1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc

53 5,3K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 359 KB

Nội dung

Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc

Trang 1

MỞ ĐẦU

Việc tìm kiếm mở rộng nguồn khách là một vấn đề rất quan trọng trongkinh doanh lữ hành Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam năm 2001 -2010, quyết định phê duyệt của thủ tướng Chính phủ số 97/2002/QĐ - TTg về

thị trường "chú trọng phát triển và khai thác thị trường nội địa, phát huy tốt nhấtlợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhậpvà phù hợp với quy định của nhà nước, tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịchtrong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân" Trung tâm du lịch Dân Chủ thuộc Công ty cổ phần

du lịch và thương mại Dân Chủ là một công ty cổ phần nhà nước Thể theo nghịquyết và nâng cao hiệu quả kinh doanh trung tâm có nhu cầu mở rộng thêm thị

trường khách du lịch Vì vậy mà em chọn đề tài: "Đẩy mạnh xúc tiến bánchương trình du lịch outbound - cho khách du lịch Việt Nam tại Trung tâmdu lịch Dân Chủ" Phạm vi nghiên cứu là hoạt động xúc tiến bán chương trình du

lịch autbound Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nguồnsố liệu sơ cấp và thứ cấp để giải quyết các vấn đề: hoạt động xúc tiến là gì? xúctiến có vai trò quan trọng như thế nào? Thực trạng hoạt động xúc tiến ở Trungtâm du lịch Dân Chủ và những giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng:

Nội dung của báo cáo gồm 3 phần chính:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động xúc tiến bán chương trình du lịch.

Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến bán chương trình du lịch

outbound cho khách Việt Nam tại Trung tâm du lịch Dân Chủ.

Chương 3: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bánchương trình du lịch autbound cho khách du lịch Việt Nam tạiTrung tâm dịch vụ Dân Chủ.

Trong bản báo cáo có gì thiếu sót em rất mong được sự giúp đỡ chỉnhsửa của Giáo viên hướng dẫn và Quý công ty

Em xin chân thành cảm ơn!

Chương 1

Trang 2

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN BÁNCHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

1.1 Chương trình du lịch.

1.1.1 Khái niệm chương trình du lịch.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chương trình du lịch, giữa các quanđiểm đó đều có điểm chung về nội dung của chương trình du lịch, tuy vậy vẫn cónhững điểm khác biệt về cách diễn đạt đặc điểm và phương thức tổ chức chươngtrình du lịch Sau đây là một số định nghĩa từ các chủ thể nghiên cứu khác nhau:

Theo cuốn "Kinh doanh du lịch lữ hành" thể hiện quy định về du lịch lữ

hành trọn gói của liên minh Châu Âu và hiệp hội lữ hành vương quốc Anh.“Chương trình du lịch là sự kết hợp được sắp xếp từ trước của ít nhất haitrong số các dịch vụ nơi ăn ở, các dịch vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao thônghoặc nơi ăn ở và nó được bán với mức giá gộp và thời gian của chương trìnhphải nhiều hơn 24 giờ”.

Theo cuốn từ điển khách sạn, lữ hành và du lịch của Charles J.Wetelka:“Chương trình du lịch là bất kỳ chuyến đi chơi nào có sắp xếp trước (thườngđược trả tiền trước đến một hoặc nhiều địa điểm và trở về nơi xuất phát.Thông thường bao gồm sự đi lại, ở, ăn, ngắm cảnh và những thành tố khác”.

Theo nghị định số 27/2001/NĐ - CP về kinh doanh lữ hành và hướngdẫn du lịch ở Việt Nam ban hành ngày 5/6/2001: “chương trình du lịch và lịchtrình được định trước của chuyến đi du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổchức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừngchân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán chương trình”.

Theo sách quản trị kinh doanh lữ hành của TS Nguyễn Văn Mạnh vàTS Phạm Hồng Chương: “Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ,hàng hóa được sắp đặt trước liên kết với nhau, để thỏa mãn ít nhất hai nhu cầu

Trang 3

khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xácđịnh trước và bán rước khi tiêu dùng của khách”.

Từ các định nghĩa trên rút ra chương trình du lịch có các đặc điểm sau:

- Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn sử dụng các dịch vụ du lịchđược sắp đặt trước và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

- Chương trình du lịch phải gồm ít nhất 2 dịch vụ, việc tiêu dùng đượcsắp đặt theo một thời gian không gian nhất định.

- Giá của chương trình du lịch được tính gộp tất cả các dịch vụ trongchương trình.

- Chương trình du lịch phải được bán trước khi tiêu dùng.

1.1.2 Đặc điểm chương trình du lịch.

Chương trình du lịch là tổng hợp của các dịch vụ, vì vậy đặc điểm củachương trình du lịch tương tự như đặc điểm của dịch vụ nó bao gồm:

- Tính vô hình: Chương trình du lịch không thể cầm nắm, đo, đong, đếm

được, phải tiêu dùng sản phẩm chương trình du lịch thì mới đánh giá đượcchất lượng của nó Sau khi tiêu dùng sản phẩm chương trình du lịch thì ngườitiêu dùng có được sự trải nghiệm chứ không phải sở hữu nó.

- Tính không đồng nhất: Mỗi lần thực hiện một chương trình du lịch là

một lần khác biệt, do để thực hiện một chương trình du lịch phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, do đó khi đánh giá chất lượngchương trình du lịch gặp phải rất nhiều khó khăn.

- Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp: Thực hiện một chương

trình du lịch là thực hiện việc tiêu dùng các dịch vụ của các nhà cung cấp, dođó chất lượng của chương trình du lịch phụ thuộc rất nhiều và các nhà cungcấp, một chương trình du lịch, hội tụ nhiều nhà cung cấp nổi tiếng và có uy tínthì chương trình du lịch đó sẽ có sức hấp dẫn khá cao.

- Chương trình du lịch dễ bị sao chép và bắt chước, do kinh doanh,

Trang 4

chương trình du lịch không đòi hỏi khoa học kỹ thuật hiện đại, dung lượngvốn đầu tư ban đầu thấp.

- Tính thời vụ cao: Tiêu dùng sản phẩm chương trình du lịch tốn nhiều

thời gian vì vậy người tiêu dùng phải có một lượng thời gian nhàn rỗi nhấtđịnh, ngoài ra tiêu dùng sản phẩm du lịch phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết khíhậu nên có lúc chương trình du lịch bán được rất nhiều nhưng có lúc thì hầunhư không bán được.

- Tính khó bán: Do tính thực hiện mất nhiều thời gian, chi phí và cảm

giác rủi ro cho khách hàng như: rủi ro về chức năng của sản phẩm, rủi ro tàichính, rủi ro về tâm lý, rủi ro về thân thể, về thời gian và xã hội.

1.1.3 Phân loại chương trình du lịch.

Việc phân loại chương trình du lịch rất cần thiết đối với các nhà kinhdoanh lữ hành Phân loại chương trình du lịch càng cụ thể thì chính sách,marketing càng kỹ càng, sát hợp với từng loại thị trường mục tiêu, hoạch địnhchính sách marketing tổng hợp và thực hiện đạt hệu quả cao hơn.

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có 3 loại:

- Chương trình du lịch chủ động: do các nhà kinh doanh xây dựng và ấn

định ngày thực hiện sau đó mới bán sản phẩm.

- Chương trình du lịch bị động: Do khách tự tìm đến và đề ra yêu cầu, để nhà

kinh doanh xây dựng chương trình du lịch dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên.

- Chương trình du lịch kết hợp: Doanh nghiệp tự xây dựng chương trình

du lịch nhưng không ấn định ngày thực hiện.

Căn cứ vào mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng và các dịch vụ cấuthành chương trình du lịch có 5 loại:

- Chương trình du lịch chọn gói có người tháp tùng: gồm hầu hết các

dịch vụ được sắp đặt ở mức độ tối đa, giá trọn gói thấp hơn các dịch vụ cùngloại thuộc các chương trình du lịch khác, khách được tổ chức thành đoàn, có

Trang 5

hướng dẫn viên chuyên nghiệp khách ít được phục vụ theo sở thích riêng.

- Chương trình du lịch chỉ có hướng dẫn viên tại các điểm đến: có đặc điểm

tương tự như chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng, chỉ khác ở chỗ thayvì có hướng dẫn đi theo cả hành trì thì chỉ có hướng dẫn viên tại điểm tham quan.

- Chương trình du lịch độc lập đầy đủ theo đơn đặt hàng của khách: đáp

ứng chính xác theo đơn đặt hàng của khách, mọi sở thích riêng đều được đápứng, giá cả trọn gói và đắt hơn các dịch vụ cùng loại.

- Chương trình du lịch độc lập tối thiểu theo đơn đặt hàng của khách:

bao gồm hai dịch vụ cơ bản là vận chuyển và lưu trú, giá trọn gói gồm giá vémáy bay, buồng khách sạn, vận chuyển đường bộ, giá trọn gói có thể thay đổi,khách đi không theo đoàn và không có hướng dẫn viên.

Căn cứ vào mức giá có 3 loại: Chương trình du lịch theo mức giá trọn

gói, chương trình du lịch theo mức giá cơ bản, chương trình du lịch theo mứcgiá tự chọn.

Căn cứ vào mục đích của chuyến đi và loại hình du lịch: Chương trình

du lịch theo chuyên đề (văn hóa lịch sử, phong tục tập quán), chương trình dulịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh, chương trình du lịch công vụ MICE,chương trình du lịch tàu thủy, chương trình du lịch tôn giáo tín ngưỡng,chương trình du lịch sinh thái, chương trình du lịch thể thao khám phá và mạohiểm, chương trình du lịch đặc biệt.

Căn cứ vào sự có mặt của hướng dẫn viên có 2 loại: Chương trình du

lịch có hướng dẫn viên và không có hướng dẫn viên.

Căn cứ vào phạm vi du lịch có chương trình du lịch nội địa và chươngtrình du lịch quốc tế.

1.2 Maketing du lịch.

1.2.1 Khái niệm marketing du lịch.

1.2.1.1 Các khái niệm thuộc phạm trù marketing.

Trang 6

Muốn hiểu rõ về khái niệm marketing du lịch trước hết chúng ta phảihiểu được marketing là gì và các khái niệm có liên quan đến marketing như:nhu cầu, mong muốn, cầu, trao đổi, thị trường, sản phẩm, tiếp thị.

- "Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhậnđược" con người có nhiều nhu cầu khác nhau rất đa dạng phong phú và thể

hiện ở nhiều mức độ Theo Maslow thì nhu cầu của con người được chiathành 5 bậc cơ bản, con người chỉ có thể được thỏa mãn các nhu cầu ở bậcdưới thì mới nảy sinh nhu cầu ở các bậc cao hơn Thứ tự từ thấp đến cao củathang bậc nhu cầu được thể hiện như sau:

-"Mong muốn là hình thức biểu hiện của nhu cầu", mong muốn là nhu cầu được

thể hiện qua trình độ văn hóa và nhân cách của mỗi người, mong muốn là conngười đã xác định được đối tượng để thỏa mãn nhu cầu của mình tùy theo đặctính của mỗi cá nhân Khi đói, người ta cùng có nhu cầu là cần phải ăn nhưngđối với người Việt Nam thì có mong muốn ăn cơm còn đối với người Tây Âuthì lại có mong muốn được ăn súp hoặc các loại bánh làm từ bột mì Khi nhànrỗi, con người có nhu cầu giải trí nhưng đối với người nông dân thì họ chỉ cầnmong muốn được xem ti vi cùng gia đình là đủ, còn đối với những người có

Nhu cầu sinh lýNhu cầu an toàn

Nhu cầu xã hội Nhu cầu được

tôn trọng Nhu cầu tự khẳng định mình

Trang 7

trình độ và khả năng thanh toán cao hơn thì họ lại có mong muốn được đi dulịch Như vậy mong muốn ở mỗi cá nhân khác nhau thì khác nhau cho dù họcó cùng nhu cầu Ngoài ra mong muốn của mỗi người ở mỗi thời điểm khácnhau cũng khác nhau Mong muốn khác nhau đó do các nguyên nhân chủ yếusau: do nhân cách và văn hóa của mỗi cá nhân, thời gian khác nhau thì conngười luôn phát triển nên nảy sinh các mong muốn khác nhau, mong muốnbiểu hiện bằng hình thức, mà hình thức thì rất đa dạng và phong phú, mongmuốn phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của con người.

- Cầu là mong muốn của con người có khả năng thanh toán và sẵn sàngthanh toán Cầu là biểu hiện của sự sẵn sàng hành động để thỏa mãn mongmuốn của mỗi cá nhân Các nhà sản xuất dựa vào lượng cầu để tính toán sốlượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ Để có được lượng cầu chính xác trênthị trường các nhà marketing phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường,phân đoạn thị trường để đưa ra lượng cầu chính xác cho nhà sản xuất.

- "Sản phẩm là tất cả những gì con người tạo ra để thỏa mãn nhu cầu haymong muốn của con người" Sản phẩm rất phong phú đa dạng nhưng được xếp

làm hai loại chính là sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình Sản phẩm hữuhình có dạng vật chất và có thể nhìn thấy sờ thấy như: đài, ti vi, tỷ lạnh, nhà…Sản phẩm vô hình không thể sờ thấy không thể có cấu tạo vật chất như cácloại dịch vụ bảo hiểm, cung cách phục vụ, không khí phục vụ… Con người cóthể thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua các sản phẩm đó và sản phẩm đócon người lấy được bằng các cách như tự làm ra sản phẩm, đi xin, cướp bóc,chiếm đoạt hoặc trao đổi Trong các cách trên thì trao đổi là hành vi văn minhnhất trong đó là hành vi nhận từ một người nào đó thứ mà mình muốn và đưalại cho người đó một thứ khác, thông qua quá trình trao đổi thì cả hai bên đềuđược thỏa mãn Khi một cuôc trao đổi có tính chất thương mại đổi lấy nhữngvật có giá trị thì nó trở thành một cuộc giao dịch.

Trang 8

- "Tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có" (Philip Kotler) tạo

thành thị trường.

Ngày nay không gian địa lý và khoảng cách về thông tin rộng lớn (nhiềunguồn thông tin phức tạp) sản phẩm cung cấp khó gặp được người có nhu cầuvì vậy cần phải có một khâu trung gian để đưa sản phẩm đến người cần nó,làm phù hợp giữa sản phẩm và người tiêu dùng từ đó hoạt động marketing rađời, hình thành nên khái niệm cơ bản về marketing.

Sơ đồ: Khái niệm cơ bản về marketing

Marketing là việc tìm ra cái muốn và thỏa mãn cái muốn thông qua trao đổi.

1.2.1.2 Định nghĩa marketing du lịch.

Có rất nhiều tổ chức ghiên cứu về marketing du lịch đứng ở các góc độkhác nhau mỗi chủ thể nghiên cứu đưa ra một định nghĩa, song các định nghĩađó không mâu thuẫn với nhau mà bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một địnhnghĩa về marketing du lịch chung nhất và hoàn thiện nhất.

Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Marketing du lịch là một triết

lý quản trị mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu dự báo và lựa chọn dựa trênnhu cầu của du khách để từ đó đưa sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp

Nhu cầuTiếp thị

Trang 9

với mong muốn của thị trường mục tiêu đạt được mục đích (lợi nhuận) cho tổchức du lịch đó”.

- Theo Michael Kosman: “Marketing du lịch là một hệ thống các nghiên

cứu và lập kế hoạch nhằm tạo lập cho tổ chức du lịch một triết lý quản trịhoàn chỉnh với các chiến lược và chiến thuật thích hợp để đạt được mục đíchcủa tổ chức du lịch”.

- Theo J.C Hellway: “Marketing du lịch là một chức năng quản trị nhằm

tổ chức và hướng dẫn, tất cả các hoạt động kinh doanh, tham gia vào việcnhận biết nhu cầu của người tiêu dùng, biến sức mua của khách hàng thànhcầu về một sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể nào đó, chuyển sản phẩm hoặcdịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng hoặc người sử dụng dịch vụ để đạtđược mục tiêu hoặc đạt được mục đích của tổ chức du lịch, công ty du lịchnào đó”.

Nhìn chung 3 định nghĩa trên đứng ở các góc độ khác nhau nhưng chúngđều có đặc điểm chung là: marketing du lịch là một chức năng quản trị,marketing du lịch là cơ sở nền tảng là khung cho tất cả các công việc mà tổchức du lịch định làm, marketing du lịch là sự nhấn mạnh các nhu cầu củakhách hàng là điểm xuất phát của mọi công việc điều hành trong kinh doanh.Marketing là lập kế hoạch nghiên cứu, thực hiện, kiểm soát, đánh giá.

Theo khoa Quản trị kinh doanh Du lịch - Khách sạn trường Đại học Kinhtế quốc dân đưa ra một định nghĩa chung nhất về marketing du lịch:“Marketing du lịch là một bộ phận của marketing nó được ứng dụng tronglĩnh vực du lịch Marketing là chức năng quản trị của doanh nghiệp nó baogồm tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều phải hướng vào mong muốncủa người tiêu dùng (khách du lịch) trên thị trường mục tiêu để đảm bảo rằngdoanh nghiệp du lịch đưa ra thị trường loại sản phẩm phù hợp với mong muốncủa thị trường mục tiêu và sớm hơn sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh

Trang 10

tranh để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Marketing là côngviệccủa tất cả mọi người trong doanh nghiệp du lịch, trong đó bộ phậnmarketing đóng vai trò then chốt”.

1.2.1.3 Marketing hỗn hợp trong du lịch.

Marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ về marketing mà một công ty sử dụngđể đạt được những mục tiêu trên thị trường mục tiêu Marketing gồm 4 thành phần cănbản là: sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place), xúc tiến (promotion),ngoài ra marketing hỗn hợp còn thêm các yếu tố: khách hàng (customers), chính bảnthân công ty (company itself) đối thủ cạnh tranh (competitors).

ứng dụng vào ngành du lịch marketing du lịch cũng gồm 4 thành phần cơbản là: sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến Ngày nay marketing du lịchcòn có các quan điểm 8P và 9P theo bài giảng marketing du lịch của tiến sĩNguyễn Văn Mạnh Các quan điểm này cũng được dựa trên 4 thành phần cơbản trên.

Quan điểm 8P gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, nhân sự, trình bày,

thúc đẩy, đối tác, chính trị.

Quan điểm 9P gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, con người, chương

trình, thúc đẩy, đối tác, chính trị.

1.3 Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chương trình du lịch.

1.3.1 Khái niệm xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chương trình du lịch.

Xúc tiến bán là một trong 4 thành phần quan tọng của marketing hỗnhợp trong du lịch, đây là bước quan trọng để dẫn khách hàng biết được và tớimua sản phẩm của doanh nghiệp.

Thực chất xúc tiến bán chương trình du lịch là doanh nghiệp lữ hành đưacác thông tin về chương trình du lịch qua mọi phương tiện truyền thông để tớingười tiêu dùng trên thị trường mục tiêu nhằm thuyết phục họ mua sản phẩmcủa mình Toàn bộ nội dung chính của xúc tiến bao gồm: quảng cáo, tuyên

Trang 11

truyền, bán hàng cá nhân, khuyến mại, quan hệ công chúng Cùng với haihoạt động đảm bảo thực hiện tiêu thụ sản phẩm một cách tốt nhất là: quản lýviệc tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ sau khi bán (tiêu dùng) chương trình dulịch.

1.3.2 Nội dung xúc tiến bán chương trình du lịch.

Sau khi xác định được các nội dung của xúc tiến bán chương trình dulịch các doanh nghiệp lữ hành cần lựa chọn các nội dung phù hợp với doanhnghiệp mình để tập trung thực hiện, có thể kết hợp cùng một lúc các nội dungxúc tiến đó, tùy vào nguồn lực tài chính và lượng sản phẩm có thể đáp ứngnhu cầu khách du lịch.

1.3.2.1 Quảng cáo trong kinh doanh chương trình du lịch.

a Định nghĩa:

Quảng cáo trong kinh doanh chương trình du lịch là bất kỳ hình thứctrình bày và cổ động có tính chất phi cá nhân, để giới thiệu với một nhómngười về một thông điệp hay một ý tưởng của nhà lữ hành nhằm thu hút nhómngười đó tiêu dùng sản phẩm chương trình du lịch của doanh nghiệp, doanhnghiệp phải trả tiền cho hoạt động quảng cáo đó.

Tăng cường hoạt động quảng cáo có tác dụng thông tin tới khách hàngvề sản phẩm chương trình du lịch, thu hút khách chú ý và tiêu dùng, quảng báhình ảnh của doanh nghiệp nhờ đó đạt được mục tiêu cuối cùng là đem lại lợinhuận cho doanh nghiệp du lịch.

b Các quyết định để xây dựng một chương trình quảng cáo:

Thông thường để xây dựng được một chương trình quảng cáo các nhàmarketing, du lịch cần phải thông qua các quyết định sau: xác định mục tiêuquảng cáo, quyết định kinh phí quảng cáo, quyết định thông điệp truyền,quyết định phương tiện truyền, đánh giá chương trình quảng cáo.

- Xác định mục tiêu quảng cáo:

Trang 12

Các chương trình quảng cáo thường có ba mục đích sau: Để báo tin: đôi

khi quảng cáo cũng là để thông tin cho khách hàng những điều cần thiết nhưgiới thiệu cho khách hàng biết về sản phẩm, gợi ý cách dùng mới về một sảnphẩm, báo cho khách hàng biết về việc sửa đổi giá cả, giải thích cách sử dụngsản phẩm, mô tả các dịch vụ hiện có, sửa đổi những ấn tượng sai, làm giảm sựe ngại của khách xây dựng hình ảnh của công ty Tương tự như vậy khi quảngcáo trong kinh doanh chương trình du lịch có thể nhằm đưa các thông tin vềnhững chương trình du lịch mới, các dịch vụ mới cung cấp, hướng dẫn kháchdu lịch cách đặt một tour du lịch theo sở thích, công bố sửa đổi giá cả đối vớicác chương trình du lịch, mô tả các dịch vụ trong một chương trình du lịchtrọn gói, sửa đổi những ấn tượng sai về công ty lữ hành, làm giảm sự e ngạicủa khách khi đến với công ty, giới thiệu hình ảnh của công ty lữ hành

Mục tiêu thứ hai có thể đạt tới khi xây dựng chương trình quảng cáo là

để thuyết phục khách hàng tiêu dùng sản phẩm: tạo sự hấp dẫn về nhãn hiệu,khích lệ khách hàng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm của công ty Sửa đổinhấn mạnh những điểm hấp dẫn của sản phẩm, thuyết phục khách mua ngay.

Mục tiêu thứ ba có thể đạt được là mục tiêu nhắc nhở: Nhắc cho khách

hàng biết rằng sản phẩm có thể cần thiết trong tương lai gần, nhắc người muanơi để mua sản phẩm đó, giúp người mua luôn nhớ đến sản phẩm khi xuấthiện nhu cầu, ngay cả khi ngoài mùa cao điểm họ cũng nhơ đến sản phẩm, sảnphẩm phải luôn được họ biết đến đầu tiên Nhắc nhở cho những người đangtiêu dùng sản phẩm rằng sự lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp là đúng đắn.

- Quyết định kinh phí quảng cáo:

Dựa vào mục tiêu vừa đặt ra các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành pghảilàm bước tiếp theo là xác định được kinh phí quảng cáo, khi xác định kinh phíquảng cáo cần phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận đem lại khi thựchiện chiến dịch quảng cáo đó Thông thường các yếu tố mà các nhà lữ hànhphải tính đến là: chu kỳ sống của sản phẩm chương trình du lịch, nếu là những

Trang 13

chương trình mới thì phải cần đến một lượng kinh phí lớn thì mới thuyết phụcđược người tiêu dùng, những chương trình du lịch truyền thống thì còn lượngkinh phí quảng cáo ít hơn Thị phần là yếu tố quan trọng những chương trìnhchiếm thị phần cao thì cần xác định chi phí quảng cáo trên phần trăm doanhsố Nếu muốn gia tăng thị phần thì cần một lượng chi phí cao hơn so với việcgiữ vững thị phần Môi trường cạnh tranh: nếu sự cạnh tranh diễn ra rất mạnhmẽ thì càng phải quảng cáo kỳ công hơn và đương nhiên kinh phí sẽ caohơn.Lần số quảng cáo, khi cần lặp đi lặp lại nhiều lần kinh phí quảng cáo phảithật lớn Sự nổi trội của sản phẩm: các doanh nghiệp lữ hành có nhữngchương trình du lịch tương tự nhau thì cần phải làm nổi bật nét khác biệt chosản phẩm của doanh nghiệp mình và kinh phí quảng cáo hpải lớn Cân bằnggiữa chi phí và lợi nhuận dự đoán là quyết định đúng đắn cho vốn đi ngânsách quảng cáo.

- Lựa chọn thông điệp truyền tải:

Sự khôn ngoan nhất của các nhà marketing du lịch là lựa chọn thôngđiệp truyền tải dựa trên lợi ích của khách du lịch, hình thức thể hiện điệptruyền có thể là một hình ảnh hóa, một câu hay sự kết hợp của cả hai để thểhiện được rõ nét sự ưu ái của công ty cho khách hàng của mình, các điệptruyền trong quảng cáo độc đáo, có ý nghĩa, đáng tin cậy Các kiểu thể hiệnđiệp truyền trong quảng cáo chương trình du lịch như: một mẫu đời, một lốisống gắn liền với du lịch, sự lạ lùng trong tiêu dùng sản phẩm du lịch, tâmtrạng hoạc hình ảnh quanh sản phẩm chương trình du lịch đó, một bản nhạcvề sản phẩm, biểu tượng cá tính cho những người sẽ tiêu dùng sản phẩm dulịch, sự chuyên môn chuyên nghiệp trong tổ chức các chương trình du lịch.

- Quyết định phương tiện truyền đạt:

Các phương tiện truyền đạt có thể lựa chọn là: Báo, truyền hình, thư trựctiếp, truyền thanh, tạp chí, ngoài trời, in tập gấp tờ rơi, internet,…

Khi lựa chọn phương tiện truyền tải các nhà marketing du lịch cũngphải

Trang 14

cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tốt: loại điệp truyền, tần suất phạm vi tácđộng, khách hàng mục tiêu, bản chất của sản phẩm là chương trình du lịch,chi phí cho phương tiện truyền tải.

- Đánh giá quảng cáo:

Để biết một chương trình quảng cáo có tốt hay không các nhà kinhdoanh lữ hành phải thường xuyên đánh giá hiệu quả truyền thông và hiệu quảdoanh số Đánh giá hiệu quả truyền thông là trắc nghiệm xem quảng cáo đóđang truyền đạt tốt hay không, việc trắc nghiệm nội dung có thể tiến hànhtrước hay sau khi phát hành quảng cáo Có 2 phương pháp trắc nghiệm trứơckhi phát hành quảng cáo là: đánh giá trực tiếp (cho khách hàng xem cácchương trình quảng cáo như nhau và nhận xét), trắc nghiệm danh mục (chokhách hàng xem các quảng cáo một lượt rồi cho họ nhớ lại nội dung từngquảng cáo, trắc nghiệm thí nghiệm (là đo lường phản ứng của người xem trướcmỗi quảng cáo).

Có hai phương pháp hậu trắc nghiệm: trắc nghiệm hồi nhớ (yêu cầunhững người đã đọc báo tạp chí, xem ti vi nhớ lại những quảng cáo mà họ đãxem), trắc nghiệm xác nhận.

- Đo hiệu quả doanh số:

Có thể so sánh chi phí quảng cáo và doanh số thu được trước đó, hoặc sosánh sự biến đổi chi phí của quảng cáo với biến đổi trong doanh thu, hoặc sosánh chi phí cho quảng cáo ở ba cấp độ khác nhau ở ba thị trường, mọi yếu tốkhác như nhau thì sự biến động của doanh thu như chỉ phụ thuộc vào quảng cáo.

1.3.2.2 Công tác tuyên truyền trong kinh doanh chương trình du lịch.

a Định nghĩa:

Tuyên truyền là những hoạt động nhằm cổ động cho công ty và sảnphẩm chương trình du lịch bằng cách đưa thông tin trên các phương tiệntruyền thông mà không phải trả tiền.

Trang 15

Tuyên truyền được dùng để quảng cáo cho công ty như: địa điểm, ýnghĩ, hoạt động, tuyên truyền gây sự chú ý tới những sản phẩm chương trìnhdu lịch tiêu biểu, thu hút du khách…

Tuyên truyền là một bộ phận nhỏ trong một khái niệm khác là quan hệcông chúng.

b Những việc cần làm khi xây dựng một chương trình tuyên truyền:

- Xác định mục đích của tuyên truyền: mục đích của tuyên truyền phải

được xác định rõ ràng và có thể đánh giá được kết quả.

- Lựa chọn ngôn ngữ và công cụ tuyên truyền: người làm tuyên truyền

phải tìm những bài viết nói về sản phẩm chương trình du lịch, những điều đặcsắc trong chương trình Người tuyên truyền có thể tạo ra tin tức như: hội thảo,mở họp báo, mời những diễn giả tên tuổi Người tuyên truyền có thể tổ chứccác sự kiện như triển lãm, dạ tiệc, hội trợ, bán đồ gây quỹ…

- Tiến hành kế hoạch tuyên truyền: mời các biên tập viên đưa bài viết lên

báo tạp chí, phát thanh truyền hình, thuận lợi nhất là quen biết được các biêntập viên.

- Đánh giá kết quả tuyên truyền: phương pháp đánh giá tuyên truyền tốt

nhất là đếm số lần được đưa trên các phương tiện thông tin Cách thức hai làđo lường sự thay đổi thái độ của khách hàng sau mỗi chiến dịch tuyên truyền,cách chính xác nhất là xem sự biến đổi của doanh số và lợi nhuận.

1.3.2.3 Khuyến mại trong kinh doanh chương trình du lịch.

Trang 16

bán, tặng quà, quảng cáo hợp tác thi đua doanh số giữa các đại lý, cổ độngnhân viên bán hàng: bằng hình thức tiền thưởng, thi đua Khuyến mại là mộtcông cụ tốt để kích thích tiêu thụ, nhưng quá lạm dụng khuyến mại với quảngcáo và bán hàng cá nhân sẽ có hiệu quả cao hơn.

b Các quyết định trong việc thực hiện chương trình khuyến mại:

- Xác định mục tiêu khuyến mại: Có nhiều mục tiêu khuyến mại khác

nhau, các mục tiêu đó nhằm vào ba đối tượng chính là khách hàng, đại lý dulịch của công ty, nhân viên bán chương trình trực tiếp của công ty Đối vớikhách hàng công ty kèm khuyến mại có thể đặt các mục tiêu như: tăng doanhsố trong ngắn hạn, xây dựng thị phần về lâu dài, khuyến khích khách hàngtiêu dùng sản phẩm duy trì thị trường truyền thông, khuyến thưởng các kháchhàng trung thành với công ty Đối với các đại lý du lịch khiến họ chịu khógiới thiệu và bán các chương trình cho khách Đối với nhân viên trực tiếp bánhàng: khiến họ nhiệt tình, nỗ lực làm việc, chào bán chương trình du lịch, nỗlực tìm kiếm khách hàng mới.

- Lựa chọn công cụ khuyến mại:

Do nét đặc trưng của sản phẩm chương trình du lịch nên không phảicông ty khuyến mại thông thường nào cũng có thể dùng được, ví dụ dùng thửsản phẩm là rất khó, sau đây là một số công cụ khuyến mại có thể lựa chọn;

Các công cụ cổ động đối với khách hàng:

* Phiếu giảm giá: Khi khách hàng đặt chương trình du lịch tại công ty tì

họ có thể được hưởng những phiếu thanh toán giảm giá một số dịch vụ đơn lẻ(không nhất thiết là sản phẩm thuộc ngành du lịch tại những điểm mà công tyđã thỏa thuận trước hình thức khuyến mại này khuyến khích dùng thử sảnphẩm mới và tạo thêm các đối tác cho công ty.

* Giảm giá chương trình du lịch: hình thức khuyến mại này thường được

dùng trong những mùa thấp điểm, một số các dịch vụ đơn lẻ giảm giá làm cho

Trang 17

giá của chương trình du lịch tổng hợp cũng giảm theo.

+ Tặng phẩm cho khách hàng: Đây là một hình thức khuyến mại quantrọng trong kinh doanh chương trình du lịch: những món quà tặng vừa mang ýnghĩa lưu niệm, vừa quảng bá được hình ảnh của công ty, làm hài lòng kháchhàng, những món quà tặng trong kinh doanh du lịch thương mại mang ít tínhchất vật chất chủ yếu mang ý nghĩa về tinh thần cho khách du lịch.

+ Phần thưởng khách quen: Đối với những khách đến lần thứ hai thứ batrở đi công ty có chính sách ưu đãi về giá cả hoặc thêm một số dịch vụ trongchương trình du lịch, hoặc một chương trình du lịch khuyến mại tiếp theo.

+ Đối với các đại lý du lịch: hình thức khuyến mại có thể áp dụng là tăngcác chuyến du lịch cho các chủ đại lý hoặc tăng các mòn hàng lớn có giá trị,hình thức khuyến mại này giúp các đại lý gắn kết chặt chẽ hơn với các doanhnghiệp, ngoài ra có thể dành những khoản thưởng cho các đại lý có số lượngchương trình được bán ra lớn.

+ Đối với các nhân: thưởng mức lương phù hợp, lương mềm cho cácnhân viên giới thiệu thu hút được nhiều khách đến đặt chương trình du lịchcủa công ty.

- Triển khai chương trình khuyến mại:

Để triển khai một chương trình khuyến mại các nhà marketing phải cânnhắc các yếu tố sau: quy mô khích lệ, điều kiện tham gia, cổ động và phânphối cổ động, chiều dài cổ động, kinh phí khuyến mại, thử nghiệm, đánh giá.

1.3.2.4 Quan hệ công chúng (giao tế) trong kinh doanh chương trình dulịch.

a Định nghĩa: Giao tế là công việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với

các giới khác nhau của công ty bằng cách giành được sự yêu chuộng của côngchúng, xây dựng một hình ảnh công ty, cũng như ngăn chặn những lời đồn,những câu chuyện, những biến cố không hay về công ty.

Trang 18

Công tác quan hệ công chúng gồm các nội dung: Quan hệ với báo chí(tạo và đưa các thông tin, có giá trị lên các phương tiện truyền thông nhằmthu hút sự chú ý về sản phẩm chương trình du lịch), tuyên truyền về chươngtrình du lịch (làm cho đông đảo công chúng biết đến các chương trình du lịchcủa công ty).

Công ty xã hội (xây dựng và duy trì quan hệ cộng đồng trong nước hoặccác địa phương) Vận động hành lang (Xây dựng và duy trì mối quan hệ vớicác nhà làm luật và công chức nhà nước), quan hệ với các nhà đầu tư (duy trìmối quan hệ với các cổ đông…) Phát triển: giới thiệu với các nhà hảo tâm đểđược sự ủng hộ về tài chính hoặc tự nguyện Giao tế được dùng để cổ độngcho sản phẩm, con người, nơi chốn, ý tưởng, hoạt động, tổ chức và thậm chícả quốc gia Giao tế có tác động mạnh đối với công chúng với chi phí ít hơnquảng cáo Tuy nhiên khi làm chương trình giao tế phải chú trọng gắn liền vớitiếp thị sản phẩm.

Các công cụ giao tế gồm: tin tức thuận lợi về công ty và sản phẩm, các

bài phát biểu, những dịp đặc biệt, tư liệu viết, các tư liệu nghe nhìn, các tưliệu nhận diện công ty, các hoạt động xã hội.

b Các quyết định trong quan hệ công chúng:

- Xác định mục tiêu giao tế: phải có chỉ tiêu cụ thể chuyên biệt sao chocó thể đánh giá được hiệu quả cuối cùng.

- Lựa chọn nội dung và phương tiện quan hệ công chúng: tùy từng đốitượng mà lựa chọn nội dung và phương tiện cho phù hợp.

- Thực thi kế hoạch và đánh giá kết quả quan hệ công chúng.

1.3.2.5 Bán hàng cá nhân trong kinh doanh chương trình du lịch.

a Định nghĩa:

Bán hàng cá nhân trong kinh doanh chương trình du lịch được hiểu là sựnỗ lực của từng cá nhân trong doanh nghiệp lữ hành để giành được các đơn

Trang 19

đặt hàng là các chương trình du lịch từ các khách hàng (là các khách du lịch).

b Những yếu tố để tạo nên một nhân viên bán hàng, siêu đẳng.

Nhân viên phải luôn chấp nhận rủi ro, và luôn cố gắng vượt ra ngoài điềukiện hiện tại để vươn tới sự thành công xa hơn trước đó.

Nhân viên siêu đẳng luôn xác định rõ mục tiêu mình đạt tới và vạch ra kế hoạchthực hiện mục tiêu đó, họ thường đề ra mục tiêu lớn hơn các nhà quản trị đặt ra.

Các nhân viên siêu đẳng luôn tìm cách giải quyết mọi vấn đề hơn đổ lỗihoặc tách mình ra khỏi khó khăn.

Các nhân viên bán hàng coi sự từ chối của khách hàng là những bài họckinh nghiệm và những điều cần học hỏi.

Các nhân viên bán hàng phải thao luyện về tinh thần, tức là phải suynghĩ trước từng chi tiết nhỏ khi tiếp xúc, giao dịch với khách hàng kể từ cáibắt tay đến những lý luận để thuyết phục khách hàng.

c Các bước tiến hành của một nhân viên bán hàng trong kinh doanhcủa một chưong trình du lịch:

- Xác định mục tiêu: Nhân viên phải dựa trên mục tiêu của các nhà quản

trị để đề ra mục tiêu cho riêng mình sao cho phù hợp với mục tiêu trên giaovà khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân.

- Xác nhận phương thức tiếp cận với khách hàng:

Để đạt mục tiêu bán chương trình du lịch mỗi nhân viên phải tự vậnđộng đê ra phương thức tiếp cận khách hàng phù hợp: có hai cách tiếp cận cơbản là tiếp cận thụ động (nhờ những chương trình quảng cáo, tuyên truyềntổng thể mà khách hàng tự liên lạc với nhân viên đưa ra yêu cầu đặt tour) cáchtiếp cận chủ động (nhân viên xác định được nhu cầu của khách hàng rồi tựtìm đến chào bán các chương trình, du lịch của mình) Cách tiếp cận chủ độngcó thể ước lượng được lượng bán của mình, chủ động đạt được mục tiêu đềra.

Trang 20

- Tiến hành chào bán sản phẩm và đánh giá rút kinh nghiệm: Với mỗi

khách hàng khác nhau đòi hỏi phải có cách thuyết phục riêng tùy theo đặcđiểm của từng loại khách, sau mỗi lần gặp gỡ giao tiếp với khách hàng nhânviên tự rút ra kinh nghiệm cho những lần chào bán sau.

1.3.2.6 Quản trị tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh chương trình dulịch.

a Định nghĩa: Quản trị tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh chương

trình du lịch thực ra là quản trị các nhân viên bán hàng sao cho đạt được mụctiêu chung của doanh nghiệp.

Quản trị nhân viên bán hàng bao gồm các công việc: xác lập mục tiêu

cho nhân viên thiết kế chiến lược cho nhân viên bán hàng, tuyển mộ, lựachọn, huấn luyện, giám sát và đánh giá, nhân viên bán hàn ở đây công việctuyển mộ, lựa chọn, huấn luyện nhân viên giám sát và đánh giá là nhiệm vụchính của bộ phận nhân lực Chúng ta sẽ đề cập sâu hơn đến vấn đề chiếnlược cho nhân viên bán hàng khi đã có một đội ngũ bán hàng phù hợp.

b Chiến lược cho lực lượng bán chương trình du lịch:

Cách tiếp cận với khách hàng: Các nhân viên bán sản phẩm chương

trình du lịch có thể tiếp cận với khách hàng của mình thông qua các cách sau:

- Người bán hàng với nhóm người mua: người bán hàng có thể làm một

cuộc giới thiệu sản phẩm trước nhiều khách hàng.

- Nhóm người bán hàng với nhóm người mua: một nhóm người bán hàng

(một thủ quỹ, một đại diện bán hàng và một nhân viên điều hành) làm mộtcách giới thiệu bán cho một nhóm người.

- Mở một hội nghị bán hàng: nhóm nhân viên bán hàng cùng những nhân

vật nổi tiếng, am hiểu về công ty và sản phẩm mỏ thảo luận về những vấn đềvà cơ hội chung cho cả hai bên.

- Hội nghị chuyên đề: người bán hàng cùng nhân viên kỹ thuật trình bày

về những kỹ thuật mới mẻ về sản phẩm cho khách hàng.

Trang 21

Thiết kế cấu trúc lực lượng bán chương trình du lịch:

- Bố trí nhân viên bán hàng theo cấu trúc lãnh thổ: theo lãnh thổ địa lý,

phân chia khu vực cho mỗi nhân viên đi chào bán các chương trình du lịch.

- Bố trí nhân viên bán hàng theo cấu trúc sản phẩm: tùy theo khả năng

của từng nhân viên và phân loại chương trình du lịch phân chia cho một hoặcmột số nhân viên, đảm nhiệm bán một loại chương trình du lịch.

- Bố trí nhân viên theo cấu trúc khách hàng: chúng ta có thể phân loại

khách hàng theo độ tuổi, giới tính, sở thích… để chia cho từng nhóm nhânviên đảm nhiệm.

Xác định quy mô và bồi dưỡng cho lực lượng bán: có các phương pháp

xác định lực lượng bán và số lượng bán chương trình du lịch, dựa vào số giaodịch và nhân viên có thể làm trong vòng một năm.

1.3.2.7 Dịch vụ sau khi bán chương trình du lịch.

Dịch vụ sau khi bán, chương trình du lịch gồm các hoạt động diễn ra saukhi chương trình du lịch được mua nhằm giúp khách du lịch chuẩn bị thựchiện chương trình du lịch được thuận lợi và có những cảm nhận hoàn hảo vềchất lượng sản phẩm sau chuyến đi, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thịtrường cạnh tranh.

Dịch vụ sau khi bán chia làm ba loại: dịch vụ trước khi thực hiện chươngtrình, dịch vụ trong khi thực hiện chương trình du lịch Dịch vụ sau khi bánthể hiện trách nhiệm của nhà kinh doanh lữ hành, tăng cường mối quan hệ vớikhách hàng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp Ngoài ra doanh nghiệp lữhành còn thu thập được thông tin phản hồi từ phía khách hàng để có nhữngđiều chỉnh kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách và ngày càng nâng cao chấtlượng.

Trang 22

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN BÁN CHƯƠNG TRÌNHDU LỊCH OUTBOUND CHO KHÁCH DU LỊCH VIỆT NAM

TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ DÂN CHỦ

2.1 Giới thiệu về trung tâm du lịch Dân Chủ.

2.1.1 Lịch sử hình thành của Trung tâm du lịch Dân Chủ.

Trung tâm du lịch Dân Chủ là một bộ phận của Công ty cổ phần du lịchvà thương mại Dân Chủ, gọi tắt là Dân Chủ JSC Ban đầu Dân Chủ đượcthành lập là một khách sạn 3 sao, thuộc Công ty du lịch Hà Nội (Hanoitourism company) bây giờ là Tổng công ty du lịch Hà Nội (Hanoi touristcorparation) Sau này đến năm 2004 từ một khách sạn đã phát triển mở rộngkinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác và đổi tên thành Dân Chủ JSC như ngàynay.

Các dịch vụ cơ bản mà trung tâm du lịch Dân Chủ cung cấp bao gồm: Tổchức các chương trình du lịch inbound, outbound trọn gói và riêng biệt theoyêu cầu của khách hàng, đặt phòng khách sạn và dịch vụ riêng lẻ, tổ chức vậnchuyển và cho thuê xe du lịch, hướng dẫn khách du lịch, tổ chức đặt hội nghịhội thảo, làm visa Việt Nam.

Vị trí của trung tâm du lịch Dân Chủ trong Công ty cổ phần du lịch vàthương mại Dân Chủ.

Trang 23

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Như vậy Trung tâm dịch Dân Chủ là một trong bốn bộ phận có chứcnăng kinh doanh của Công ty du lịch và thương mại Dân Chủ là: Nhàhàng Điện Lực, Nhà hàng Cảm Hội, khách sạn Ngọc khánh và trung tâmdu lịch Dân Chủ.

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc công tyPhó tổng giám đốc công

Tổng giám đốc công tyPhó tổng giám đốc công

Phòng hành chínhPhòng

hành chính

Phòng kỹ thuậtPhòng

kỹ thuật

Ban quản lý

dự án xây dựng khách sạn Dân

ChủBan quản lý

dự án xây dựng khách sạn Dân

Trung tâm

du lịch Dân ChủTrung

tâm du lịch Dân Chủ

Nhàhàng Điện

lựcNhàhàng Điện lực

Nhàhàng Cảm HộiNhàhàng Cảm Hội

Khách sạn Ngọc KhánhKhách

sạn Ngọc Khánh

Dịch vụmasage

SâunDịch

Sâun

Trang 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức lao động trong trung tâm du lịch Dân Chủ.a Sơ đồ tổ chức của Trung tâm du lịch Dân Chủ.

b Nhiệm vụ của các bộ phận trong Trung tâm dịch vụ Dân Chủ:

Bộ phận điều hành: có nhiệm vụ điều phối thực hiện các sản phẩm bán,

lo thủ tục, giấy tờ Phối hợp với hướng dẫn viên thực hiện tour, bán các dịchvụ đơn lẻ, nhận và tập hợp các giấy tờ, tiếp khách tại văn phòng của trung

Trung tâm du lịch Dân Chủ

Trung tâm du lịch Dân Chủ

Trụ sở chính 27 Tràng TiềnTrụ sở chính

27 Tràng Tiền 84 Ngọc KhánhTravel DeskTravel Desk84 Ngọc Khánh

Giám đốc trung tâmGiám đốc trung tâm

Phó giám đốctrung tâmPhó giám đốc

trung tâm

Bộ phận điều hànhBộ phận

điều hành Kế toán Hướng dẫn Hướng

dẫn Lái xe Bộ phận Sales và marketingBộ phận Sales và marketing

Outbound Inbound Tiếng AnhTiếng

Anh Tiếng PhápTiếng

Pháp Tiếng ĐứcTiếng

Đức Tiếng NhậtTiếng

Nhật

Trang 25

tâm, duy trì mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, ký kết hợp đồng với cácnhà cung cấp.

Bộ phận kế toán: có chức năng thanh, quyết toán các tour đã thực hiện,

các chi phí, liên quan Tập hợp chứng từ từ điều hành và hướng dẫn viên, lậpbáo cáo tài chính, các mẫu biểu kế toán lập kế hoạch tài chính, các chính sáchcho việc xúc tiến bán, nhận toàn bộ thư từ, công văn từ nơi khác gửi tới và gửitới bộ phận có liên quan.

Bộ phận hướng dẫn viên: có nhiệm vụ thực hiện hướng dẫn các đoàn

khách, thanh toán với các nhà cung cấp dịch vụ trong trường hợp cần thiết,báo cáo và giải quyết các vấn đề xảy ra khi hướng dẫn đoàn, xây dựng duy trìvà phát triển đội ngũ hướng dẫn viên Phối hợp với bộ phận Sales vàmarketing thực hiện các chiến dịch xúc tiến bán.

Bộ phận vận chuyển: có chức năng điều phối xe theo yêu cầu, tạo lập

mối quan hệ với các nhà vận chuyển, lái xe thực hiện theo sự điều độngcủa bộ phận điều hành, phụ trách vận chuyển và hành chính phục vụ cácđoàn khách theo chương trình đã định, tìm kiếm nguồn khách và tiếp thịcho bộ phận vận chuyển.

Bộ phận sales và marketing: có chức năng bán các chương trình du lịch

và các dịch vụ đơn lẻ, xây dựng chương trình du lịch, tìm kiếm khách hàng,thực hiện các hoạt động hậu bán Ngoài ra còn có nhiệm vụ xây dựng các ýtưởng mới, phối hợp với bộ phận kế toán theo dõi việc thanh toán và công nợ,xây dựng chiến lược marketing.

2.1.3 Hệ thống sản phẩm chương trình du lịch outbound của Trungtâm du lịch Dân Chủ.

a Chương trình du lịch đi Châu Á.

- Tour đi Campuchia:

Trang 26

+ Hà Nội - Siêmriêp - PhnômPênh - Hà Nội (4 ngày/ 3 đêm).+ Hà Nội - Siêmriêp - Hà Nội (3 ngày/ 2 đêm).

+ Sài Gòn - Mộc Bài - SiêmRiệp - PhnômPênh - Mộc Bài - Sài Gòn (5 ngày/ 4đêm).

- Tour đi Hồng Kông - Ma Cao.

+ Hà Nội - Hồng Kông - Hà Nội (4 ngày/ 3 đêm).

+ Hà Nội - Hồng Kông - Ma Cao - Hà Nội (5 ngày/ 4 đêm).

- Tour đi Singapore:

+ Hà Nội - Singapore - Đảo Sentosa - Đảo Battan Inđônêxia (5 ngày/ 4 đêm).+ Hà Nội - Singapore - Malacca - cao nguyên genling Kualalumpur -Singapore - Hà Nội (7 ngày/ 6 đêm).

- Tour đi Mianmar:

+ Hà Nội - Bắc Kinh - Thượng Hải - Hà Nội (6 ngày/ 5 đêm).+ Hà Nội - Bắc Kinh - Thượng Hải - Quảng Châu (6 ngày/ 5 đêm).+ Hà Nội - Con Minh - Thạch Lam - Hà Nội (4 ngày/ 3 đêm).

+ Hà Nội - Con Minh - Cửu Hương - Thạch Lam - Hà Nội (6 ngày/ 5 đêm).+ Hà Nội - Bắc Kinh - Thượng Hải - Quảng Châu - Hà Nội (6ngày/ 5 đêm).+ Hồng Kông - Ma Cao (5 ngày/ 4 đêm).

+ Quảng Châu - Thẩm Quyến - Quảng Châu (4 ngày/ 3 đêm).+ Nam Ninh - đảo Hải Nam - Nam ninh (4 ngày/ 3 đêm).+ Tàu đi Nam Ninh - Bác Hải (4 ngày/ 3 đêm).

- Tour đi Thái Lan:

+ Hà Nội - Băng Kốc - Pattaya - Hà Nội (5 ngày/ 4 đêm).

- Tour đi Nhật:

+ Hà Nội - Tôkyô - Osaka - Kyoto - Nara (7 ngày/ 6 đêm).

Ngày đăng: 13/11/2012, 16:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Vương Tấn, Marketing trong 10 phút (4/2005) 8. Luận văn tốt nghiệp các khoá 41 đến 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing trong 10 phút
1. Tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh. Bài giảng marketing du lịch Khác
2. Tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh - Tiến sĩ Phạm Hồng Chương. Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành (2006) Khác
3. Th.S Trần Ngọc Nam, marketing du lịch Khác
4. Philip Kotler, Những nguyên lý tiếp thị - Tập II Khác
5. Philip Kotler và Gary Armstrong, Những nguyên lý tiếp thị (2004) Khác
6. Chiến lược phát triển du lịch 2002 - 2010 Khác
9. Tài liệu từ trung tâm du lịch Dân Chủ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

-"Mong muốn là hình thức biểu hiện của nhu cầu", mong muốn là nhu cầu - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
34 ;Mong muốn là hình thức biểu hiện của nhu cầu", mong muốn là nhu cầu (Trang 6)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của công ty (Trang 23)
Bảng 1: Cơ cấu khách của trung tâm dịch vụ DânChủ theo giới tính theo các năm 2002 - 2006. - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 1 Cơ cấu khách của trung tâm dịch vụ DânChủ theo giới tính theo các năm 2002 - 2006 (Trang 27)
Bảng 1: Cơ cấu khách của trung tâm dịch vụ Dân Chủ theo giới tính theo  các năm 2002 - 2006. - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 1 Cơ cấu khách của trung tâm dịch vụ Dân Chủ theo giới tính theo các năm 2002 - 2006 (Trang 27)
Bảng 2: Cơ cấu khách theo độ tuổi của Trung tâm du lịch Dân Chủ qua  các năm 2002 - 2006. - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 2 Cơ cấu khách theo độ tuổi của Trung tâm du lịch Dân Chủ qua các năm 2002 - 2006 (Trang 27)
Bảng 3: Cơ cấu khách theo quốc tịch của Trung tâm du lịch Dân Chủ qua các năm 2002 - 2006. - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 3 Cơ cấu khách theo quốc tịch của Trung tâm du lịch Dân Chủ qua các năm 2002 - 2006 (Trang 28)
Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh của Trung tâm du lịch DânChủ qua - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 4 Báo cáo kết quả kinh doanh của Trung tâm du lịch DânChủ qua (Trang 28)
Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh của Trung tâm du lịch Dân Chủ qua - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 4 Báo cáo kết quả kinh doanh của Trung tâm du lịch Dân Chủ qua (Trang 28)
Bảng 3: Cơ cấu khách theo quốc tịch của Trung tâm du lịch Dân  Chủ qua các năm 2002 - 2006. - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 3 Cơ cấu khách theo quốc tịch của Trung tâm du lịch Dân Chủ qua các năm 2002 - 2006 (Trang 28)
Bảng 5: Cơ cấu theo nghề nghiệp. - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 5 Cơ cấu theo nghề nghiệp (Trang 29)
Bảng 6: Cơ cấu theo tuổi: - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 6 Cơ cấu theo tuổi: (Trang 29)
Bảng 5: Cơ cấu theo nghề nghiệp. - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 5 Cơ cấu theo nghề nghiệp (Trang 29)
Bảng 6: Cơ cấu theo tuổi: - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 6 Cơ cấu theo tuổi: (Trang 29)
Bảng 7: Báo cáo kết quả kinh doanh chương trình du lịch outbound cho khách du lịch Việt Nam (đơn vị: nghìn đồng). - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 7 Báo cáo kết quả kinh doanh chương trình du lịch outbound cho khách du lịch Việt Nam (đơn vị: nghìn đồng) (Trang 31)
Bảng 7: Báo cáo kết quả kinh doanh chương trình du lịch outbound cho  khách du lịch Việt Nam (đơn vị: nghìn đồng). - Đẩy mạnh xúc tiến bán chương trình du lịch outbound – cho khách du lịch Việt Nam .doc
Bảng 7 Báo cáo kết quả kinh doanh chương trình du lịch outbound cho khách du lịch Việt Nam (đơn vị: nghìn đồng) (Trang 31)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w