1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG của CHỈ số NĂNG lực CẠNH TRANH cấp TỈNH (PCI) đến TÌNH HÌNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI (FDI) TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI đoạn 2006 2014

90 712 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆUBCC Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BOT Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao BTO Hợp đồng xây dựng -

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) ĐẾN TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN

HUẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Th.S Nguyễn Thùy Linh Nguyễn Thị Cẩm Hiếu

Lớp: K46A - KHĐT Khĩa học: 2012 - 2016

Huế, 05/2016

Trang 2

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn hết sức quan trọng, đây là thời gian đểsinh viên tiếp cận với những kiến thức thực tế, vận dụng những kiến thức đã đượctruyền đạt trong nhà trường vào hoạt động thực tiễn, đồng thời bổ sung thêm nhữngkiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh để góp phầnnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.

Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đếnQuý thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tậptại trường Đại học kinh tế Huế Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến giảngviên Th.S Nguyễn Thùy Linh - người đã nhiệt tình, tận tâm trực tiếp hướng dẫn vàtruyền đạt kinh nghiệm cho em trong thời gian viết Báo cáo tốt nghiệp

Tiếp đến em xin chân thành cảm ơn đến Phòng Tổng hợp - Sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho phép, tạo mọi điều kiện để em thực tập tại đây,tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp số liệu cho em hoàn thành tốt đề tài này.Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã luôn cổ

vũ, động viên, quan tâm và giúp đỡ em vượt qua khó khăn trong quá trình hoànthành bài khóa luận tốt nghiệp

Mặc dù đã rất cố gắng từ việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và tổng hợp ý kiếncủa các giảng viên bộ môn và ý kiến của các chuyên viên Phòng Tổng hợp - Sở KH

& ĐT, nhưng do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinhviên thực tập nên trong bài khóa luận của em vẫn không tránh khỏi những thiếu sót,hạn chế nhất định Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ, chỉ bảo và ýkiến đánh giá của thầy cô và các bạn để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thứccủa mình, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn !

Huế, ngày….tháng 5 năm 2016

Sinh viên thực tậpNguyễn Thị Cẩm Hiếu

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Nội dung nghiên cứu 4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 5

1.1.Lý luận về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 5

1.1.1.Khái niệm về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 5

1.1.2.Các chỉ số thành phần của PCI 6

1.1.3 Phương pháp xây dựng PCI 8

1.1.4 Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của một số tỉnh về nâng cao PCI 8

1.1.4.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh thành 8

1.1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế 13

1.2 Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 15

1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 15

1.2.2 Bản chất , đặc điểm, vai trò của FDI 16

1.2.2.1 Bản chất của FDI 16

1.2.2.2 Đặc điểm của FDI 17

Trang 4

1.2.2.3 Vai trò của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội 18

1.2.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 20

1.2.3.1 Phân theo bản chất đầu tư 20

1.2.3.2 Phân theo động cơ của nhà đầu tư 21

1.2.3.3 Phân theo loại hình tổ chức đầu tư 21

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 23

1.2.4.1 Về kinh tế 23

1.2.4.2 Về tài nguyên 25

1.2.4.2 Về cơ sở hạ tầng 26

1.2.4.3 Về chính sách 26

1.2.5 Những bài học kinh nghiệm về thu hút FDI 27

1.2.5.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh thành 27

1.2.5.2 Những bài học kinh nghiệm cho Thừa Thiên Huế 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2014 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) ĐẾN TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA TỈNH 31

2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế 31

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 31

2.1.1.1 Vị trí địa lý 31

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình 31

2.1.1.3 Khí hậu 32

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 32

2.1.2.1 Trình độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải 32

2.1.2.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế 33

2.1.2.3 Dân số và lao động 35

2.2 Kết quả hoạt động thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 36

2.2.1 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu thu hút FDI 36

2.2.1.1 Tỷ lệ vốn thực hiện / vốn đăng ký 36

2.2.1.2 Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư 38

2.2.1.3 Cơ cấu FDI theo ngành và lĩnh vực 39

Trang 5

2.2.1.4 Cơ cấu FDI theo địa bàn đầu tư 40

2.2.1.5 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư 41

2.3 Đặc điểm của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế 42

2.4 Đánh giá tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế 47

2.5 Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Thừa Thiên - Huế trong những năm qua 49

2.5.1 Xếp hạng của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thừa Thiên - Huế trong những năm qua 49

2.5.1.1 Xếp hạng chung 49

2.5.1.2 Các chỉ số thành phần 51

2.5.2 So sánh chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thừa Thiên Huế so với các tỉnh , thành phố khác trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ 54

2.6 Tác động của PCI đến tình hình thu hút FDI của tỉnh Thừa Thiên Huế 59

2.6.1 Xây dựng mô hình 59

2.6.2 Kiểm định tương quan các biến độc lập 60

2.6.3 Kết quả ước lượng mô hình 61

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRONG THỜI GIAN TỚI 63

3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 63

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 63

3.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể 63

3.2 Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 63

3.2.1 Mục tiêu 63

3.2.1.1 Mục tiêu tổng quát: 63

3.2.1.2 Mục tiêu chủ yếu: 64

3.2.1.3 Chỉ tiêu cụ thể: 64

3.2.2 Nhiệm vụ 64

3.3 Một số giải pháp thu hút FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế 71

3.3.1 Giải pháp về quy hoạch 71

3.3.2 Giải pháp về xúc tiến đầu tư 71

Trang 6

3.3.3 Giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư 72

3.3.4 Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư bao gồm các chính sách tài chính 72

3.3.5 Giải pháp về pháp luật, chính sách 72

3.3.5.1 Luật pháp 72

3.3.5.2 Chính sách đất đai 73

3.3.5.3 Chính sách về Lao động 73

3.3.6 Một số giải pháp khác 73

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

1.Kết luận 74

2.Kiến nghị 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BCC Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

BOT Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao

BTO Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GCNQS Giấy chứng nhận quyền sử dụng

ICT Công nghệ thông tin và truyền thông

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

KCN Khu công nghiệp

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

UBND Ủy ban nhân dân

VCCI Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam

VĐK Vốn đăng ký

VTH Vốn thực hiện

WTO Tổ chức thương mại thế giới

UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

Trang 8

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Biểu đồ 2.1: Số doanh nghiệp FDI thực tế đang hoạt động SXKD tính đến 31/12

hằng năm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2014 43

Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2014 43

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp 45

Biểu đồ 2.4: Xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2014 .50

Biểu đồ 2.5: Kết quả xếp hạng chỉ số PCI năm 2015 – Vùng duyên hải Miền Trung .54

Biểu đồ 2.6: Chỉ số gia nhập thị trường của 5 tỉnh, thành phố qua các năm 56

Biểu đồ 2.7: Chỉ tiếp cận đất đai của 5 tỉnh, thành phố qua các năm 57

Biểu đồ 2.8: Chỉ số minh bạch của 5 tỉnh, thành phố qua các năm 58

Biểu đồ 2.9: Mối tương quan giữa FDITH, PCI, và chỉ số GNTT của tỉnh giai đoạn 2006 - 2014 62

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 : Điểm số, vị trí xếp hạng PCI Đà Nẵng qua các năm 9

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 -2014 phân theo loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế 33

Bảng 2.2 : Cơ cấu GDP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006- 2014 phân theo loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế 33

Bảng 2.3: Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 -2014 34

Bảng 2.4 : Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2014 phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc Tỉnh 35

Bảng 2.5: Lao động của tỉnh Thừa Thiên Huế 35

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu thực hiện vốn FDI giai đoạn 1988 - 2014 36

Bảng 2.7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác đầu tư 38

Bảng 2.8 : Đầu tư nước ngoài phân theo ngành và lĩnh vực 39

Bảng 2.9: Đầu tư nước ngoài phân theo địa bàn đầu tư 40

Bảng 2.10: Đầu tư nước ngoài phân theo hình thức đầu tư 41

Bảng 2.11: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp 44

Bảng 2.12 : Vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp 46

Bảng 2.13: Vốn sản xuất trung bình của mỗi doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp 46

Bảng 2.14: Đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 47

Bảng 2.15 : Bảng xếp hạng PCI của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2014 50

Bảng 2.16:Vị trí PCI và các chỉ số thành phần của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010 51

Bảng 2.17: Vị trí PCI và các chỉ số thành phần của tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2011 - 2014 52

Bảng 2.18: Chỉ số PCI của 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ 55

Bảng 2.19: Tóm tắt thống kê mô tả các biến 60

Bảng 2.20: Bảng tương quan các biến độc lập 60

Bảng 2.21: Kết quả ước lượng mô hình 61

Trang 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Qua quá trình nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, đề tài: “Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2006 - 2014”, đã

khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến việcphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế Bên cạnh đó, đề tài cũngnghiên cứu tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến tình hình thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế để từ đó đưa ranhững giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cáchtốt nhất

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút FDI của tỉnh

Thừa Thiên - Huế, xem xét tác động của chỉ số PCI đến tình hình thu hút vốn FDIcủa tỉnh, đề tài đánh giá tầm quan trọng của chính sách và thể chế đến khả năng thuhút FDI và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện năng lực thu hút FDI của tỉnh Cụthể hơn, là làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm của chỉ số PCI và vốn FDI, phân tích,đánh giá tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, cuối cùng xemxét tác động của hệ số PCI nghĩa là sự thay đổi của PCI tác động như thế nào đếnFDI

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu phục vụ đề tài là số liệu sơ cấp

thu thập từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế Mô hình hồi quy đơngiản được sử dụng để xem mối liên hệ giữa chỉ số PCI và tình thu hút vốn FDI trênđịa bàn Tỉnh Thừa Thiên - Huế Ngoài ra, đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê

mô tả và so sánh để làm rõ nội dung nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đạt được: Đề tài đã đưa ra được các lý luận cơ bản về

nguồn vốn FDI như khái niệm, đặc điểm, mục tiêu và phân loại; đưa ra những lýluận cơ bản về tầm quan trọng của nguồn vốn FDI đối với tỉnh Thừa Thiên - Huếnói riêng và của cả nước nói chung, khái quát tình hình thu hút vốn FDI trên địa bànTỉnh giai đoạn 2006 - 2014, cũng như tác động của vốn FDI đến tình hình phát triểnkinh tế - xã hội của Tỉnh

Trang 11

Ngoài ra, đề tài còn cho chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về chỉ số năng lựccạnh tranh cấp Tỉnh (PCI), bằng cách so sánh giữa các địa phương với nhau, chỉ sốPCI giúp lượng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn điều hành kinh tế tốt đối vớithu hút đầu tư và tăng trưởng Nghiên cứu chỉ ra được mối liên hệ giữa chỉ số PCI

và tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh TT - Huế Mối liên hệ này đặc biệt quantrọng vì nó cho thấy các chính sách và sáng kiến thân thiện với doanh nghiệpkhuyến khích họ hoạt động theo hướng đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp,người lao động và cộng đồng thông qua tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cảnền kinh tế Qua quá trình nghiên cứu, đề tài cũng đã đưa ra những giải pháp kiếnnghị nhằm cải thiện chỉ số PCI và tình hình thu hút vốn FDI vào Tỉnh TT - Huế

Trang 12

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải huy động và sửdụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực như: lao động, vốn, khoa học - côngnghệ,… cho đầu tư phát triển Trong các nguồn lực đó, vốn là một trong những yếu

tố quan trọng nhất, tác động mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư phát triển Vốn là chìakhóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH -HĐH) đất nước Trong khi tích lũy nội bộ của nền kinh tế nước ta còn thấp, thì việcthu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) là điều kiện cần thiết để đẩy nhanh sự nghiệp CNH - HĐH đấtnước

Kể từ khi ban hành và có hiệu lực Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm

1987 đến nay, FDI đã góp phần đáng kể vào bổ sung nguồn vốn, chuyển giao côngnghệ, tăng xuất khẩu và giải quyết việc làm, trở thành nhân tố quan trọng trong pháttriển kinh tế - xã hội đất nước Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khuvực Châu Á năm 1997 - 1998 đã khiến cho lượng vốn FDI vào nước ta bị suy giảmmạnh, nhưng thời gian gần đây, lượng vốn này có xu hướng gia tăng Theo báo cáomới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài năm 2008, sau 2 năm gia nhập tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) Việt Nam đã đạt kỷ lục trong thu hút vốn đầu tư nướcngoài kể từ trước tới nay với 64 tỷ USD vốn đăng kí, gấp 3 lần so với năm 2007.Điều này chứng tỏ có một sự chuyển biến đáng kể trong tâm lý các nhà đầu tư nướcngoài về tiềm năng và môi trường đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Tuy nhiên, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố với những đặc thù khác nhau, do

đó lượng vốn FDI phân bổ vào các địa phương không đều Chính quyền tỉnh có vaitrò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương do quátrình phân cấp ngày càng sâu, thực chất hơn Nhiều địa phương đã thành công trongviệc thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp dù có điều kiện ban đầu là kém hấpdẫn Thành công đó đã khiến các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nướcquan tâm đến vai trò của cấp tỉnh, mà cụ thể hơn là cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam.Mục tiêu xếp hạng chỉ số năng lực canh tranh (PCI) của các tỉnh nhằm: (1) lý giải

Trang 13

nguyên nhân cùng một nước, một số tỉnh có sự phát triển năng động của khu vực tưnhân, tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế hơn tỉnh khác; (2) hướng chính quyềnđịa phương cải thiện, đổi mới điều hành của mình dựa vào những thực tiễn tốt nhấtcủa các tỉnh khác nhằm nâng cao vị thế và PCI của mỗi địa phương Chỉ số cạnhtranh cấp tỉnh chính là một trong những chỉ số phản ánh môi trường đầu tư, đặc biệt

là về mặt thể chế, một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thừa Thiên - Huế có điều kiện để thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực có lợithế để bổ sung nguồn vốn còn thiếu cho đầu tư phát triển kinh tế Ủy ban nhân dânTỉnh đã ban hành một số chính sách đặc biệt trong thời gian gần đây và đã tích cực

tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút trong và ngoài nước Nhiều dự án đầu tưtrực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư đi vào hoạt động Nhiều dự ánmới cấp phép đầu tư đang từng bước triển khai thực hiện Hơn nữa kết quả đánh giáPCI cho thấy Thừa Thiên - Huế là địa phương có PCI cao (đứng thứ 2 sau Đà Nẵngnăm 2013) Thừa Thiên - Huế đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu quantrọng Hệ thống đô thị phát triển nhanh, đúng theo quy hoạch; hạ tầng được đầu tưđồng bộ, kinh tế giữ được mức tăng trưởng khá Tổng sản phẩm trong tỉnh bìnhquân đầu người đến năm 2014 đạt 40.449.761 triệu đồng Thu ngân sách Nhà nướctăng bình quân 12,1%/năm, đạt 4.700 tỷ đồng Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịchđúng hướng Năm 2014, năng lực cạnh tranh (PCI) của Tỉnh xếp hạng 13/63 trongbảng tổng sắp, giảm 11 bậc so năm 2013 Từ đó đặt ra vấn đề cần nghiên cứu lànâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh có thể cải thiện được tình hình thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được hay không? Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, em quyết định chọn đề tài

“Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến tình hình thu hút vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2006 - 2014”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút FDI của tỉnh Thừa Thiên - Huế, xemxét tác động của chỉ số PCI đến thu hút vốn FDI của tỉnh, đề tài đánh giá tầm quan

Trang 14

trọng của chính sách và thể chế đến khả năng thu hút FDI và đưa ra các giải phápnhằm cải thiện năng lực thu hút FDI của tỉnh.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm của chỉ số PCI và vốn FDI

- Phân tích, đánh giá tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế

- Sử dụng mô hình kinh tế lượng để xem xét tác động của hệ số PCI đến tình hìnhthu hút vốn FDI của Tỉnh Nếu hệ số PCI không tác động đến FDI nghĩa là sự thay đổicủa PCI có thể chưa đủ mạnh để tác động đến PCI và tỉnh nên ưu tiên cải thiện các yếu

tố khác của môi trường đầu tư trong ngắn hạn hơn là chỉ số PCI như thị trường, laođộng,…

- Đề xuất các giải pháp thu hút nguồn vốn FDI

3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu về thực trạng thu hút FDI của tỉnh Thừa Thiên - Huế

- Tập trung nghiên cứu tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đếntình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế

- Nghiên cứu các giải pháp thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh

4 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Từ năm 2006- 2014

- Không gian: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, tổng hợp, phân tích từ giáo trình,internet và các tài liệu khác liên quan đến đề tài nghiên cứu (mục tiêu, chính sáchcủa Tỉnh về thu hút FDI)

- Phương pháp xử lý số liệu: xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft, sử dụng

mô hình kinh tế lượng nhằm nghiên cứu về mặt lượng của các vấn đề hay các quan

hệ kinh tế, xem xét tác động của hệ số PCI đến tình hình thu hút vốn FDI của Tỉnh.Trên cơ sở đó đề xuất ra các giải pháp để thực hiện chính sách kinh tế

- Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phântích so sánh, đối chiếu, khái quát hóa, thống kê… Trên cơ sở sử dụng số liệu thống

kê thứ cấp tư liệu tư các nguồn liệu như các báo cáo của Sở Kế Hoạch và Đầu tưtỉnh Thừa Thiên - Huế để phân tích, đánh giá, rút ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu

Trang 15

6 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tham khảo, từ viết tắtkhóa luận được chia làm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Chương 2: Thực trạng thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế trong

giai đoạn 2006 - 2014 và tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đếntình hình thu hút FDI của tỉnh

Chương 3: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời

gian tới

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

1.1.Lý luận về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

1.1.1.Khái niệm về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

hỗ trợ liên quan Ngoài ra, các cơ hội cũng có vai trò ảnh hưởng nhất định lên cácnhân tố trong mô hình, chẳng hạn như là sự phát triển khoa học công nghệ thế giới,

cơ chế chính sách của Trung ương, quan hệ đối ngoại của các địa phương khác đốivới tỉnh

Việc xếp hạng NLCT cấp tỉnh thực chất là so sánh sức hấp dẫn của môi trườngđầu tư của tỉnh, qua đó đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của chính quyềncấp tỉnh trong việc bảo đảm các điều kiện thu hút đầu tư, từ đó tạo áp lực thúc đẩyđổi mới (cạnh tranh nhau đổi mới) hoạt động chính quyền cấp tỉnh trong đảm bảođiều kiện đầu tư Do vậy, một tỉnh có NLCT cao thể hiện sự hấp dẫn trong thu hútđầu tư, kinh doanh với các DN, nhà đầu tư

Trang 17

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của ProvincialCompetitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành củaViệt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuậnlợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh

Hằng năm, thông qua Chỉ số năng lực cạnh tranh được công bố, mỗi tỉnhthành được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp và phân thành nhóm Có 6 nhóm :rất tốt, tốt, khá, trung bình, tương đối thấp và thấp

Việc phân thành các nhóm có ý nghĩa quan trọng hơn so với xếp hạng riêngbiệt từng tỉnh Khoảng cách giữa các nhóm thứ hạng là từ 1/2 điểm trở lên Khi thayđổi cách gán trọng số khác nhau thì thành phần của từng nhóm vẫn khá ổn định vàkhông có tình trạng một tỉnh từ nhóm này có thể nhảy sang nhóm khác, vì thế sửdụng nhóm để phân tích kết quả sẽ có ý nghĩa hơn so với việc lệ thuộc vào từng sốthập phân của điểm số để phân tích

Qua các năm, những tỉnh được “nâng bậc” và “ giữ bậc” trong vị trí xếp thứhạng cho thấy những biện pháp đã thực thi để cải thiện môi trường kinh doanh củachính quyền địa phương đã phát huy tác dụng tốt hay chưa tốt Chính quyền củanhững tỉnh bị “tụt bậc” cần phải đánh giá lại phương thức hoạt động của mình, đồngthời có sự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ những tỉnh bạn bởi “thực chất PCI làchỉ số đánh giá về năng lực điều hành của lãnh đạo cấp tỉnh với kinh tế tư nhân chứkhông chỉ bao quát về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”

Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất Đo lường về hai khíacạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: việc tiếp cận đất đai có dễdàng không và doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi cóđược mặt bằng kinh doanh hay không

Trang 18

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: Đo lường khả năng tiếp cận các kếhoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bảnnày, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp vàkhả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức

độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: Đo lường thờigian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độthường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quanNhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra

Chi phí không chính thức: Đo lường các khoản chi phí không chính thức

mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức nàygây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phíkhông chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộNhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không

Cạnh tranh bình đẳng - Chỉ số thành phần mới: Đo lường sự bình đẳng khilàm việc với các doanh nghiệp

Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: Đo lường tính sáng tạo,sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũngnhư trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân,đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính sáchphát triển kinh tế tư nhân, dùng để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khuvực tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật chodoanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển các khu/cụm côngnghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp

Đào tạo lao động: Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đàotạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địaphương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm

Trang 19

Thiết chế pháp lý: Đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệthống tòa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệpxem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thểkhiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương.

1.1.3 Phương pháp xây dựng PCI

Việc xếp hạng PCI hiện nay được thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Thu thập số liệu (chủ yếu là điều tra, lấy ý kiến của các doanh nghiệptrên diện rộng, đồng thời sử dụng các nguồn số liệu đã được công bố chính thức).Bước 2: Xử lý dữ liệu để xây dựng các chỉ số thành phần

Bước 3: Xây dựng chỉ số tổng hợp

Phương pháp xây dựng PCI gồm các nội dung sau: (1) chuẩn hóa điểm số từthực tiễn điều hành kinh tế; (2) để so sánh các tỉnh trên cở sở bình đẳng, PCI tậptrung vào chất lượng điều hành kinh tế và loại bỏ những yếu tố điều kiện truyềnthống; (3) bằng cách so sánh đối chiếu thực tiễn giữa các thực tế điều hành tốt vớikết quả phát triển kinh tế, PCI lượng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn đối vớithu hút đầu tư và tăng trưởng Một tỉnh được đánh giá xếp hạng PCI cao khi thựchiện tốt 10 chỉ số thành phần trong PCI đã nêu trên

1.1.4 Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của một số tỉnh về nâng cao PCI

1.1.4.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh thành

Thành phố Đà Nẵng

Đối với thành phố Đà Nẵng, ngay từ những năm đầu tiên tham gia PCI, môitrường đầu tư kinh doanh cũng đã được cộng đồng doanh nghiệp thành phố đánhgiá khá tốt Với việc dẫn đầu PCI 2014 của cả nước, Đà Nẵng đã có 5 lần vô địch, 3lần á quân qua 10 lần xếp hạng PCI từ năm 2006 đến nay, thể hiện rõ đẳng cấp củathành phố trong cuộc đua nâng cao năng lực cạnh tranh Và điểm then chốt để ĐàNẵng đạt thứ hạng cao và sự tin cậy của cộng đồng DN chính là sự cầu thị và tínhnhất quán trong hoạt động của các cơ quan chính quyền

Bảng 1.1 : Điểm số, vị trí xếp hạng PCI Đà Nẵng qua các năm

Năm Điểm số PCI (/100) Vị trí (/63) Nhóm xếp hạng

Trang 20

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Đà Nẵng là một thành phố trẻ, đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát triểncho Khu kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng trong những nămqua đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển kinh tế - xã hội, là một điểmđến thu hút đầu tư của khu vực miền Trung Việt Nam

Với vị trí địa lý chiến lược nằm giữa quốc lộ 1A và đường sắt quốc gia nốiliền Bắc - Nam, Đà Nẵng là cửa ngõ phía đông của tuyến Hành lang Kinh tế Đông -Tây (EWEC) nối liền từ Myanmar qua Thái Lan, Lào và Việt Nam, và là trung tâmcủa “Con đường di sản Thế giới” dọc bờ biển miền Trung Vị trí này tạo lợi thếquan trọng cho Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các nước, tạo động lực đểthành phố trở thành trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Trong những năm qua, thành phố đã tập trung đầu tư và phát triển đồng bộ cơ

sở hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội Cảng Đà Nẵng cảng biển nước sâu lớn nhất khu vực - là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụlogistics của miền Trung Việt Nam và Hành lang Kinh tế Đông Tây, và cũng làđiểm đến lý tưởng cho các tàu du lịch Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong bacảng hàng không lớn nhất Việt Nam với 100 chuyến bay nội địa và quốc tế hạ cấtcánh và trung chuyển trên 10.000 hành khách mỗi ngày Bên cạnh đó, hệ thống giaothông đường bộ trong thành phố không ngừng mở rộng và xây mới, góp phần xâydựng diện mạo đô thị khang trang và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tại Đà Nẵng.Thành phố đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệpđầu tư vào hai khu này như ưu đãi về hạ tầng cơ sở, mặt bằng, giá thuê và mua đất,

-ưu đãi thuế và các thủ tục hành chính

Bên cạnh cơ sở hạ tầng “cứng” có sẵn, hạ tầng “mềm” cũng là một thế mạnhcạnh tranh của Đà Nẵng so với các tỉnh, thành khác trên cả nước Thành phố cónguồn nhân lực dồi dào, năng động, được đào tạo bài bản và hiện đang chú trọng

Trang 21

phát triển đội ngũ lập trình viên, kỹ thuật viên có tay nghề và kỹ năng cao Đến năm

2015, tổng số kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin, kỹ sư điện tử viễn thông, lậptrình viên được đào tạo đạt 5.000 - 7.000 người mỗi năm Lực lượng nhân lực cótrình độ và được đào tạo với chất lượng cao của thành phố luôn đáp ứng nhu cầucủa các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng

Với chính sách cởi mở, thông thoáng và hỗ trợ thiết thực, coi lợi ích và thànhcông của nhà đầu tư là lợi ích và thành công của chính mình, thành phố Đà Nẵngkhông ngừng cải tiến các thủ tục hành chính với hình thức một cửa điện tử đã vàđang hỗ trợ tốt các nhà đầu tư trước, trong và sau khi dự án được đăng ký và cấpphép triển khai Thành phố cũng kiên quyết thu hồi đất của các dự án không có khảnăng triển khai theo Luật định, từ đó tạo ra “Quỹ đất sạch”, giúp các nhà đầu tưnước ngoài có đủ năng lực có nhiều cơ hội thuận lợi để thực hiện các dự án tại ĐàNẵng Ngoài ra, Đà Nẵng cũng được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn với tiềm năngtăng trưởng nhanh chóng, dân số trẻ, môi trường đầu tư thuận lợi, cùng với chi phíthấp và tốc độ đô thị hóa cao

Mặt khác, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có những cải cách, thay đổi,điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra một môi trường công khai minh bạch thật sự, tạothuận lợi tối đa để doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động và phát triển Trong năm

2014, nhằm cải thiện tính minh bạch trong tiếp cận thông tin (là một trong các chỉ

số thành phần của PCI), Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn NgọcTuấn đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng DN "nói không với chi phí phi chính thức", tựtrang bị các kỹ năng khai thác thông tin và đối phó với các hành vi, biểu hiện thiếuminh bạch trong giao dịch thủ tục hành chính, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa

DN và cơ quan nhà nước

Lãnh đạo Đà Nẵng đã quyết định chọn năm 2014 là “Năm doanh nghiệp”, chủđộng tích cực tổ chức gặp gỡ, đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN; đồngthời, chỉ đạo làm tốt cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan,đăng ký doanh nghiệp Thành phố quyết định thu hồi diện tích đất của DN chưatriển khai để giao lại cho các DN khác có nhu cầu Đà Nẵng đã sử dụng Quỹ Đầu tưphát triển để hỗ trợ DN gặp khó khăn về vốn với lãi suất thấp

Trang 22

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng tạo ra liên kết giữa các DN thông qua kết nối cungcầu, để các DN đến với nhau, tiêu thụ sản phẩm của nhau Bên cạnh đó, dịch vụcông của Đà Nẵng cũng được cải tiến mạnh mẽ Trên Cổng Thông tin điện tử Thànhphố và các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn thường xuyên đưa thông tincông khai, minh bạch về các chủ trương chính sách, cũng như quyền lợi của DN khitham gia các sự kiện, công việc của Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực dồi dào và được đào tạo cơ bản cũng là một lợithế của Đà Nẵng trong thu hút đầu tư Lực lượng lao động của Đà Nẵng chiếm gần50% dân số thành phố Hàng năm hệ thống các trường đại học, trung học chuyênnghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyênmôn kỹ thuật và tay nghề đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho thànhphố mà còn cho cả khu vực miền Trung

Tỉnh Thanh Hóa

Mặc dù trong bảng xếp hạng PCI năm 2014 Thanh Hóa chỉ đứng vị thứ 12/63tỉnh thành trong cả nước Tuy nhiên, nhìn chung giai đoạn 2005 - 2013, tỉnh ThanhHoá cũng đã có bước tiến triển dài, nổi bật nhất là năm 2013, chỉ số PCI của ThanhHóa đạt 61,59 điểm, xếp thứ 8/63 tỉnh, thành trong cả nước Nếu so với năm 2012,chỉ số này của tỉnh đã tăng 36 bậc, từ vị trí 44 lên vị trí 8

Thành công đó có được là do Tỉnh đã có nhiều thành công trong lĩnh vực thuhút đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp tạo ra thời cơ, vận hội mới, nângcao vị thế của tỉnh so với các tỉnh trong khu vực và cả nước Bên cạnh đó, ThanhHóa được đánh giá là địa phương có chất lượng điều hành tốt, với chi phí gia nhậpthị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinhdoanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp;thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanhchóng; môi trường cạnh tranh bình đẳng; lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo tronggiải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chấtlượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt

Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trícửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường

Trang 23

sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biểnnước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, vớicác vùng trong tỉnh và đi quốc tế Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng vàđang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn

và khách du lịch

Với lợi thế có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó Khu kinh tế NghiSơn là một trong những khu kinh tế trọng điểm của cả nước cũng là cơ hội để tỉnhđẩy mạnh phát triển kinh tế Bên cạnh đó, tỉnh còn phát triển mạnh các loại hìnhdịch vụ, nhất là các dịch vụ cảng biển, vận tải, kho bãi, đưa Thanh Hóa trở thànhmột trong những trọng điểm về vận tải - cảng biển của khu vực Bắc Trung Bộ

Dịch vụ có bước phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên Môi trường đầu

tư kinh doanh được cải thiện, huy động được nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển.Các thành phần kinh tế đều có bước phát triển, kinh tế tư nhân và khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởngkinh tế của tỉnh Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông đượctăng cường, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của tỉnh

Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Thanh Hóa cũng đã nổ lực không ngừng trongviệc cải cách hành chính như áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thôngvào công tác hành chính một cách nhuần nhuyễn, góp phần làm tăng số lượng thủtục hành chính đưa vào thực hiện ngày một nhiều hơn; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúnghẹn cao Nổi bật, có một số đơn vị như Thành phố Thanh Hóa, UBND huyện YênĐịnh, UBND huyện Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn đã triển khai thực hiện giải quyết thủtục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo mô hình một cửa liên thông hiện đại

Ngoài ra, nhằm đáp ứng nguyện vọng của các doanh nghiệp, tỉnh đã tổ chứcmột số cuộc tiếp xúc để doanh nghiệp có ý kiến phản ánh, kiến nghị về các quy địnhhành chính đến phản ánh trực tiếp

Trong công tác xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức,tỉnh đã chỉ đạo toàn bộ các đơn vị trong tỉnh tích cực tham gia Các sở, ngành, địaphương tổ chức thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho cán bộ, công chức; bồi dưỡng Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã;bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ chính quyền cơ sở; bồi dưỡng bí thư chi bộ,

Trang 24

trưởng thôn, bản, phố các huyện miền núi,… Ngành xây dựng chú trọng xây dựng

và hoàn thiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng vàphát triển đô thị đối với các công chức lãnh đạo, chuyên môn quản lý đô thị các cấpcủa tỉnh, giai đoạn 2010 - 2015”; ngành thông tin truyền thông xây dựng kế hoạchtriển khai dự án “Tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở trênđịa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2011”; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lýđầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; ngành ngoại vụ triển khai thực hiện kế hoạchbồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại, ngoại ngữ và biên phiên dịch cho công chức làmcông tác ngoại vụ của tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015,

1.1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế

Qua những kinh nghiệm thành công cũng như hạn chế của một số tỉnh có thứhạng PCI cao, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm thực tế cho tỉnh Thừa ThiênHuế như sau:

Một là, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo cáp ủy, chính quyền và đội ngũ cán

bộ, công chức trong xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi Xây dựng vànâng cao nhận thức, trách nhiệm và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất làcán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các cơ quan đơn vị; đảm bảo tiêu chuẩn về trình

độ, năng lực và phẩm chất, nắm vững các quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực phụtrách, đặc biệt là quy định, quy trình, thủ tục giải quyết công việc để vận dụng sángtạo, linh hoat vào điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị; chủ động đề xuất các cơchế, chính sách và giải pháp tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi trên địabàn

Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyếtcác yêu cầu, kiến nghị của doanh nghiệp; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổ chức gặp

gỡ, trao đổi và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị củadoanh nghiệp

Hai là, đẩy mạnh cải cách hành chính gắn công khai minh bạch hóa thông tincho doanh nghiệp

Triền khai thực hiện có hiệu quả các quy trình thủ tục hành chính đã ban hành;nâng cao năng lực quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ hành chính công củachính quyền các cấp Rà soát, cải tiến bộ thủ tục hành chính phù hợp theo từng lĩnh

Trang 25

vực cụ thể theo hướng đơn giản hóa; rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục về đấtđai cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Công khai, minh bạch hóa thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp; tạo điều kiệnthuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận thông tin để hiểu rõ thêm các chiếnlược, định hướng và kế hoạch đầu tư phát triển của tỉnh; công khai quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, các dự án,danh mục kêu gọi đầu tư; công khai minh bạch các chính sách ưu đãi đầu tư, khoảnphí, lệ phí ; tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc tiếp cận và áp dụngcác chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh

Ba là, nâng cao chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp.Thực hiện đối xử bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế trong tiếp cận các dịch vụ sản xuất, kinh doanh, các chính sách,chương trình hỗ trợ của địa phương

Đảm bảo khả năng cung cấp ổn định và nâng cao chất lượng các dịch vụ điện,nước, viễn thông, tín dụng, ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh củacác tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tăng cường chất lượng và hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp về dịch vụcung cấp thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác, xúc tiến đầu tư thương mại thôngqua các chương trình xúc tiến đầu tư thương mại, tham gia hội chợ, triển lãm, các

ấn phẩm cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp Thực hiện tốt việc cung cấp

và chuyển giao các dịch vụ khoa học, công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp trong việcxây dựng thương hiệu, sở hữu công nghiệp, trí tuệ, quãng bá sản phẩm, đào tạo kiếnthức cơ bản về công nghệ thông tin, truyền thông, dịch vụ trực tuyến, xây dựngwebsite, khai thác mạng thông tin và internet

Phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, các hội ngành nghề trong hỗtrợ, liên kết sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án đầu tư

Bốn là, tăng cường và đẩy mạnh phát huy những tiềm năng, lợi thế so sánhcủa tỉnh qua việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch - dịch vụ, cácngành khai thác và chế biến để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương nóiriêng và của cả nước nói chung

1.2 Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 26

1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tưdài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sởsản xuất, kinh doanh Cá nhân hay tổ chức nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ

sở sản xuất kinh doanh này

- Theo Quỹ tiền tệ IMF (1993): FDI là hình thức đầu tư quốc tế phản ánh mụctiêu của một thực thể cư trú tại một nền kinh tế nhằm có được lợi ích lâu dài trongmột doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế khác Lợi ích lâu dài có nghĩa là khitiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư thường đặt ra các mục tiêu lợiích dài hạn.Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải tồn tại mối quan hệ dài hạn giữanhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp đồng thời có một mức độảnh hưởng đáng kể với việc quản lý doanh nghiệp

- Theo OECD (1996): FDI phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại mộtnền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) muốn có lợi ích lâu dài trong một thực thể cư trútại một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp).Lợi ích lâu dài có nghĩa là mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanhnghiệp nhận đầu tư trực tiếp đồng thời có một mức độ ảnh hưởng đáng kể với việcquản lý doanh nghiệp đó

Trang 27

1.2.2 Bản chất , đặc điểm, vai trò của FDI

1.2.2.1 Bản chất của FDI

Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và mộtbên khác là nước nhận đầu tư

- Đối với nhà đầu tư:

Lợi nhuận là yếu tố cơ bản nhất thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển vốn của mìnhđầu tư vào nước khác Hay nói cách khác, việc tìm kiếm, theo đuổi lợi nhuận caohơn và bảo toàn độc quyền hay lợi thế cạnh tranh là bản chất, là động cơ, là mụctiêu cơ bản xuyên suốt của các nhà đầu tư Đầu tư ra nước ngoài là phương thức giảiquyết có hiệu quả Đây là loại hình mà bản thân nó rất có khả năng để thực hiệnviệc kéo dài “chu kỳ tuổi thọ sản phẩm”, “chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” mà vẫn giữđược độc quyền kỹ thuật, dễ dàng xâm nhập thị trường nước ngoài mà không bị cảntrở bởi các rào chắn Ngoài ra nhà đầu tư nước ngoài còn tối đa hóa lợi nhuận thôngqua khai thác được tài nguyên thiên nhiên cũng như giá nhân công rẻ của nước nhậnđầu tư

- Đối với các nước nhận đầu tư:

+ Các nước đang phát triển: Đây là những nước đang có một số lợi thế mà nóchưa có hoặc không có điều kiện để khai thác Các nước nhận đầu tư thuộc loại nàythường là các nước có nguồn tài nguyên tương đối phong phú, có nguồn lao độngdồi dào và giá nhân công rẻ, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu công nghệ tiên tiến và ít

có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao,…

+ Các nước phát triển: Đây là các nước có tiềm lực kinh tế cao, phần lớn lànhững nước có vốn đầu tư ra nước ngoài Các nước này có đặc điểm là có cơ sở hạtầng tốt, họ đã và đang tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc

tế hoặc là thành viên của các tổ chức kinh tế hoặc các tập đoàn kinh tế lớn Họ nhậnđầu tư trong mối liên kết để giữ quyền chi phối kinh tế thế giới

Nói chung, đối với nước tiếp nhận đầu tư, cho dù ở trình độ phát triển cao haythấp, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dù là do thực hiện tốt các chính sách thuhút hay do các nhà đầu tư tự tìm đến, thì đầu tư nước ngoài thường có sự đóng gópnhất định đối với sự phát triển kinh tế Ở những mức độ khác nhau, đầu tư trực tiếpnước ngoài đóng vai trò là nguồn vốn bổ sung là điều kiện quyết định (thậm chí

Trang 28

quyết định) sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực của một số lĩnh vực sản xuấtkinh doanh, hay một số ngành nghề, hoặc là những yếu tố xúc tác phát huy các tiềmnăng nội tạng của nước nhận đầu tư một cách mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.

Mặc dù hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận, còn những ý kiến khác nhau về vaitrò, về mặt tích cực, tiêu cực,… của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếpnhận đầu tư, nhưng chỉ điểm qua nhu cầu, qua trào lưu cạnh tranh thu hút cũng đủcho ta khẳng định rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đối với các nước nhậnđầu tư có tác dụng tích cực là chủ yếu Đa phần các dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài, khi thực hiện đều đưa lại lợi ích cho nước nhận đầu tư Đối với nhiều nước,đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đóng vai trò là điều kiện, là cơ hội, là cửa ngõgiúp thoát khỏi tình trạng của một nước nghèo, bước vào quỹ đạo của sự phát triển

và thực hiện công nghiệp hóa

1.2.2.2 Đặc điểm của FDI

- Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu làtìm kiếm lợi nhuận Các nước nhận đầu tư đặc biệt là các nước đang phát triển cầnlưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành langpháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụcác mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉphục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư

- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốnpháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giànhquyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Luật các nướcthường không quy định giống nhau về vấn đề này

- Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy địnhquyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chiatheo tỷ lệ này

- Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứkhông phải là lợi tức

- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịutrách nhiệm về lỗ lãi Nhà đầu tư được quyền lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức

Trang 29

đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tựđưa ra quyết định có lợi nhất cho họ.

- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tưthông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuậttiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý

1.2.2.3 Vai trò của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội

Đối với nước chủ đầu tư

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Phần lớn các nước này là các nước côngnghiệp phát triển và hiện nay là một số các nước công nghiệp mới NICs Ở nhữngnước này, trình độ phát triển đã đạt tới mức khá cao làm cho các nhân tố sản xuấttheo chiều rộng ngày càng mất đi ý nghĩa ban đầu kèm theo là hiện tượng thừatương đối nguồn vốn trong nước Bằng cách đầu tư ra nước ngoài họ đã sử dụngnhững lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sảnphẩm Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để có thể khắc phục được tình trạng tỷ suấtlợi nhuận đang có xu hướng giảm dần

- Kéo dài vòng đời sản phẩm: Theo thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, thông quaFDI, các nước chủ đầu tư đã di chuyển một bộ phận sản xuất công nghiệp phần lớn làmáy móc ở giai đoạn lão hóa hoặc có nguy cơ bị khấu hao vô hình nhanh (trong xuhướng phát triển và đổi mới công nghệ, sản phẩm ngày càng rút ngắn) sang các nướckém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm, hoặc

để mau khấu hao, cũng như để tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn và tăng thêm lợinhuận

- Khai thác nguồn nguyên liệu ở nước tiếp nhận đầu tư: FDI sẽ tạo cơ hội chocác nước này mở rộng và ổn định thị trường, cung cấp nguồn nguyên liệu với giákhống chế thông qua đầu tư vào các ngành, khai thác tài nguyên thiên nhiên của cácnước tiếp nhận đầu tư là các nước chậm và đang phát triển

- Tạo thế và lực trên trường quốc tế: FDI giúp các nước chủ đầu tư tăng thêmsức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế Thông qua xâydựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (nhất là các địa bàn cógiá trị “đầu cầu” để thâm nhập, mở rộng thị trường có triển vọng), các cước chủ đầu

tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các

Trang 30

nước, cũng như có thể thông qua ảnh hưởng về kinh tế để tác động chi phối đờisống chính trị nước chủ nhà, có lợi cho nước đầu tư.

Đối với nước nhận đầu tư

Một là, FDI bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển Trong giai đoạn đầu pháttriển kinh tế, các nước đang phát triển đều bị thiếu vốn đầu tư do tích lũy nội bộthấp hoặc không có tích lũy nên rất cần vốn từ bên ngoài bổ sung cho vốn đầu tưphát triển Loại hình FDI không quy định mức đầu tư vốn tối đa mà chỉ quy địnhmức tối thiểu do vậy cho phép các nước sở tại khai thác được nguồn vốn bên ngoài,làm tăng thêm nguồn lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế

Hai là, FDI sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Theo mô hình củaNUSKSE, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ góp phần phá vỡ cái “vòng luẩn quẩn” củacác nước đang phát triển Bởi chính cái vòng luẩn quẩn đó dã làm hạn chế quy môđầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện nền khoa học kỹ thuật cũng như lựclượng sản xuất trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ Đồng thời qua đó cho chúng

ta thấy chỉ có “mở cửa” ra bên ngoài mới tận dụng được tối đa lợi thế so sánh củanước mình để từ đó phát huy và tăng cường nội lực của mình

Ba là, đầu tư sẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh nghiệm của các nướctrên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mongmuốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp

và chính trị,…Cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơcấu lãnh thổ sẽ được thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhucầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Bốn là, FDI sẽ làm tăng cường khả năng khoa học công nghệ của quốc gia.Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các công ty (chủ yếu là các công ty đa quốcgia) đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc từ nước khác sang nước nhận đầu

tư Mặc dù còn nhiều hạn chế do những yếu tố khách quan và chủ quan chi phối,song điều không thể phủ nhận được là chính nhờ sự chuyển giao này mà các nướcchủ nhà nhận được những kỹ thuật tiên tiến (trong đó có những công nghệ khôngthể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần) cùng với nó là kinh nghiệmquản lý, đội ngũ lao động được đào tạo, rèn luyện về nhiều mặt (trình độ kỹ thuật,phương pháp làm việc, kỷ luật lao động,…)

Trang 31

1.2.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.3.1 Phân theo bản chất đầu tư

Đầu tư phương tiện hoạt động

Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó có công ty mẹ đầu tưmua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư Hìnhthức này làm tăng khối lượng đầu tư vào

Mua lại và sát nhập

Mua lại và sát nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp cóvốn FDI đang hoạt động hoặc sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (cóthể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanhnghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăngkhối lượng đầu tư vào

+ Sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn

bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệpkhác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sát nhập

+ Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hay nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộtài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hợp thành một doanhnghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị hợp nhất

+ Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phầntài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngànhnghề của doanh nghiệp bị mua lại

+ Liên doanh giữa các doanh nghiệp: là việc hai hay nhiều doanh nghiệp cùngnhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hìnhthành một doanh nghiệp mới

+ Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công tytrong cùng một ngành kinh doanh (hay có thể nói giữa các đối thủ cạnh tranh)

+ Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhautrong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng

+ Sáp nhập hỗn hợp: là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trongcác lĩnh vực khác nhau

1.2.3.2 Phân theo động cơ của nhà đầu tư

Trang 32

- Vốn tìm kiếm tài nguyên

Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồidào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giáthấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào Nguồn vốn loại này còn nhằmmục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm

du lịch nổi tiếng) Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếpnhận Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiếnlược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh

- Vốn tìm kiếm hiệu quả

Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nướctiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điệnnước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ,thuế suất ưu đãi, điều kiện pháp lí,

- Vốn tìm kiếm thị trường

Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bịđối thủ cạnh tranh giành mất Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng cáchiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấynước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu

1.2.3.3 Phân theo loại hình tổ chức đầu tư

Hợp tác kinh doanh dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phânchia kết quả kinh doanh để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập phápnhân mới Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa đại diện cóthẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh cho mỗi bên theo tỷ

lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận giữa các bên Trong quá trình kinh doanh các bênhợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo giỏi giám sát việc thực hiện hợpđồng hợp tác kinh doanh Các bên hợp doanh có nghĩa vụ đối với nhà nước sở tạimột cách riêng rẽ Quyền lợi, nghĩa vụ của các bên được quy định rõ trong hợpđồng

Doanh nghiệp liên doanh

Trang 33

Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thứcđược sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đếnnay, nó là hình thức thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp vàhiệu quả thông qua hợp tác.

Với hình thức này tổ chức kinh doanh với tính chất quốc tế hình thành từ sựhoạt động dựa trên sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịutrách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra, hoạt động liên doanh baogồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt đông nghiên cứu cơbản và nghiên cứu triển khai

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Đây cũng là hình thức đầu tư có vốn nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hìnhthức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế Doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cánhân người nước ngoài) do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam Tựquản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức của công ty trách nhiệm hữuhạn có tư cách pháp nhân Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lậptheo hình thức 100% vốn nước ngoài Thời gian đầu chưa nhiều, những xu hướnggia tăng của các dự án đầu tư theo hình thức này ngày càng mạnh mẽ Trong nhữngnăm gần đây vì hình thức này có phần dễ thực hiện và thuận lợi cho họ Nhưngbằng hình thức đầu tư này về phía nước nhận đầu tư thường chỉ nhận được cái lợitrước mắt, về lâu dài thì hình thức này còn có thể phải gánh chịu nhiều hậu quả khólường

Đầu tư theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT)

BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là mô hình liên kết giữa các nhà đầu

tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựngcông trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình) trongmột thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giaokhông bồi thường toàn bộ công trình cho nước chủ nhà

Đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)

Trang 34

Hợp đồng BTO là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ViệtNam với các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng Sau khi xây dựng xongnhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam Chínhphủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời gian nhất định để thuhồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT)

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao là hình thức hợp đồng ký kết giữa cơ quannhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kếtcấu hạ tầng Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó chonhà nước Việt Nam Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoàithực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý

Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)

Là công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ kiểm soát hoạt độngquản lý và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thànhviên hội đồng quản trị Hình thức này được thành lập dưới dang công ty cổ phần

Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M & A) (Merger & Acquisition)

Là một hình thức liên quan tới việc mua lại và hợp nhất với một doanh nghiệpnước ngoài đang hoạt động Với hình thức này có thể tận dụng lợi thế của đối tác ởnơi tiếp nhận đầu tư tận dụng thị trường, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi to

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.4.1 Về kinh tế

Nhân tố thị trường

Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tốquan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Khi đề cập đến quy mô của thịtrường, tổng giá trị GDP - chỉ số đo lường quy mô của nền kinh tế - thường đượcquan tâm Theo UNCTAD, quy mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hútđầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI làhàm số phụ thuộc vào quy mô thị trường của nước mời gọi đầu tư Nhằm duy trì và

mở rộng thị phần, các công ty đa quốc gia (MNEs) thường thiết lập các nhà máy sảnxuất ở các nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này Cácnghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho

Trang 35

việc thu hút FDI Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu”cũng sẽ mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trongtương lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận Khi lựa chọn địa điểm

để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùngtập trung đông dân cư - thị trường tiềm năng của họ

Nhân tố lợi nhuận

Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư.Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài được xem làphương tiện rất hữu hiệu của các MNEs trong việc tối đa hóa lợi nhuận Điều nàyđược thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với khách hàng vàthị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh doanh và tránh đượccác rào cản thương mại Tuy vậy trong ngắn hạn, không phải lúc nào lợi nhuận cũngđược đặt lên hàng đầu để cân nhắc

Nhân tố chi phí

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các MNEs đầu tư vào các nước là đểkhai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí Trong đó, chi phí về lao động thườngđược xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư Nhiều nghiên cứucho thấy, đối với các nước đang phát triển mà cụ thể là Việt Nam lợi thế chi phí laođộng thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các thập kỷ qua.Khi giá nhân công tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệt Bêncạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công ty tránh đượchoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao năng lực cạnhtranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu với giá rẻ,nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất Ngoàichi phí vận chuyển và các khía cạnh chi phí khác, cũng cần nhấn mạnh đến động cơđầu tư của các công ty xuyên quốc gia nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào quanthuế và phi quan thuế, cũng như giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu.Trong một cuộc điều tra các MNEs có mặt tại Philippines hoạt động trên nhiều lĩnhvực khác nhau cho thấy vị trí địa lý, chi phí nhân công thấp và thị trường nội địa là

ba nhân tố cơ bản có tính quyết định đến việc thu hút đầu tư nước ngoài

1.2.4.2 Về tài nguyên

Trang 36

Nguồn nhân lực

Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, cáccác chủ đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ, dồidào, trình độ thấp và giá rẻ ở nhiều nước đang phát triển Thông thường nguồn laođộng phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công

ty, lực lượng này đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp chế tạo cần nhiều laođộng Ngược lại, những ngành, lĩnh vực, những dự án đầu tư đòi hỏi công nghệ caothường kèm theo yêu cầu về lao động có trình độ cao, có tay nghề và được đào tạobài bản Tuy vậy, chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹthuật có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố lớn Động cơ, thái độ làm việc củangười lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm đểđầu tư Không phải lúc nào các chủ đầu tư nước ngoài cũng đem công nghệ cùngvới vốn đi đầu tư ở các nước khác Bản thân họ cũng kỳ vọng tìm được những côngnghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản mới do doanh nghiệp ở nước nhận đầu tưsáng tạo ra và sở hữu độc quyền

Tài nguyên thiên nhiên

Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng như có các nguồn tài nguyênthiên nhiên phong phú đã từng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư nướcngoài của các nước Các nước chủ đầu tư, vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyênliệu thô trên thị trường thế giới, muốn giảm bớt sự phụ thuộc này để đảm bảo tính

ổn định cho nền kinh tế Họ tìm cách đầu tư trực tiếp sang các nước có nhiều tàinguyên để có được quyền khai thác lâu dài các nguồn tài nguyên đó Trong khi đóphần lớn các nước đang phát triển đều thiếu vốn, đặc biệt là thiếu thiết bị, côngnghệ khai thác, kỹ thuật bán hàng, cơ sở hạ tầng, để khai thác các nguồn lực củamình

Trang 37

Vị trí địa lí

Một nghiên cứu về các nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đangphát triển trong thời kỳ 1980 - 2005 đã xác định rằng, lợi thế về vị trí địa lý giúp tiếtkiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh,khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa

1.2.4.2 Về cơ sở hạ tầng

Nhóm động cơ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnhhưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước (hoặc một địaphương) Quốc gia được đầu tư vốn có một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoànchỉnh (bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cungcấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác) là điều mongmuốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một nơi nào đó Và nói đến

cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường xá, cầu cống, kho tàng, bến bãi

mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các công tykiểm toán, tư vấn Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường đầu

tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sởcông nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại cácđối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là nhữngyêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét đến

Cơ sở hạ tầng xã hội

Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởngkhá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng xã hội ở đây bao gồm hệ thống y tế

và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí

và các dịch vụ khác Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôngiáo, văn hóa cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội củamột nước hoặc một địa phương

1.2.4.3 Về chính sách

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ đượcquyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố chínhtrị Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định về chính trị được xem

Trang 38

là rất quan trọng Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan hệ rất chặt chẽ giữa

ổn định về chính trị với việc thu hút đầu tư nước ngoài Chính sách cởi mở và nhấtquán của chính phủ cũng đóng một vai trò rất quan trọng

1.2.5 Những bài học kinh nghiệm về thu hút FDI

1.2.5.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh thành

Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển kinh tế caocủa Việt Nam Trong những năm gần đây, Đà Nẵng thật sự đã chuyển mình, trởthành trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung và là thành phố thu hút FDI nhiềunhất khu vực này với 113 dự án, đứng thứ 16 cả nước về quy mô vốn đầu tư Trong

20 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đà Nẵng đã có những tổng kết kinhnghiệm quý báu và làm thế nào để FDI thực sự đem lại sự phát triển đối với nềnkinh tế địa phương

Đạt được kết quả như vậy là do Đà Nẵng đã rút ra nhiều kinh nghiệm trongviệc phát huy tối đa các tác động tích cực của FDI và hạn chế những tác động tiêucực mà FDI mang lại để FDI thực sự hoạt động có hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh

tế của thành phố phát triển

Thứ nhất, ý thức được vai trò quan trọng của FDI, Đà Nẵng đã tạo thuận lợitrong thu hút vốn FDI không chỉ ở một khâu mà ở tất cả các khâu, các bước của quátrình đầu tư, từ tìm kiếm xúc tiến đến thủ tục lập hồ sơ, thẩm tra cấp giấy chứng nhận

và sau đó là triển khai hoạt động dự án Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành cóliên quan trực tiếp như tài chính, thuế, địa chính, công nghiệp, xây dựng, du lịch,…tránh tình trạng các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp và ý kiến khác nhau khi tiếpnhận dự án

Thứ hai, Đà Nẵng thực hiên đồng bộ và nhất quán cơ chế đầu tư, kết hợp giữađầu tư trong nước với FDI, ODA và các nguồn viện trợ khác Nguồn viện trợ ODA

để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ phục vụ thu hút FDI là cách làmrất có hiệu quả Các nguồn ODA và vốn viện trợ khác thường lớn và là nguồn màthành phố được quyền sử dụng vào các mục đích cụ thể Trong khi nguồn vốn từngân sách có hạn, thành phố luôn cân nhắc để quyết định cơ sở hạ tầng nào được ưutiên đẩy mạnh đầu tư để thực hiện mục tiêu đề ra

Trang 39

Thứ ba, chính sách khuyến khích đầu tư ở Đà Nẵng được thực hiện một cáchđồng bộ, kết hợp đầu tư trong nước và FDI để tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm đốitác Đầu tư trong nước là nguồn nội lực quan trọng, có vai trò lớn trong tăng việclàm và thu nhập cho người lao động, hạn chế việc mất cân đối giữa các ngành nghề

và khu vực cũng như sự phân hóa giàu nghèo Nguồn vồn FDI bổ sung một phầnquan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế Vì vậy Đà Nẵng đã liên kết đầu tưtrong nước và đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh năng lực trong nước, đồng thời sửdụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI

Một vấn đề cơ bản nữa mà thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đó chính là đội ngũcán bộ: Nhận thức được sự yếu kém của một số cán bộ làm công tác, Đà Nẵng đã chútrọng nâng cao trình độ cán bộ đảm nhiệm quản lý vốn đầu tư nước ngoài

Tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, là một trong bốn tỉnh,thành phố (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - VũngTàu) thuộc “quy hoạch tổng thể phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giaiđoạn 1996 - 2010” Với vị trí kinh tế như vậy nên thời gian vừa qua với tổng lượngvốn đầu tư lớn, Bình Dương đã có sự phát triển một cách vượt bậc, trong đó phải kểđến sự góp phần không nhỏ của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Liên tục trong những năm gần đây Bình Dương luôn nằm trong nhóm nhữngđịa phương có số dự án FDI nhiều nhất và có tốc độ giải ngân vốn FDI nhanh nhất.Bình Dương là một tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn FDI rất cao so với mức trung bìnhcủa cả nước Ước lũy kế đến năm 2008 các dự án FDI thực hiện vốn đầu tư ở BìnhDương đạt 83,61% vốn đầu tư đăng ký và 79,27% vốn điều lệ đăng ký

Thành quả trên có được là do Bình Dương sớm ý thức được rằng một trongnhững rào cản lớn nhất của việc thu hút FDI và giải ngân vốn FDI tại nhiều nơi hiệnnay chính là khâu giải phóng mặt bằng Và đây cũng là “nút thắt” để Bình Dươngtháo gỡ trong việc đẩy nhanh tốc độ triển khai vốn Cách làm của Bình Dương là cómặt bằng mới cấp phép Vướng mắc khâu mặt bằng hiện chủ yếu rơi vào các dự ánnằm ngoài khu công nghiệp (KCN) Vì vậy, sau khi xem xét kiến nghị của nhà đầu

tư nếu thấy hợp lý, Tỉnh sẽ có văn bản chấp thuận chủ trương để tiến hành giải tỏa,đền bù Chỉ đền khi thực hiện xong công đoạn này, tỉnh mới tiến hành các thủ tục

Trang 40

cấp giấy chứng nhận đầu tư Với cách làm này, hầu hết các dự án đã cấp phép đềutriển khai khá nhanh, giảm thiểu được rủi ro cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, để việc giải ngân vốn FDI nhanh Bình Dương đã thực hiện tốtngay khâu đầu tiên, đó là giai đoạn xúc tiến kêu gọi đầu tư Tỉnh đặc biệt chú trọngđến năng lực thực chất của các nhà đầu tư, không tham những dự án phi thực tế KhiBình Dương đi kêu gọi đầu tư ở các nước luôn kết hợp với phòng thương mại củanước đó để có được những thông tin cụ thể về các nhà đầu tư ở chính lĩnh vực màtỉnh cần

Theo nhận xét của một số nhà đầu tư nước ngoài, ba lý do để họ quyết địnhđầu tư vào Tỉnh Bình Dương là: thái độ trọng thị nhà đầu tư của lãnh đạo tỉnh, cơchế thủ tục thông thoáng và dịch vụ đi kèm tại các KCN tốt Ở Bình Dương, lãnhđạo tỉnh luôn sát cánh cùng nhà đầu tư Bình Dương coi tất cả những khó khăn,vướng mắc của tỉnh để cùng hợp tác cải thiện môi trường đầu tư cho lành mạnh vàthông thoáng hơn Bình Dương luôn chủ động trong việc xúc tiến kêu gọi đầu tư.Hàng năm, tỉnh cử nhiều đoàn sang các nước như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ,… tổchức tiếp thị mời gọi đầu tư trực tiếp với các nhà đầu tư

1.2.5.2 Những bài học kinh nghiệm cho Thừa Thiên Huế

Bài học về xúc tiến kêu gọi đầu tư

Tỉnh cần tổ chức tốt các hoạt động kêu gọi đầu tư như hội chợ thương mại,triển lãm,… để tiếp thị hình ảnh và tiềm năng của địa phương trên trường quốc tế.Tìm kiếm nhà đầu tư tốt, đặc biệt chú trọng đến năng lực thực chất của các nhà đầu

tư, không tham những dự án phi thực tế, những chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính.Tỉnh cần chủ động trong việc cử cán bộ ngoại giao đi kêu gọi đầu tư ở các nước vànên kết hợp với các cơ quan chức năng của nước đó để có những thông tin cụ thể vềcác nhà đầu tư ở lĩnh vực mà tỉnh cần

Bài học về cải thiện môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư của địa phương tốt sẽ góp phần thu hút ngày càng nhiềuhơn các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài những nhiệm vụ và chức năng thuộc thẩmquyền của trung ương như tạo lập môi trường pháp lý, xây dựng chính sách Tỉnhcần quan tâm đến những vấn đề thuộc phạm vi quyết định của mình như quy hoạchtổng thể, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện nhanh chủ trương cải cách hành chính

để cải thiện môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn hơn

Ngày đăng: 02/07/2016, 12:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Huỳnh Ngọc Trân (2014), Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Huỳnh Ngọc Trân
Năm: 2014
3. Nguyễn Thị Ánh Linh (2012), Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Linh
Năm: 2012
4. Trần Hoàng Nam (2012) ,Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành : Kinh tế phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam
5. Trần Thị Quỳnh Trang (2008), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội , Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Ngoại thương Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội
Tác giả: Trần Thị Quỳnh Trang
Năm: 2008
6. Phan Nhật Thanh (2011), Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế công nghiệp, Đại học Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương
Tác giả: Phan Nhật Thanh
Năm: 2011
9. Phòng Tổng hợp, sở KH – ĐT, Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoan 1995 – 2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w