Nhận xét về trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm Deloitte Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam (Trang 97 - 101)

I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn

HỮU HẠN DELOITTE VIỆT NAM

3.1 Nhận xét về trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm Deloitte Việt Nam

cáo tài chính tại công ty trách nhiệm Deloitte Việt Nam

3.1.1 Ưu điểm

Thực tế cho thấy rằng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu kiểm toán cũng tăng lên rõ rệt. Để có được những quyết định sản xuất kinh đúng đắn, những quyết định đầu tư thực sự mang lại lợi ích kinh tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân rất cần đến những nhà tư vấn đáng tin cậy. Chính vì vậy, với đặc thù của mình, Deloitte Việt Nam luôn có những hiểu biết đầy đủ về hoạt động cũng như lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, hỗ trợ đắc lực cho khách hàng xác định rủi ro và tìm ra cơ hội kinh doanh thông qua công việc kiểm toán. Deloitte Việt Nam có số lượng nhân viên chuyên nghiệp đông đảo tại các văn phòng trên cả nước nên khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ kiểm toán và tư vấn hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh, quản lý rủi ro ngành nghề và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam là rất cao. Không những thế, với việc trở thành thành viên chính thức của Deloitte Southeast Asia, quốc tế hoá nhân viên, nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán, Deloitte Việt Nam đang có kế hoạch vươn ra tầm quốc tế.

Thông qua mạng lưới các chi nhánh, văn phòng toàn quốc, Deloitte Việt Nam cung cấp những công cụ, nguồn lực và phương pháp kiểm toán hiệu quả cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để thực hiện dịch vụ kiểm toán với chất

lượng cao nhất. Deloitte Việt Nam luôn tuân thủ các chuẩn mực khắt khe về tính độc lập, khách quan nghề nghiệp và các chuẩn mực về kỹ thuật nghiệp vụ.

Các văn phòng, chi nhánh của Deloitte Việt Nam áp dụng nhất quán phương pháp kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được tính linh hoạt khi áp dụng cho các khách hàng với những đặc thù riêng. Phương pháp thực hiện kiểm toán của Deloitte Việt Nam là tập trung tìm hiểu kĩ tình hình hoạt động cũng như vấn đề kiểm soát nội bộ của khách hàng. Phương pháp kiểm toán này bao gồm đánh giá rủi ro, áp dụng quy trình thử nghiệm kiểm toán và kiểm tra liên tục về hoạt động của khách hàng.

Là thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu, Deloitte Việt Nam được trang bị phương tiện kiểm toán đặc thù – chương trình kiểm toán AS/2. Chương trình này kết hợp phương pháp, hồ sơ kiểm toán thông thường với công nghệ thông tin hiện đại, cho phép nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cho các hợp đồng kiểm toán. Deloitte Việt Nam đồng thời áp dụng chương trình phần mềm mang tên Deloitte Audit Platform. Phần mềm này không những áp dụng những quy định pháp lý mới ban hành, duy trì thế mạnh về chất lượng dịch vụ của Deloitte Việt Nam trên thị trường mà còn tạo ra điểm nối để Deloitte Việt Nam tiếp cận với các công cụ, kiến thức, phương pháp và nguồn nhân lực tạo nên sức mạnh của hang kiểm toán hàng đầu thế giới.

Là bộ công cụ chuyên ngành, hồ sơ kiểm toán thông thường được lập trên cơ sở thực tiễn qua hàng nghìn cuộc kiểm toán. Bộ công cụ này tập hợp các mô hình công cụ lập kế hoạch kiểm toán, kiểm soát nội bộ, cơ sở dữ liệu về thủ tục kiểm toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, mẫu chuẩn giấy tờ làm việc và các hướng dẫn thực hiện. Theo đó, Deloitte Việt Nam đảm bảo thực hiện công việc kiểm toán theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các quy định về kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam.

về quản lý, kiểm toán, kế toán và tích luỹ những kinh nghiệm quý báu qua nhiều năm hành nghề. Đặc biệt, nhân viên của Deloitte Việt Nam am hiểu tường tận về hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các quy định về thuế hiện hành tại Việt Nam và các thông lệ quốc tế liên quan.

Đạt được những thành tựu trên là do Deloitte Việt Nam đã không ngừng cố gắng vượt qua những khó khăn thường xuyên phải đối mặt. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất đó là Công ty đã xây dựng cho mình một phần mềm kiểm toán có chất lượng, có tính khoa học và hiệu quả cao dựa trên phần mềm kiểm toán AS/2 được Công ty kiểm toán Deloitte Touche Tohmatsu cung cấp, được áp dụng vào thực tiễn phù hợp với Chế độ Tài chính - Kế toán và môi trường pháp luật Việt Nam.

Xét riêng việc vận dụng đánh giá rủi ro kiểm toán do Deloitte Việt Nam thực hiện đã đạt được hiệu quả trên nhiều mặt trong cuộc kiểm toán. Cụ thể như sau:

Một là, Việc đánh giá rủi ro kiểm toán tại Deloitte Việt Nam được thực hiện theo quy trình của Deloitte nhưng vẫn tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế. Do vậy, chất lượng các cuộc kiểm toán luôn được đảm bảo theo tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu. Đây là một ưu thế lớn của Deloitte Việt Nam so với các công ty kiểm toán lớn khác nhất là trong thời điểm hiện tại Deloitte Việt Nam đã chính thức là thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu.

Hai là, Công tác đánh giá rủi ro kiểm toán đã phục vụ đắc lực cho việc lập kế hoạch kiểm toán đối với toàn bộ báo cáo tài chính và từng khoản mục cụ thể. Trong quá trình đánh giá, kiểm toán viên đã linh hoạt kết hợp với phương pháp chọn mẫu theo hướng dẫn kiểm toán của Deloitte để đảm bảo đồng thời hai mục tiêu cơ bản của cuộc kiểm toán là chất lượng kiểm toán và chi phí kiểm toán.

Ba là, Việc đánh giá rủi ro kiểm toán tại Deloitte Việt Nam do các chủ nhiệm kiểm toán - là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn thực hiện nên kết quả đánh giá được sử dụng với độ tin cậy cao.

3.1.2. Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại Deloitte Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định:

Một là,Trong việc miêu tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc để phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát, Công ty chưa chú ý sử dụng lưu đồ mà chỉ sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật. Để đánh giá rủi ro kiểm soát, các kiểm toán viên cấn thu thập hiểu biết về Hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả trên giấy tờ làm việc bằng việc sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp: vẽ lưu đồ, lập Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật. Lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào từng đơn vị. Tuy nhiên, trong ba phương pháp thì phương pháp sử dụng lưu đồ thường được đánh giá cao hơn vì nó dễ theo dõi và mang tính hệ thống hơn.

Hai là, Việc áp dụng chương trình kiểm toán của Deloitte chưa được điều chỉnh ở mức thích hợp vì các công ty ở Mỹ có trình độ phát triển khác với các công ty Việt Nam.

Ba là, Thông thường trong quá trình thực hiện kiểm toán, đối với những khách hàng có quy mô nhỏ không thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao. Khi đó kiểm toán viên không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản. Vì vậy, chi phí kiểm toán và thời gian kiểm toán tăng lên.

Xuất phát từ các khía cạnh nêu trên có thể thấy rằng việc hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán nói riêng

là một đòi hỏi cấp bách để Deloitte Việt Nam có thể nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán của mình, khẳng định vị thế của mình khi đã gia nhập với một môi trường năng động và chuyên nghiệp trên thế giới..

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w