Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI ROKIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
1.1 Khái quát về rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 3
1.1.1 Khái niệm rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 3
1.1.2 Các loại rủi ro kiểm toán 7
1.1.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro – Mô hình rủi ro kiểm toán 11
1.1.4 Vai trò của đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính .121.2 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 14
1.2.1 Khái quát về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 14
1.2.2 Trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính .151.2.2.1 Phương pháp tiếp cận kiểm toán 15
1.2.2.2 Xác định rủi ro kiểm toán mong muốn 17
1.2.2.3 Đánh giá rủi ro tiềm tàng 18
1.2.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát 19
1.2.2.5 Dự kiến rủi ro phát hiện 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁNTRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠICÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DELOITTE VIỆT NAM 29
2.1 Khái quát chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ của công ty tráchnhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam 33
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 36
Trang 22.1.4 Tổ chức công tác kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán tạicông ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam 39
Trang 32.1.4.1 Tổ chức nhân sự kiểm toán 39
2.1.4.2 Quy trình kiểm toán 40
2.1.4.3 Phần mềm kiểm toán ứng dụng 44
2.1.4.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty 45
2.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tàichính do Công ty thực hiện 47
2.2.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán 48
2.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính 60
2.2.2.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính 60
2.2.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên báo cáo tài chính 68
2.2.2.3 Dự kiến rủi ro phát hiện trên báo cáo tài chính 78
2.2.3 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 792.2.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hìnhnghiệp vụ 79
2.2.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hìnhnghiệp vụ 86
2.2.3.3 Dự kiến rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hìnhnghiệp vụ 91
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TRÌNH TỰĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁOTÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DELOITTEVIỆT NAM 93
3.1 Nhận xét về trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báocáo tài chính tại công ty trách nhiệm Deloitte Việt Nam 93
3.1.1 Ưu điểm 93
3.1.2 Hạn chế 96
Trang 43.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty
TNHH Deloitte Việt Nam 97
3.2.1 Sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát 97
3.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát 99
3.2.3 Sử dụng tư liệu của chuyên gia 103
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Khái quát việc nghiên cứu HTKSNB và quá trình đánh giá rủi ro
kiểm soát 21
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam 36
Sơ đồ 2.2: Tổ chức nhân sự kiểm toán 40
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm toán theo AS/2 41
Sơ đồ 2.4: Sáu bước công việc kiểm toán theo AS/2 42
Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 27
Bảng 1.2: Mối quan hệ của rủi ro với bằng chứng phải thu thập 28
Bảng 1: Những kết quả đạt được trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007 33
Bảng 2.1: Chỉ mục hồ sơ kiểm toán AS/2 43
Bảng 2.2: Bảng câu hỏi kiểm soát chất lượng kiểm toán 45
Bảng 2.3: Bảng cam kết về tính độc lập với Công ty Y 53
Bảng 2.4: Biên bản cung cấp dịch vụ kiểm toán 54
Bảng 2.5: Biên bản tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng 58
Bảng 2.6: Thông tin chi tiết về nhà trường X 62
Bảng 2.7: Thông tin chi tiết về Công ty Y 65
Bảng 2.8: Tìm hiểu về môi trường kiểm soát của công ty Y 69
Bảng 2.9: Tìm hiểu về hệ thống kế toán của trường X 71
Bảng 2.10: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với trường X 74
Bảng 2.11: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của trường X vàcông ty Y đo KTV Deloitte Việt Nam thực hiện 75
Bảng 2.12: Ma trận kiểm tra định hướng 80
Bảng 2.13: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty Y 83
Bảng 2.14: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Y 84
Bảng 2.15: Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục 87
Bảng 2.16: Bảng dự kiếnrủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty Y 92Bảng 2.17: Bảng giá trị độ tin cậy của Deloitte Việt Nam 102
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Trang 7- Rủi ro là sự kết hợp các nguy cơ;
- Rủi ro là sự không thể đoán trước một tình huống, một khuynh hướngdẫn đến kết quả thực tế khác với kết quả dự toán;
- Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất;- Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất.
Những định nghĩa trên đây là các quan điểm khác nhau, tuy nhiênnghiên cứu các quan điểm này cho thấy giữa chúng có mối quan hệ logic vớinhau Các định nghĩa đều đề cập đến một sự không chắc chắn mà chúng ta coilà bất ngờ trong tương lai Bên cạnh đó, các định nghĩa này cũng ám chỉnhững cấp độ hay mức độ rủi ro khác nhau Ngoài ra các định nghĩa đều nóiđến hậu quả do một hay nhiều nguyên nhân gây ra Điều này dường như có mốiquan hệ chặt chẽ với định nghĩa mà chúng ta đã sử dụng trước đó, theo địnhnghĩa này rủi ro là không chắc chắn về hậu quả trong một tình huống cụ thể.
Tại Việt Nam, từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Sài Gòn xuất bảnnăm 2005 giải thích: “Rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến”.Và theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam xuất bản năm 2003 thì: “Rủi ro là hậuquả gây thiệt hại ít nhiều có thể dự kiến được của một hành vi mà việc thựchiện không chỉ phụ thuộc vào ý chí của các bên đương sự Người thực hiệnhành vi phải chịu trách nhiệm về thiệt hại gây nên cho người kia” Từ điểnThuật ngữ Kiểm toán - Kế toán Nhà xuất bản Thống kê xuất bản năm 2002cho rằng: “Rủi ro là khả năng bị thua lỗ hay bị tổn hại có thể đo lường được.Rủi ro khác với bất trắc ở chỗ sự bất trắc không thể đo lường được.”
Trên thực tế, các hoạt động kinh tế thường gặp những rủi ro đặc trưng.Mỗi ngành nghề có một rủi ro riêng, chẳng hạn: rủi ro hối đoái, rủi ro đầu tư,rủi ro kinh doanh,… và kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Rủi ro hối đoái là rủi ro do biến động về tỷ giá gây ra Rủi ro nàythường có đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Trang 8Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro khi không chắc chắn về một khoản thu nhậphoặc chi trả do sự biến động về tỷ giá gây ra.
Rủi ro đầu tư là rủi ro khi tiến hành hoạt động đầu tư (như đầu tư vàothị trường chứng khoán, đầu tư vào thị trường bất động sản,…) Rủi ro đầu tưlà cao khi các nhà đầu tư không lường trước được các khả năng có thể xảy ravà các nhân tố tác động.
Rủi ro kinh doanh là các khả năng có thể xảy ra khi tiến hành hoạt độngkinh doanh Bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào cũng có thể xảy ra rủi ro.
Trong lĩnh vực kiểm toán, có khá nhiều loại rủi ro được đề cập đếnnhư: rủi ro kinh doanh, rủi ro kiểm toán, rủi ro chọn mẫu…
Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà KTV sẽ kết luận là các BCTC được trìnhbày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, và do đó một ý kiếnchấp nhận toàn phần sẽ được công bố, trong khi, trên thực tế chúng bị sai sóttrọng yếu.
Rủi ro chọn mẫu và rủi ro không chọn mẫu là hai loại rủi ro có thể ảnhhưởng đến các bộ phận của rủi ro kiểm toán.
Rủi ro kinh doanh (engagement risk) là rủi ro mà KTV và công tykiểm toán sẽ phải chịu thiệt hại vì mối quan hệ với khách hàng cho dù báocáo kiểm toán cung cấp cho khách hàng là đúng, là rủi ro liên quan đến tráchnhiệm của KTV bao gồm ba nhân tố:
- Những vấn đề liên quan đến khách hàng, ví dụ: tình hình tàichính, khả năng thu lợi nhuận và danh tiếng của khách hàng trong tương lai,đặc điểm và tính chính trực của ban quản lý và của người chủ doanh nghiệpkhách hàng trong tương lai.
- Những vấn đề liên quan đến kinh doanh, ví dụ: rủi ro chi phí(liệu có bất kỳ lí do nào cho thất bại trong kiểm toán hay không) như việcthực hiện chi trả các phí và liệu việc hợp tác của ta với một khách hàng nào
Trang 9đó trong tương lai có gây tác hại cho hình ảnh của công ty chúng ta xét về mặtchuyên môn hay không.
- Những vấn đề liên quan đến kiểm toán, ví dụ: những khó khăndự kiến trong việc thu lượm bằng chứng kiểm toán
Qua đó ta thấy sự khác nhau cơ bản giữa rủi ro kiểm toán và rủi ro kinhdoanh Sự kiểm soát chặt chẽ rủi ro kiểm toán là yếu tố chủ yếu của quá trìnhkiểm soát rủi ro kinh doanh của công ty kiểm toán Do đó, trong các loại rủiro trên thì rủi ro kiểm toán là rủi ro được đề cập đến nhiều nhất và quan trọngnhất.
Theo Nguyên tắc Kiểm toán Quốc tế Số 25 “Trọng yếu và rủi ro kiểm
toán”, trong Mục 9 Liên đoàn Kiểm toán Quốc tế soạn thảo định nghĩa rủi ro
kiểm toán như sau: “Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà KTV có thể mắcphải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính vàđó là các sai sót nghiêm trọng Ví dụ KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhậntoàn bộ về một BCTC mà không biết rằng các báo cáo này có những sai phạmnghiêm trọng”.
Ở Việt Nam, kiểm toán ra đời tương đối muộn Tuy nhiên, nhữngchuẩn mực về kiểm toán được ban hành kịp thời phục vụ cho quá trình pháttriển của kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA – 400)“Đánh giá rủi ro và kiểm toán nội bộ” đã giải thích rủi ro kiểm toán như sau:“Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ýkiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán vẫncòn chứa đựng những sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộphận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện”
Trong thực tế, bất kì cuộc kiểm toán nào cũng chứa đựng và tồn tại rủiro Rủi ro luôn có nguy cơ xảy ra cho dù các kiểm toán viên và công ty kiểmtoán đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc kiểm toán Trong mọi cuộc kiểm toán,
Trang 10người ta không đảm bảo chắc chắn 100% các báo cáo tài chính đã kiểm toánkhông còn chứa đựng các sai phạm trọng yếu Vì vậy, trong các cuộc kiểmtoán, kiểm toán viên chỉ có thể kì vọng một mức rủi ro kiểm toán có thể chấpnhận được và mở mức rủi ro kiểm toán chấp nhận được kiểm toán viên sẽđảm bảo các sai sót trọng yếu không có cơ hội xảy ra Do đó khái niệm rủi rokiểm toán mong muốn thường được các kiểm toán viên sử dụng.
Ở tất cả các công ty kiểm toán và trong mọi cuộc kiểm toán, vấn đề xácđịnh rủi ro kiểm toán mong muốn là cần thiết và quan trọng Có xác địnhđược rủi ro kiểm toán mong muốn kiểm toán viên mới có những cơ sở để xácđịnh được mức trọng yếu có thể chấp nhận Rủi ro kiểm toán luôn được kiểmtoán viên và công ty kiểm toán xác định trước khi lập kế hoạch và thực hiệnkiểm toán Xác định rủi ro kiểm toán trước khi lập kế hoạch và thực hiệnkiểm toán nhằm mục đích: Tìm hiểu đánh giá sơ bộ về khách hàng, xem xétcó thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểmtoán.
Trong thực tế, rủi ro kiểm toán thường xảy ra do giới hạn về mặt quảnlý, về kiểm toán, mà trực tiếp là chi phí kiểm toán (số lượng bằng chứng cầnthu thập) Thậm chí, ngay cả khi bằng chứng kiểm toán đã đủ thì rủi ro kiểmtoán vẫn có khả năng xảy ra Chi phí kiểm toán (số lượng bằng chứng kiểmtoán) và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau Số lượng bằngchứng kiểm toán càng lớn thì rủi ro kiểm toán càng thấp và tiến dần về mứcrủi ro kiểm toán mong muốn.
1.1.2 Các loại rủi ro kiểm toánThứ nhất, Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro tiềm tàng là khả năng tồn tại những sai phạm trong bản thân củacác đối tượng kiểm toán mà chưa tính đến bất kì một sự tác động nào của hoạtđộng kiểm toán kể cả hệ thống kiểm soát nội bộ.
Trang 11Nguyên tắc Kiểm toán Quốc tế Số 25 “Trọng yếu và rủi ro kiểm toán”cho rằng: “Rủi ro tiềm tàng là những yếu điểm của số dư tài khoản hoặc củamột loại nghiệp vụ, đối với những sai sót này có thể đơn lẻ hoặc có thể kếthợp với các sai sót ở những số dư, các nghiệp vụ khác (ở đây giả định làkhông có các quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan) Rủi ro tiềm tàng nằmtrong chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong môi trườngkinh doanh cũng như trong bản chất của số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ”.
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400) “Đánh giá rủi ro vàkiểm soát nội bộ” cho rằng: “Rủi ro tiềm tàng là loại rủi ro tiềm ẩn, vốn có dokhả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựngnhững sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay khôngcó hệ thống kiểm soát nội bộ.”
Như vậy, về bản chất, rủi ro tiềm tàng là mức độ mà KTV ước tính làcó một sai số cao hơn mức có thể chấp nhận trong một bộ phận trước khi xétđến tính hiệu quả của các quá trình kiểm soát nội bộ về kế toán Mức độ rủi rotiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh của khách thể kiểmtoán, loại hình kinh doanh và năng lực nhân viên của khách thể kiểm toán.Mức rủi ro này còn tuỳ thuộc vào đặc điểm từng loại tài sản, nghiệp vụ KTVkhông tạo ra, cũng không kiểm soát được rủi ro tiềm tàng mà họ chỉ có thểđánh giá chúng Rủi ro tiềm tàng có quan hệ tỉ lệ thuận với số lượng bằngchứng kiểm toán cần thu thập Có nghĩa là nếu rủi ro tiềm tàng càng cao thì sốlượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều và ngược lại.
Thứ hai, Rủi ro kiểm soát
Rủi ro kiểm soát là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàngkhông phát hiện, không ngăn chặn và không thể sửa chữa kịp thời các saiphạm có tính chất trọng yếu Rủi ro kiểm soát là khả năng xảy ra các sai phạmcó tính chất trọng yếu Rủi ro kiểm soát là khả năng xảy ra các sai phạm trọng
Trang 12yếu do hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng không hoạt độnghiệu quả do đó đã không phát hiện và ngăn chặn các sai phạm này Rủi rokiểm soát có liên quan mật thiết đến sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nộibộ của khách hàng Cũng như rủi ro tiềm tàng, kiểm toán viên không thể tạora và kiểm soát được rủi ro kiểm soát, KTV chỉ có thể thông qua tìm hiểu hệthống kiểm soát nội bộ của khách hàng qua đó đưa ra đánh giá mức độ rủi rokiểm soát.
Văn bản chỉ đạo Kiểm toán Quốc tế Số 25 Mục 14 cho rằng: “Rủi rokiểm soát là rủi ro xác định sai, nó có thể xảy ra đối với một số dư tài khoảnhoặc nghiệp vụ và cũng có thể là sai sót nghiêm trọng Những sai sót này xảyra đơn lẻ hoặc được kết hợp với các sai sót của các số dư, hoặc các nghiệp vụkhác mà hệ thống kiểm soát nội bộ đã không ngăn chặn hoặc không phát hiệnkịp thời Rủi ro kiểm soát luôn xuất hiện và khó tránh khỏi những hạn chế cótính bản chất của bất kì một hệ thống kiểm soát nội bộ nào”
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 400 (VSA – 400) “Đánh giá rủi rovà kiểm soát nội bộ” cho rằng “Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọngyếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tínhriêng rẽ hoặc gộp lại mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ khôngngăn chặn hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời”
Như vậy rủi ro kiểm soát là mức độ mà KTV ước tính là có sai số caohơn mức có thể chấp nhận trong một bộ phận mà cơ cấu kiểm soát nội bộ củakhách hàng không ngăn chặn được Rủi ro kiểm soát là loại rủi ro có liên quanđến sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ Cơ cấu kiểm soát nội bộ củakhách hàng càng hiệu quả thì rủi ro kiểm soát càng thấp và ngược lại.
Rủi ro kiểm soát có mối quan hệ tỉ lệ thuận với số lượng bằng chứngkiểm toán cần thu thập và quan hệ tỉ lệ nghịch với rủi ro phát hiện Rủi ro
Trang 13kiểm toán luôn luôn xuất hiện và khó tránh khỏi do những hạn chế cố hữu củabất kì hệ thống kiểm soát nội bộ nào.
Thứ 3, Rủi ro phát hiện
Theo cách đơn giản, rủi ro phát hiện là loại rủi ro liên quan đến khảnăng các thủ tục kiểm toán do kiểm toán viên và các công ty kiểm toán đã tiếnhành nhưng không phát hiện được các sai phạm trọng yếu.
Văn bản chỉ đạo Kiểm toán Quốc tế Số 25 “Trọng yếu và rủi ro kiểmtoán” cho rằng: “Rủi ro phát hiện là những rủi ro mà kiểm toán viên khôngphát hiện ra các sai sót hiện có trong các số dư tài khoản, các loại nghiệp vụ.Các sai sót này là có thể là các sai sót nghiêm trọng xảy ra đơn lẻ hoặc có thểkết hợp với các sai sót trong số dư các nghiệp vụ khác Mức rủi ro phát hiệncó quan hệ trực tiếp với những phương pháp của kiểm toán viên.”
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 400 (VSA – 400) “Đánh giá rủi rovà kiểm soát nội bộ” cho rằng: “Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọngyếu trong từng nghiệp vụ và từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tínhriêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểmtoán không phát hiện được.”
Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện như sau:
Thứ nhất: Các bước kiểm toán không thích hợp Điều này xảy ra với
các kiểm toán viên thiếu kinh nghiệm hoặc quá trình lập kế hoạch kiểm toánkhông được thực hiện một cách đúng đắn, khiến cho việc thực hiện các quytrình kiểm toán đối với mỗi phần hành trở nên không hợp lí;
Thứ hai: Kiểm toán viên đã tìm được bằng chứng, nhưng do không tìm
được nguyên nhân gây sai sót dẫn đến kết luận sai về bản chất của khoản mụchoặc nghiệp vụ đó;
Thứ ba: Các báo cáo tài chính bản thân cũng chứa đựng các sai sót,
nhưng sự sai sót đó là do bên trong doanh nghiệp đã có sự thông đồng để làm
Trang 14sai các chính sách làm cho kiểm toán viên càng khó phát hiện hơn các saiphạm.
Rủi ro phát hiện là mức độ mà KTV sẵn sàng chấp nhận là bằng chứngkiểm toán phải thu thập cho một bộ phận sẽ không phát hiện ra các sai số caohơn có thể chấp nhận, nếu những sai sót đó tồn tại Như vậy, rủi ro phát hiệncó nguyên nhân bắt nguồn trực tiếp từ nội dung, thời gian và phạm vi của cácthử nghiệm do KTV thực hiện Mức rủi ro phát hiện sẽ giảm xuống nếu KTVtăng các thử nghiệm chi tiết trên số dư hoặc nghiệp vụ, mở rộng phạm vi kiểmtra hoặc tăng cường cỡ mẫu của các thử nghiệm Do đó, ngược lại với rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tụcthu thập bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý rủi ro phát hiện Một số rủi rophát hiện sẽ thường vẫn xảy ra cho dù có kiểm tra 100% các số dư và các loạinghiệp vụ vì KTV có thể lựa chọn và áp dụng các phương pháp kiểm toánkhông phù hợp, áp dụng sai các phương pháp kiểm toán thích hợp, hoặc giảithích sai hay nhận định sai các kết quả kiểm toán.
1.1.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro – Mô hình rủi ro kiểm toán
Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện là những bộ phậncấu thành rủi ro kiểm toán, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau Rủiro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là hai loại rủi ro tồn tại độc lập, khách quan,kiểm toán viên không tạo ra và cũng không thể kiểm soát được chúng Kiểmtoán viên chỉ có thể thông qua thu thập bằng chứng kiểm toán tại đơn vịkhách hàng và bằng kinh nghiệm của mình để đánh giá mức độ của chúng.Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có mức độ lớn hay nhỏ phụ thuộc rất lớnvào ngành nghề kinh doanh cũng như môi trường pháp lí mà khách hàng đanghoạt động Không những thế, hai loại rủi ro này còn phụ thuộc vào bản chấtcủa các số dư tài khoản và nghiệp vụ kinh tế đặc thù tương ứng với ngànhnghề kinh doanh của khách hàng Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có mốiquan hệ tỷ lệ nghịch nên trong các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên thường kết
Trang 15hợp cùng một lúc đánh giá mức độ của hai loại rủi ro này Ngược lại, KTV cóthể kiểm soát được rủi ro phát hiện thông qua việc điều chỉnh nội dung, thờigian và phạm vi của các thử nghiệm Do vậy, cần phải thiết kế các thủ tụckiểm toán hợp lý để giảm thấp rủi ro kiểm toán như mức mong muốn với chiphí hợp lý.
Mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiệnvới rủi ro kiểm toán được thể hiện qua mô hình rủi ro kiểm toán như sau:
DAR = IR x CR x DR (1)
Trong đó:
DAR: Rủi ro kiểm toánIR: Rủi ro tiềm tàngCR: Rủi ro kiểm soátDR: Rủi ro phát hiện
Các loại rủi ro kiểm toán có thể được đánh giá cụ thể bằng các con sốtheo tỷ lệ phần trăm hoặc được đánh giá một cách khái quát theo yếu tố địnhtính như: thấp, trung bình, cao.
Hai mô hình trên có cùng bản chất và giá trị song mô hình (2) được ưachuộng hơn để xác định rủi ro phát hiện và số lượng bằng chứng thích hợp
1.1.4 Vai trò của đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tàichính
Rủi ro kiểm toán chủ yếu được KTV xác định trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA – 400) “Đánhgiá rủi ro và kiểm soát nội bộ” đã quy định: “Rủi ro kiểm toán được xác địnhtrước khi lập kế hoạch kiểm toán và trước khi thực hiện kiểm toán”.
Hay DR =
(2)
Trang 16Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần đánh giá tổng thể rủiro kiểm toán căn cứ vào hiểu biết của KTV về đặc điểm kinh doanh của kháchhàng cũng như tìm hiểu về ngành nghề, quản lý môi trường kiểm soát và hoạtđộng Sự đánh giá như vậy cung cấp thông tin sơ bộ về chiến lược chung đốivới hợp đồng kiểm toán, nhân sự cần thiết cho nhóm kiểm toán, thời giankiểm toán và khuôn khổ đánh giá rủi ro kiểm toán ở từng giai đoạn, từng loạinghiệp vụ và từng số dư tài khoản và cuối cùng là thiết kế các thủ tục thíchhợp cho các khoản mục trên BCTC
Thực trạng hoạt động tài chính cũng như hiệu quả nghiệp vụ là vấn đềrất rộng và trên thực tế không thể kiểm toán được tất cả các thông tin đã thuđược và chưa thu được của hoạt động tài chính và nghiệp vụ phải kiểm toán.Mặt khác, người sử dụng thông tin cũng chỉ quan tâm đến bản chất của thựctrạng hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt động Điều đó dẫn tới tính tất yếuphải lựa chọn nội dung, phương pháp, thủ tục kiểm toán tối ưu để vừa đánhgiá đúng bản chất đối tượng kiểm toán, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu củangười quan tâm với giá phí kiểm toán thấp trên cơ sở thực hiện đủ những thủtục kiểm toán cần thiết.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 (VSA - 300) “Lập kế hoạchkiểm toán” cho thấy vai trò của việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong quá trìnhlập kế hoạch: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằmđảm bảo phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộckiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn” và “khi xây dựng chương trìnhkiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá về rủi ro tiềm tang, rủi ro kiểmsoát, cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thử nghiệm cơ bản”.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 (VSA – 530) “Lấy mẫu kiểmtoán và các thủ tục lựa chọn khác” quy định về cỡ mẫu như sau: “Kiểm toánphải đảm bảo rủi ro kiểm toán do áp dụng phương pháp lấy mẫu giảm xuống
Trang 17mức có thể chấp nhận được khi xác định cỡ mẫu Cỡ mẫu chịu ảnh hưởng bởimức rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được càng thấp, thìcỡ mẫu cần thiết sẽ càng lớn” Như vậy rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng mộtcách trực tiếp đến cỡ mẫu đồng thời ảnh hưởng tới quá trình thu thập bằngchứng, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả cuộc kiểm toán Trong quátrình thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV phải sử dụng khả năng xét đoánnghề nghiệp để đánh giá rủi ro tiềm tàng xuống thấp đến mức có thể chấpnhận được.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA – 240) “Gian lận và saisót” cũng quy định: “Khi lập kế hoạch và khi thực hiện kiểm toán, KTV vàcông ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có,làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC và phải trao đổi với Giám đốc (hoặcngười đứng đầu đơn vị) về mọi gian lận hoặc sai sót quan trọng phát hiệnđược”.
Như vậy có thể nói rủi ro kiểm toán được đề cập đến trong suốt cuộckiểm toán, cho thấy tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của nó tới công việckiểm toán BCTC Chính vì vậy mà công việc đánh giá rủi ro kiểm toán là rấtquan trọng và cần phải được thực hiện bởi những kiểm toán viên có trình độcao.
1.2 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tàichính
1.2.1 Khái quát về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Theo nguyên lý chung, quy trình kiểm toán BCTC cũng trải qua 3 giaiđoạn cơ bản: Chuẩn bị kiểm toán, thực hành kiểm toán và kết thúc kiểm toán
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán: Từ thư mời (hoặc lệnh) kiểm toán, KTV
tìm hiểu khách thể kiểm toán với mục đích hình thành hợp đồng hoặc kếhoạch chung cho cuộc kiểm toán Tiếp đó, kiểm toán viên cần thu thập các
Trang 18thông tin, thẩm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểmtoán để xây dựng kế hoạch kiểm toán Để thực hiện những công việc trên, cáctrắc nghiệm chủ yếu được thực hiện là trắc nghiệm mức đạt yêu cầu của côngviệc và trắc nghiệm phân tích Đồng thời với công việc kiểm toán cần chuẩnbị cả phương tiện và lực lượng giúp việc (nếu cần) cho việc triển khai kếhoạch và chương trình kiểm toán đã xây dựng.
Bước 2: Thực hiện công việc kiểm toán: Đây là quá trình sử dụng các
trắc nghiệm chủ yếu là trắc nghiệm cơ bản, vào các thông tin phản ánh trênbảng khai tài chính Trình tự kết hợp giữa các trắc nghiệm này trước hết tùythuộc vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở bước 1 Nếu hệ thốngkiểm soát nội bộ được đánh giá là không có hiệu quả thì các trắc nghiệm độtin cậy sẽ được thực hiện ngay với số lượng lớn Ngược lại, nếu hệ thốngkiểm soát nội bộ được đánh giá có hiệu lực thì trước hết trắc nghiệm đạt mứcyêu cầu được sử dụng để xác định khả năng sai phạm và tiếp đó, các trắcnghiệm độ tin cậy được ứng dụng với số lượng ít để xác minh những sai sótcó thể có Nếu trắc nghiệm mức đạt yêu cầu lại cho kết quả là hệ thống kiểmsoát nội bộ có hiệu lực thì trắc nghiệm độ tin cậy sẽ lại thực hiện với số lượnglớn Quy mô cụ thể của các trắc nghiệm cũng như trình tự và cách thức kếthợp giữa chúng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và kĩ năng phán đoáncủa KTV với mục đích có được bằng chứng đầy đủ và tin cậy với chi phíkiểm toán thấp nhất.
Bước 3: Hoàn tất công việc kiểm toán: Kết quả các trắc nghiệm trên
phải được xem xét trong quan hệ hợp lý chung và kiểm nghiệm trong quan hệvới các sự việc bất thường, những nghiệp vụ phát sinh sau ngày lập bảng khaitài chính Chỉ trên cơ sở đó mới đưa được kết luận cuối cùng và lập báo cáokiểm toán.
1.2.2 Trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Trang 191.2.2.1 Phương pháp tiếp cận kiểm toán
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 (VSA – 330) “Thủ tụckiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro”: “Để giảm rủi ro kiểm toán xuống mứcthấp nhất có thể chấp nhận được, KTV và công ty kiểm toán phải đưa raphương pháp tiếp cận tổng quát trên cơ sở đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếutrong BCTC; phải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán để xử lý các rủiro có sai sót trọng yếu trong các cơ sở dẫn liệu.”
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần đưa ra phương pháp tiếp cậntổng quát để xác định rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC Phương pháptiếp cận tổng quát đòi hỏi KTV phải giữ thái độ hoài nghi nghề nghiệp trongquá trình thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán, bổ nhiệm KTV có nhiềukinh nghiệm hoặc có các kĩ năng chuyên môn đặc biệt; sử dụng các chuyêngia, giám sát nhiều hơn hoặc kết hợp các yếu tố bổ sung cho các vấn đề khôngthể dự đoán trước khi lựa chọn thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung KTVvà công ty kiểm toán có thể thay đổi nội dung, lịch trình và phạm vi của cácthủ tục kiểm toán Ví dụ: việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản vào giai đoạncuối kỳ thay vì vào giai đoạn giữa kỳ.
Hiểu biết của KTV về môi trường kiểm soát của đơn vị được kiểm toáncó ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC Môitrường kiểm soát hiệu quả giúp KTV tin tưởng hơn vào hệ thống kiểm soátnội bộ và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu thập được trong nội bộđơn vị được kiểm toán, từ đó cho phép KTV tiến hành một số thủ tục kiểmtoán ở giai đoạn giữa kỳ thay vì vào giai đoạn cuối kỳ Nếu phát hiện thấynhững điểm yếu trong môi trường kiểm soát của đơn vị, KTV sẽ tiến hànhthêm các thủ tục kiểm toán vào giai đoạn cuối kỳ chứ không phải vào giaiđoạn giữa kỳ KTV cần thu thập thêm bằng chứng kiểm toán từ thử nghiệmcơ bản, thay đổi nội dung các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập thêm bằngchứng kiểm toán có sức thuyết phục cao hoặc mở rộng phạm vi cuộc kiểmtoán.
Trang 20Những xem xét trên có ảnh hưởng quan trọng đến phương pháp kiểmtoán chung của KTV Ví dụ, tập trung thực hiện thử nghiệm cơ bản (phươngpháp cơ bản), hoặc kết hợp thử nghiệm kiểm soát với thử nghiệm cơ bản(phương pháp kết hợp).
KTV và công ty kiểm toán phải thiết kế và thực hiện thêm các thủ tụckiểm toán bổ sung mà nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục này phụthuộc vào kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong các cơ sở dẫn liệunhằm thể hiện sự liên hệ rõ ràng giữa nội dung, lịch trình và phạm vi của cácthủ tục kiểm toán với việc đánh giá rủi ro Khi thiết kế các thủ tục kiểm toán,KTV và công ty kiểm toán cân nhắc các vấn đề sau:
- Mức độ quan trọng của rủi ro;
- Khả năng có thể xảy ra sai sót trọng yếu;
- Đặc trưng của loại nghiệp vụ, số dư khoản mục hoặc các giải trìnhliên quan;
- Nội dung hoạt động kiểm soát cụ thể mà đơn vị kiểm toán được sửdụng, đặc biệt là hoạt động kiểm soát này được thực hiện thủ công haytự động;
- KTV có kỳ vọng thu thập được bằng chứng kiểm toán để xác địnhliệu các hoạt động kiểm soát của đơn vị có hiệu quả trong việc ngănchặn, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu hay không.
1.2.2.2 Xác định rủi ro kiểm toán mong muốn
Rủi ro kiểm toán mong muốn là mức rủi ro được xác định một cách chủquan: Khi quyết định mức rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn, KTV muốnchắc chắn hơn để có được các báo cáo (quyết định) kiểm toán không bị saiphạm trọng yếu.
Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định phụ thuộc vào hai yếutố cơ bản:
Mức độ quan tâm của những người sử dụng bên ngoài đếnBCTC: Khi có nhiều người bên ngoài quan tâm đến BCTC, mức rủi ro kiểm
Trang 21toán phải giảm vì những sai lệch trọng yếu trên BCTC đã kiểm toán dễ gâytác hại trên phạm vi rộng.
Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi báo cáokiểm toán được công bố: Nếu một số khách hàng buộc phải xin phá sản hoặcphải chịu một sự thiệt hại lớn sau khi báo cáo kiểm toán được công bố thìKTV phải bảo vệ kết quả cuộc kiểm toán Vì thế, rủi ro kiểm toán mong muốnsẽ thấp cho dù chi phí kiểm toán cao hơn.
Thông thường, rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định cho từng bộphận trong suốt cuộc kiểm toán Trong trường hợp rủi ro kiểm toán mongmuốn ở mức trung bình (vì số lượng người sử dụng báo cáo tài chính hạn chếvà vì lợi nhuận ở mức bình thường), có thể sử dụng mức rủi ro kiểm toánmong muốn trung bình cho tất cả các khoản chủ yếu Tuy nhiên, mức rủi rokiểm toán mong muốn thấp hơn mức đã xác định đối với một số khoản mụctrên BCTC cũng có thể được sử dụng nếu các khoản mục đó có tính trọng yếucao hơn Ví dụ, mức rủi ro kiểm toán mong muốn trung bình được xác địnhđối với toàn bộ cuộc kiểm toán nhưng có thể sử dụng mức rủi ro kiểm toánmong muốn thấp hơn đối với hàng tồn kho nếu hàng tồn kho được sử dụngnhư một vật thế chấp cho một khoản vay ngắn hạn,…
1.2.2.3 Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA – 400) “Đánh giá rủi rovà kiểm soát nội bộ” quy định: “Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV và công tykiểm toán phải đánh giá rủi ro tiềm tang cho toàn bộ BCTC của đơn vị đượckiểm toán Khi lập chương trình kiểm toán, KTV phải xác định cụ thể mức độrủi ro tiềm tàng cho các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng đến từng cơ sởdẫn liệu”.
Như vậy, đánh giá rủi ro tiềm tàng cần được thực hiện trên hai mức độ:Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với toàn bộ BCTC và đánh giá rủi ro tiềm tàngtrên số dư tài khoản và các loại nghiệp vụ.
Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV dựa vào các yếu tố ảnh hưởng sau:
Trang 22 Bản chất kinh doanh của khách hàng: rủi ro tiềm tàng thường bịtăng lên bởi những đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà nó có thể bị tạonên những khó khăn cho kiểm toán hoặc những khoản không chắc chắn do đócó thể làm tăng những gian lận hoặc những sai sót trên BCTC Ví dụ, kháchhàng kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ đặc biệt khó khăn trong hạchtoán doanh thu, do đó việc kiểm toán doanh thu sẽ khó khăn hơn đối với cácxí nghiệp sản xuất thông thường.
Tính trung thực của Ban Giám Đốc: Ban Giám Đốc không thể xemlà hoàn toàn trung thực trong mọi trường hợp Khi Ban Giám Đốc bị kiểmsoát bởi một hoặc một số ít các các nhân thiếu tính trung thực thì khả năngcác BCTC bị báo cáo sai nghiêm trọng sẽ tăng lên rất cao, do vậy việc rủi rotiềm tàng được đánh giá ở mức cao.
Kết quả các lần kiểm toán trước: Đối với tài khoản được phát hiện cósai phạm trong các lần kiểm toán của năm trước, rủi ro tiềm tàng được xácđịnh ở mức cao Lý do nhiều loại sai phạm có tính chất hệ thống và các đơn vịthường chậm chạp không tiến hành các biện pháp sửa chữa chúng trên các saiphạm đã sảy ra trong năm trước có thể vẫn tiếp tục xảy ra trong năm nay.
Hợp đồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn: Trongcác hợp đồng kiểm toán lần đầu, KTV thường thiếu hiểu biết và kinh nghiệmvề các sai sót của đơn vị khách hàng nên họ thường đánh giá rủi ro tiềm tàngcao hơn so với hợp đồng kiểm toán gia hạn.
Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên: Các nghiệp vụ này cókhả năng bị vào số sai nhiều hơn là các nghiệp vụ diễn ra hàng ngày do kháchhàng thiếu kinh nghiệm trong hạch toán các nghiệp vụ đó.
Các ước tính kế toán: Rủi ro tiềm tàng của các tài khoản phản ánhcác ước tính kế toán (dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảmgiá hàng tồn kho,…) thường được đánh giá là cao vì việc vào sổ đúng đắn cáckhoản mục này không những đòi hỏi sự hiểu biết về bản chất các khoản mục,lý thuyết liên quan mà còn cả kinh nghiệm và sự phán xét chủ quan của ngườicó trách nhiệm.
Trang 23 Số lượng tiền của các số dư tài khoản: Các tài khoản có số dư bằngtiền lớn thường được đánh giá là rủi ro tiềm tàng cao hơn so với tài khoản cósố dư bằng tiền nhỏ.
Do vậy KTV cần đánh giá lần lượt các yếu tố trên và quyết định mứcrủi ro tiềm tàng thích hợp đối với từng khoản mục trên BCTC.
1.2.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA – 400) “Đánh giá rủi rovà kiểm soát nội bộ” quy định: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toánvà hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổngthể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả KTV phải sử dụng khảnăng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác địnhcác thủ tục kiểm toán nhằm giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức có thể”.Hệ thống kiểm soát nội bộ có mối quan hệ rất chặt chẽ với rủi ro kiểmsoát: Mức độ hiệu quả của việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộquyết định mức rủi ro kiểm soát Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế vàvận hành hiệu quả, ngăn ngừa được những sai sót trọng yếu có thể xảy ra thì rủiro kiểm soát bằng hoặc gần bằng không Tuy nhiên, trên thực tế điều này khó cóthể xảy ra vì bản than hệ thống kiểm soát nội bộ luôn có những hạn chế tiềmtàng như: Chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ không vượt quá lợi ích mà hệthống đó mang lại; Phần lớn các thủ tục kiểm soát được thiết kế cho nhữngnghiệp vụ thường xuyên, các nghiệp vụ không thường xuyên ít được đề cập; Hệthống kiểm soát nội bộ không phát hiện được những gian lận, thông đồng củacác thành viên trong Ban giám đốc, Ban điều hành; Cơ chế và yêu cầu quản lýthay đổi làm cho hệ thống kiểm soát nội bộ bị lạc hậu,
Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát được khái quát qua những bước sau:
Bước 1: Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi
tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc.
KTV tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trên hai mặt chủyếu: thiết kế kiểm soát nội bộ (bao gồm thiết kế về quy chế kiểm soát và thiếtkế về bộ máy kiểm soát); hoạt động liên tục và có hiệu lực của kiểm soát nội
Trang 24bộ Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ giúp KTV đánh giá xem liệu cácBCTC có thể kiểm toán được hay không; và đưa ra mức đánh giá thích hợp vềrủi ro kiểm soát Kiểm toán viên phải thu thập thông tin về tính chính trực củaban giám đốc với bản chất và phạm vi của sổ sách kế toán để được thỏa mãnlà bằng chứng đủ thích hợp và có sẵn để chứng minh cho các số dư trênBCTC Qua đó KTV có thể nhận diện và đánh giá các sai phạm tiềm tàng; cómức đánh giá thích hợp về rủi ro kiểm soát ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện từđó ảnh hưởng đến quyết định số lượng bằng chứng cần thu thập, và có kếhoạch thiết kế các cuộc khảo sát thích hợp
Trang 25Sơ đồ 1.1: Khái quát việc nghiên cứu HTKSNB vàquá trình đánh giá rủi ro kiểm soát
chứng minh bằng
sự hiểu biết đã cóMức thấp
hơn khả năng đã có
thể chứng minh được
Mở rộng sự hiểu biết nếu thấy cần thiết
Rủi ro kiểm soát tăng hơn so với mức đánh giá ban đầu hoặc ở mức tối đa Rủi ro phát
hiện giảm xuống và phải lập kế hoạch các trắc nghiệm để thỏa mãn mức rủi ro phát hiện
thấp hơn này.
Rủi ro kiểm soát giảm xuống, rủi ro phát hiện tăng lên và
phải lập kế hoạch các trắc nghiệm kiểm toán để thỏa mãn mức rủi ro phát hiện tăng
lên nàyKhông
thểkiểm toánCó thể kiểm toán được
3 khả năng
Trang 26Trong giai đoạn này cần tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trên haimặt: Thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ (bao gồm thiết kế về quy chế kiểmsoát và thiết kế về bộ máy kiểm soát) và tính liên tục, hiệu lực trong hoạtđộng của hệ thống kiểm soát nội bộ Trên cơ sở hiểu biết đó nhận diện các rủiro tiềm tàng, đánh giá mức rủi ro kiểm soát, các nhân tố ảnh hưởng gây ra sailệch trên BCTC, từ đó xác định khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp.
Các thủ tục kiểm soát:
- Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liênquan đến đơn vị;
- Kiểm tra tính chính xác số liệu tính toán;
- Kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học;
- Kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết;- Kiểm tra và phê duyệt các chứng từ kế toán, tài liệu kế toán;- Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài;
- So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kếtoán;
- Giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và tài liệu kếtoán;
- Phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch.Sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, cần lập hồ sơ về nhữngthông tin đã thu thập để chứng minh việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ.Lập hồ sơ kiểm toán để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ thường được thựchiện dưới dạng bảng tường thuật, bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ, lưu đồhoặc kết hợp các hình thức đó.
Trang 27Bước 2: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch kiểm toán
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là việc đánh giá hiệu quả hệ thốngkế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn ngừa hoặcphát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA – 400) “Đánh giárủi ro và kiểm toán nội bộ”: “Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệthống kiếm soát nội bộ, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu vềrủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loạinghiệp vụ kinh tế chủ yếu”.
Trong kiểm toán BCTC, việc đánh giá rủi ro kiểm soát có ảnh hưởngtrực tiếp đến việc xác định các phép thử nghiệm áp dụng Trên cơ sở rủi rotiềm tàng, rủi ro kiểm soát đã được đánh giá ban đầu, KTV tiến hành các thửnghiệm cơ bản dự kiến phù hợp với mức rủi ro phát hiện để đạt được mức rủiro kiểm toán như mong muốn
Bước 3: Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát là những thử nghiệm dùng để thu thập bằngchứng kiểm toán về sự hiện hữu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểmsoát nội bộ được thể hiện qua các mặt: thiết kế, vận hành Những thử nghiệmkiểm soát được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện tính hữu hiệu của hệ thốngkiểm soát nội bộ gồm:
- Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện để thuđược bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra các chứng từ liên quan đến phiếu chitiền có được phê duyệt đầy đủ hay không?
Trang 28- Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểmsoát của những người thực thi công việc kiểm soát nội bộ xem có để lại bằngchứng kiểm soát hay không;
- Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tralại bảng đối chiếu tiền gửi của đơn vị với ngân hàng, xem xét lại biên bảnkiểm kê quỹ, kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu lại công nợ để đảm bảo rằngchúng có được đơn vị thực hiện hay không.
Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thay đổi những thử nghiệm cơbản đã dự kiến
Sau khi hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát, dựa trên kết quả các thửnghiệm kiểm soát và các bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá lại rủi rokiểm soát, cần đánh giá lại rủi ro kiểm soát và xác định sự phù hợp giữa phùhợp giữa thiết kế và thực hiện của hệ thống kiểm soát nội bộ với đánh giá banđầu về rủi ro kiểm soát Việc đánh giá này cần phải dựa trên cơ sở cả số lượngvà chất lượng của bằng chứng.
Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, cần chú ý xem xét nguyên nhânsai phạm Kết quả của thử nghiệm kiểm soát cho biết sự phù hợp giữa mứcrủi ro kiểm soát thực tế với mức đánh giá sơ bộ ban đầu Qua đó điều chỉnhthời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản đã dự kiến trong chươngtrình kiểm toán.
1.2.2.5 Dự kiến rủi ro phát hiện
Rủi ro phát hiện được xác định từ ba loại rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi rokiểm soát và rủi ro kiểm toán mong muốn dựa vào mô hình rủi ro kiểm toán.Ba loại rủi ro này thay đổi theo từng khoản mục nên rủi ro phát hiện cũngthay đổi theo từng khoản mục trên BCTC.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA – 400) “Đánh giárủi ro và kiểm toán nội bộ”: “Kiểm toán viên phải dựa vào đánh giá mức độ
Trang 29rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định nội dung, lịch trình và phạmvi thử nghiệm cơ bản để giảm rủi ro phát hiện và giảm rủi ro kiểm toán xuốngthấp đến mức có thể chấp nhận được”.
Dự kiến rủi ro phát hiện là một công việc tương đối khó khăn Rủi rophát hiện được đánh giá phụ thuộc vào ý muốn chủ quan, kinh nghiệm cũngnhư năng lực của kiểm toán viên tham gia đánh giá rủi ro phát hiện Trong cácloại rủi ro thì rủi ro phát hiện sẽ được xác định sau cùng sau khi kiểm toánviên đã xác định xong mức rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm soát.
Xác định hay điều chỉnh rủi ro phát hiện được kiểm toán viên tính toándựa vào mô hình rủi ro kiểm toán (1) và (2) như đã nêu ở trên.
Mô hình (1) biểu thị mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán Môhình này được kiểm toán viên sử dụng để điều chỉnh mức rủi ro phát hiện đểcó mức rủi ro kiểm toán mong muốn Ví dụ: kiểm toán viên đang tiến hànhlập kế hoạch cho một cuộc kiểm toán cụ thể, và kiểm toán viên này muốnrằng mức rủi ro kiểm toán chỉ ở mức 0.05 (tức là các quyết định của kiểmtoán viên không chính xác bình quân chiếm 5%) Qua quá trình thu thập bằngchứng và bằng kinh nghiệm, óc xét đoán của mình kiểm toán viên sẽ đánh giámức rủi ro tiềm tàng và mức rủi ro kiểm soát Đối với cuộc kiểm toán này,KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng là lớn: 0.9 Qua nghiên cứu, kiểm toán viêncho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động không hiệu quảnên KTV đánh giá mức rủi ro kiểm toán ở mức 0.7 Nếu như, KTV này mongmuốn mức rủi ro kiểm toán ở mức 0.05 thì các thủ tục kiểm toán được KTVthiết kế hợp lý sao cho rủi ro phát hiện không vượt quá 0.08 vì:
DAR = IR x CR x DR
0.05 = 0.90 x 0.70 x DR → DR = 0.08
Trang 30Nếu KTV nhận thấy mức rủi ro phát hiện ở mức 0.08 là cao và muốnđiều chỉnh mức rủi ro phát hiện xuống, khi đó KTV sẽ tiến hành điều chỉnhmức rủi ro kiểm toán mong muốn.
Trong thực tế mô hình (1) ít được KTV sử dụng vì mức rủi ro kiểmtoán mong muốn luôn được các KTV xác định từ khi lập kế hoạch kiểm toán.Mức rủi ro kiểm toán mong muốn thường khó thay đổi trong suốt cuộc kiểmtoán Sử dụng mô hình (1) để điều chỉnh mức rủi ro phát hiện thực chất làthay đổi IR, điều này ít được các KTV sử dụng.
Trong thực tế KTV thường sử dụng mô hình (2) (như đã nêu ở trên) đểtính toán mức rủi ro phát hiện Trong mô hình (2), DR là đối tượng quan tâmcủa KTV Thông qua việc tính toán DR, KTV sẽ xác định thủ tục kiểm toánvà số lượng bằng chứng cần thu thập để rủi ro phát hiện không vượt mứcmong muốn.
Theo ví dụ trên, nếu IR và CR được giữ nguyên và mức rủi ro kiểmtoán được KTV xác định ở mức 0.04 thì mức rủi ro phát hiện sẽ là:
DR = 0.04 / (0.09 x 0.70) = 0.063
DR = 0.063 có nghĩa là để đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốnlà 0.04 thì kiểm toán viên phải xây dựng thủ tục kiểm toán thích hợp và thuthập số lượng bằng chứng kiểm toán hợp lí để mức rủi ro phát hiện khôngvượt quá 0.063.
Có thể nhận thấy rằng, mô hình biểu thị mối quan hệ giữa các loại rủiro kiểm toán là mô hình đơn giản, nhưng nó có vai trò cực kì quan trọng đốivới KTV Qua mô hình, KTV có thể xác định mức rủi ro phát hiện khôngvượt ngưỡng cho phép đó Trong quá trình áp dụng mô hình mối quan hệ giữacác loại rủi ro kiểm toán, KTV cần phải lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất, KTV không được giả sử mức rủi ro tiềm tàng bằng 0 (IR = 0), đểkhông cần đến bước thu thập bằng chứng kiểm toán.
Trang 31AR = IR (=0) x CR x DR = 0
Thứ hai, KTV không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào hệ thống kiểm soátnội bộ của khách hàng (tức là KTV đánh giá mức rủi ro kiểm soát CR = 0), đểkhông cần đến bước thu thập bằng chứng kiểm toán.
AR = IR x CR (=0) x DR = 0
Thứ ba, KTV không thể để rủi ro của việc các sai phạm trọng yếu đốivới đối tượng kiểm toán ở mức cao
AR = IR (=0.8) x CR (=0.8) x DR (=0.5) = 0.32
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro được minh họa bằng bảng sau:
Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa các loại rủi roRủi ro phát hiện được kiểm
toán viên tính toán
Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểmsoát
Đánh giá củakiểm toánviên về rủi rotiềm tàng
Trang 32
Bảng 1.2: Mối quan hệ của rủi ro với bằng chứng phải thu thập
Trường hợp
Rủi rokiểm
Rủi rotiềmtàng
Rủi rokiểm soát
Rủi ro pháthiện
Số lượngbằng chứng
cần thuthập
Trang 33CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONGQUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DELOITTE VIỆT NAM
2.1 Khái quát chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty kiểm toán Việt Nam (gọi tắt là VACO) được Bộ trưởng Bộ Tàichính ký quyết định 165TC/QĐ/TCCB thành lập vào ngày 13 tháng 5 năm1991 và chuyển sang công ty TNHH một thành viên theo quyết định số 1927/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viênsố 0104000112 ngày 19 tháng 01 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thànhphố Hà Nội cấp VACO, hiện nay là Deloitte Việt Nam, đã hoàn thành việcchuyển đổi sở hữu và trở thành thành viên của Deloitte Southeast Asia kể từtháng 5 năm 2007 Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102030181ngày 18/10/2007 công ty Kiểm toán Việt Nam từ ngày 1/11/2007 đã chuyểnđổi thành công ty TNHH Deloitte Việt Nam.
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Deloitte Việt NamTên Tiếng Anh: Deloitte Vietnam Company LimitedTên viết tắt : Deloitte Viet Nam
Biểu tượng :
Trụ sở chính : Số 8 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà NộiĐiện thoại : +(84-4) 852 4123
Fax : +(84-4) 852 4143Email : tbui@deloitte.comWebsite : www.deloitte.com/vn
Trang 34Nhằm tiếp thu và đón nhận những kĩ thuật kiểm toán tiên tiến của thếgiới, ngay từ khi mới thành lập, Deloitte Việt Nam đã tăng cường hợp tác vớitất cả các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới như Deloitte Touche Tohmatsu(DTT), Price Waterhouse Coopers (PWC), KPMG, Ernst & Young (E&Y),Arthur Andersen (A&A) Việc hợp tác kinh doanh của Deloitte Việt Nam vớicác hãng kiểm toán quốc tế này không chỉ trong phạm vi các hợp đồng kiểmtoán làm chung mà còn tập trung trong lĩnh vực đào tạo các chuẩn mực kếtoán - kiểm toán quốc tế, các nguyên tắc thực hành kiểm toán quốc tế tại ViệtNam Với việc hợp tác quốc tế rộng rãi này, Deloitte Việt Nam đã nhanhchóng tiếp cận được với các khách hàng quốc tế là các dự án lớn, các công tyđa quốc gia Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất ởViệt Nam cung cấp dịch vụ chuyên ngành cho nhiều khách hàng lớn thuộcmọi thành phần kinh tế như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốnđầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các dự án quốc tế.
Deloitte Việt Nam bắt đầu hợp tác với hãng Deloitte Touche Tohmatsutừ năm 1992 và tháng 4 năm 1994 liên doanh VACO-DTT chính thức đượcthành lập Sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành kiểm toán độclập ở Việt Nam đó là: từ ngày 01 tháng 10 năm 1997, VACO, với sự đại diệncủa phòng dịch vụ quốc tế (ISD), đã chính thức được công nhận là thành viêncủa hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu Hiện tại, với việc trởthành thành viên chính thức của Deloitte Southeast Asia đã tạo cho DeloitteViệt Nam một sức mạnh riêng có hơn hẳn các công ty kiểm toán khác ở ViệtNam Là thành viên của hãng Deloitte Touche Tohmatsu, Deloitte Việt Namcung cấp các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp giữa sự thông hiểu vềmôi trường kinh doanh, luật pháp tại Việt Nam với thế mạnh và kinh nghiệmcủa một hãng cung cấp dịch vụ đẳng cấp quốc tế để giúp khách hàng thànhcông vượt bậc.
Trang 35Với sự thông hiểu về môi trường luật pháp trong nước và quốc tế,Deloitte Việt Nam hỗ trợ khách hàng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về báo cáotài chính theo quy định hiện hành.
Với kinh nghiệm lâu năm, Deloitte Việt Nam hiểu rõ về lĩnh vực kinhdoanh của khách hàng và đóng góp phần giá trị gia tăng cho khách hàng vớitư cách là một cố vấn kinh doanh uy tín.
Hơn 15 năm hình thành và phát triển, với những thành tựu đã đạt đượcDeloitte Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, luôn hoàn thành xuất sắc kếhoạch kinh doanh đã đề ra và trở thành lá cờ đầu của ngành Kiểm toán ViệtNam Với những thành tích đó Deloitte Việt Nam đã được Đảng và Nhà nướctrao tặng nhiều danh hiệu cao quý.
Những thành tích đã đạt được:
Năm 1999: đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;Năm 2001: Huân chương Lao động hạng Ba;
Năm 2002: Giải thưởng Sao vàng đất Việt;
Năm 2003: Giải thưởng Ngôi sao bạch kim về thương hiệu VACO; Năm 2005: Cúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng do Hội sở hữu côngnghiệp Việt Nam tổ chức bình chọn;
Năm 2005: Huân chương Lao động hạng Nhì.
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam vinh dự là một trong 10 doanhnghiệp Việt Nam có hệ thống quản lý tốt nhất được nhận giải thưởng Ngôisao quản lý (Business Star Award Ceremony) do Bộ ngoại giao Việt Nam traotặng năm 2007.
Trang 36Hơn 15 năm hoạt động, Deloitte Việt Nam đã không ngừng phát triểnvới tốc độ cao nhất và khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam.Kết quả đó thể hiện ở những chỉ tiêu sau:
Trang 37Bảng 1: Những kết quả đạt được trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ trong vòng 3 năm qua, doanh thu của công ty đã tăng gấp 1,5 lần từ64.826.000.000đ năm 2005 lên đến 98.763.000.000đ năm 2007 cho thấy hoạtđộng của công ty ngày càng hiệu quả, ngày càng có nhiều hợp đồng kiểm toáncó giá trị lớn, uy tín của công ty ngày càng được khẳng định Tốc độ tăngtrưởng trung bình của doanh thu hàng năm đạt 20%, cao nhất trong số cáccông ty kiểm toán tại Việt Nam Deloitte Việt Nam là một trong 4 công ty cótổng doanh thu cao nhất tại Việt Nam.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ của công ty tráchnhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam
Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1/7 và kết thúc ngày 30/6hàng năm Công ty sử dụng đồng tiền hạch toán là Đồng Việt Nam Báo cáotài chính được lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán ViệtNam và các quy định về kế toán hiện hành tại Việt Nam.
Sau hơn 15 năm hoạt động, cho đến nay, khách hàng của Deloitte ViệtNam đã tăng lên với 681 khách hàng năm 2002, 780 khách hàng năm 2004 vàkhoảng 800 khách hàng trong năm 2007 Deloitte Việt Nam là công ty đượcnhiều khách hàng là các DN thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tếbiết đến bởi chất lượng nhân viên, tính chuyên nghiệp, uy tín nghề nghiệp, tốcđộ phát triển và quy mô hoạt động Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toángiữ thị phần kiểm toán lớn nhất cho các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt làcác Tổng công ty 90-91
Trang 38Hiện nay khách hàng của Deloitte Việt Nam thuộc rất nhiều lĩnh vực:Các tổng công ty Nhà nước lớn nhất Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài, các dự án,…Ví dụ: Tổng Công ty Điện lực, tổng Công ty Dầukhí, tổng Công ty Hàng không, tổng Công ty xi măng, tổng Công ty đường sắtViệt Nam, Công ty Procter & Gamble Việt Nam, Công ty Kao Việt Nam,Công ty điện tử Deawoo – Hanel, LG Electronics Vietnam – Hàn Quốc,Denso Nhật Bản, Canon Vietnam, dự án quốc tế của Ngân hàng Thế giới(WB), dự án rừng ngập mặn ở Tây Nam Bộ, Ngân hàng phát triển Châu Á,…
Trong suốt quá trình phát triển, Deloitte Việt Nam luôn khẳng định vàgiữ vững là Công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam trên tất cảcác phương diện Các dịch vụ Deloitte Việt Nam cung cấp đã và sẽ góp phầnvào sự thành công của các doanh nghiệp.
- Dịch vụ kiểm toán: Kiểm toán độc lập, dịch vụ kiểm soát rủi rodoanh nghiệp (ERS)
- Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp: Tư vấn huy động vốn;tư vấn doanh nghiệp; soát xét toàn diện hoạt động kinh doanh; tư vấn táicơ cấu tài chính doanh nghiệp; tư vấn mua bán, tách, sáp nhập, giải thểdoanh nghiệp; tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn nghiên cứu thịtrường.
- Dịch vụ tư vấn thuế: hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường, hoạchđịnh chiến lược thuế, cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tínhthuế, soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp,…
- Dịch vụ Đào tạo và Quản lý nguồn nhân lực
Trang 39Biểu đồ 3: Tỷ trọng doanh thu loại hình khách hàng
D N vốn đầu tư nướcng oài
D NN ND ự án quốc tếH C S N,C ty cổ phần, khác
Biểu đồ 4:Tỷ trọng doanh thu theo loại hình dịch vụ
K iểm toán B C TCTư vấn Thuế TCK iểm toán XDC BK iểm toán DADịc h vụ khác
Trang 402.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam có đặc điểm tổ chức bộ máy quản lýnhư sau:
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong công ty:Sơ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam
Hội đồng thành viên: Bao gồm các thành viên góp vốn là nhân viêncủa Công ty, có chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia (CPA), hoặc các chứng chỉhành nghề khác theo quy định do Bộ tài chính cấp, và có ít nhất 5 năm kinhnghiệm sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề Hội đồng thành viên có tráchnhiệm phê duyệt tất cả các loại hợp đồng, giao dịch.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Đội ngũ chuyên gia nước ngoài Ban giám đốc
Các phòng nghiệp vụCác phòng tư vấn Khối hành chính Các chi nhánh: TP Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng,
Hải PhòngPhòng
kiểm toán 1
Phòng kiểm toán 2
Phòng IT và
dịch vụ quản lý rủi
Phòng tư vấn
tài chính và giải
Phòng tư vấn thuế
Phòng kế toán
Phòng hành chính
Phòng quản
trị nhân
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊNBAN KIỂM SOÁT
(Nguồn: Bảng cáo bạch Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)