụ phát triển văn hóa,xã hội, phúc lợi công cộng
Sự tham gia của nhà nước vào các lĩnh vực nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
nói riêng, bởi nó nhằm kích thích đầu tư, giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị trường,tăng cường khả năng cạnh tranh đồng thời tạo ra các trung tâm kinh tế.
Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân thường không muốn tham gia vàoviệc cung cấp các hàng hóa công do khó thu lợi Những hàng hóa công này thường là
các công trình hạ tầng phục vụ cho phát triển - xã hội như: đường xá, cầu cống, trường
học, bệnh viện… Vai trò của những hàng hóa công này là vô cùng quan trọng vì nếukhông có hệ thống hạ tầng giao thông thì nền kinh tế không vận hành được, không cóhệ thống công trình trường học, bệnh viện, nhà văn hóa phục vụ phát triển con ngườithì yêu cầu phát triển xã hội cũng không được đáp ứng… Hoạt động đầu tư công củanhà nước là nhằm cung cấp những hàng hóa công nên vai trò của hoạt động này đối
với phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận được Tác động của việc sản xuất
những hàng hóa công không thể đo trực tiếp bằng các chỉ tiêu thông thường như đốivới các hàng hóa do doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mà phải thông qua ích lợi đem
lại cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội Chính vì thế việc đánh giá kết quả của đầu tư côngcủa một địa phương phải thông qua kết quả phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền
địa phương đó.
Trang 23Vai trò của đầu tư công được thể hiện trên ba khía cạnh quan trọng sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên việc đầu tư cho các công trình hạ tầng, cơ
quan vật chất - kĩ thuật tối thiểu chung cho xã hội Đây cũng đồng thời tạo những điều
kiện thiết yếu cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư và phát triển Ngoàira, đầu tư công giúp cho có cơ hội được tập trung nguồn lực cao, hoặc Trung ương cóthể điều tiết được một cách hợp lý các nguồn đầu tư, tránh tình trạng cục bộ, địaphương, nơi thừa nơi thiếu.
- Góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm bất bình đẳng, bất công
trong xã hội bằng các chương trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng sâuvùng xa, các dân tộc thiểu số, nâng cao và ổn định đời sống người dân.
- Đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cường quốc phòng, an ninh Các công
trình, dự án về an ninh quốc phòng đều không mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt nênkhu vực tư nhân không thể và cũng không muốn đầu tư vào lĩnh vực này Nhưng đó lại làcơ sở quan trọng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.
1.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công.
- Năng lực của cơ quan nhà nước: đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết
quả của một dự án Để dự án đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện đầutư công và quản lý đầu tư công cần phải bảo đảm nguồn nhân lực về số lượng và chấtlượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực) Phải đảm bảo những người phụ trách chínhtrong dự án có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của dự án.
- Kinh phí: đây là nhân tố không thể thiếu, khi muốn thực hiện công việc nhìn
chung đều cần phải lên kế hoạch chuẩn bị bảo đảm đáp ứng đầy đủ kinh phí cho hoạtđộng đó Đối với hoạt động đầu tư công, do đây chủ yếu là những hoạt động đầu tưxây dựng cơ bản quy mô lớn nên vấn đề kinh phí lại càng phải được quan tâm chặtchẽ Nguồn kinh phí đầu tư công chủ yếu là từ ngân sách nhà nước Do nguồn ngânsách này còn phải chi đồng thời cho nhiều khoản chi phí khác nhau,nhiều dự án khácnhau nên việc bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt động đầu tư diễn ra đúng tiến độ là vôcùng quan trọng.
- Thủ tục hành chính và các quy định pháp luật: việc thực hiện đầu tư công liên
quan đến một loạt các quy chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
Trang 24cơ bản, quản lý ngân sách Về nguyên tắc, các thủ tục hành chính cần tạo ra trình tự ổnđịnh và rành mạch cho hoạt động quản lý tối ưu, tạo điều kiện cho việc thực hiện dự ánđược thuận lợi Các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thốngnhất, đảm bảo định hướng hoạt động của dự án công đáp ứng đúng mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội.
- Bối cảnh thực tế: các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tiến bộ khoa học - công
nghệ… đều có ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả đạt được của dự án đầu tư Nhữngbiến động này đôi khi phải dẫn đến việc điều chỉnh dự án, hoặc ngưng không thực hiệndự án nữa do không còn phù hợp.
- Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan: sự ủng hộ hay phản đối của
công luận có tác động không nhỏ đến việc thực hiện dự án Các dự án công bị ngườidân phản đối, ngăn chặn ngay từ khâu giải tỏa mặt bằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn vềsau Bên cạnh đó, mỗi dự án được thực hiện sẽ mang lại lợi ích và bất lợi cho nhữngnhóm đối tượng khác nhau và do vậy cũng sẽ nhận được sự ủng hộ và phản đối củacác nhóm đối tượng tương ứng.
1.1.7 Quy trình thẩm định dự án đầu tư.
Công tác thẩm định đầu tư công thường cần xem xét ảnh hưởng của dự án về tàichính (ngân sách), kinh tế và thu phân phối thu nhập Toàn bộ quy trình thẩm định cóthể được chia ra làm năm giai đoạn.
- Giai đoạn ý tưởng và định dạng là giai đoạn mang tính phôi thai cho toàn bộ
quy trình của dự án, tại giai đoạn này cần phải có một xác định sơ bộ về nhu cầu tươngđối của dự án Nếu ngay từ giai đoạn này đã có bằng chứng cho thấy người sử dụngdịch vụ của dự án không đưa dự án vào danh mục ưu tiên của họ thì có thể từ bỏ ýđịnh về dự án trước khi tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.
- Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi là nổ lực đầu tiên nhằm đánh giá triển vọng
chung của dự án, thường bao gồm sáu lĩnh vực như sau:
+ Phân tích thị trường hay sức cầu nhằm ước tính, định lượng hóa và lý giảichứng minh sức cầu hàng hóa và dịch vụ, giá cả hay các nhu cầu tương đối về dịch vụxã hội.
Trang 25+ Phân tích kỹ thuật nhằm xác định một cách chi tiết các thông số đầu vào củadự án và xây dựng các ước tính về chi phí.
+ Phân tích nhân lực và quản lý nhằm định rõ chi tiết nhu cầu về nhân lực cầnthiết cho việc thực hiện cũng như vận hành dự án, xác định và định lượng cụ thể nguồnnhân lực.
+ Phân tích hiệu quả kinh tế nhằm điều chỉnh các dữ liệu tài chính theo ý nghĩakinh tế, thẩm định chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm của cả nền kinh tế.
+ Phân tích hiệu quả xã hội nhằm thẩm định dự án theo quan điểm của nhữngđối tượng được hưởng lợi dự án và những đối tượng phải chịu chi phí cho dự án Khicó thể được, cần lượng hóa lợi ích thụ hưởng và chi phí phải chịu của nhóm này.
- Giai đoạn nghiên cứu khả thi là giai đoạn nghiên cứu khả năng dự án có thể đáp
ứng các tiêu chí về tài chính, kinh tế và xã hội mà chính quyền đề ra cho các khoảnđầu tư hay không Chức năng của giai đoạn này là nhằm tăng cường mức độ chính xáccác tính toán những biến số chủ chốt nếu dự án cho thấy có triển vọng thành công.Chính vào cuối giai đoạn này là lúc mà quyết định quan trọng nhất phải được đưa ra làliệu có nên chấp thuận dự án không.
- Giai đoạn thiết kế chi tiết là lúc phải xác định rõ các yêu cầu kỹ thuật, tăng
cường độ chính xác của mọi dữ liệu đã được sử dụng trong các phần phân tích trướcđó để có thể xây dựng kế hoạch vận hành chính thức Sau khi quy trình này hoàn tất,dự án sẽ được xem xét lại một lần nữa để xác định có còn đáp ứng được những tiêuchuẩn đề ra được phê duyệt và thực hiện hay không.
- Giai đoạn thực hiện dự án bao gồm việc điều phối và phân bố tài nguyên hay
nguồn lực để dự án có thể hoạt động Một kế hoạch đúng đắn ở giai đoạn này là rấtquan trọng để bảo đảm dự án không bị trì hoãn một cách không cần thiết, cũng nhưhình thành các quy trình hành chính phù hợp để điều phối hài hòa mọi hoạt động cầnthiết để thực hiện.
1.1.8.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư.
1.1.8.1 Đo lường hiệu quả đầu tư ở tầm vi mô.
Để đánh giá hiệu quả đầu tư của một dự án cụ thể, ta cần so sánh lợi ích và chiphí của dự án đó Việc so sánh này đòi hỏi rằng tất cả các dữ liệu liên quan trước tiên
Trang 26phải được sắp xếp thành một biên dạng ngân lưu tài chánh hay kinh tế của dự án chotoàn bộ thời gian hoạt động của dự án Trong thẩm định tài chánh, biên dạng là ngânlưu lợi ích tài chánh ròng của dự án, còn trong thẩm định kinh tế biên dạng này là ngânlưu lợi ích kinh tế ròng do dự án đầu tư sinh ra Dựa trên dòng ngân lưu này, ngườithẩm định sẽ tính toán các chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư dựán là:
- Giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Present Value).
Chỉ tiêu NPV cho biết qui mô lợi ích của dự án, được tính theo mặt bằng thờigian ở hiện tại, được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị hiện tại các khoản thu (khấuhao và lợi nhuận sau thuế) với giá trị hiện tại các khoản chi phí đầu tư ban đầu.
Công thức tính:
NPV =∑
t =0n
NPV > 0: dự án có lời, nên đầu tư thực hiện.
NPV = 0: dự án hòa vốn, tùy theo quan điểm của từng nhà đầu tư và tùy vào loạidự án để đưa ra quyết định có nên thực hiện hay không.
NPV < 0: dự án lỗ, không nên thực hiện dự án.
Trang 27- Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of Return).
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi xuất mà ứng với lãi suất này thì thu nhập củadự án vừa đủ hoàn vốn Hệ số hoàn vốn nội bộ còn được gọi là nội suất thu hồi sinh lờinội tại là suất chiết khấu làm cho giá trị NPV của dự án bằng không.
Công thức tính:
t =0n
t =0n
- Tỷ lệ lợi ích/chi phí (Benefit/Cost - B/C).
Tỷ lệ lợi ích/chi phí là tỷ số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của một dự án đầutư tính theo hiện giá Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tiền tệ chi phí đầu tư sẽ đem lạibao nhiêu đơn vị tiền tệ thu nhập của dự án
Công thức tính:
(1+r )t
t =0n
r: tỷ suất chiết khấu.
t: thời gian hoạt động của dự án.
Trang 281.1.8.2 Ở tầm vĩ mô, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư thường hay được sửdụng là:
Các chỉ tiêu quen thuộc thường dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư của một nềnkinh tế là:
- Hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra) do hai nhà kinh tế học là Roy Harrod
và Evsay Domar đưa ra trong nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm xác địnhnhu cầu vốn đầu tư cần thiết cho một nền kinh tế Chỉ tiêu này cho viết muốn tăngthêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư mới vào nền kinh tế Hệ số ICORcàng thấp thì hiệu sử dụng vốn càng cao.
Chỉ tiêu này được tính bằng các công thức sau:
ICOR = V ố n đ ầ ut ư m ớ i∆GDP ICOR = T ỷ l ệ v ố n đầ u t ư m ớ i/GDPT ố c độ t ă ng GDP
- Tỷ lệ GDP/đầu tư: chỉ tiêu này có ý nghĩa gần giống với chỉ tiêu B/C được
dùng khi phân tích hiệu quả đầu tư của dự án đã nêu ở phần trên Chỉ tiêu này cho biết,với mỗi đồng đầu tư mới cho nền kinh tế có thể đạt được bao nhiêu đồng GDP Vốnđầu tư mới cho nền kinh tế nhằm mục đích duy trì tài sản hiện có và đầu tư thêm tàisản để tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này được tính bằng côngthức sau:
Tỷ lệ GDP/đầu tư = T ổ ng v ố n đầ u t ư mớ iT ổ ng GDP
1.1.8.3 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư công.
Do kết quả đạt được của đầu tư công là lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, vì vậy đểđo đạc hiệu quả của đầu tư công, ta sử dụng các chỉ tiêu thường gặp sau:
- ICOR(vốn ngân sách) = Vốn đầu tư từ ngân hàng mới/∆GDP.
Chỉ tiêu này cho biết muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần đầu tư thêm bao nhiêuđồng vốn ngân sách Hệ số này càng nhỏ tức là hiệu quả đầu tư càng cao.
- Tỷ lệ GDP/đầu tư vốn ngân sách = Tổng GDP/Tổng vốn đầu tư ngân sách
mới.
Trang 29Chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng vốn ngân sách đầu tư mới cho nền kinh tế cóthể đạt được bao nhiêu đồng GDP Hệ số này càng lớn tức là hiệu quả đầu tư càng cao.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Việc quan tâm đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khoản đầu tư, chi tiêucông cộng đã được các nhà nghiên cứu kinh tế nước ngoài quan tâm từ rất lâu Tuynhiên, do sự khác biệt rất lớn giữa nền kinh tế các nước phát triển so với Việt Nam vềmặt quy mô, trình độ phát triển, nguyên tắc điều hành,… nên các kết quả nghiên cứuđạt được thường không phù hợp cho việc áp dụng vào quản lý kinh tế của tỉnh.
Hiện nay , đã có một số bài viết nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
- Đề tài “Phân tích hiệu quả đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của
TS Nguyễn Văn Phúc đã xây dựng phương pháp để đánh giá hiệu quả đầu tư và hiệuquả một số ngành kinh tế; đánh giá hiệu quả và cơ cấu đầu tư trên địa bàn theo ngànhvà theo thành phần kinh tế từ đó đề xuất hướng đầu tư dựa trên kết quả phân tích ở trênvà kiến nghị chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư trong thời gian tới.
- Cuốn sách “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của tác
giả Dương Thị Bình Minh đã dựa trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết hiện đại về quản lýchi tiêu công để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thời
gian qua (1991 - 2004) và đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và
sử dụng một cách hiệu quả các khoản chi tiêu công đến 2010.
Ngoài ra, liên quan đến đề tài nghiên cứu còn có các bài viết đăng trên các tạpchí chuyên ngành như Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Tạp chí tài chính…
Trang 30tế; tài chính - ngân hàng; bảo hiểm; các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin; khoahọc công nghệ; y tế; giáo dục - đào tạo chất lượng cao.
Nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân hằng năm thời kỳ 2001 - 2008 đạt 11% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướngdịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp (năm 2008, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây
dựng chiếm 39,07%, ngành dịch vụ 45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn 17,95%).Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,3%/năm Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạttrên 12%, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc Chỉ số năng lực cạnh tranhcấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vươn lên đứng thứ 10 toàn quốc trong năm 2008.GDP bình quân đầu người năm 2014 vượt qua 1.000 USD/năm Tỉnh quan tâm đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá Thành
phố Huế vừa mang dáng vóc hiện đại, vừa mang nét đẹp cổ kính với di sản văn hoá thế
Trang 31giới, đóng vai trò hạt nhân đô thị hoá lan toả và kết nối với các đô thị vệ tinh Môitrường thu hút đầu tư lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có năng lực.Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, chống được chia cắt vùng miền, tạo ra độnglực phát triển giữa nông thôn và thành thị
Mục tiêu định hướng phát triển của thành phố giai đoạn 2008 - 2015 là phấn đấu
xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâmcủa khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về
văn hóa, du lịch, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa
ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; có kinh tế phát triển vững chắc, dân chủ, kỷ cương,đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện Trong quá trình phát triển,thành phố chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa văn hóatruyền thống và văn hóa hiện đại tiến tới xây dựng thành phố văn minh, hiện đại.
Trong khi phát triển các mặt kinh tế - xã hội, thành phố phải luôn luôn giữ vững ổn
định chính trị và trật tự an toàn xã hội như là tiền đề quyết định của sự phát triển Để đạt được những mục tiêu trên, đặc biệt là các mục tiêu về tiến bộ xã hội, cảithiện môi trường, phát triển văn hóa, công nghệ khoa học, thì đầu tư công là một côngcụ cực kỳ quan trọng vì đây là những lĩnh vực mà khu vực tư nhân rất ít khi tham giavào do khả năng thu lợi không cao Vì vậy, vấn đề đặt ra của thành phố là phải sửdụng hiệu quả nhất nguồn vốn này trong điều kiện nguồn lực đất nước còn hạn chế.
2.2 Thực trạng đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn2008 - 2015.
2.2.1 Công tác quản lý nhà nước và sử dụng ngân sách vào đầu tư công.
2.2.1.1 Công tác quản lý nhà nước vào đầu tư công.
Công tác quản lý nhà nước.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công đã có nhiều tiến bộ về tổ chức bộ
máy, quản lý, trình độ chuyên môn và sự phối hợp, đặc biệt là từ khi thực hiện chươngtrình cải cách hành chính, song vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu phát triển
- Việc ban hành danh mục các chương trình, dự án trọng điểm kế hoạch 5 năm đã
tạo điều kiện chủ động trong huy động, bố trí vốn và thực hiện các chương trình, dự
Trang 32án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020lập trong năm 2008 kèm danh mục dự án là cơ sở định hướng đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư đã được tập trung thực hiện nên ngày
càng tiến bộ, số lượng dự án đầu tư thực hiện công tác báo cáo đánh giá, giám sát đầu tưtăng nhanh, qua đó đã phát hiện, khắc phục những yếu kém, thiếu sót trong quản lý,nhưng vẫn còn khoảng 20% số lượng dự án chưa được thực hiện theo quy định.
- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình trên
địa bàn tỉnh đều chấp hành đúng các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý dựán đầu tư xây dựng công trình
- Công tác tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, thiết kế cơ sở 6
tháng đầu năm thực hiện theo đúng Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng
công trình của Chính phủ hiện nay; tuy nhiên đã xảy ra tình trạng lúng túng, quá tải,chậm trễ ở một số cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành trong quá trìnhtổ chức thẩm định dự án; thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán do trong giai đoạnchuyển đổi chức năng của một số cơ quan theo quy định mới.
- Công tác chuẩn bị đầu tư đã có nhiều chuyển biến tích cực, UBND tỉnh đã rà
soát, hạn chế tối đa các dự án khởi công mới; ưu tiên bố trí vốn chuẩn bị đầu tư chocác dự án quan trọng, cấp thiết phục vụ cho nhiệm vụ phát triển KTXH, an sinh xã hội
của địa phương và phù hợp với khả năng huy động nguồn lực giai đoạn 2013 - 2015cũng như dự kiến kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 - 2020.
- Công tác quản lý đấu thầu của các chủ đầu tư lớn, có nhiều dự án tại các Ban
Đầu tư và Xây dựng các huyện, thị xã và thành phố Huế và các Ban Đầu tư và Xâydựng chuyên ngành tương đối chặt chẽ, đúng quy trình; song công tác quản lý đấu thầucủa một số các chủ đầu tư riêng lẻ chưa thực sự phát huy đầy đủ trách nhiệm của mình,thiếu kiến thức chuyên môn, giao khoán cho tư vấn không kiểm tra… dẫn đến nhiềubất cập, sai sót thủ tục, kéo dài thời gian, tính cạnh tranh cũng như hiệu quả trong đấuthầu vẫn còn thấp.
Tình hình quản lý các chương trình trong đầu tư công.
Các chương trình đầu tư công thực hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các chươngtrình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ có mực tiêu, vì vậy việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ
Trang 33trương đầu tư cũng như việc lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư chương trình đều do Thủtướng Chính phủ quyết định.
- Việc quản lý thực hiện chương trình: đối với từng chương trình, hằng năm các
Sở, ban ngành (chủ chương trình ở địa phương) và các chủ đầu tư dự án thành phần đềulập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết triển khai chương trình và điều chỉnh kế hoạchtriển khai chương trình (nếu có) trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở thực hiện.
- Việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án thành phần thuộc chương trình
UBND tỉnh phân cấp dự theo các quy định của từng chương trình, cụ thể: chương trìnhMTQG giảm nghèo bền vững, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới doUBND huyện là cấp phê duyệt dự án để thực hiện.
- Tình hình thực hiện chương trình: kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia
năm 2015 tỉnh Thừa Thiên Huế được giao 120,771 tỷ đồng, được triển khai khá thuậnlợi Việc thực hiện đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư vàxây dựng Ước thực hiện cả năm 120,771 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, giải ngân đến30/01/2016 ước đạt 100% kế hoạch Do nguồn vốn của các chương trình không lớn,vốn bố trí cho mỗi dự án nhỏ nhưng lại phân tán chưa tập trung, nhiều chủ đầu tư làUBND các xã (theo quy định của các chương trình) nên việc theo dõi và đôn đốc triểnkhai thực hiện khá khó khăn Các nhà thầu chưa thực hiện thủ tục tạm ứng theo quyđịnh, chỉ thanh toán khối lượng khi đã hoàn thành công trình, làm ảnh hưởng đến tiến độgiải ngân nguồn vốn.
- Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư thực hiện các
chương trình là 2.045,1 tỷ đồng, trong đó từ Trung ương phân bổ trực tiếp cho chươngtrình MTQG là 120,771 tỷ đồng, TPCP là 71 tỷ đồng và các nguồn vốn huy động hợppháp “khác là 1.853,3 tỷ đồng Cụ thể như sau:
Trang 34
Bảng 2.1: Tình hình quản lý các chương trình năm 2015 ( đvt: triệu đồng).
Ngân sáchđịa phươngvà các nguồn
vốn khác
Chương trình MTQG ngân sách và vệ sinh môi
Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở miền
Nguồn: Số liệu từ Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các dự án thành phần thuộc các chương trình có tổng mức đầu tư nhỏ, vốn bố tríhằng năm đã xác định được và tuân thủ Chỉ thị 1792 của Thủ tướng nên tất cả cáccông trình không xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Năng lực tổ chức thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình cơ bản đảm
bảo yêu cầu; việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của chủ dự án thành phầnđược thực hiện đúng quy định.
Trang 352.2.1.2 Sử dụng ngân sách vào đầu tư công.
Tổng kế hoạch vốn XDCB (vốn địa phương quản lý và vốn đầu tư qua Bộ ngànhTrung ương) năm 2015 toàn tỉnh là 16.200 tỷ đồng, bằng 110,2% so với thực hiện năm2014 Ước thực hiện cả năm 16.300 tỷ đồng, đạt 100,6% kế hoạch, bằng 110,9% sovới thực hiện năm 2014 Trong đó:
- Vốn địa phương quản lý (Vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, đầu tư của
doanh nghiệp, đầu tư của dân, vốn viện trợ và đầu tư nước ngoài): Kế hoạch năm 2015là 11.315 tỷ đồng, bằng 104,4% so với thực hiện năm 2014 Ước thực hiện cả năm11.560 tỷ đồng, đạt 102,2% kế hoạch, bằng 106,6% so với năm 2014.
- Vốn đầu tư qua Bộ ngành Trung ương (Vốn NSNN, vốn tín dụng, đầu tư
của doanh nghiệp, vốn viện trợ nước ngoài): Kế hoạch năm 2015 là 4.885 tỷ đồng,bằng 126,6% so với thực hiện năm 2014 Ước thực hiện cả năm 4.740 tỷ đồng, đạt97% kế hoạch, bằng 122,8% so với năm 2014.
- Vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý: Kế hoạch năm 2015 là
2.149,9 tỷ đồng; ước thực hiện cả năm 2.290 tỷ đồng, đạt 106,5% kế hoạch, bằng97,9% so với thực hiện năm 2014 Trong đó nguồn vốn ngân sách tập trung năm 2015là 1.499,46 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 1.615 tỷ đồng, đạt 107,7% kế hoạch, bằng95,8% so với năm 2014
Năm 2015, các dự án khởi công mới không nhiều, chủ yếu là các dự án chuyểntiếp và hoàn thành cụ thể: có 245 dự án chuyển tiếp, 160 dự án khởi công mới (chươngtrình MTQG là 122 dự án) và 3 dự án thanh toán khối lượng hoàn thành Do nguồnvốn đầu tư của tỉnh tập trung bố trí cho các dự án đã hoàn thành từ 31/12/2014 vềtrước, các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2014 và các dự án chuyển tiếp nênđã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công ngay từ đầu năm, đếnthời điểm hiện nay khối lượng thực hiện khá cao, đạt yêu cầu kế hoạch đề ra.
2.2.2 Tổng vốn đầu tư và quy mô đầu tư công trên địa bàn.
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 - 2015
phát triển nhanh và góp phần lớn vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của Tỉnh Vốnđầu tư giai đoạn này tăng bình quân 15,30%/năm.
Trang 36So sánh đầu tư trong hai khu vực thì tỉ lệ đầu tư/GDP của khu vực công rất lớntrong 2 năm 2008 và 2010, trong khi khu vực tư chỉ chỉ chiếm 1 phần nhỏ Có thể nhậnthấy, tỉ lệ đầu tư/GDP của các khu vực là không ổn định, tuy nhiên, nhìn chung thì khuvực công biến động theo chiều hướng giảm xuống còn khu vực tư lại có xu hướng tănglên Năm 2008, tỉ lệ đầu tư/GDP khu vực công là 88,30% nhưng đến năm 2015 thì consố này giảm xuống còn 58,98% Trong khi đó, năm 2008, tỉ lệ đầu tư/GDP khu vực tưlà 18,45% và đến năm 2015, con số này là 27,79%, tăng 9,34% so với năm 2008 Điềunày cho thấy, đầu tư công của tỉnh đang ngày càng có hiệu quả (theo xu hướng để tạora một đồng GDP thì đồng vốn bỏ ra ngày càng ít) còn đầu tư đầu tư khu vực tư thìkém hiệu quả hơn (để tạo ra một đồng GDP thì số vốn bỏ ra ngày càng nhiều) Mặc dùtỉ lệ đầu tư/GDP khu vực công trong giai đoạn này có sự giảm về số lượng song vẫnchiếm tỷ trọng cao, khu vực tư bắt đầu phát triển và dần chiếm tỷ trọng cao trong GDPcủa tỉnh qua các năm (năm 2010:32,70%; 2013:28,46%; 2014:28,07%; 2015:27,79%).
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ đầu tư/ GDP (đvt:%)
Nguồn: Tính toán từ số liệu Sở KHĐT Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trang 37Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã liên tục tăng
lên trong giai đoạn 2008 - 2015, tính theo giá thực tế, tăng từ 5.784 tỷ đồng năm 2008
lên 16.200 tỷ đồng năm 2015, gấp 2,80 lần Tăng nhanh nhất phải kể đến khu vực tư,gấp 5,03 lần và sau đó là khu vực công , gấp 2,10 lần Ngay cả vào năm 2011, do lạmphát tăng cao (trên 18%) và kinh tế toàn cầu suy thoái do cuộc khủng hoảng nợ công,song số vốn đầu tư công của tỉnh vẫn tăng so với năm 2010 do nhà nước có chủ trương“kích cầu đầu tư” nhằm thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển Giai đoạn này, tổngđầu tư xã hội đạt 90.355 tỷ đồng Trong đó, đầu tư công là 46.069 tỷ đồng và đầu tưkhu vực tư là 33.633 tỷ đồng Biểu đồ biểu thị sự biến động về tổng vốn đầu tư củatỉnh trong giai đoạn 2008 - 2015.
Biểu đồ 2.2: Tổng vốn đầu tư các khu vực giai đoạn 2008 - 2015
( đvt: tỷ đồng)
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 20150
Nguồn: Tính toán từ số liệu Sở KHĐT.
Trang 38Nếu so sánh đầu tư hai khu vực trong tổng vốn đầu tư xã hội thì trong giai đoạn
2008 - 2015, đầu tư khu công đang dần bị thay thế bởi khu vực tư Tỷ trọng đầu tư khu
vực tư trong tổng đầu tư toàn xã hội năm 2008 là 24,55% và tăng lên 42,58% vào năm2015, trong khi tỷ trọng đầu tư khu vực công giảm từ 65,63% (2008) xuống còn48,29% (2015) Nguyên nhân chính của sự thay thế này là do tác động của đầu tư khu
vực công Đầu tư khu vực công mà sản phẩm chính là KCHT kinh tế - xã hội đã tạo
điều kiện và có tác động rất lớn đến việc thu hút đầu tư và sự phát triển của khu vựctư Giai đoạn này, tốc độ đầu tư khu vực tư tăng bình quân 30,96%/năm và khu vựccông là 15,75%/năm Mặc dù tỷ trọng đầu tư khu vực công đang có xu hướng giảmxuống song vẫn chiếm vị trí số một trong cơ cấu vốn đầu tư xã hội.
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư theo giá thực tế.Tổng vốn
( tỷ đồng)
Khu vực công(%)
Khu vực tư(%)
Khu vực cóVĐT nướcngoài (%)
Vốn khác(%)2008 5.784 65,63 24,60 9,24 0,53
Nguồn: Niêm giám thống kê 2010, 2014.
2.2.3 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công và tình hình sử dụng vốn đầu tư côngtỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong giai đoạn 2008 - 2015, vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh thực hiện là
46.069 tỷ đồng, chiếm gần 52% tổng vốn đầu tư giai đoạn này.Vốn đầu tư công bao gồm 4 nguồn chủ yếu:
Trang 39- Vốn ngân sách:
(1) Vốn từ nguồn thu trong nước của Ngân sách Nhà nước phân cho các Bộ
ngành và phân cho các địa phương Vốn đầu tư này hướng vào đầu tư không hoàn lạicho các dự án xây dựng KCHT kinh tế và xã hội, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệmôi trường mà không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn rất chậm, cũng nhưcác khoản đầu tư duy tu bảo dưỡng các công trình công cộng.
(2) Vốn ngân sách đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu: Về chủ
trương được quyết định cho thời kỳ dài hơn 1 năm, thường từ 3 đến 5 năm Đây cũnglà vốn không hoàn lại Có hai loại chương trình quốc gia: (i) “Chương trình mục tiêuquốc gia” là những chương trình xuyên suốt các ngành và địa phương, nhằm nhữngmục tiêu được xác định cụ thể; (ii) “Chương trình ngành” thực hiện trong một sốngành hay vùng cụ thể.
- Vốn vay:
(1) Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định.
Chính phủ cho vay theo lãi suất ưu đãi bằng nguồn vốn tự có hoặc vốn vay ODA vàcho vay lại để đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực được ưu tiên trong kế hoạch Nhànước đối với một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
(2) Vốn vay trong nước và ngoài nước để dùng cho đầu tư Vốn đầu tư vay trong
nước là từ trái phiếu chính phủ Đây là vốn Nhà nước vay của nhân dân để đầu tư chophát triển theo một số mục tiêu nhất định (như giáo dục, năng lượng…) và sẽ hoàn trảtừ ngân sách sau một thời hạn nhất định Vốn ngoài nước là khoản tiền mà Chính phủvay nợ, nhận viện trợ từ bên ngoài thông qua kênh hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)để tập trung đầu tư những dự án đã được cam kết với các nhà tài trợ.
- Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước:
Gồm vốn của doanh nghiệp mà phần quan trọng có nguồn gốc từ NSNN (vốn củacác doanh nghiệp Nhà nước từ khấu hao cơ bản để lại; từ lợi nhuận sau thuế; từ đấtđai, nhà xưởng còn chưa sử dụng đến, được huy động đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh) và vốn doanh nghiệp vay với sự bảo lãnh của Chính phủ.
Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn đã thể hiện vai trò chủ đạo trong đầu tưphát triển trên địa bàn tỉnh như các doanh nghiệp về bưu chính, viễn đông (VNPT,
Trang 40Vinaphone, Viettel), điện, giao thông, cấp thoát nước, lâm nghiệp… là lực lượng nòngcốt trong xây dựng KCHT trên địa bàn tỉnh như bưu chính viễn đông, điện, nước, giaothông, quản lý tài nguyên rừng…
- Vốn khác: Là nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Theo số liệu thống kê, vốn ngân sách chiếm từ 40% đến 60% trong tổng vốn đầutư, vốn vay chiếm từ 15% đến 50%, vốn DNNN chiếm từ 3% đến 20% và nguồn vốnkhác chiếm từ 2% đến 10%.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công (đvt:%)
Nguồn: Niên giám thống kê 2010, 2014.
Bảng số liệu trên cho ta thấy, tỷ trọng của vốn NSNN trong giai đoạn này có xuhướng giảm (2008:58,36%; 2015:50,53%) Tỷ trọng vốn của các DNNN cũng giảmmạnh trong hai năm 2009 và năm 2010 (2009:4,32%; 2010:3,73%) và tăng trở lạitrong các năm 2012 và năm 2013 (2012:5,28%; 2013:10,32%) Cũng như với nguồnvốn NSNN và vốn DNNN, tỷ trọng của nguồn vốn vay và nguồn vốn khác cũng tănggiảm không điều qua các năm Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do năm 2011,kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng đều chịu ảnh hưởng của suy thoái kinhtế toàn cầu cho nên nguồn vốn của DNNN trước đó vẫn ở mức cao kể từ đó bắt dầusuy giảm vì nền kinh tế chưa thể phục hồi hoàn toàn.
2.2.4 Cơ cấu đầu tư công trên địa bàn giai đoạn 2008 - 2015.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của địa phương trong giai đoạn 2008 - 2015, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trương đẩy
mạnh phát triển kết cấu hạ tầng và coi đây là một khâu đột phá để phát triển địaphương và chuẩn bị cho các bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng cả nước, chủ